You are on page 1of 5

HAI ĐỨA TRẺ

Thạch Lam
MỞ BÀI
Trong Tự lực văn đoàn, văn Thạch Lam chảy một dòng riêng: điềm tĩnh, nhỏ nhẹ
và truyền cảm lạ lùng. Tự lực văn đoàn hướng về tầng lớp thượng lưu, riêng Thạch Lam
cúi mình xuống những người lao động bần cùng sống trong những làng quê bùn lầy nước
đọng, những người dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa, những kiếp người kiếm
sống bằng những nghề vất vả, tủi cực trong các khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại
ô nghèo khổ, buồn và vắng. Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ” rất
tiêu biểu cho ngòi bút và tấm lòng Thạch Lam: hướng về cuộc đời, hướng về Chân –
Thiện – Mĩ từ lăng kính của một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, sâu sắc với góc nhìn tâm
linh của bút pháp tâm lí trữ tình độc đáo giàu chất thơ. (Dẫn vào yêu cầu đề)
THÂN BÀI
Tiền đề phân tích chung
Thạch Lam là nhà văn có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ, có biệt tài về
truyện ngắn. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình, chủ yếu thể hiện những
xúc cảm mong manh, mơ hồ trong thế giới nội tâm nhân vật, lời văn trong sáng, giản dị
mà thâm trầm, sâu sắc.
Theo Thế Uyên – cháu gọi Thạch Lam bằng cậu – thì “Hai đứa trẻ” chính là một
hồi ức không thể phai mờ về tuổi thơ vất vả lam lũ của chính Thạch Lam: “Câu chuyện
hai chị em bán hàng xén kế ga xe lửa, đêm đêm cố gắng thức đợi chuyến tàu đi qua chẳng
qua chỉ là một hồi ức. Cô chị là mẹ tôi, cậu em là Thạch Lam, khung cảnh là khi phố
huyện phía sau nhà ga Cẩm Giàng”. Có thể nói viết “Hai đứa trẻ”, Thạch Lam như sống
lại một lần nữa tuổi thơ khó nghèo, lam lũ nhưng cao đẹp của chính mình. Tác phẩm
được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
Phân tích hình ảnh thiên nhiên và con người nơi phố huyện nghèo lúc chiều tối
* Dẫn: Hình ảnh phố huyện được đan dệt từ thiên nhiên và con người, làm bật ra nghịch
lí giữa một bức tranh quê yên tĩnh và một bức tranh đời chẳng yên lòng – tức là nghịch lí
giữa cái thơ mộng và cái buồn chán. Để tăng áp lực tâm lí lên người đọc, Thạch Lam trao
quyền phán xét đời sống phố huyện cho hai đứa trẻ: An và Liên. Đây là hai đứa trẻ trên
một vũ trụ già và sự lệch pha này gợi lên bao dư vị xót xa, thăm thẳm.
1. Bức tranh thiên nhiên miền quê yên tĩnh (cái thơ mộng)

1
Truyện khởi đầu bằng câu văn miêu tả tiếng trống thu không trên chòi canh của
huyện nhỏ với những âm rền thong thả, chậm rãi “từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều”. Dù là phố huyện nhưng cách đo thời gian ở nơi đây có vẻ vẫn theo lối cổ xưa,
điểm bước đi của thời gian và sinh hoạt của một vùng bằng tiếng trống. Nét đặc biệt ấy
gợi ý thức về thời gian giúp tác giả dẫn người đọc theo dõi cảnh quay chi tiết hình ảnh
một buổi chiều tàn với những nét rực rỡ: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những
đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ
rệt trên nền trời”. Cả mặt trời trong thời khắc hoàng hôn lẫn những đám mây từ phía
chân trời đều như đang bốc cháy lần cuối trước khi từ giã ban ngày, nhường chỗ cho cảnh
tượng dãy tre làng. Đó là một buổi chiều “êm ả như ru” trong những âm thanh “văng
vẳng tiếng ếch nhái kêu râm ran ngoài đồng ruộng” được “gió nhẹ” mang theo vào phố
huyện. Hòa vào đó là tiếng muỗi kêu vo ve gợi một thiên nhiên muôn thuở, tĩnh lặng
mênh mông. Câu văn “Chiều, chiều rồi…” gợi những cảm giác trầm buồn, dịu nhẹ lan
tỏa khắp không gian nghe ngậm ngùi như tiếng thở dài trước bóng chiều đang đổ xuống
đời tàn.
Bức tranh thiên nhiên phố huyện là cái nền để trên đó tác giả khắc hoạ những
mảnh đời nghèo khổ, lam lũ, bế tắc, quẩn quanh và không ánh sáng. Nó tạo cho tác phẩm
nét trữ tình riêng biệt trong lối hành văn của nhà văn Thạch Lam và cũng tạo ra cho câu
truyện một bối cảnh không gian mang đặc trưng của phố huyện nghèo rất chân thật để
qua đó gián tiếp thể hiện tâm trạng nhân vật.
2. Bức tranh đời sống chẳng yên lòng (cái buồn chán)
Khác với Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thạch Làm không hướng tới hiện thực áp bức và
tranh đấu. Phố huyện không được khai thác nhiều ở phía nghèo đói, vất vả mà được khắc
sâu ở phía buồn chán – sự nhàn tẻ, tối tăm, vô nghĩa và luẩn quẩn của đời sống. Và ngụp
lặn trong ấy là những kiếp người cũng vô nghĩa nốt. Tất cả đều chông chênh, lụi tàn.
a. Cảnh chợ tàn
Cái buồn của hình ảnh chiều tàn ở đây dường như được cộng hưởng, được nhân
lên với hình ảnh của một buổi chợ tàn: “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và
tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.
Không khí náo nhiệt, nhộn nhịp người mua kẻ bán đã lắng xuống, chỉ còn lại sự trống
vắng quạnh hiu. Có gì vui hơn là cảnh chợ đông, có gì buồn hơn là cảnh chợ tàn?
Giữa khung cảnh chợ tàn ấy, tâm hồn nhạy cảm của Liên đã nhận ra thứ mùi vị rất
riêng của xứ sở “mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của
đất, của quê hương này”. Chính là mùi vị quen thuộc của nghèo khổ, lầm than, bế tắc.
Hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của Thạch Lam không phải là sự cày xới ngổn ngang
2
những mảnh đời đau thương, bi đát, quằn quại như cuộc đời nhân vật của Nam Cao, Ngô
Tất Tố… Hiện thực trong tác phẩm của Thạch Lam được thể hiện qua những chi tiết bình
thường, giản dị như trên nhưng lại có sức ám ảnh đặc biệt cho tâm hồn người đọc.
b. Những kiếp người tàn
Đi liền với hình ảnh chiều tàn, chợ tàn là hình ảnh những kiếp người tàn như là
linh hồn, là đỉnh cao cảnh quan bức tranh chân thực về đời sống ở phố huyện nghèo. Mỗi
người một cách sống song đều giống nhau ở lam lũ mưu sinh, ở vật vờ tồn tại. Họ như
những diễn viên trên sân khấu cuộc đời không đổi vai diễn. Đó là mấy đứa trẻ con nhà
nghèo ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi “chúng nhặt nhạnh thanh nứa,
thanh tre hay bất cứ cái gì có thể dùng được của các người bán hàng để lại”. Hình ảnh
những đứa trẻ con ngây thơ cúi đầu tìm kiếm những vật dụng nhỏ nhoi vô nghĩa lý đem
lại cho người đọc cảm nhận: dường như gánh nặng cuộc đời cũng đang đè nặng lên đôi
vai chúng. Cái vô tư, hồn nhiên, tinh nghịch vốn có ở những đứa trẻ đã sớm mất đi bởi
đời sống khốn khổ, tàn tạ nơi phố huyện. Đó là chị Tý “đi mò cua bắt tép, tối đến chị
mới dọn cái hàng nước”. Cái cửa hàng của chị cũng nghèo nàn như cuộc đời của chị. Nó
chỉ là một cái chõng tre, một tí đồ điếu đóm, tất thảy vừa một chuyến đầy xách tay của
chị và thằng cu bé “chả kiếm được bao nhiêu, nhưng chiều nào chị cũng dọn hàng, từ
chập tối cho đến đêm”. Cùng với số phận của chị Tý là số phận của bác Siêu với gánh
hàng phở leo lét ánh lửa. Đó là thứ hàng dù ngon nhưng “là một thứ quà xa xỉ” với người
dân phố huyện cho nên “bóng bác mênh mông ngả xuống đất một vùng và kéo dài đến
tận hàng rào hai bên ngõ”. Sự kéo dài của cái bóng dường như cũng là sự kéo dài của
nỗi buồn, sự bế tắc tàn tạ trong cuộc đời bác. Gia đình bác xẩm thì “ngồi trên manh
chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt […] Thằng con bò ra đất, ngoài manh chiếu,
nghịch nhặt những rác bẩn vùi trong cát bên đường”, thoang thoáng “mấy tiếng đàn bầu
bật trong yên lặng” càng gợi lên cảm giác đơn điệu hiu hắt. Hai chị em Liên với “cửa
hàng tạp hoá nhỏ xíu mẹ dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về quê ở vì thầy Liên mất
việc”, hôm nay là phiên chợ mà bán hàng cũng chẳng ăn thua gì, cô trở thành người con
gái đảm đang và dường như phải sớm lo toan, già đi trước tuổi. Ám ảnh nhất là hình ảnh
cụ Thi, một bà già hơi điên cùng tiếng cười như khóc tắt dần trong ngõ vắng đã đưa một
nét hoang dại vào bức tranh phố huyện khiến đời sống buồn bã đến rợn người.
Tất cả những con người phố huyện đều bị nhấn chìm vào nhịp sống cùn mòn,
nhàm lặp, ngưng tắc – một thứ nhịp điệu đủ khái quát sâu sắc trạng thái sống vô nghĩa,
lún sâu vào sự mòn mỏi không đổi thay, dìm chết mọi niềm vui, hi vọng. Đời sống phố
huyện được cảm nhận như một trống rỗng. Chính cái buồn chán, nhàm chán đã đẩy cuộc
sống đến trạng thái trống rỗng và trống rỗng là điểm đỉnh của nhàm chán và buồn chán.

3
Xuân Diệu từng gọi cuộc sống ấy là “ao đời phẳng lặng”, Huy Cận thì bật ra tiếng thở
dài:
Quẩn quanh mãi giữa vài ba dáng điệu
Tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người
(Quanh quẩn)
3. Ý nghĩa tư tưởng toát lên từ cảnh vật và con người
Thiên truyện là một khắc khoải nhân ái của Thạch Lam dành cho con người. Câu
chuyện về bức tranh quê và bức tranh đời mòn mỏi là câu chuyện của kiếp người với
những bế tắc và khát vọng muôn thuở. Giữa hai chiều ấy ấm áp một tấm lòng Thạch
Lam: thương cảm cho những kiếp người bị chôn chặt trong bóng tối vô nghĩa, vô danh,
nâng niu trân trọng những điều tốt đẹp ở họ, thức tỉnh họ vươn tới một cuộc sống đáng
sống hơn. Đó là một tư tưởng nhân đạo mới mẻ, chưa từng có trong văn học trung đại
được nảy sinh trên cơ sở thức tỉnh sâu sắc của ý thức cá nhân, khao khát sự tồn tại thực
sự của cuộc đời cá nhân.
4. Tâm trạng nhân vật Liên
Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế - tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy
đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết
được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn. Khi chiều về, chứng kiến sự tàn lụi của ánh
sáng, nghe tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, nghe tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng tạp
hóa…Liên cảm thấy lòng buồn man mác. Trái tim ngây thơ của cô bé chắc chưa hiểu
được nỗi buồn của kiếp người nhưng em đã biết rung động trước những đổi thay của
thiên nhiên khi chiều xuống. Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất
này. Khi quan sát cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất
nghèo khó qua những thứ rác rưởi trên nền chợ vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Liên còn
cảm nhận được mùi riêng của đất, của quê nghèo qua những mùi vị đơn sơ nhưng thân
thuộc một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá.
Liên có một trái tim nhân hậu, rất nhạy cảm và luôn sẵn sàng rung lên với
những mảnh đời bất hạnh xung quanh. Liên cảm thương những đứa trẻ nhặt rác khi
chợ tàn, muốn giúp chúng mà không thể, chị cư xử rất tử tế với bà cụ điên vẫn thường
ghé qua mua rượu, dù trong lòng thấy sợ. Cô bé thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt
tép tối lại dọn hàng tới tận khuya mà cũng chẳng ăn thua. Cùng với nỗi xót xa trong cuộc
sống vất vả nghèo khó cơ cực của những người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận
cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp sống của họ. Họ bị giam cầm trong giữa cái ao đời quẩn
quanh tăm tối không ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của em thấm đượm niềm thương
cảm sâu xa chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi
4
sáng hơn cho. Nỗi buồn, cô đơn của Liên cũng chính là tấm lòng đồng cảm của em với
những số phận nhỏ bé nghèo khổ nhưng vẫn tự khẳng định mình, vẫn phải sống cuộc
sống ở một phố huyện buồn. Miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diện với thiên
nhiên con người cuộc sống của Liên, Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ
thơ trong sáng giàu tình yêu thương.
* Nghệ thuật chung:
“Hai đứa trẻ” có cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi,
những cảm xúc, cảm giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. Bút pháp tương
phản đối lập giữa những mảng sáng – tối khiến mỗi lúc đốm lửa bùng lên, bóng tối dạt đi,
người đọc lại có cơ hội quan sát một cảnh tượng trong bức tranh đời sống hay phố huyện
hay một góc tâm tư hai đứa trẻ. Bút pháp tâm lí trữ tình đặc sắc của Thạch Lam lắng
đọng trong người đọc một chất thơ lặng lẽ và đằm sâu, chọn cõi tâm linh bí ẩn của con
người làm đích khám phá, ngòi bút Thạch Lam tả ít gợi nhiều. Lời văn Thạch Lam giản
dị mà uyển chuyển, gọn gàng mà mềm mại, giàu hình ảnh. Chữ đã hết mà dư âm không
dứt, có một cái gì đó cứ xôn xao, tha thiết mãi…
KẾT BÀI
Lúc gần chết, Thạch Lam bảo chị: “Đẩy em lên cao tí để em nhìn thấy cây liễu”.
Con người ấy, đến phút cuối đời vẫn khao khát cái đẹp, khao khát sự sống. Truyện ngắn
“Hai đứa trẻ” ra đời từ niềm khao khát ấy. Chị em Liên khao khát, người dân phố huyện
khao khát, và ắt hẳn cũng là khao khát của Thạch Lam. Con người luôn có nhu cầu vươn
lên khỏi bùn đất và bóng tối dưới chân mình. “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là một thiên
truyện khích lệ con người đi tìm ánh sáng, đi tìm cái đẹp, đi tìm sự sống như thế.

You might also like