You are on page 1of 8

Hai đứa trẻ

Thạch Lam là một nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam thuộc
nhóm Tự lực Văn Đoàn. Ông được biết đến là một người đôn hậu và tinh tế, có
biệt tài về truyện ngắn.Các tác phẩm của ông vừa mang đậm phong vị trữ tình, vừa
thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc. Mang một âm hưởng đượm buồn, “Hai đứa
trẻ” là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Thạch Lam khi nói về cuộc
sống nơi phố huyện nghèo. Cùng với đó chính là tâm trạng của hai chị em Liên
trước những biến chuyển của thời gian. Đặc biệt trong tác phẩm, cảnh đợi chuyến
tàu đêm của hai đứa trẻ ấy là nơi kết tinh những giá trị nghệ thuật sâu sắc và tiến
bộ được Thạch Lam thể hiện dưới ngòi bút đầy nhân đạo và trữ tình.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập Nắng trong vườn vào năm 1938.
Câu chuyện không có một tình huống li kì hay mâu thuẫn nào cả, mà cái làm nên
sức hấp dẫn của nó chính là những rung động tinh vi, thầm lặng mà mãnh liệt
trong tâm hồn của Liên. Ở tình tiết cuối cùng của thiên truyện, tác giả đã dồn bút
lực để tạo dựng nên sự tương phản giữa nếp sống ảm đạm, quang cảnh tịch mịch
đầy bóng tối và khoảng khắc huyên náo, rực sáng ánh đèn khi tàu qua. Đó chính là
điểm sáng tạo nên giá trị của tác phẩm. Dù khắc khoải, buồn bã với kiếp sống
quẩn quanh, Liên cũng như biết bao con người trong bóng tối, trong cái phố huyện
nghèo nàn kia vẫn luôn có một niềm hy vọng mơ hồ, họ mong đợi một cái gì đó
tươi sáng hơn cho cuộc sống ảm đạm hằng ngày của họ.
Không chỉ có chị em Liên mà tất cả những người dân nơi phố huyện nghèo đều
đợi chuyến tàu đêm đi ngang qua. Với những người dân trong phố huyện, họ chờ
tàu để bán hàng, để thêm vào cuộc sống mưu sinh vài đồng lẻ ít ỏi, nhưng với Liên
và An, họ thức chờ tàu vì nguyên nhân sâu xa hơn. Trước hết, hai chị em là những
đứa trẻ ngoan ngoãn biết vâng lời, chúng làm theo đúng lời mẹ dặn, cố thức đợi
tàu để xem có ai mua gì nữa không. Nhưng Liên “không trông mong còn ai đến
mua nữa. Với lại, đêm họ chỉ mua bao diêm hay gói thuốc là cùng”, dường như
việc chờ tàu hằng đêm của Liên và Anh không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu của
đời sống vật chất mà hầu như chỉ xuất phát từ nhu cầu của đời sống tinh thần. Hai
đứa trẻ buồn ngủ ríu cả mắt, An trước khi ngủ còn dặn với chị đánh thức trước khi
tàu đến bởi lẽ với chúng, đoàn tàu có một ý nghĩa vô cùng đặc biệt. Nó là “sự hoạt
động cuối cùng của đêm khuya”, hoạt động ấy có khả năng khuấy động mạnh liệt
nhịp sống tẻ nhạt, tù đọng nơi “ao tù phẳng lặng” , đem lại cho phố huyện nghèo
phút chốc bừng tỉnh sau giấc ngủ dài. Cả một ngày dài leo lét, quẩn quanh chỉ có
chuyến tàu mang đến cho chị em Liên một sự khác biệt, một thế giới hoàn toàn
khác với thực tại tựa như có phép màu lướt qua nơi đây.
Chuyến tàu hiện lên qua cảm nhận của Liên từ xa đến gần rồi cứ thế xa mãi
trong tầm mắt của chị. Cảnh chuyến tàu sắp đến dường như mang một sức sống kỳ
diệu, cả phố huyện giờ đây mới thực sự bắt đầu động đậy. Khi tiếng còi xe lửa ở
xa vang lại, Liên liền đánh thức em dậy: “Dậy đi An, tàu sắp đến rồi”, còn bác
Siêu thì nghển cổ nhìn ra phía ga rồi mừng rỡ: “Đèn ghi đã đến kia rồi”. Những
lời giục giã, những tiếng reo thoảng thốt trong mừng rỡ vì nếu chậm sẽ không
được nhìn thấy đoàn tàu nữa. Thạch Lam không dùng từ ngữ nào để miêu tả sự
háo hức của Liên và người dân phố huyện mà sự háo hức ấy vẫn hiện lên một cách
đầy sống động chân thực. Đoàn tàu còn ở phía xa, Liên đã trông thấy “ngọn lửa
xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, những âm thanh huyên náo “tiếng còi xe lửa
ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi”, “tiếng hành
khách ồn ào khe khẽ”, “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi”, “tiếng tàu rít
lên và tàu rầm rộ đi tới”. Những âm thanh ấy hoàn toàn khác với thứ âm thanh ảo
não của tiếng trống thu không hay tiếng trống cầm canh khô khan, chỉ tung lên
một tiếng rồi chìm ngay vào bóng tối. Đoàn tàu đã đem tới cho phố huyện nghèo
một cái gì đó mới mẻ, khác lạ, và đầy ánh sáng. Liên cùng An say mê ngắm nhìn
“các toa đèn sáng trưng…những toa trên sang trọng lố nhố những người, đồng
và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng”, dường như ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu
đã xua tan đi cái “bóng tối” đang gặm nhấm phố huyện từng khắc một. Ánh sáng
ấy không tù mù, leo lét như quầng sáng từ ngọn đèn chị Tí, từ khe sáng hé ra nơi
cánh cửa của các nhà trong phố, hay vệt sáng nhỏ nhoi, yếu ớt của những con đom
đóm, mà nó sáng bừng lên, bừng lên những niềm hy vọng nhỏ nhoi dai dằng mãnh
liệt. Cư dân phố huyện như choáng ngợp bởi sự náo động của đoàn tàu và cứ thế
họ dần mơ về một thế giới thật đẹp đẽ và rực rỡ…
Thực ra, đó là chuyến tàu không đông đúc như mọi khi, “thưa vắng người và
hình như kém sáng”, vậy mà nó vẫn đem đến cho hai đứa trẻ biết bao xúc động.
Con tàu đi qua sẽ chẳng có gì đặc biệt trong nhận thức của con người. Nhưng với
chị em Liên thì hoàn toàn khác, chuyến tàu mà hai đứa trẻ hằng mong đợi không
phải để chở đi những đau khổ của kiếp người mà nó là ánh sáng, là động lực cuối
cùng mà phố huyện này có thể bấu víu vào. Khi An có hỏi chị về đoàn tàu nhưng
Liên không đáp, dường như chị lặng người theo những mơ tưởng về một thế giới
khác mà đoàn tàu vừa đem tới. Hai chữ Hà Nội ngân nga trong lòng cô bé: “…họ
ở Hà Nội về!... Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo” Đoàn tàu
mang đến cho chị em Liên một niềm mơ tưởng xa xăm mà rất êm đềm về quá khứ
tươi đẹp tại chốn mỹ lệ Hà Nội “băm mươi sáu phố phường”. Một quá khứ mà
Liên có thể “hưởng những thức quà ngon, lạ”, “được đi chơi Bờ Hồ”, “được
uống những cốc nước lạnh xanh đỏ…”
Quả là “Ngày vui ngắn chẳng tày gang”, niềm vui của người dân phố huyện chỉ
hiện lên trong chốc lát và ngay sau đó là nỗi buồn ập đến một cách thấm thía.
Đoàn tàu giống như một tia chớp, một ngôi sao băng rạch qua bầu trời nơi phố
huyện nghèo rồi mất hút vào đêm tối. Liên và An đứng lặng người dù chuyến tàu
đã đi qua, hai chị em nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa
sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. Đêm nào cũng vậy, cả phố huyện đều
khắc khoải mong ngóng, kiên nhẫn chờ đợi chuyến tàu đi qua rồi mới chìm vào
bóng tối thăm thẳm quen thuộc của mình: chị Tí và bác Siêu về làng, gia đình bác
xẩm ngủ ngục trên manh chiếu rách bên đường, còn Liên thì dần ngập vào giấc
ngủ yên tĩnh. Rồi chi tiết cuối cùng gây ám ảnh đến người đọc về một cuộc sống
bế tắc “Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như chiếc đèn
con của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ”, dường như những cảnh đời nơi
phố huyện chứa đầy bóng tối, là bóng tối của sự nghèo nàn và khốn khổ.
Với cốt truyện đơn giản, ngôn ngữ giàu chất thơ và giọng văn nhẹ nhàng trữ
tình, Thạch Lam đã vẽ lên một bức tranh hiện thực về cuộc sống tù đọng, nghèo
khó của người dân lao động trước CMT8. Đặc biệt, qua nghệ thuật miêu tả tâm lí
nhân vật tinh tế trong cảnh đợi chờ chuyến tàu đêm, tác giả đã khẳng định một
khát vọng chân chính của con người. Với chị em Liên, đoàn tàu như một kí ức vui,
một khát vọng mơ hồ, nó chẳng khác nào ảo ảnh mang lại niềm vui trong sáng cho
những đứa trẻ ngây thơ. Với người dân phố huyện, chuyến tàu như một ước mơ cổ
tích giúp họ thêm niềm tin để tiếp tục sống; đó cũng chính là chiếc phao tinh thần
cứu rỗi cuộc sống nghèo nàn, bế tắc ấy. Dưới ngòi bút Thạch Lam, chuyến tàu
tường chừng bình thường nhưng ẩn sâu trong đó là tấm lòng nhân đạo của nhà
văn. Ông nâng niu, trân trọng niềm vui nhỏ bé, hiếm hoi của con người và đó
chính là điểm sáng trong giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tuy bức tranh phố huyện
được vẽ lên từ những gam màu hiện thực song Thạch Lam không quên điểm tổ
vào bức tranh của mình những khát vọng cao đẹp hướng tới cuộc sống, giúp con
người dần tự ý thức giá trị bản thân, qua đó để họ vươn tới cuộc sống có nghĩa và
xứng đáng hơn.
Đọc và cảm nhận văn phong của Thạch Lam, ta thấy yêu cái nét đẹp nhã nhăn,
bình dị, đượm buồn phảng phất phát chút gì đó tựa bài thơ trữ tình “thoang thoảng
hương hoàng lan được chưng cất từ nỗi đời đau khổ”. “Hai đứa trẻ” hiện lên như
một bức tranh dệt bằng cảm giác”, giản dị mà sâu lắng, man mác mà thấm thía.
Câu chuyện soi tỏ những bí ẩn thi vị mà cao đẹp trong tâm hồn cô bé Liên để rồi
bộc lộ những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đặc biệt, cảnh đợi chuyến tàu
đêm đã ánh lên những tia hy vọng rất đời, rất người mà Thạch Lam bằng cả tài
năng, tâm huyết xây dựng.

Chí Phèo
Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của văn xuôi hiện đại
VN giai đoạn 1930-45. Sáng tác của ông tập trung xoay quanh 2 mảng đề tài
chính, đó là người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Đọc các tác phẩm của
Nam Cao, ta thấy ngòi bút của ông luôn xoáy sâu vào những nỗi khổ đau, bất
hạnh của con người trong xã hội cũ. Cũng từ đó mà ta phát hiện ra “tấn bi kịch
nhân sinh nho nhỏ nằm ngay trong sự việc bình thường lặng lẽ”. Trong số ấy, Chí
Phèo chính là một tác phẩm tiêu biểu thuộc mảng đề tài người nông dân nghèo có
ước mơ, khát vọng bình dị nhưng lại bị xh đẩy đến bước đường cùng, trượt dài
trên con đường tha hóa và rơi vào bi kịch bị cự tuyệt làm người.
CP được viết vào năm 1941, ban đầu có tên gọi là “cái lò gạch cũ”, “đôi lứa
xứng đôi”. Được lấy bối cảnh trong ngôi làng Vũ Đại, nơi mà “xa phủ xa tỉnh,
dân không quá 2000 người”. Đây cũng là vùng đất “quần ngư tranh thực” nên bọn
quan lại thường chia bè chia cánh để tranh giành quyền lực, ức hiếp những người
nông dân hiền lành nghèo khó. Trong những người nông dân ấy, CP là một ví dụ
điển hỉnh cho việc bị đẩy đến bước đường cùng và rơi vào bi kịch.
CP ngay từ khi sinh ra đã bị bỏ rơi, được một người đi thả ống lươn bắt gặp
trong hoàn cảnh “trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò
gạch bỏ không” , sau đó Chí được dân làng chuyển tay nhau để mà nuôi lớn
thành người. Vì thế, CP vốn đã phải chịu cảnh cô đơn lạc lõng giữa cuộc đời, hắn
không có thân thích, không có ai trao cho một tình thương trọn vẹn, không được
ôm ấp, chở che như bao đứa trẻ khác. Đó chính là một nỗi bất hạnh dành cho CP.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi Chí trưởng thành và làm một anh canh điền tốt
bụng, Chí lại bị Bá Kiến ghen và bị đẩy vào nhà tù một cách vô cớ. Từ đó, Chí đã
bước lên và trượt dài trên con đường bị tha hóa cả về nhân tính lẫn nhân hình.
- Trước khi vào tù (D/c): “Mơ ước có 1 gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn
cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả
thì mua dăm ba sào ruộng làm.”
“20t, ngta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác thịt”
“ngta k thích cái gì ngta khinh” “Hắn chỉ thấy nhục, chứ yêu đương gì”
- Sau khi ra tù: (nhân hình) “Trông như thằng săng đá”, “cái đầu thì trọc lốc,
cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm
trông gớm chết!”
“Quần nái đen và áo tây vàng”, “cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng
phượng…”
(nhân tính): say, ngồi uống rượu thịt chó suốt ngày, dọa nạt, chửi rủa, “3 con
chó dữ với một thằng say rượu thật là ầm ĩ”, “tác oai tác quái cho bao nhiêu dân
làng… Đập nát bao cảnh yên vui… Làm chảy máu và nước mắt của biết bao
người lương thiện.”
----
Sau khi ra tù, tưởng chừng như cuộc đời Chí sẽ mãi tháng ngày say dài, say vô
tận, say trong cái diện mạo “con quỷ dữ” của làng Vũ Đại thì một bước ngoặc lớn
đã diễn ra. Đó là cuộc gặp gỡ với Thị Nở trong đêm trăng thơ mộng nơi vườn
chuối. Cuộc tình của 2 người đã thức tỉnh phần người bấy lâu nay bị vùi lấp ở Chí
để hắn trở về sống kiếp người một cách tự nhiên . Chính sự quan tâm, chăm sóc
của Thị đã giúp CP cởi bỏ cái vỏ “quỷ dữ” để sống làm người.
Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo bắt đầu là tỉnh rượu. Kể từ khi mãn hạn tù trở
về, đây là lần đầu tiên CP hết say, hoàn toàn tỉnh táo. Lần đầu tiên hắn nhận thức
về không gian sống của mình là căn lều ẩm thấp, tối tăm, “ở đây người ta thấy
chiều lúc xế trưa và gặp đêm khi bên ngoài vẫn sáng”. Rồi Chí lắng nghe những
âm thanh hằng ngày của cuộc sống “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có
tiếng cười nói của những người đi chợ. Tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo
đuổi cá”. Những âm thanh ấy hôm nào chả có nhưng vì Chí luôn triền miên trong
cơn say nên chẳng nhận ra. Hôm nay tỉnh rượu, Chí không chỉ nghe thấy mà còn
cảm nhận được cung bậc cảm xúc của tiếng chim “vui vẻ quá!” và hình dung ra
cảnh “một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Định
về”. Những âm thanh ấy trở thành tiếng vẫy gọi tha thiết của cuộc sống lương
thiện, thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong tâm hồn CP. Lòng chí “bâng
khuâng” và tự nhận thức được tâm trạng của chính mình là “lòng mơ hồ buồn”.
Sau khi tỉnh rượu, Chí đã tỉnh ngộ. Khi tỉnh táo, Chí Phèo đã tự nhìn lại cuộc
đời mình từ quá khứ, hiện tại đến tương lai. Đầu tiên hắn biết “nao nao buồn” nhớ
và tiếc nuối những ngày “rất xa xôi” của tuổi hai mươi. Chí nhớ một thời hắn đã
từng mơ ước "có một gia đình nho nhỏ chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải,
bỏ lại một con lợn nuôi làm vốn liếng, khá gia thì mua dặm ba sào ruộng làm”.
Đây là một ước mơ rất giản dị, thiết thực, tưởng như đã nằm gọn trong tay Chí.
Song, nghĩ về hiện tại, Chí thấy những ngày đang sống của mình thật đáng buồn,
bởi “hắn thấy hẳn già mà vẫn còn cô độc”, “hắn đã tới cái dốc bên kia của
cuộc đời”. Còn “cơ thể” thì “đã hư hỏng nhiều”. Tương lai đối với Chí còn đáng
buồn hơn, không chỉ buồn mà còn lo sợ bởi hắn đã “trông thấy trước” quá nhiều
bất hạnh: "tuổi già", "đói rét và ốm đau”, nhất là sự “cô độc”. Sau những ngày
tháng sống gần như vô thức, Chí đã tỉnh táo và suy nghĩ nghiêm túc về cuộc đời
mình, nhận ra mình hoàn toàn sống ngoài lề cuộc sống con người. Như vậy, Chí
đã trở lại khả năng nhận thức cuộc sống với những tình cảm, cảm xúc rất người.
Qua đó, biệt tài miêu tả nội tâm của Nam Cao đã diễn tả một cách sinh động quá
trình hồi sinh của CP, ta dường như thấy được phần lương thiện trong Chí Phèo
đã trỗi dậy sau bao nhiêu ngày bị vùi lấp. Phát hiện và khẳng định phần người tốt
đẹp trong con người Chí Phèo, một kẻ tha hóa đến tận cột mốc cuối cùng, bị đẩy
xuống hạng “con vật lạ”, ngòi bút Nam Cao đã thấm đẫm tinh thần nhân đạo.
Đúng lúc Chỉ đang “vẫn vơ nghĩ mãi” thì thị Nở mang “một nồi cháo hành còn
nóng nguyên” vào. Việc làm này của Thị khiến hắn hết sức “ngạc nhiên”, rồi từ
“ngạc nhiên”, chỉ thấy “mắt mình hình như trơn tới". Bởi một lẽ hết sức đơn giản,
đây là lần đầu tiên “hắn được một người đàn bà cho” sau bao lần phải cướp giật,
dọa nạt để có miếng ăn. Mà “đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một bàn tay
đàn bà”. Nay thì khác, thị Nở không chỉ đem cháo đến cho hắn mà còn múc ra bát
và “giục hắn ăn cho nóng”. Hắn “húp xong rồi, thị Nở đỡ lấy bát cháo và múc
thêm bát nữa”. Hành động chăm sóc đầy tình yêu thương như một người vợ hiền
chăm chồng lúc trái gió trở trời của thị Nở đã khiến Chí “ăn năn”, “thấy lòng
thành trẻ con” và “muốn làm nũng với thị như với mẹ”. Nhà văn đã dùng một so
sánh thật xót xa, vì Chí Phèo đã bao giờ có mẹ! Có lẽ trong tâm trí hắn, mẹ là
người mang lại tình yêu thương, sự hiền hậu, bao dung, che chở -những điều này
hắn chỉ cảm nhận được từ thị Nở. Lúc này, thị Nở thấy hắn hiền lành đến khó tin
“Ôi sao mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt và
đâm chém người?”. Cái bản tính hiền lành của hắn ngày thường bị lấp đi nay đã
trỗi dậy mạnh mẽ. Chí Phèo đã sống đúng với con người thật của mình, trở lại
nguyên tính của anh canh điền ngày xưa.
Từ xúc động, ăn năn, hồi tỉnh, Chí mong muốn được trở lại làm người lương
thiện ở làng Vũ Đại: “Trời ơi, hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi
người biết bao! Họ sẽ lại nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của
những người lương thiện”. Những câu văn miêu tả rất sinh động mức độ cảm
xúc thèm khát lương thiện của Chí Phèo muốn trở lại với cộng đồng những người
hiền lành đã từng nuôi nấng, cưu mang mình. Hai từ “trời ơi” “biết bao” đã đẩy
cảm xúc thèm lương thiện của Chí Phèo lên đến đỉnh điểm, trở nên da diết, chơi
vơi trong sự khát thèm đến cháy bỏng. Chí cảm nhận được giá trị lớn lao của
lương thiện mà Chí từng được sống. Chí thèm cảm giác của những năm 20, được
sống hòa thuận với mọi người đến nhói lòng. Cùng với mong ước cháy bỏng được
làm người lương thiện, Chí khát khao hạnh phúc của một mái ấm gia đình. Chí đã
tỏ tình với thị Nở rất chân thành chất phác, giản dị “Giá cứ như thế này mãi thì
thích nhỉ? Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui”. Nếu trước đây là kẻ
lưu manh, tiếng nói của Chí mất dần đi, thay thế bằng tiếng chửi ngoa ngoắt, côn
đồ thì trong năm ngày sống với thị, tiếng nói hiền lành, bình dị, chân thành của
con người tử tế đã trở về khi Chí tỏ tình với thị Nở. Lời bày tỏ chân thật đến tội
nghiệp của con người thèm khát hạnh phúc và lương thiện. Nhà văn đã nhìn thấy
tâm hồn mềm mại, giàu cảm xúc, khát khao tình người mà bấy lâu nay bị bọn
cường hào làm cho biến đổi đi ở Chí. Tình yêu của thị đã đánh thức phần người
lương thiện bấy lâu nay vẫn ngủ say trong Chí Phèo. Tình yêu thương có sức
mạnh kỳ diệu trả lại nhân tính cho Chí, phần người tốt đẹp tưởng đã bị cái ác hủy
hoại hoàn toàn. Chính tình yêu và tình thương sẽ giảm bớt thù hận, gìn giữ và nuôi
dưỡng nhân tính, thậm chí có sức mạnh cảm hóa con người. Nếu xem L.A-ra-gông
– tiểu thuyết gia, thi gia nổi tiếng của nước Pháp – tái sinh từ đôi mắt và tình yêu
của En-xa thì cũng có thể xem Chí Phèo của Nam Cao tái sinh từ bát cháo hành –
bát cháo của tình yêu thương của thị Nở.
Bằng nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật tài tình, ngòi bút Nam Cao đã len
sâu vào nội tâm nhân vật để diễn tả những đợt sóng thức tỉnh ngày càng trào dâng
mãnh liệt. Cũng từ những ngôn ngữ sống động, gần gũi, cái nhìn tinh tế và sức
sáng tạo của mình, Nam Cao khẳng định sức sống bất diệt của “thiên lương”. Bởi
lương thiện, khát khao hạnh phúc là bán tính tốt đẹp và mạnh mẽ của cong người
mà không ai có thể hủy diệt. Ngay cả khi con người bị tha hóa, đẩy vào con
đường lưu manh thì cái bản tính ấy chỉ tạm thời chìm xuống chứ không biến mất.
Nhà văn đã phát hiện, khẳng định và thổi bùng lên phần người lương thiện lấp
lánh, tốt đẹp trong con quỷ dữ CP, khẳng định bản tính tốt đẹp của CP không bao
giờ bị mất đi. Khi gặp Thị Nở, được Thị chăm sóc ân cần, đầy tình người thì khao
khát hoàn lương lại bừng tỉnh trở lại. Từ đó, nhà văn ngợi ca sức mạnh của tình
yêu chân thành, trong sáng của con người và thể hiện niềm tin mãnh liệt vào con
người và kêu gọi chúng ta hãy tin vào con người, hãy cùng nhau xây đắp phần
‘Người’ trong mỗi cá nhân ngày càng bền vững và mạnh mẽ hơn. Gía trị nhân đạo
mà Nam Cao bộc lộ trong tác phẩm rất mới mẻ góp phần khẳng định “Chí Phèo”
là kiệt tác của văn học VN hiện đại.
Đoạn văn miêu tả quá trình thức tỉnh của Chí Phèo được coi là đoạn hay nhất
của tác phẩm. Tác giả đã tập trung đi sâu vào tâm hồn nhân vật để miêu tả những
diễn biến tình thế đang diễn ra trong CP để khẳng định sự thay dổi kỳ diệu của
con người khi có tình yêu thương. Giá trị nhân đạo được bộc lộ sâu sắc và tác giả
đã khẳng định một chân lí: dù trong hoàn cảnh nào thì bản chất lương thiện của
con người vẫn tồn tại. Tìm đến những điều tốt đẹp – đó là bản tính tự nhiên và
ước muốn vĩnh hằng của loài người.
---
Sau khi ra tù, Chí trở về với một diện mạo hoàn toàn khác, trở nên lưu manh
và sau những ngon ngọt của BK, Chí đâm đầu vào một con đường đen tối. Đó là
những tháng ngày rượu chè, là những tháng ngày đi rạch mặt ăn vạ, là những
tháng ngày chửi rủa, đạp đổ đi biết bao nhiêu hạnh phúc của người dân lương
thiện khác…Để rồi, trong mắt của tất cả mọi người, hắn chính là một “con quỷ
dữ”.
Song, cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã khiến CP thức tỉnh và mong muốn được
hoàn lương…. “chúng sẽ làm thành 1 cặp xứng đôi. Chúng cũng thấy thế và nhất
định là lấy nhau.”, “Thị Nở sẽ mở đường cho hắn” -> “uống cho thật ít”
“Ngoài 30t ai lại còn đi lấy chồng”, “đàn ông chết hết cả rồi hay sao mà lại
đâm đầu đi lấy một thằng không cha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là rạch
mặt ra ăn vạ”
“Hắn nghĩ ngợi một tý rồi hình như hiểu, hắn bỗng nhiên ngẩn người.”
“Thoáng một cái hắn lại như hít thấy hơi cháo hành”
“Gạt ra lại dúi cho thêm 1 cái. Hắn lăn khèo xuống sân.” -> ôm mặt khóc rưng
rức, càng uống càng tỉnh.
“Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết chai trên mặt
này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!”

You might also like