You are on page 1of 5

Hai đứ a trẻ

Có ai yêu một loài hoa không sắc, không hương? Có ai quyến luyến
những vần thơ khô khan không cảm xúc? Văn chương phản ánh hiện thực
nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng và vô hồn, mà đó là tiếng
lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời. Hiện thực cuộc sống được
xem là cái nền cho những cảm hứng nghệ thuật chắp cánh và đâm chồi, là
cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nghệ sĩ với độc giả. Chính vì vậy, bằng
chất liệu đời thường, sáng tác của Thạch Lam mang màu sắc hiện thực, khiến
ta như lạc vào một thế giới khác, một thế giới biết bao xúc cảm về những
cuộc đời, những cảnh ngộ với những kiếp người. Đến với “Hai đứa trẻ” của
Thạch Lam – một tác phẩm in trong tập “Nắng trong vườn” ta sẽ bắt gặp bức
tranh phố huyện nghèo trong thời gian từ chiều muộn về đêm khuya với nhịp
sống đơn điệu, đượm buồn của những kiếp người nhỏ bé. Đặc biệt để lại ấn
tượng trong lòng người đọc có lẽ là cảnh tượng xúc động ở cuối bài: cảnh
chờ tàu của Liên và An.
“Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Thạch
Lam, in trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Truyện của ông thường không
có cốt truyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm
xúc mong manh. Mỗi truyện của Thạch Lam như một bài thơ trữ tình, giọng
điệu điềm đạm nhưng chứa đựng biết bao tình cảm mến yêu chân thành và sự
nhạy cảm của tác giả trước những biến thái của cảnh vật và lòng người. Văn
Thạch Lam giản dị, trong sáng mà thâm trầm, sâu sắc.
Cuộc sống ở phố huyện Cẩm Giang ngày nào cũng như ngày nào, nhịp
sống của rất nhiều con người vẫn tiếp diễn một cách buồn tẻ, đơn điệu và
quẩn quanh. Cứ đến chiều tối là chị Tí lại dọn hàng ra bán, bác Siêu lại gánh
phở ra – một thứ quà “xa xỉ, nhiều tiền”, bác Xẩm lại rảnh manh chiếu và bày
cái thau sắt, bà cụ Thi điên lại đến mua rượu, những đứa trẻ lại nhặt nhạnh,
thanh nứa, thanh tre, hay bất cứ thứ gì dùng được,... Tất cả những con người
nhỏ bé ấy tụ lại thành một xã hội. Họ không chỉ phải chịu một cuộc sống
nghèo khổ mà còn phải chịu đựng một sự uể oải, nhàm chán liên tục. Họ sống
P a g e 1 | Lâm Tú Lan
mà chỉ như tồn tại trong bóng tối cơ cực, lầm than. Với cuộc sống như vậy,
việc mỗi đêm đợi tàu từ Hà Nội như là niềm vui, cái đẹp đối với người dân
phố huyện vào buổi đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát, cùng
với rất nhiều ánh sáng từ hàng ngàn ngôi sao, vệt sáng của những con đom
đóm bay là là cũng chẳng thể nào soi sáng được phố huyện và ước mơ về
tương lai tươi sáng của họ. Những chuyến tàu đêm đi qua lại là ánh sáng,
hạnh phúc, làm cân bằng cuộc sống nghèo túng, buồn tẻ như một chuỗi mắt
xích nặng nề. Người dân chờ đợi chăm chú từ những tín hiệu đầu tiên. Đoàn
tàu đi qua phố huyện chỉ trong một cái chớp mắt nhưng nó lại là điều duy
nhất mang đến niềm vui cho người dân nơi đây. Với họ như thế là quá đủ, là
thế giới khác đối lập với thế giới tẻ nhạt, lặp đi lặp lại mà họ đang sống. Họ
đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi, sống trong vòng luẩn quẩn.
Nhưng trong sâu thẳm vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng
hơn cho cuộc sống, nhưng điều đó còn rất mơ hồ, mịt mù, không rõ ràng.
Còn với chị em Liên và An, cuộc sống hàng ngày chỉ là trông coi một
cửa hàng nhỏ xíu thuê lại của bà lão móm, ngày chợ phiên cũng chỉ bán được
hai bánh xà phòng. Dường như cuộc sống buồn tẻ cầm chừng của phố huyện
đã khiến cho hai chị em Liên chỉ muốn thoát ly nó dù chỉ trong giây lát. Chỉ
có đoàn tàu trở về ga mỗi ngày đem lại cho hai đứa trẻ một niềm vui và hạnh
phúc cho dù nó về phố huyện khi đêm đã rất khuya. Chuyến tàu về phố huyện
là hoạt động cuối cùng của đêm khuya khép lại cả một ngày dài buồn tẻ. Đêm
nào chị em cũng thao thức đợi tàu không phải chỉ để bán hàng như lời mẹ dặn
mà xuất phát từ lý do, mục đích rất riêng. Điều đó có nghĩa là việc đợi tàu
không hoàn toàn xuất phát từ nhu cầu vật chất mà để nuôi dưỡng cái thế giới
tinh thần trong tâm hồn Liên và An. Chị em Liên thao thức mỗi đêm bởi vì
con tàu đã mang đến cho phố huyện một thế giới khác đi qua, đối lập hoàn
toàn với phố huyện. Nếu ánh sáng phố huyện nhỏ bé, yếu ớt, mờ nhạt thì ánh
sáng của đoàn tàu lại rực rỡ lung linh. Âm thanh của phố huyện thì rời rạc,
đều đều, buồn tẻ bởi đó chỉ là tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái hay tiếng
muỗi mà thôi. Phần âm thanh của đoàn tàu thì vô cùng sôi động, ồn ào và náo
nhiệt. . Nếu phố huyện xơ xác, nghèo khổ thì đoàn tàu lại sang trọng, giàu có.
Sống giữa phố huyện nghèo đầy bóng tối nhưng chị em Liên cũng như chừng
ấy người nơi phố huyện vẫn luôn “trông đợi một cái gì đó tươi sáng hơn sự
P a g e 2 | Lâm Tú Lan
sống nghèo khổ hằng ngày của họ”. Niềm khao khát khiến giờ khắc đoàn
tàu qua ga xép của phố huyện trở nên thiêng liêng, trang trọng tới mức nếu bỏ
lỡ giờ khắc ấy thì một ngày của hai đứa trẻ sẽ trôi qua vô nghĩa. Hai đứa trẻ
dù buồn ngủ ríu cả mắt nhưng vẫn cố thức để được nhìn chuyến tàu. Bé An
trước khi ngủ còn dặn chị “tàu đến chị đánh thức em dậy nhé”. Tàu còn ở
xa, Liên đã trông thấy “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma chơi”, đã
hồi hộp khi nghe “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại”. Trong tâm trí Liên, tiếng
còi tàu không chỉ là tín hiệu mà đã trở thành một âm thanh xao xuyến, ngân
vang. Khi tàu đến gần, hai chị em choáng ngợp trước hình ảnh tàu “rầm rộ”
đi tới, háo hức lắng nghe “tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi... tiếng
hành khách ồn ào khe khẽ”. Khi tàu chạy ngang qua, hai chị em đứng hẳn
dậy, say mê ngắm nhìn “các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống
đường”, thấy những cả “toa hạng trên sang trọng lố nhố những người,
đồng và kền lấp lánh, các kính sáng”. Con tàu như mang một thế giới khác
đi qua, một thế giới khác hẳn với cái vầng sáng ở ngọn đèn của chị Tí và ánh
lửa của bác Siêu. Phải chăng đó là ánh sáng của một chốn phồn hoa đô hội
của mảnh đất Hà Thành, của cuộc sống giàu sang, no ấm và sung túc. Như
vậy cái thế giới khác mà đoàn tàu mang đến cho hai đứa trẻ nó thực sự trở
thành một món quà tinh thần vô giá đối với Liên và An. Không chỉ có như
vậy, con tàu ấy từ Hà Nội về nó đánh thức trong Liên một miền kí ức tươi
đẹp của tuổi thơ đã đi qua. Đó là những kỉ niệm đẹp mà bấy lâu nay Liên vẫn
tha thiết được trở lại dù chỉ trong chốc lát “theo dòng mơ tưởng”. Khi đó gia
đình Liên còn sống ở Hà Nội. Lúc ấy, thầy Liên chưa mất việc, mẹ nhiều tiền
lắm, hàng tuần hai chị em được đi chơi Bờ Hồ, “được hưởng những thức
quà ngon lạ”, ăn những que kem ngọt lịm và uống những cốc nước xanh đỏ.
Hà Nội trong kí ức và nỗi nhớ của Liên “nhiều đèn quá”. Nhưng trên hểt, con
tàu cũng chính là nơi để những đứa trẻ trao gửi vào đó ước mơ và niềm khát
khao thay đổi cuộc sống thực tại. Con tàu chỉ dừng lại ở phố huyện giây lát
rồi sẽ tiếp tục cuộc hành trình trở về ga cuối cùng. Khi tàu đi khuất sau rặng
tre, hai đứa trẻ vẫn ngẩn ngơ dõi theo cái chấm nhỏ của ngọn đèn “chiếc đèn
xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre”. Khi con
tàu đi rồi, Liên yên lặng theo mơ tưởng. Đó là giấc mơ của một cô gái mong
muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn trong hiện tại, có một cuộc sống ấm no và
P a g e 3 | Lâm Tú Lan
hạnh phúc. Tuy nhiên mơ ước ấy của Liên chưa thể trở thành hiện thực để rồi
nó cũng chợt tan biến đi theo những đốm lửa sáng lửa than bay ngược lại từ
phía con tàu. Mong ước ấy đã trở nên quá xa vời, mơ hồ và mong muốn bởi
vì những câu văn xuôi cuối cùng khép lại truyện ngắn này vẫn là không gian
mênh mông của bóng tối bao trùm xuống phố huyện. Bóng tối ấy như đè
nặng xuống giấc ngủ chập chờn của cô bé “Liên ngập vào giấc ngủ yên
tĩnh, cũng yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối”.
Chuyến tàu hôm ấy không đông và kém sang hơn mọi khi nhưng vẫn mang
lại cho hai đứa trẻ bao nhiêu sự xúc động. Đoàn tàu như khiến hai đứa trẻ
thoát khỏi không gian tăm tối, buồn tẻ, nghèo khổ của phố huyện. Đoàn tàu
mang lại một ước mơ dù hơi mơ hồ về tương lai tươi sáng, tốt đẹp hơn. Niềm
tin và ước vọng ấy tuy mong manh nhưng tha thiết vô cùng trong tâm hồn hai
đứa trẻ.
Hình ảnh bóng tối kết thúc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” làm ta liên tưởng
tới kết thúc tiểu thuyết “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố khi chị Dậu chạy ra khỏi
nhà tên quan tư phủ mà phía trước “trời tối đen như mực và tối như cái tiền
đồ của chị”. Đây chính là sự bế tắc, sự cùng đường trong lối thoát của những
người dân Việt Nam những năm trước cách mạng.
Bằng một truyện ngắn có cốt truyện đơn giản, giọng văn nhẹ nhàng,
trầm tĩnh, lời văn bình dị, tinh tế, Thạch Lam đã thể hiện một cách nhẹ nhàng
mà thấm thía niềm xót thương đối với những kiếp người sống cơ cực, quẩn
quanh, tăm tối ở phố huyện nghèo trước Cách mạng. Đồng thời ông còn biểu
lộ sự trân trọng ước mong tuy còn mơ hồ của họ. Ngòi bút của nhà văn Thạch
Lam đã thành công khi đi sâu vào thế giới nội tâm của cô bé Liên với những
rung động nhẹ nhàng, sâu lắng, trong ngôn ngữ giản dị trong sáng và vô cùng
sâu sắc. Qua truyện ngắn, nhà văn còn muốn truyền tải một thông điệp sâu
sắc. Con người chúng ta đừng để cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng
lặng” (Xuân Diệu). Con người phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao
khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa. Những ai sống trong một cuộc sống
tối tăm, mòn mỏi, tù túng, hãy cố vươn ra ánh sáng, hướng tới một cuộc sống
tươi sáng.

P a g e 4 | Lâm Tú Lan
Đọc truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam chắc chắn ai trong
chúng ta cũng sẽ cảm nhận được rất nhiều điều sâu sắc, tình cảm trong thế
giới nội tâm của nhà văn thong qua những điều vô cùng bình dị. Từ một
truyện ngắn tưởng chừng như không có cốt truyện người đọc đã lạc vào bức
tranh phố huyện, lạc vào cuộc sống của những mảnh đời khốn khó để thêm
yêu, thêm trân trọng hạnh phúc giản đơn trong cuộc đời mình. Đồng thời,
thông qua đó chúng ta sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về số phận con người trong
xã hội ngày đó cũng như cả ngày hôm nay để sống nhân văn hơn mỗi ngày.

P a g e 5 | Lâm Tú Lan

You might also like