You are on page 1of 2

Thạch Lam là một cây bút tài ba thiên về tình cảm, thường ghi lại những cảm xúc

của bản thân về số


phận bất hạnh của những người nghèo, của những người phụ nữ trong xã hội cũ âm thầm và chịu đựng.
Dù tác phẩm của ông là không nhiều, nhưng chúng luôn mang một vẻ độc đáo riêng biệt, một phong cách
riêng trong sáng, giản dị mà sâu sắc. Trong khi những nhà văn khác thường đi tìm kiếm sự xô bồ, ồn
ào và đầy mau thuẫn của xã hội đương thời thì Thạch Lan lặng lẽ trở về với những điều giản đơn và dung
dị nhất, lặng lẽ nhìn sâu vào những cảnh đời, những số phận tưởng chừng như không vấn đề gì. Trong đó
phải kể đến tác phẩm“Hai đứa trẻ” trong tập “Nắng trong vườn” - một tác phẩm đặc trưng cho phong cách
văn thơ của ông. Truyện ngắn Hai đứa trẻ thành công là bởi cách xây dựng nhân vật độc đáo cùng tình
huống truyện nhẹ nhàng mà đầy rung cảm được xây dựng bởi cái nhìn đầy thương cảm và vị tha của nhà
văn vốn luốn muốn thấu cảm mọi thứ ở đời.
Tình huống truyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam nhẹ nhàng không có các tình tiết hay yếu tố đẩy câu
chuyện lên cao trào, cũng không có những cuộc đối thoại hay hành động mạnh mà thay vào đó là khai
thác thế giới nội tâm của nhân vật. Chính vì thế, các chi tiết, sự kiện xuất hiện trong tác phẩm cũng đòi
hỏi sự chọn lọc kĩ càng, giàu về ý nghĩa. Chiếm dung lượng nhiều nhất và cũng là tình huống được khắc
họa đậm nét, tỉ mỉ xuyên suốt tác phẩm “Hai đứa trẻ” chính là cảnh đời tàu của hai chị em Liên và An.
Đây là tình huống tiêu biểu của tác phẩm, cũng là nơi mà ngòi bút của Thạch Lam thăng hoa và làm nên
sự thành công vang dội của “Hai đứa trẻ”.
Tình huống truyện đã được bắt đầu từ những chi tiết về thời gian tàn, không gian tàn, những kiếp đời tàn,
những đồ vật tàn,... Màn đêm buông xuống, ôm trọn lấy cái phố huyện tàn lụi,vây phủ nhịp sống đơn
điệu, “Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mông và im
lặng”. Vậy mà, trong cái không gian mờ mịt cảu đêm khuya ấy vẫn có sự xuất hiện của Liên và An, 2 đứa
trẻ ngây thơ, hồn nhiên, tràn đầy khát vọng sống và thèm khát được đi đến không gian mới lạ sôi động,
rực rỡ, được vui chơi tự do. Nhưng chúng không được thoả nguyện bao giờ, vì gia cảnh khó khăn, chúng
phải lao động kiếm sống, trông hàng giúp mẹ và chỉ nép mình dưới màn đêm để mơ ước và đắm chìm
trong quá khứ ngày một xa xôi ấy thôi.
Đêm nào cũng vậy, dù buồn ngủ nhưng cả hai đứa trẻ đều thức để đợi đoàn tàu khuya từ Hà Nội đi ngang
qua nơi ga xép nhỏ của cái phố huyện này. Đối với mẹ của hai đứa, sự xuất hiện của đoàn tàu đơn giản là
cái cơ may để kiếm thêm thu nhập. Nhưng, “Liên và em cố thức là vì cớ khác, vì muốn được nhìn chuyến
tàu đó là sự hoạt động cuối cùng của đêm khuya”. Lạ thực, hai đứa trẻ đợi tàu không phải vì một mục
đích thiết thực nào,không bán hàng hoá cũng không gặp bất kì ai. Chỉ để nhìn được đoàn tàu,ngày nào
chúng cũng cố đợi và dường như, không được nhìn đoàn tàu thì chúng không được sống trọn vẹn một
ngày vì đoàn tàu chính là niềm vui của chúng, của hai đứa trẻ với tuổi thơ ngắn ngủi và lam lũ.Khoảnh
khắc đoàn tàu vừa về đến phố huyện, nhìn thấy “các toa đèn sáng trưng, chiếu sáng cả xuống đường” hai
chị em vui sướng và hân hoan đến kì lạ. Đoàn tàu đến như mang theo toàn bộ kỉ niệm Hà Nội về, và đợi
đoàn tàu chính là thời gian mà nhân vật được sống lại với thời quá khứ cùng với những kỉ niệm đẹp đẽ ấy.
Đợi tàu là ước mơ một thế giới khác với hiện thực: Đoàn tàu mang theo ánh sáng và âm thanh,rực
rỡ và náo nhiệt; Nó là biểu tượng đầy sức sống, trái ngược hẳn với hiện thực đầy tối tăm, tẻ nhạt dường
như đang mỏi mòn, chết dần. Chuyến tàu là minh chứng cho khao khát thay đổi cuộc sống, khao khát đổi
đời và vươn lên ánh sáng. Tình huống đợi tàu này mang đầy tâm trạng và chứa đựng cả một thế giới nội
tâm của hai nhân vật Liên và An.

Kì thực, dù không có một cốt truyện chính thức nào xuất hiện trong tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nó chỉ miêu
tả một cuộc sống bình thường về đêm ở một phố huyện nghèo, kể lại tâm trạng mong mỏi, chờ đợi
chuyến tàu đêm từ Hà Nội về của hai đứa trẻ. Thế nhưng dưới ngòi bút kể như không kể của mình, Thạch
Lam đã thêu dệt nên một bức tranh chân thực về con người, về phố huyện tàn lụi, về những hoài bão, khát
vọng được thay đổi cuộc sống và vươn đến ánh sáng. Tình huống truyện tưởng chừng như đơn giản trong
Hai đứa trẻ lại chính một cơ hội để nhân vật bày tỏ được thế giới nội tâm chất chứa bao nỗi niềm của
mình từ những điều nhỏ bé nhất. Thạch Lam đã đầy khéo léo và tinh tế để xây dựng lên một tình huống
tưởng chừng quá đỗi bình thường ấy lại ẩn chứa biết nỗi suy tư, trầm mặc của nhà văn về cuộc đời và về
con người chúng ta. Tác giả cũng thật tinh tế và sâu sắc khi phát hiện khát khao vừa cảm động, vừa đáng
trân trọng ấy cho nhân vật đang sống trong nghèo đói nhưng không từ bỏ mà không ngừng hi vọng, mơ
ước. Chính sự tinh tế trong việc phát hiển những biến chuyển trong tâm trạng con đã góp phần phác họa
nên trong mỗi người đọc một bức tranh ngôn từ với biết bao xúc cảm.

Trong tác phẩm, hai chị em Liên và An và suy tư. hiện lên với đầy những nét ngây thơ, Để làm nên sự
thành công của tác phẩm “Hai đứa trẻ”, ngoài sự xuất hiện của hai chị em Liên và An chắc chẳn phải kể
đến hệ thống các nhân vật phụ như bà cụ Thi, bác Siêu,chị Tý,… đã tạo thành một bức tranh của cư dân
phố huyện

You might also like