You are on page 1of 32

HAI ĐỨA TRẺ

1. Dàn ý phân tích 2 đứa trẻ


I. Mở bài
- Đôi nét về Thạch Lam: Một trong những cay bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn, ông có thế
mạnh về viết truyện ngắn. Văn chương Thạch Lam rất thích hợp để thanh lọc tâm hồn
- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình đượm buồn
II. Thân bài
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn
a. Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện lúc chiều tàn:
- Toàn bộ cảnh vật được cảm nhận qua cái nhìn của Liên
- Âm thanh: + Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng,
tiếng muỗi vo ve.
- Hình ảnh, màu sắc: + “Phương tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn
than sắp tàn”.
- Đường nét: dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
- Nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu
⇒ Khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, đồng thời thấy được sự cảm nhận tinh tế
b. Cảnh chợ tàn và những kiếp người nơi phố huyện
- Cảnh chợ tàn:
+ Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
+ Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Con người:
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhanh những thứ còn sót lại ở chợ.
+ Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
+ Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
+ Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
+ Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua đường.
⇒ Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố huyện
nghèo.
c. Tâm trạng của Liên
- Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này”.
- Nỗi buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn và những kiếp người tàn tạ:
+ Thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng không có tiền mà cho chúng.
+ Xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được
bao nhiêu, xót thương bà cụ Thi điên
⇒ Tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà
Thạch Lam gửi gắm tâm tư của mình
2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya
a. Sự đối lập giữa “bóng tối” và “ánh sáng”
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối:
+ “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối”.
+ “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm
đen hơn nữa”.
⇒ Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh hoạt của những con người nơi phố huyện.
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ: khe sánh, quầng sáng, chấm lửa nhỏ, hột sáng…⇒ ánh
sáng yếu ớt, le lói như những kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.
- Ánh sáng và bóng tối tương phản nhau
⇒ Bóng tối bao trùm trong khi ánh sáng chỉ mong manh, nhỏ bé ⇒ kiếp người nhỏ bé sống leo
lét, tàn lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
b. Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Những công việc hằng ngày lặp đi lặp lại:
+ Chị Tí dọn hàng nước
+ Bác Siêu hàng phở thổi lửa.
+ Gia đình Xẩm “ngồi trên manh chiếu rách, cái thau sắt để trước mặt”, “Góp chuyện bằng mấy
tiếng đàn bầu bật trong im lặng”
+ Liên, An trông coi cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu.
⇒ Cuộc sống nhàm chán, quẩn quanh, đơn điệu không lối thoát.
- Những suy nghĩ cũng lặp đi lặp lại hằng ngày: Mong những người phu gạo, phu xe, mấy chú
lính lệ vào hàng uống bát che tươi và hút điếu thuốc lào.
- Vẫn mơ ước: “chừng ấy người trong bóng tối đang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc
sống nghèo khổ hàng ngày của họ” ⇒ mơ hồ, tội nghiệp
⇒ Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với những người
nghèo khổ.
3. Hình ảnh chuyến tàu và tâm trạng chờ mong chuyến tàu đêm của Liên và An
- Liên và An thức bởi:
+ Để bán hàng
+ Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua - hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
- Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với dấu hiệu đầu tiên:
+ Liên cũng trông thấy “ngọn lửa xanh biếc”
+ Hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi.
- Khi tàu đến:
+ Các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường.
+ Những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính
sáng.
- Khi tàu đi vào đêm tối:
+ Để lại những đốm than đỏ bay tung trên đường sắt.
+ Chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre.
⇒ Đoàn tàu xuất hiện với âm thanh sôi động và ánh sáng rực rỡ, mang đến phố huyện nghèo một
thế giới khác, đó là thế giới mà Liên luôn mong ước
III. Kết bài
- Khái quát những nét đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của truyện ngắn
- Hai đứa trẻ là một tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương của Thạch Lam: kết hợp hai
yếu tố hiện thực và lãng mạn, văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm.

Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu
của những người nghèo, những người có cuộc sống vất vả , thầm lặng chịu đựng và giàu lòng hi
sinh. Những nhân vật trong truyện mang dáng dấp của tâm hồn nhạy cảm của ông, cũng như
điểm nhìn của tác giả. Hai đứa trẻ là một trong những tác phẩm tiêu biểu trong chùm truyện ngắn
đặc sắc của ông, những hình ảnh chi tiết trong truyện giống như một dòng sông cuốn chúng ta
vào đó, và cảm nhận được những gì đang xảy ra với câu chuyện của tác giả.mọi thứ diễn ra thật
nhẹ nhàng mà cũng mãnh liệt xoáy sâu vào suy nghĩ và cách cảm nhận tác phẩm của từng độc
giả.
Nhà văn là những người nói hộ cho hiện thực cũng có khi họ thi vị hóa cho những gì đang xảy ra
xung quanh họ, từ những điều đơn giản nhất cho tới những thứ mà con người ta hay nghĩ đến,văn
thơ đóng một vai trò không thể thiếu. Với ngòi bút tài hoa giàu lòng trắc ẩn, tác phẩm Hai đứa
trẻ ra đời mang ý nghĩa nhân văn. Những con người xuất hiện trong tác phẩm mang một cuộc
sống cơ cực nghèo khổ, cái nghèo bám lấy họ và họ không có lối thoát. Họ mong muốn có một
cuộc sống sung túc , tuy không giàu có những làm sao cho cuộc sống mưu sinh đỡ vất vả. Qua
đây, Thạch Lam cho ta nhìn nhận những sự khó khăn vất vả mà những con người nơi đây đang
phải chống chịu. Những chi tiết trong tác phẩm tuy là miêu tả về hiện thực nhưng lại không thiếu
những chi tiết sống động, lãng mạn.
Mở đầu tác phẩm là hình ảnh chiều tà,hình ảnh xuất hiện trong hầu hết các tác phẩm, là chính
khoảnh khắc mà khiến con người ta nhận ra nỗi buồn nhiều nhất. Những âm thanh quen thuộc,
tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve, và khung cảnh xung quanh tác động đến tâm trạng của mỗi
người.Cảnh mở đầu của tác phẩm chính là một buổi chiều tàn,bầu trời gồm những áng mây hồng,
như được nhuộm một màu sắc đỏ đỏ mang một cảm giác ưu buồn và cô đơn. Thông qua sự miêu
tả của một ngày tàn của Thạch Lam, thì phần nào cũng giúp người đọc nhận ra đây là một buổi
chiều buồn bã và chán nản. Thời gian bắt đầu chuyển động dần tới đêm,nhưng hình ảnh chiều tàn
và hình ảnh chợ chiều tàn hiện ra càng thể hiện sự nghèo khổ và hiu hắt ở nơi đây. Những con
người cân mẫn , luôn mong muốn cuộc sống của họ đầy đủ hơn,cuộc sống thật vất vả và đầy khổ
cực bươn chải. Hình ảnh những con người xuất hiện trong “ Hai đứa trẻ” tuy xuất hiện không
nhiều nhưng mang một nét riêng biệt,nổi bật lên đó là hình ảnh của cô gái Liên, dù còn nhỏ
nhưng tâm hồn và suy nghĩ của cô thực sự như là một thiếu nữ.
Cuộc sống ở đây chìm ngập trong bóng tối và tẻ nhạt, họ sống cùng sự buồn chán và tuyệt
vọng,đối với họ, họ đang sống cuộc sống tạm ,một cuộc sống tĩnh lặng và không biết ngày mai
sẽ như thế nào. Sau khi chợ chiều tàn, mọi người đều đi về và tiếng ồn ào cũng mất, như dấu
hiệu của sự tĩnh lặng của đêm tối bắt đầu. Những rác rưởi, vỏ bưởi và hình ảnh những đứa trẻ
nhặt nhạnh những thứ còn sót lại chỉ là những thanh tre thanh nứa…
Đêm bắt đầu buông xuống, cuộc sống của một đêm ở phố huyện nghèo lại bắt đầu.Nhân vật Liên
trong tác phẩm sửa soạn lại hàng trên chiếc chõng tre,mẹ con chị tí, sáng mò cua bắt ốc,tối lại
mở thêm hàng nước để kiếm thêm thu nhập. Quán hàng phở cũng bắt đầu sửa soạn còn hai cha
con nhà bác Sẩm thì chưa hát chưa kéo đàn vì vẫn chưa có khách nghe. Đứa con thì nhoài ra
nghịch đất cát ở bên ngoài. Mọi thứ thật đơn điệu, không có một chút niềm vui của họ, chắc có lẽ
họ nghĩ và hi vọng rằng, hàng quán đắt khách kiếm thêm được tiền quả là một niềm vui một
niềm hạnh phúc và mang lại một cuộc sống no đủ hơn. Hình ảnh cụ Thi điên đắm chìm vào men
rượu, bước đi lảo đảo, cụ sống một cuộc sống k còn tự chủ của bản thân, có hay chăng cụ tìm
đến rượu để quên lãng đi tất cả đau khổ và chìm vào đó để tìm thú vui của mình.
Những con người nơi phố Huyện này, họ sống, sinh ra và lớn lên ở nơi đây. Đối với họ thì không
khí im lặng, sự cô đơn và buồn chán. Nhưng với chị em Liên thì có lẽ vẫn chưa quen với sự tẻ
nhạt buồn chán nơi đây,bởi hoàn cảnh đưa đẩy, bố của chị em Liên thất nghiệp phải về phố
huyện để mưu sinh. Hai chị em phải nhận thức ra được điều này và làm quen dần với cuộc sống
nơi đây.Hằng ngày chị em Liên và An, không những ai đứa trẻ này mà hầu hết tất cà những kiếp
người nơi phố huyện điều trông chờ một thứ rất quan trọng vào môi buổi tối. Không gì khác, đó
chính là thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu. Thứ ánh sáng ấy cũng một phần soi đến phố
Huyện và giúp cho khu phố trở nên có ánh sáng thêm một chút, không những thế còn có những
thứ âm thanh cười nói của những người hành khách trên tàu làm cho không khí im lặng của khi
phố huyện có một chút thay đổi ngoài những ánh sáng tẻ nhạt và không đủ sáng như thường
ngày. Những âm thanh trên đoàn tàu giúp cho chị em Liên và An gợi nhớ đến những tháng ngày
ở Hà Nội,hai chị em được dẫn đi chơi,được sống một cuộc sống tươi đẹp ở chốn thành thị, ngươi
đi qua lại tấp nập và được uống với những cốc nước xanh đỏ.
Ngoài ra, thứ ánh sáng và âm thanh của đoàn tàu ấy đã giúp cho những kiếp người nơi phố
Huyện một phần nào đó thức tỉnh, họ dám mơ ước đến những cuộc sống ấm no và hạnh phúc,
mong muốn một điều gì đó thật tốt đẹp và ý nghĩa hơn, muốn những gì mà họ khát khao và cháy
bỏng bấy lai nay điều thành sự thật, chứ không phải là một thứ phù du mà chờ đợi mỏi mòn.
Những ước mơ của họ chỉ chợt lóe lên khi đoàn tàu chạy qua, cũng có khi có có ước mơ nhưng
chỉ khi đoàn tàu chạy qua họ mới cảm thấy những mong muốn của họ mới trở nên lấp lánh và có
hi vọng hơn. Hai đứa trẻ, một tác phẩm lãng mạn, xúc động và đầy ý nghĩa. Những kiếp người
nơi phố Huyện, họ luôn là những con người mang một cuộc sống đáng thương nhưng đầy sự
khát khao và cháy bỏng nhưng thật sự, những điều mà khát khao cháy bỏng đo thực ra chỉ là sự
mong manh và huyền ảo.
Qua tác phẩm “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam còn thể hiện sự khát khao to lớn của một đời
người,một số phận nghèo khổ muốn vươn tới một cuộc sống tốt đẹp tuy còn khó khăn và lắm
chật vật. Tài năng của Thạch Lam thông qua đó mà được bộc lô,đặc biệt là sự tinh tế tròn tả cảnh
và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật khiến truyện đi vào lòng người một cách tự nhiên nhất.
VỘI VÀNG

1. Dàn ý phân tích Vội vàng


1. Mở bài Vội vàng
- Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm:
+ Xuân Diệu (1916 - 1985) là một trong những nhà thơ lớn của Việt Nam, được mệnh danh là
"ông hoàng thơ tình" nổi tiếng với nhiều tác phẩm đặc sắc viết về tình yêu.
+ "Vội vàng" là một trong những tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của Xuân Diệu, là tiếng nói con
tim của một kẻ đang say mê trong tình yêu với những cung bậc cảm xúc khác nhau.
- Dẫn dắt vấn đề và trích dẫn nhận định của Hoài Thanh: "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong
các nhà thơ mới".
2. Thân bài phân tích Vội vàng
a) Giải thích ý kiến nhận định
- Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất” do thơ ông tiếp thu có sáng tạo luồng tư tưởng, văn học văn
hóa phương Tây, nhất là văn học lãng mạn và tượng trưng của thơ ca Pháp.
- Thơ ông có phong cách nghệ thuật hiện đại rõ nét nhất trong các nhà thơ mới.
b) Phân tích bài thơ Vội vàng
- Luận điểm 1: Tình yêu thiên nhiên tha thiết và niềm say mê của tác giả
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt nữa
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
+ Điệp từ "tôi muốn" nhấn mạnh những ước muốn tưởng chừng như vô lí, viển vông của Xuân
Diệu: "tắt nắng đi", "buộc gió lại" -> Ước muốn giữ lại hương sắc cho cuộc đời.
=> Xuân Diệu muốn cưỡng lại quy luật của tự nhiên, những vận động của đất trời để lưu giữ
những vẻ đẹp tự nhiên của đất trời bên mình một cách trọn vẹn, mãi mãi.
+ “thiên đường trên mặt đất”: bức tranh thiên nhiên
+ “ong bướm tuần tháng mật”, “hoa của đồng nội xanh rì”, “yến anh khúc tình si”, “ánh sáng
chớp hàng mi” -> Hình ảnh thơ tươi vui, trẻ trung, có đôi có cặp, tất cả như đang tràn trề ra
+ Điệp từ “này đây” bộc lộ niềm vui phơi phới, hân hoan của tác giả khi được đắm say trong
khung cảnh tuyệt vời.
=> Một bức tranh thiên nhiên đầy ánh sáng mới mẻ, tinh khôi, đầy âm thanh rộn rã, đầy màu sắc,
hương thơm và đầy tình tứ.
+ "Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần".
-> Trong bức tranh ấy, tất cả vạn vật dường như đều căng tràn sự sống và đanh chếnh choáng
trong men say của luyến ái, của tình yêu.
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
-> Niềm vui sướng, hân hoan, vội vàng muốn tận hưởng “thiên đường trên mặt đất” của cái tôi
trữ tình.
- Luận điểm 2: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
+ Điệp từ “nghĩa là”
+ "đương tới / đương qua; còn non / sẽ già": cú pháp đối lập diễn tả sự trôi đi của thời gian và
tuổi trẻ.
-> Quan niệm về thời gian, tuổi trẻ: thời gian, tuổi trẻ của mỗi người là một quãng thời gian hữu
hạn, chật hẹp, nó sẽ trôi chảy theo nhịp tuyến tính và một đi không trở lại.
=> Xuân Diệu có một quan niệm mới mẻ về thời gian, về tuổi trẻ.
+ Điệp từ: "phải chăng"
+ Hình ảnh thơ đối lập: “lòng tôi rộng” – “lượng trời chật”, “xuân tuần hoàn” – “tuổi trẻ chẳng
hai lần thắm lại”, “còn trời đất” – “chẳng còn tôi mãi”
-> Tâm trạng nuối tiếc, ngậm ngùi trước sự chảy trôi của thời gian, của tuổi trẻ.
- Luận điểm 3: Khát vọng sống cuồng nhiệt của tác giả
+ Điệp từ “ta muốn” -> nỗi khát khao cháy bỏng, muốn sống, muốn yêu, muốn đi ngược với tự
nhiên và tạo hóa để đoạt lấy tuổi trẻ.
+ “ôm” – “riết” – “say” – “thâu” – “cắn” -> động từ mạnh theo cấp độ tăng dần.
-> Diễn tả một cách trọn vẹn và sâu sắc lời giục giã sống vội vàng, sống sôi nổi và luôn trân quý
thời gian, tuổi trẻ của của tác giả.
=> Biểu hiện của một cái tôi khát khao sống, khát khao tận hưởng những vẻ đẹp giữa chốn trần
gian.
+ "Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi"
=> Khát khao đã không còn là khát khao nữa mà là muốn chiếm đoạt, muốn giữ lấy cho riêng
mình mùa xuân của tuổi trẻ.
c) Chứng minh nhận định:
- Về nội dung tư tưởng:
Thơ ông là tiếng nói cá nhân tự ý thức. Cái tôi trong thơ ông rất cô đơn, luôn ám ảnh bởi thời
gian trôi chảy nên khao khát giao cảm với đời. Một trong những cách giao cảm với đời đó là tình
yêu, nên đặc sản của thơ Xuân Diệu là tình yêu, bởi tình yêu là một nhịp cầu giao cảm tuyệt vời
nhất. Và một cách giao cảm khác đó là cái tôi của ông tương ứng, vang hưởng cùng với sự tương
ứng, vang hưởng cùng với mọi hiện tượng sự vật trong trời đất và con người trong cuộc sống.
Tình yêu theo quan niệm của Xuân Diệu là sự giao hòa, giao cảm giữa thể sáng và linh hồn của
hai cá thể. Vì thế vũ trụ trong thơ ông là vũ trụ xuân và tình. Thơ ông không lơ lửng ở trên không
mà đặt nền móng rất vững, rất sâu trên mảnh đất trần gian.
Ông cũng thể hiện trong thơ tư tưởng nhân sinh mới mẻ, tạo một bước phát triển hơn về tư tưởng
nhân văn trong văn học dân tộc. Đó là ý nghĩa và giá trị một đời người không ở chỗ sống dài hay
sống ngắn mà ở chất lượng sống mà chất lượng sống cao nhất là tuổi trẻ và tình yêu là phẩm
chất, năng lượng của tuổi trẻ.
- Về nghệ thuật:
Với ông, làm thơ là thả một chiếc lá thơ vào dòng thời gian để bất tử hóa chính mình, vì thơ là
năng lực siêu việt thời gian. Thơ là sản xuất cá thể với cảm xúc mới nên “ý văn xô đẩy, khuôn
khổ câu văn phải lung lay” (Hoài Thanh).
Thiên nhiên trong thơ ông bao giờ cũng được cảm nhận bằng ánh mắt phong tình ái ân. Thiên
nhiên được tái tạo bằng bút pháp mĩ nhân hóa.
Ông hoạt động cả 5 giác quan để khám phá và miêu tả sự vật bằng tất cả những biến thái tinh vi
nhất.
Cách đặt câu, dùng câu trong thơ ông rất mới, rất Tây.
3. Kết bài phân tích Vội vàng
 - Khẳng định giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.
 Khẳng định sự đúng đắn của nhận định, bày tỏ cảm xúc cá nhân.
Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất;


Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.

Của ong bướm này đây tuần tháng mật;

Này đây hoa của đồng nội xanh rì;

Này đây lá của cành tơ phơ phất;

Của yến anh này đây khúc tình si;

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa;

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa:

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.

Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua,

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,

Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian;

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn,

Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại

Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi,

Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời;

Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,

Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt....

Con gió xinh thì thào trong lá biếc,


Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ?

Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi,

Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ?

Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa…

Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,

Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;

Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,

Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,

Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều

Và non nước, và cây, và cỏ rạng,

Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng

Cho no nê thanh sắc của thời tươi;

- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!

Thơ Xuân Diệu bao giờ cũng “say đắm” tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng, cuống
quýt”. Cái động thái này đã biểu hiện ở trong Đây mùa thu tới, như một phần đề, như một phiến
âm bản thì bài thơ Vội vàng là dương bản, hết sức đặc trưng, là một bản tự bạch của Xuân Diệu.
Bài thơ này cho thấy thi sĩ rất hiểu mình, cho thấy một quan niệm nhân sinh và thẩm mỹ rất tiến
bộ và tích cực.

Trước hết, bài thơ Vội vàng qua đôi mắt của Xuân Diệu cho ta thấy cõi đời trên trần thế có vẻ
đẹp thiền đường. Hoài Thanh thật tinh tế khi nhận xét “Với Thế Lữ, thi nhân còn nuôi giấc mộng
lên tiên, một giấc mộng rất xưa. Xuân Diệu đổi cảnh bồng lai và xua ai nấy về hạ giới"

Từ xưa, trí tưởng tượng của con người đã tạo nên một xứ bồng lai tiên cảnh. Đó là những giấc
mơ để xoa dịu, để an ủi cuộc sống hiện tại của mình. Ngay cùng thời ,Xuân Diệu, Thế Lữ đã có
những giấc mộng tiên như thế. Cảnh sắc ở đây thật huyền ảo.
Trời cao xanh ngắt ở kia
Hai con hạc trắng bay về bồng lai
Xuân Diệu thì không thể! Ông nhìn thấy và muốn cho mọi người: Thậm chí lôi kéo chúng ta vào
một thiên đường trần thế. Thiên đường ấy của những người bình thường. Nó mang vẻ đẹp ngồn
ngộn sức sống chỉ cần một bí quyết nhỏ thôi thì chúng ta sẽ lĩnh hội được thiên đường ấy, bí
quyết ấy chính là “sống toàn tâm, toàn ý, toàn hồn“ và hãy đánh thức dậy tất cả những giác quan
của mình. Đọc đoạn thơ sau:

Của ong bướm này đây tuần tháng mật


Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này dãy lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình sì
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa.
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Ta cứ ngỡ ngàng như đang lạc vào vườn địa đàng. Trong khu vườn ấy, người thi sĩ đang dâng
hiến một cách hào phóng tất cả những báu vật đem đến cho ta chuếnh choáng say mê cuộc sống.
Điệp từ “Này đây" không chỉ là mời, không chỉ là dâng hiến, không chỉ liệt kê tài sản vô giá của
thiên nhiên mà có lẽ nó đã ngấm vào người đọc một nhịp điệu thúc giục vội vàng.

Nó khuyên người ta đừng quá mất thời gian khi ngắm nhìn vườn địa đàng trần thế. Mỗi bước đi
khi ta lạc vào trong đó đều như ùn ùn nở ra những điều mới lạ khiến ta càng say mê đắm đuối.
Những hình ảnh ở trong vườn địa đàng này nó có sắc “hoa của đồng nội xanh rì” có vị trí dành
cho “ong bướm tuần tháng mật”.

Nó có hình có khối như những sợi tơ duyên “lá của cành tơ phơ phất”. Dường như ở đây xuất
hiện khúc nhạc vui khiến người ta đi vào cõi si mê của tình ái “Của yến anh này đây khúc tình
si”. Thiên nhiên rất rộng rãi nhưng không rối. Nó là cái nền để cho con người thực sự tạo nên
thiên đường.

Và này đây...
Tháng giêng...
Hóa ra vẻ đẹp của thiên đường trần thế là do chính con người tạo ra. Ánh sáng từ rèm mi đã làm
cho hoa lá, chim chóc tưng bừng, làm cho bình minh ló rạng để- cho “mỗi buổi sáng thần Vui
hằng gõ cửa", để cho người ta cảm nhận tháng đầu tiên của mùa xuân “ngon như một cặp môi
gần ”, Một cảm giác khó nói thành lời. Nó nồng nàn say đắm nhưng rất thanh tân.

Thực ra cái thời gian tươi trẻ, cái vườn xuân địa đàng tuyệt vời của Xuân Diệu miêu tả không
phải bây giờ mới có. Nó có trước khi con người xuất hiện. Nó tồn tại khách quan ngoài ý chủ
quan của con người. Tuy nhiên, người nghệ sĩ hơn người thường ở chỗ đã cho ta nhìn được cái
đẹp đến hai lần trong thời gian quanh ta. Chính đôi mắt xanh non của Xuân Diệu đã cung cấp
một thời gian vốn già nua thành trẻ lại.

Một đôi mắt với cái nhìn trẻ trung yêu đời. Nó ngơ ngác và vui sướng như lần đầu tiên trông thấy
trời xanh hoa lá cỏ cây. Với Xuân Diệu cái gì cũng mới lạ đẹp đẽ. Trần thế là cái thiên đường
hương, là mảnh vườn tình ái, là mảnh tiệc với những thực đơn quyến rũ tinh thần Nó như một
người tình đầy khêu gợi.

Xuân Diệu yêu thiên nhiên thực ra là tình tự với thiên nhiên. Ông hưởng thụ thiên nhiên như
hưởng thụ ái tình. Và Tố Hữu trong Từ ấy cũng bắt gặp vườn thiên nhiên nhờ ông phát hiện lí
tưởng cộng sản. Đời tôi là một vườn hoa lá. Đẹp nhất là con người trên mặt đất trong tuổi trẻ và
trong tình yêu.

Khi xác định chuẩn mực thẩm mĩ, Xuân Diệu cho rằng cái đẹp nhất là con trụ trên mặt đất. Và
con người chỉ có thể đẹp nhất, có ý nghĩa nhất khi sống với tình yêu. Các nhà thơ xưa thường lấy
khuôn mẫu, vẻ đẹp thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Vì thế con người chỉ có thể đẹp như
thiên nhiên. Khi Nguyễn Du tả đôi mắt nàng Kiều “làn thu thủy nét xuân sơn” thì “thu thủy”và
"xuân sơn” là chuẩn mực.

Nhưng mắt giai nhân chỉ đẹp đến mức như vậy. Với Xuân Diệu, định lí đã đảo ngược: con người
là chuẩn mực. Thế gian này đẹp nhất diệu kì nhất là con người. Đẹp gấp bội phần lại là sức sống
tuổi thanh xuân, ở đây, con người rạng rỡ trong tình yêu và vì thế nó là tác phẩm tuyệt vời nhất
của tạo hóa.

Từ một quan niệm như thế trong bài thơ Vội vàng Xuân Diệu đã sáng tạo được hình ảnh thật độc
đáo:

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi


Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân
Khi hàng mi chớp mắt thì ánh sáng của một buổi bình minh gọi thần Vui đến. Cả bình minh rực
rỡ của vũ trụ được tỏa ra từ đôi mắt người thiếu nữ. Câu thơ “Tháng giêng...” là một so sánh táo
bạo. “Tháng giêng” là một khái niệm thời gian và chứa cả không gian mùa xuân. Nó chỉ có thế
đầy khêu gợi khi so sánh với chuẩn mực con người. Đây là cặp môi gần.

Dĩ nhiên, con người cũng vô cùng đẹp đẽ trong tuổi tình yêu. Một năm đẹp nhất là mùa xuân.
Mùa xuân đẹp nhất là tháng giêng, mọi vật bừng lên sức sống tươi mới trẻ trung. Đặc biệt, thiên
nhiên ấy lại được so sánh với chuẩn mực là vẻ đẹp của tình yêu. Phải sống có chất lượng với tuổi
thanh xuân của mình.

Trần thế là thiên đường. Trong thiên đường đẹp nhất là con người. Vì thế Xuân Diệu khuyên nhủ
chúng ta phải sống vội vàng, sống đã đầy, sống có chất lượng nhất với tuổi thanh xuân của mình.
Đây là giải pháp để hưởng thụ chính đáng hạnh phúc vốn ngắn ngủi của con người trên mặt đất.
Xuân Diệu cho rằng cuộc sống tươi đẹp, nhưng tạo hóa sinh ra con người không để cho họ mãi
mãi được hưởng niềm vui với trần thế.

Câu thơ bị hẫng hụt chuyển sang một âm điệu bi thương bởi dấu chấm giữa dòng. "Tôi sung
sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Thực ra niệm cuộc đời ngắn ngủi, tuổi xuân có hạn thời gian
trôi đi không bao giờ trở lại. Dĩ nhiên những giá trị của hạnh phúc, của cái đẹp sẽ tàn phai, sẽ
chết là tất yếu. Đây là cảm thức có tính nhân loại. Lí Bạch nói: “Người xưa cầm đuốc chơi đùm”.
Tô Thức tâm sự:

Cảnh khuya những sợ rồi hoa ngủ


Khêu ngọn đèn cao ngắm vẻ hồng
Nguyễn Trãi băn khoăn:
Cầm đuốc chơi đêm bởi tiếc xuân
Nguyễn Gia Thiều thì thở dài tuyệt vọng:

Trăm năm còn có gì đâu


Chẳng qua một đám cỏ khâu xanh rì
Ngay cả bài thơ Vãn cảnh của Hồ Chí Minh cũng chuyên vận trong quỹ đạo ấy. Tuy nhiên khi cá
nhân chưa tách khỏi cộng đồng, con người còn hỏi trong vũ trụ, thuyết luân hồi thì cái chết chỉ là
một sự bắt đầu của một quá trình. Văn học trung đại có thở than nhưng không phải ngậm ngùi.

Nó vẫn có cái thích tháng ung dung tự tại. Xuân Diệu ý thức mãnh liệt về cá nhân nên bao giờ
ông cũng vội vàng cuống quýt. Ông nhìn thấy thời gian trôi chảy không ngừng cũng không là
vĩnh viễn cho nên lần đầu tiên trong thơ ca Việt Nam mới có quan niệm này.

Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua


Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già
Xuân Diệu xác định xuân của vũ trụ có thể tuần hoàn nhưng xuân của đời người chỉ có một lần
mà thôi. Ông đã nồng nhiệt phủ định.

Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn


Nếu tuổi trẻ chỉ hai lần thắm lại.
Nghĩ về tình hữu hạn của kiếp người, Xuân Diệu đã để lại một nỗi ngậm ngùi. Còn trời đất,
nhưng chẳng còn tôi mãi. Như vậy, trong nhận thức lí tính, Xuân Diệu cho ta thấy không có cách
gì để tuần hoàn lại tuổi trẻ của đất trời. Vì thế ông khao khát tước đoạt quyền uy của tạo hóa.
Tức là níu giữ thời gian, vô hiệu hóa sự vận động của thời gian.

Tôi muốn tắt nắng đi


Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Nhưng đó lại là ảo giác cho nên chỉ còn một cách là sống vội vàng, tính sổ với cuộc đời mình
từng giây từng phút. Nhưng từ câu

Mau đi thôi!
(...)
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Cảm xúc đã trào lên mãnh liệt, vồ vập, giọng điệu trở nên sôi nổi, bồng bột. Ta nghe tiếng dập
gấp gáp của trái tim Xuân Diệu, những đợt sóng tình cảm như vồ chụp lấy người đọc, rủ rê người
đọc cùng hành động. Động từ “ta muốn" được lặp lại một cách rống riết và đích đáng. Các đợt
yêu thương mỗi lúc thêm mạnh mẽ, nồng nàn “ôm, riết, say, thâu, cấn".
Có thể diễn đạt bài thơ ngắn gọn như sau “Tôi muốn tắt nắng, buộc gió bởi vì thiên đường trần
thế rất hạnh phúc. Thế nhưng tôi thấy đời người, tuổi trẻ sẽ trôi qua. Vì thế tôi cùng các bạn (ta)
hãy sống chất lượng nhất cho cuộc sống. “yêu thì phải vội vàng" Tuy nhiên cái lí luận khô khan
ấy rất dễ giết chết người đọc bởi nhịp sống rất dồi dào mãnh liệt. Người đọc mê cái thiên đường
trần thế mà Xuân Diệu miêu tả, trôi vào dòng chảy của triết lí sống gấp để tận hưởng những hạnh
phúc mà mình đang hưởng. Đó là triết lí sống lành mạnh.

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi người ta được hạnh phúc. Tuổi trẻ là trái xuân hạnh phúc trăng
tròn. Hãy tận hưởng những gì ngọt ngào nhất của nó... Triết lý nhân bản sống vội vàng là con
đường cũng như sự trả giá cho hạnh phúc. Triết lí ấy được nói bằng trái tim tuổi trẻ và ta hiểu vì
sao ngay khi xuất hiện, Xuân Diệu đã được tuổi trẻ nồng nhiệt đón nhận.
CHÍ PHÈO
I. Mở bài
- Vài nét tiêu biểu về tác giả Nam Cao: Ông được xem là đại diện xuất sắc nhất của văn
học hiện thực ở chặng đường phát triển cuối cùng của khuynh hướng này

- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo: Truyện ngắn kết tinh thành công của Nam Cao trên đề
tài nông thôn, nông dân và là một kiệt tác trong nền văn xuôi trước cách mạng
II. Thân bài
1. Làng Vũ Đại - không gian nghệ thuật của truyện ngắn
- Đây chính là không gian nghệ thuật của truyện bởi toàn bộ những chuyện của Chí
Phèo đều diễn ra tại đây

- Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.

- Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối
thoát, bị tha hóa.

⇒ Không gian nghệ thuật làm cơ sở đi sâu khai thác hình tượng nhân vật, đồng thời
thấy được giá trị hiện thực, nhân đạo của tác phẩm

2. Nhân vật Bá Kiến


- Tiếng cười Tào Tháo, mềm nắn rắn buông, dùng đầu bò trị đầu bò… ⇒ Xảo quyệt,
gian hùng, thủ đoạn

- Nhân cách ti tiện bỉ ổi, dâm đãng, ghen tuông và độc ác

⇒ Điển hình cho loại địa chủ cường hào ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng

3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo


a. Sự xuất hiện của nhân vật
- Hắn vừa đi vừa chửi...: sự xuất hiện tự nhiên

- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi nhưng
đằng sau đó thấy Chí Phèo mong muốn được coi là người bình thường

b. Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù


- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa
- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp:

+ Là một con người lương thiện làm ăn chân chính với ước mơ giản dị và có lòng tự
trọng

c. Sự biến đổi của Chí Phèo sau khi ra tù


- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù:

 Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn.


 Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành lưu manh, có tính cách méo mó và
quái dị.
- Hậu quả của những ngày ở tù:

 Hình dạng: biến đổi thành con quỷ dữ ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân hình.
 Nhân tính: triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ
cho Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.
- Quá trình tha hóa của Chí Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành
tay sai cho Bá Kiến

⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính

d. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở


- Tình yêu thương của Thị Nở đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo.

 Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống.
 Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc
 Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.
- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: lần đầu tiên
và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.

⇒ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh

e. Bi kịch bị cự tuyệt


- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .

- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo:

 Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở
 Sau Chí hiểu ra mọi việc: xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.
⇒ Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng
cửa trở về cuộc sống làm người.

4. Đặc sắc nghệ thuật


- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo.

- Ngôn ngữ giản dị, diễn đạt độc đáo.

- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lôgic.

- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.

III. Kết bài


 Khẳng định lại những nét tiêu biểu nhất về mặt nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm Chí Phèo
 Với tác phẩm này, nam Cao đã tố cáo mạnh mẽ xã hội thực dân nửa phong kiến
và đồng thời trân trọng, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người
ngay cả khi tưởng chừng học đã biến thành quỷ dữ

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu với những sáng tác về người nông dân, tác phẩm Chí
phèo được coi là kiệt tác, khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật của ông. Nhà
văn đã dựng lên bức tranh về cuộc sống của những người nông dân dưới sự áp bức
của địa chủ cường hào, đã đẩy họ con đường tha hóa và xuống tận cùng của xã hội.

Truyện Chí Phèo đã tái hiện lại hình ảnh nông thôn Việt Nam, của xã hội Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám. Xã hội này được đặc trưng, một bên bởi những bộ mặt
như Bá Kiến, Lí Cường, Đội Tảo, Bát Tùng và những bè đảng xung quanh chúng, sống
phè phỡn, gian ác, bạo ngược, vừa “du lại với nhau để bóc lột con em, nhưng ngấm
ngầm chia rẽ, nhè từng chỗ hở để mà trị nhau”; một bên là đông đảo những người dân
quê thấp cổ bé miệng, nơm nớp lo sợ, nhẫn nhục, quanh năm đầu tắt mặt tối vẫn
không đủ ăn. Tầng lớp những người như Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức họp thành
một nhóm riêng. Họ là những dân thường, những người lao động nghèo, nhưng đã lưu
manh hóa, bị mua chuộc và trở thành tay sai của bọn cường hào, lí dịch và gây nên
không biết bao nhiêu tai vạ cho những người lương thiện.
Dưới ngòi bút của Nam Cao, bức tranh xã hội hiện ra đầy kịch tính, chất chứa những
xung đột bùng nổ.

Thông qua nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã trực tiếp nêu lên vấn đề con người bị tha
hóa, bị vong thân, mất nhân tính, nhân cách vì bị áp bức bóc lột, vì đói khổ, cùng cực.
Tác giả đã mổ xẻ vấn đề cuộc sống và số phận mỗi con người, ý thức về quyền sống,
quyền làm người, ý thức về nhân cách, nhân phẩm ngay ở những con người bị cộng
đồng khinh bỉ, hắt hủi, gạt ra bên lề xã hội, ngay ở một “thằng cùng hơn cả dân cùng”,
tưởng như đã bị hủy hoại hoàn toàn cả nhân hình và nhân tính.

Bên cạnh đó, truyện Chí Phèo còn giúp người đọc có cơ sở để chia sẻ với những dằn
vặt, đau khổ của con người khi không được làm người, chỉ mong ước được sống bình
thường, “được làm người lương thiện” như mọi người khác mà không được. Sự kết
hợp hai mặt xã hội và nhân bản trong chủ đề mà truyện ngắn Chí Phèo đặt ra càng làm
cho tác phẩm này có giá trị văn học sâu hơn, có sức ngân vang lớn hơn.

Các nhân vật trong truyện của Nam cao đều có những nét tính cách đặc sắc, từ Chí
Phèo, Thị Nở, cho đến Bá Kiến, Lí Cường, Năm Thọ, Binh Chức, Đội Tảo, Tự Lãng, bà
cô Thị Nở v.v… Tất nhiên, trong các nhân vật này, gây ấn tượng mạnh mẽ nhất ở
người đọc là Chí Phèo, Bá Kiến, Thị Nở. Mỗi nhân vật đúng là một cá tính, là “con
người này”, không lẫn vào đâu được, với ngoại hình và tính cách riêng, lối sống riêng,
ngôn ngữ riêng, số phận riêng, đồng thời lại tiêu biểu cho một loại người nào đó về mặt
xã hội, sinh hoạt, tâm lí.

Bá Kiến là điển hình của bọn lí dịch cường hào ở nông thôn. Chúng đều có những nét
chung: hống hách, gian ác, dâm ô, đầy thủ đoạn mưu mô để giành giật và củng cố
chức quyền cho cá nhân và con cái, đục khoét, ức hiếp dân lành, hãm hại những kẻ
không ăn cánh và chống đối. Bá Kiến càng tỏ ra ranh ma quỷ quyệt trong nghề làm
tổng lí, đặc biệt khi phải đối phó với những tên vai vế tranh chấp chức quyền với hắn
hoặc những kẻ cố cùng liều thân. Tùy người, tùy việc, y biết lúc nào thì quát tháo, dọa
nạt, lúc nào thì nhẹ nhàng, dụ dỗ, mua chuộc. Chính nhờ vậy lão mới thực hiện được
mọi ý đồ đen tối của mình, khuất phục được bọn đầu bò đầu bướu, hạ được các phe
cánh đối nghịch trong làng, quyền thế ngày càng thăng tiến và vững vàng. Con người
khôn ngoan lõi đời ấy đã khống chế lừa bịp được Chí Phèo lâu dài, nhưng cuối cùng đã
bị Chí Phèo giết chết, vì từ trong thâm tâm, trong tiềm thức, Chí đã nhận ra lão chính là
kẻ thù của. mình, kẻ đã tước đoạt quyền làm.người của mình.

Đối với Bá Kiến thì Chí Phèo cũng chỉ là một trong số những tên dân cùng liều lĩnh như
Năm Thọ, Binh Chức, cho nên cách xử sự của lão đối với Chí Phèo nói chung cũng
giống “sách lược” đối với hạng đầu bò đầu bướu: dọa nạt, trấn áp công khai hoặc ngấm
ngầm; hoặc nếu cần thì vô hiệu hóa, mua chuộc, lợi dụng làm tay chân. Và Chí Phèo
cũng như Năm Thọ, Binh Chức đều biết rõ bản chất, chỗ mạnh và chỗ yếu của Bá Kiến
và hạng người như lão. Nhưng Chí Phèo phục vụ cho Bá Kiến lâu dài hơn, đắc lực
hơn, ngay từ lúc là một anh canh điền chất phác, khỏe mạnh, và cả sau khi đi tù về trở
thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Chí Phèo cũng bị lão hành hạ, đày đọa, làm nhục
nhiều hơn. Và do vậy, Chí Phèo hiểu rõ lão hơn, nặng oán thù hơn đối với lão. Lúc tỉnh
táo, Chí Phèo đã ý thức rõ về cảnh tủi nhục phải hầu hạ mụ vợ ba của Bá Kiến, về
chuyện bị Bá Kiến hãm hại đẩy vào tù. Sau khi ở tù ra, hắn đã biến thành một con
người khác. Từ một thanh niên hiền lành, rụt rè, hắn đã biến thành một tên lưu manh,
liều lĩnh, hung dữ, rượu chè say khướt, chửi bới suốt ngày. Nhưng lúc tỉnh cũng như
lúc say, trong ý thức và trong tiềm thức, hắn vẫn không bao giờ quên Bá Kiên. Bá Kiến
đúng là nỗi ám ảnh của hắn.

Trong suốt thiên truyện, tác giả chỉ miêu tả ba lần Chí Phèo gặp Bá Kiến, sau khi hắn ở
tù ra. Lần thứ nhất, sau khi uống rượu say, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá
Kiến gọi tên tục của lão ra mà chửi. Hắn định đến để gây sự. Gây sự, chửi bới, chống
đối một người như Bá Kiến vừa đế thỏa sự căm giận, vừa có dịp để lên mặt với những
người xung quanh, vừa có thể vòi tiền uống rượu. Với một người như Chí Phèo, một
người mà sự liều lĩnh hung dữ là một cách để tự giới thiệu mình, để tồn tại và cũng là
để che đậy sự sợ hãi cố hữu, thì không có gì có thể nói trước được về dự định và hành
động. Tất cả tùy thuộc vào tình huống cụ thể. Gặp Lí Cường, bị Lí Cường quát mắng,
tát tai, hắn rạch mặt, la làng, lăn đùng ra ăn vạ. Nhưng khi Bá Kiến “dịu dàng” chào hỏi,
mời mọc, tỏ vẻ ân cần săn sóc, cho tiền, thì hắn lại nguôi ngoai, thích chí, hả hê.

Lần thứ hai, sau khi uống rượu say, hắn lại ngật ngưỡng đến nhà Bá Kiến nói là để đòi
nợ. Gặp Bá Kiến, hắn xin đi ở tù, vì “ở tù còn có cơm ăn, còn ở làng ở nước thì không
làm gì nên ăn, không mảnh đất cắm dùi”. Và, tất nhiên, kèm theo yêu cầu kì quặc ấy, là
những lời dọa dẫm úp mở mà Bá Kiến rất hiểu rõ. Nhưng lần này lão Bá Kiến khôn
ranh lại đẩy Chí Phèo đi đòi nợ Đội Tảo cho lão. Lão nghĩ bất kì kết cục nào cũng đều
có lợi cho lão. Ngẫu nhiên, Chí Phèo lại đòi được nợ và được Bá Kiến cho mấy sào
vườn ở bãi sông cấm thuê của một người làng trước đó. Và cũng từ đó, Chí Phèo bao
giờ cũng say, và khi hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm, gây ra bao
nỗi khiếp sợ và tai vạ cho dân làng.

Lần thứ ba, Chí Phèo gặp Bá Kiến sau khi bị Thị Nở từ chối không nhận làm vợ hắn.
Cùng quẫn, phẫn chí, Chí Phèo uống rượu say, cầm dao đi định “đâm chết cả nhà nó”.
Nhưng Chí Phèo lại quên rẽ vào nhà Thị Nở mà lại đi thẳng đến nhà Bá Kiến, đòi được
làm người lương thiện, và Chí đã đâm chết Bá Kiến rồi tự sát. Kết thúc này bề ngoài có
vẻ ngẫu nhiên, thật ra lại rất tất yếu, bộc lộ rõ tính cách của Chí Phèo, ý đồ tư tưởng
nghệ thuật của tác giả. Đây là một kết thúc khiến cho người đọc phải suy nghĩ rất nhiều
về thực trạng và mâu thuẫn xã hội, về cuộc sống và bi kịch của đời người.

Câu chuyện đã tạo nên một ngã rẽ cho cuộc đời Chí từ khi gặp thị nở. Sau những ngày
hạnh phúc ngắn ngủi với thị, Chí càng cảm thấy thêm cay đắng, khổ sở vì thân phận và
điều này càng đẩy nhanh Chí đến một hành động tuyệt vọng. Chí không chỉ say, hung
dữ, liều lĩnh, gây tội ác, mà còn biết sợ, tính toán, nhận diện được kẻ thù. Chí suy nghĩ,
đau khổ về kiếp sống không bình thường, không ra người, không lương thiện của mình.
Trong những ngày được hạnh phúc với Thị Nở, Chí cũng biết vui, biết mơ ước, biết
buồn, biết ăn năn. Bị Thị Nở từ chối, đối với Chí, là một đòn đau không chịu đựng nổi.
Từ kinh nghiệm sống, từ tiềm thức vô thức, Chí cảm nhận tình trạng bé tắc vô vọng của
mình có nguyên nhân sâu xa hơn tội ác của Bá Kiến. Giết Bá Kiến cũng không có được
sự giải thoát. Và hắn đã tự sát.

Dưới ngòi bút của Nam Cao Chí Phèo không chỉ là hình ảnh những tên cố cùng liều
thân hoặc là điển hình, của những người nông dân lưu manh hóa vì sự áp bức bóc lột
của bọn thực dân phong kiến, mà còn thể hiện bi kịch của con người bị tước đoạt
quyền sống, quyền làm người, quyền được hưởng hạnh phúc. Cái điều rất nghiêm
trang, rất đau lòng, rất tội nghiệp mà Nam Cao đã ghi lại và muốn nhắn gửi cho người
đời thông qua một câu chuyện tưởng như chẳng có gì, một số nhân vật dị dạng và một
giọng văn pha nhiều tính chất hài hước, nội dung thông điệp đó nhiều thế hệ độc giả đã
hiểu và càng đánh giá cao tác giả.
Xây dựng lên những nhân vật tiêu biểu, nhà văn đã dùng những ngôn ngữ của đời
sống, ngôn ngữ được quần chúng nhân dân sử dụng hằng ngày, rất phong phú, sinh
động, giàu hình ảnh. Có thể nói hơn bất kì một nhà văn nào khác cùng thời, ngôn ngữ
Nam Cao cho đến bây giờ vẫn tỏ ra không cũ với thời gian, cả về mặt từ vựng, ngữ
nghĩa, cú pháp.

Phải có sự cảm thông sâu sắc với thân phận những người nông dân Nam Cao mới có
mới có một tác phẩm giá trị như vậy. Ông đã khắc họa lên bức tranh xã hội với những
bọn địa chủ cường hào gian ác, những con người nông dân tội nghiệp, bị chèn ép, bóc
lột, không để cho họ một con đường sống.

Dàn ý phân tích nhân vật Huấn Cao


I. Mở bài
– “Vang bóng một thời” gồm mười một truyện viết về một thời đã xa, nay chỉ còn vang
bóng. Qua tập truyện, Nguyễn Tuân đã bày tỏ sự bất hòa sâu sắc đối với xã hội buổi
giao thời cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở nước ta và ca ngợi những nhà nho tài hoa
không chịu vứt bỏ lương tâm, chạy theo danh lợi, vẫn giữ thiên lương cao đẹp.

– Một trong những nhân vật tiêu biểu là Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”.

II. Thân bài


1. Con người mang nét đẹp của tư thế, khí phách
Bằng một thứ văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính của một thời đã qua,
Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật.

a. Một con người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất.

– Tự trọng, không ham quyền và hám lợi: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền
thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.

– Hiên ngang bất khuất: “… những người chọc trời quấy nước, đến trên đầu người tu,
người ta cũng còn chẳng biết ai nữa…”

b. Chí lớn không thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết
– Chống lại triều đình, bị bắt giam tử ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém,
ông cũng chẳng sợ nữa …”

– Có những suy nghĩ, hành vi thật phóng khoáng: Ông Huấn Cao vẫn thản nhiên nhận
rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình,
dù đang bị giam cầm.

c. Khinh bỉ những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị.

– Dưới mắt ông, chúng chỉ là là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù
ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc, giữa một dõng cặn bã.

– Thái độ và ngôn ngữ nhân vật cực kì khinh bạc. Sau khi viên quản ngục khép nép hỏi
Huấn Cao có cần gì nữa không, ông đã trả lời rất thản nhiên: “Ngươi hỏi ta muốn gì?
Ta chỉ cần có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây”. Khí phách đó, tư thế đó
luôn luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.

2. Con người mang nét đẹp của tâm hồn, tài hoa
a. Tâm hồn cao quý

Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt đẹp của con người: “Tôi bảo thực
đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành
vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối
với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật Huấn Cao vậy.

b. Yêu cái đẹp và cảm thông với người yêu quý cái đẹp.

Huấn Cao kiêu bạc là thế, nhưng khi hiểu được tấm lòng chân thành của ngục quan,
ông vui vẻ nhận cho chữ, mà còn tỏ ra cảm động: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một
tấm lòng trong thiên hạ”.

c. Rất mực tài hoa

– Thư pháp (phép viết chữ, nghệ thuật viết chữ Hán) vốn là một thú tao nhã của người
xưa, bên cạnh cầm, kỳ, thi, họa. Ông Huấn có tài viết chữ đẹp, “vùng tỉnh Sơn ta vẫn
khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”. Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
– Cái tài hoa ấy chỉ dành riêng cho người tri kỷ: “Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình
và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi”. Và lần này như một ngoại
lệ, ông cho chữ viên quản ngục, vì “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các
người”.

– Con người ấy đã thực hiện lời hứa với viên quản ngục, thể hiện cái tài hoa tuyệt thế
của mình trong một khung cảnh đầy xúc động. Bằng hiện pháp đối lập, Nguyễn Tuân
đã làm toát lên chủ đề của truyện trong đoạn cuối truyện.

– Cái cao đẹp (viết chữ vốn là một việc thanh cao, long trọng, với lụa tràng, mực thắm,
nét chữ vuông tươi tắn) đối lập với cái dơ bẩn (cảnh buồng nhà ngục tối, chật hẹp, ẩm
ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián).

– Hình ảnh kì vĩ của người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ đối
lập với hình ảnh co ro của thầy thơ lại run run bưng chậu mực và của viên quản ngục
khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ… chắp tay vái người tù một vái.

=> Tất cả thể hiện ý nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội ác ngự trị, giữa
mảnh đất chết (nhà ngục), bởi một con người sắp chết (tử tội Huấn Cao). Còn lời Huấn
Cao khuyên viên quản ngục lại mang ý nghĩa bổ sung: cái đẹp không thể cũng sống
chung với tội ác.

3. Đánh giá về hình tượng Huấn Cao


- Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù tượng trưng cho cái đẹp của
khí phách, của tài hoa hòa hợp cái đẹp của thiên lương.

- Nhân vật Huấn Cao, cũng như nhiều nhân vật chính diện khác trong Vang bóng một
thời, nhất thiết phải là một con người tài hoa. Song ở Huấn Cao, bên cạnh cái tài hoa,
còn có vẻ đẹp khí phách của một con người có trách nhiệm đối với thời cuộc và cái đẹp
của thiên lương. Đó cũng là nét độc đáo của hình tượng nhân vật Huấn Cao, so với các
nhân vật khác trong Vang bóng một thời.
III. Kết bài
- Nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù” mang tính cổ kính qua
hệ thống ngôn ngữ, lối suy nghĩ, cung cách đối xử… toát lên không khí của một thời mà
nay đã thành vang bóng. Nghệ thuật ấy cũng mang tính hiện đại với nhưng đoạn phân
tích ý nghĩa sâu kín, diễn biến tâm lí nhân vật một cách tinh tế.

- Nhân vật Huấn Cao, con người có trách nhiệm đối với đất nước, hiện lên trong truyện
với một thái độ tôn sùng của Nguyễn Tuân. Đây cũng là sự giãi bày kín đáo niềm “…
khát khao theo đuổi một lý tưởng cao cả của người thanh niên Nguyễn Tuân khi mới
bước chân vào đời”. (Trường Chinh).

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn yêu cái đẹp, ông dành cả sự nghiệp văn chương để tìm
cái đẹp. Với kiến thức uyên bác và phong cách hành văn độc đáo, Nguyễn Tuân đã
đưa hai thể loại truyện ngắn và tùy bút của văn học Việt Nam lên một tầm cao mới,
đóng góp lớn cho sự phát triển nền văn học dân tộc. Và tác phẩm “Chữ người tử tù” là
một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của Nguyễn Tuân và được xem là tác phẩm
thành công nhất của tập “Vang bóng một thời” với những hình tượng nhân vật độc đáo
ông Huấn Cao trong một con người hội tụ đủ tài hoa, khí phách và thiên lương.

Trong truyện, Huấn Cao xuất hiện trong hình tượng người tài hoa, nghệ sĩ - tài viết chữ
đẹp. Ông có tài viết thư pháp vốn là một thú vui tao nhã của người xưa, bên cạnh cầm,
kỳ, thi, họa nhưng nó là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc từ ngàn đời, cần được
bảo tồn, gìn giữ. Huấn Cao viết chữ Hán đẹp, người ta xem những tác phẩm của ông
như là những tác phẩm nghệ thuật để trang trí trong nhà . Ở trong truyện, Nguyễn Tuân
không trực tiếp miêu tả vẻ đẹp tài hoa của Huấn Cao mà thể hiện gián tiếp, thông qua
lời bình luận, lời khen, sự ngưỡng mộ của viên quản ngục và thầy thơ lại “Huấn Cao?
Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và đẹp đó
phải không?”. Tài năng này được thể hiện thông qua thái độ tôn sùng, kính trọng, ước
muốn, nguyện vọng có được câu đối do ông Huấn viết để treo trong nhà của viên quản
ngục: “Chữ ông đẹp lắm, vuông lắm… Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật
báu trên đời”. Sự tài hoa còn thể hiện trong cảnh cho chữ: “một người tù cổ đeo gông,
chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ”. Cái cao đẹp đối lập với dơ bẩn trong ngục tù.
Chơi chữ đẹp, viết chữ đẹp là một nét đẹp cao, trang trọng nhưng lại diễn ra cái dơ dáy
hôi hám của tù ngục. Tất cả thể hiện nghĩa sâu sắc: cái đẹp có thể sản sinh từ nơi tội
ác ngự trị, giữa mảnh đất chết bởi một người cũng sắp chết (một tử tù). Điều này lại
càng cho thấy Huấn Cao thực sự đã trở thành một người nghệ sĩ với nghệ thuật thư
pháp.

Dưới con mắt Nguyễn Tuân, Huấn Cao hiện lên là người có khí phách hiên ngang, bất
khuất. Bằng thể văn xuôi điêu luyện gợi được không khí cổ kính, xưa cũ của một thời
đã qua, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công những nét tính cách nhân vật đó là con
người tự trọng, sống hiên ngang bất khuất. Huấn Cao là thủ lĩnh của phong trào khởi
nghĩa chống lại triều đình, chí lớn không thành, bị tống giam vào ngục chờ xử tử nhưng
khí chất của ông, tư thế nhìn đời của ông luôn bất khuất, hiên ngang, không chút run
sợ. Tự trọng, không ham quyền và hám lợi thể hiện qua : “Ta nhất sinh không vì vàng
ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Là một kẻ “chọc trời khuấy
nước”, khiến bọn binh lính nơi ngục tù phải sợ “Xin thầy để tâm cho. Hắn ngạo ngược
và nguy hiểm nhất trong bọn.”, “dọc ngang nào biết trên đầu có ai", “ra tay tháo cũi sổ
lồng như chơi”. Huấn Cao coi nhà tù thực dân như chốn không người, có tài bẻ khóa
vượt ngục. Nguyễn Tuân xây dựng nhân vật Huấn Cao còn là người có chí lớn không
thành, coi thường gian khổ, kể cả cái chết. Ông chống lại triều đình, bị bắt giam tử
ngục, vẫn coi thường: “Đến cái cảnh chết chém, ông cũng chẳng sợ nữa …” Huấn Cao
không không run sợ, lo lắng mà ngược lại, tỏ rõ khí phách của mình qua hành động “dỗ
gông”: “Huấn Cao, lạnh lùng, chúc mũi gông nặng, khom mình thúc mạnh đầu thang
gông xuống thềm đá tảng đánh thuỳnh một cái. Then ngang chiếc gông bị giật mạnh,
đập vào cổ năm người sau, làm họ nhăn mặt.” Nhân vật Huấn Cao có những suy nghĩ,
hành vi ngạo mạn.Ông vẫn thản nhiên nhận rượu thịt của viên quản ngục, coi như đó là
một việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình, dù đang bị giam cầm. Trong ngục tù, Huấn
Cao không những không sợ, không quy phục viên quan coi ngục thậm chí, còn tỏ rõ
thái độ khinh miệt, cứng cỏi đối với viên quan coi ngục “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ
muốn có một điều. Là nhà người đừng đặt chân vào đây.” Dưới mắt ông, chúng chỉ là
là tiểu nhân thị oai, nên ông luôn tỏ ra khinh bỉ chúng, dù ở giữa cảnh tàn nhẫn, lừa lọc,
giữa một dõng cặn bã. Phong thái ung dung, tự do tự tại và xem cái chết “nhẹ tựa lông
hồng”, ông không chịu khuất phục trước cường quyền. Khí phách đó, tư thế đó luôn
luôn hiên ngang lồng lộng giữa cái nền xám xịt của ngục tù.
Là con người chọc trời khuấy nước, hiên ngang bất khuất, không sợ bất cứ cái gì
nhưng Huấn Cao lại trọng cái bản chất tốt đẹp của con người. Huấn Cao là người có
thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp. Huấn Cao không bao giờ vì vàng bạc hay
quyền lực mà cho chữ “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết
câu đối bao giờ"; trọng tình nghĩa, khinh lợi, xưa nay chỉ cho chữ những người tri kỷ.
Ông cảm kích trước tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quan coi ngục và quyết định
cho chữ ở ngay chốn ngục tù: "Nào đâu có biết một người như thầy Quản đây mà lại có
những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong
thiên hạ.” Không những thế, Huấn Cao tỏ thái độ không chấp nhận sự thiếu rạch ròi, sự
lẫn lộn giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái ác với cái thiện thể hiện rõ qua lời khuyên của
Huấn Cao đối với viên quản ngục. Huấn Cao ca ngợi thiên lương, tức là cái bản chất tốt
đẹp của con người: “Tôi bảo thực đấy, thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã… Ở
đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện
đi”. Lời khuyên bảo cuối cùng đối với viên quản ngục thể hiện cái tâm của nhân vật
Huấn Cao, thể hiện tấm lòng trân trọng đối với người quản ngục có sở thích thanh cao,
có nhân cách sống cao đẹp. Huấn Cao vừa là một anh hùng vừa là một nghệ sĩ, một
thiên lương trong sáng.

Ở Huấn Cao có sự hội tụ của tài hoa, khí phách và thiên lương đã làm nên cảnh cho
chữ - “ một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm,
Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp
của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn
Cao. Cảnh Huấn Cao đang “đậm tô nét chữ” trên “tấm lụa trắng còn nguyên vẹn lần hồ”
dù trong hoàn cảnh “cổ đeo gông, chân vướng xiềng” ở nơi tù ngục ẩm thấp, u ám, bẩn
tưởi và tối tăm. Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng
thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các
hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng
rực rỡ Huấn Cao.

Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đặt nhân vật trong tình huống
truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quản ngục và thơ lại. Đó là cuộc gặp
gỡ giữa tử tù với quan coi ngục, những con người khác xa nhau về hoàn cảnh, giai cấp
nhưng đó lại là cuộc gặp gỡ định mệnh của những kẻ liên tài. Nguyễn Tuân đã miêu tả
Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách
ngang tàng, tác giả sử dụng nghệ thuật tương phản đối lập: giữa ánh sáng và bóng tối,
giữa cái đẹp, cái cao cả và phàm tục, dơ bẩn. Đặc biệt ở cảnh cho chữ. Ngôn ngữ miêu
tả nhân vật giàu chất tạo hình: sử dụng nhiều từ Hán - Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu
khí của người xưa làm tăng thêm không khí, vẻ đẹp của một thời vang bóng đã xa xưa.

Trải qua hàng chục năm nhưng tác phẩm "Chữ người tử tù" cùng tên tuổi Nguyễn Tuân
vẫn sống mãi trong lòng người hâm mộ. Hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác
phẩm cứ thế bay cao bay xa với những nét nổi bật: một nho sĩ tài hoa, một trang anh
hùng dũng liệt và một con người có thiên lương trong sáng.

TRÀNG GIANG

I. Mở bài:
- Giới thiệu những nét chính về tác giả Huy Cận (đặc điểm tiểu sử, con người, các sáng
tác tiêu biểu, đặc điểm sáng tác,...)
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Tràng giang” (hoàn cảnh ra đời, xuất xứ, khái quát
những nét cơ bản về giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,...)
II. Thân bài:
* Nhan đề và câu thơ đề từ
- Nhan đề:
+ Một từ Hán Việt mang sắc thái cổ kính, với nghĩa là sông dài.
+ Sử dụng hai vần vần mở, có độ vang, độ ngân xa liên tiếp nhau, gợi lên hình ảnh một
con sông vừa dài vừa rộng.
- Câu thơ đề từ: Khái quát một cách ngắn gọn, đầy đủ tình và cảnh trong bài thơ
* Khổ 1
- Câu thơ mở đầu khổ thơ thứ nhất đã mở ra một hình ảnh sông nước mênh mang.
→ Từ “điệp điệp” gợi lên hình ảnh những đợt sóng cứ nối đuôi nhau vỗ vào bờ không
ngừng nghỉ, không dứt, tô đậm thêm không gian rộng lớn, bao la.
- Hình ảnh: con thuyền xuôi mái nước gợi lên sự nhỏ nhoi
→ Hình ảnh đối lập giữa không gian sông nước mênh mông với hình ảnh con thuyền
nhỏ bé càng gợi lên trong chúng ta sự cô đơn, le loi.
- Hai câu cuối:
+ Thuyền và nước như có một nỗi buồn chia lìa đang đón đợi, cho lòng “sầu trăm ngả”.
Đặc biệt, giữa cảnh sông nước mênh mông ấy,
+ Hình ảnh “củi một cành khô lạc mấy dòng” gợi lên trong lòng người đọc ám ảnh khôn
nguôi về cõi nhân sinh, lạc lõng, bơ vơ, không biết rồi sẽ trôi dạt về đâu
→ Trong khổ thơ thứ nhất, nếu ví dòng tràng giang là dòng đời vô tận thì hình ảnh con
thuyền, cành củi khô chính là hình ảnh tượng trưng cho kiếp người nhỏ nhoi, vô định,
đồng thời gợi lên nỗi buồn không nguôi, không dứt của tác giả.
* Khổ 2
- Hai câu thơ đầu đã vẽ nên một không gian hoang vắng, hiu quạnh:
+ Nghệ thuật đảo ngữ cùng từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu” đặc biệt gợi cảm đã gợi lên sự thưa
thớt, hoang vắng, lạnh lẽo
+ Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” là câu thơ có nhiều cách hiểu nhưng dẫu
hiểu theo cách nào thì câu thơ vẫn gợi lên trong lòng người đọc nỗi buồn, sự hoang
vắng, tàn tạ, thiếu vắng đi sự sống của con người
- Hai câu sau, không gian như được mở rộng cả về bốn phía làm cho cảnh vật vốn đã
vắng vẻ lại càng thêm cô liêu và tĩnh mịch hơn, từ đó gợi lên cả nỗi buồn, sự cô đơn
đến tột cùng của lòng người
* Khổ 3
- Hình ảnh “bèo dạt về đâu hàng nối hàng”: gợi lên hình ảnh về kiếp người, cõi nhân
sinh trôi nổi, không biết rồi sẽ đi đâu, về đâu.
- Nghệ thuật phủ định được lặp lại: “không một chuyến đò ngang”, “không cầu”.
→ Ở nơi đây không có bất cứ thứ gì gắn kết đôi bờ với nhau, nó thiếu đi dấu vết của sự
sống, của bóng hình con người và hơn hết là tình người, mối giao hòa, thân mật giữa
con người với nhau
* Khổ 4
- Hai câu thơ đầu khổ thơ: Vẽ nên một bức tranh thiên nhiên chiều tà với vẻ đẹp hùng
vĩ, nên thơ.
+ Hình ảnh những đám mây trắng cứ hết lớp này đến lớp khác nối tiếp nhau “đùn” lên
dưới ánh nắng chiều như tạo nên những quả núi dát bạc.
+ Hình ảnh cánh chim xuất hiện như ánh lên một tia ấm áp cho cảnh vật song nó vẫn
không làm vơi đi nỗi buồn trong sâu thẳm tâm hồn của nhà thơ.
- Hai câu thơ cuối đã thể hiện nỗi nhớ quê hương da diết, cháy bỏng của tác giả
+ Hình ảnh “dờn dợn vời con nước” không chỉ tả những đợt sóng lan xa mà hơn thế nó
còn gợi lên cảm giác buồn nhớ đến vô tận của nhà thơ - nỗi buồn của người xa xứ
đang nhớ quê hương da diết.
+ Câu thơ cuối đậm chất cổ điển khép lại bài thơ đã diễn tả một cách chân thực và rõ
nét niềm thương nhớ quê hương đất nước của nhà thơ
III. Kết bài:
Khái quát những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và những cảm nhận
của bản thân.
Mỗi ai khi đi xa đều mang trong mình chút hình chút bóng thân thương của dòng sông
quê hương. Đặc biệt đối với các nhà thơ, nhà văn, dòng sông quê luôn là nguồn cảm
hứng không bao giờ vơi cạn, thôi thúc các nhà thơ không thể kìm lòng mà phải viết.
Một dòng sông “nước gương trong soi tóc những hàng tre” trong thơ Tế Hanh, một con
sông Đà trong tùy bút Nguyễn Tuân, một dòng sông Hương êm đềm trong văn Hoàng
Phủ… Và chỉ khi đến với “Tràng giang” của Huy Cận, ta mới thấy hết được những gì
đẹp nhất, thơ nhất nhưng cũng chứa chan tình quê trong cảm thức của tác giả.
Mang trong mình cả cái tài, cái tâm lẫn cái tầm, Huy Cận được mệnh danh là nhà thơ
lớn, nhà văn hóa lớn. Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ
ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc. Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn
Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ – những khi đạt đến độ thuần
thục – rất dễ đi vào lòng người. Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân
ca Nghệ Tĩnh – trong tay Huy Cận – vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc;
sắc thái biểu hiện được phát huy rõ rệt. Chất suy nghĩ bàng bạc khắp các tứ thơ.
Hình ảnh thơ Huy Cận thường không sắc sảo, gây ấn tượng mạnh mà thâm trầm, khơi
gợi; như len nhẹ, như ngấm sâu vào tâm hồn và trí tuệ người đọc. Những bức tranh
thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít đường nét, giản ước theo bút pháp cổ điển,
gợi nhiều hơn tả. Do đó, có thể nói: ấn tượng không gian có được – trước hết – nhờ
phong vị Ðường thi. Nhà thơ Xuân Diệu có lần từng nhận xét: “Thơ viết về đất nước,
thiên nhiên và quê hương là một điểm mạnh của Huy Cận. Dường như ở đây nhà thơ
đã toát ra một mảng hương sắc sâu xa, cao đẹp nhất của tâm hồn mình”. Và “Tràng
giang” đã thể hiện sâu sắc điều đó.
“Tràng giang” là bài thơ tuyệt bút in trong tập “Lửa thiêng” xuất bản năm 1940. Theo tác
giả cho biết, vào một buổi chiều thu 1939, khi còn là sinh viên trường Đại học Canh
nông, Huy Cận đứng ở bờ nam bến Chèm, ngắm dòng sông Hồng mênh mông, lòng
dào dạt xúc động mà viết bài thơ này. Đó là những cảm nhận về tràng giang và một nỗi
buồn man mác dâng lên lúc hoàng hôn khi nhà thơ đứng trước cảnh: “Sông dài, trời
rộng, bến cô liêu.”
Có thể nói nhan đề của một bài thơ chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc
có thể lần mò theo đó khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và bài thơ
“Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩ, nỗi niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề vẻn vẹn
hai từ “Tràng giang”.
“Tràng giang” hay còn gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài.
Nhưng tác giả lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vốn dĩ
“Trường giang” chỉ có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại
“Tràng giang” vừa nói con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của
chính tác giả. Vần “ang” kéo dài ra như nỗi niềm của Huy Cận chưa bao giờ vơi khi
đứng trước con sông rộng lớn mênh mông này.
Bước vào thế giới của Tràng giang, ta như lạc vào một miền sông dài trời rộng đầy
cuốn hút:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về, nước lại sầu trăm ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng.
Câu thơ đầu mở ra với sóng. Không ồn ào, mạnh mẽ mà là “sóng gợn”. Động từ “gợn”
vừa miêu tả tư thế, vừa miêu tả tâm thế. Bởi lẽ, “gợn” trước hết gợi đến những chuyển
động vô cùng nhỏ, chậm rãi của sóng. Tuy là một động từ nhưng thực chất “gợn” gợi ra
cái không khi tĩnh lặng, im ắng của thiên nhiên sông nước. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh
của nhà thơ sao thật tài tình. Chi tiết hé mở hoàn cảnh thiên nhiên, nhưng cũng mở ra
không gian tâm trạng của nhà thơ. Ta thấy ở đó tâm thế của một con người mang trong
mình sự sâu lắng, mà cũng đượm buồn.
Sóng không chỉ là sóng sông mà còn là sóng lòng, sóng tâm đang nhẹ nhàng từng gợn
nhỏ, thấm cái “buồn điệp điệp” toát ra từ cảnh và dội vào lòng thi nhân. Từ láy "điệp
điệp” không chỉ vẽ lên những đợt sóng gợn liên hồi của sông nước mà còn là dòng
sông tâm trạng của nhà thơ, sóng lòng từng đợt từng đợt cuộn vào nhau. Đặc biệt hơn,
ngay ở câu đầu, tác giả đã nhắc lại nhan đề bài thơ không phải không có dụng ý.
“Tràng giang” là con sông vừa dài vừa rộng, gợi ra không gian rộng lớn, choáng ngợp.
Đặt giữa cái nền ấy là một con người lẻ bóng, nhỏ nhoi đang đưa cặp mắt buồn theo
mấy con sóng lăn tăn tít tắp đến tận chân trời.
Điều này càng tô đậm thêm nỗi lòng của Huy Cận, một thi sĩ sẵn sàng buồn mọi lúc mọi
nơi. Nỗi buồn của người lữ thứ dừng chân trên quán chật đèo cao, buồn đêm mưa,
buồn nhớ bạn, buồn khi nắng xuống, khi chiều lên, thậm chí là buồn khi không còn thấy
những dấu chân trên đường.
Nếu như câu thơ đầu chập chùng sóng vỗ thì đến những câu tiếp theo đã thấp thoáng
bóng dáng của con thuyền. “Con thuyền xuôi mái nước song song” hay cũng chính là
con thuyền trôi vô định, trôi song song dòng nước, cho con sóng đưa đi. Hình ảnh đó
gợi cho tôi một tâm thế buông xuôi, phó mặc cho dòng đời, sự đời đưa đẩy của thi
nhân. Cùng với nỗi “buồn điệp điệp” trên, câu thơ càng làm sáng tầng ý nghĩa sâu sắc
này.
Có thể nói, câu thơ thứ ba là một sáng tạo tài tình của tác giả. Theo lẽ thường, nước
đẩy, thuyền trôi. Thuyền trôi theo dòng nước. Nói cách khác, thuyền và nước không
bao giờ tách rời nhau, ngược chiều nhau. Nhưng với Huy Cận thì “thuyền về, nước lại”.
Hai thế đối lập gợi ra cái vô lí trong logic nhưng thực chất, xét ở bề sâu, bề sau, bề xa,
ta càng hiểu được hơn nỗi lòng của người lữ khách miền sông nước.
Phải chăng đó là mặc cảm chia lìa trong cảm nhận của Huy Cận khi đứng trước sông
dài trời rộng? Cũng như Hàn Mặc Tử khi còn nằm trên giường bệnh, nhìn ra xa mà
thấy “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Đó là nỗi buồn đầy ám ảnh trong mặc cảm chia
li. Thế nên Huy Cận “sầu trăm ngả”. Nỗi sầu to lớn mà không gì có thể bù đắp được.
Toàn bộ nỗi lòng của nhà thơ cuối cùng được kết đọng cả trong hình ảnh “củi một cành
khô lạc mấy dòng”. Thơ ca từ cổ chí kim, nỗi buồn được cắt nghĩa dưới vô vàn hình hài
góc cạnh khác nhau. Có cái nỗi buồn khi thấy “cây ngô đồng, vàng rơi vàng rơi thu
mênh mông” (Bích Khê), có cái nỗi buồn trước “rặng liễu đìu hiu” (Xuân Diệu), lại có cái
buồn khi nghe thấy tiếng gà gáy não nùng trong thơ Lưu Trọng Lư. Nhưng có lẽ, buồn
trước một cành củi khô thì chưa bao giờ xuất hiện trong kho tàng văn học Việt Nam.
Củi chỉ những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh, cũng trôi lênh đênh vô định trong dòng
chảy của cuộc đời. Vậy nên, “củi một cành khô lạc mấy dòng” là điều không thể tránh
khỏi.
Khổ thứ hai tiếp tục cái mạch thơ của khổ đầu:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.
Điều đầu tiên gây ấn tượng trong lòng độc giả là phép đảo ngữ. Từ láy “lơ thơ” được
đặt lên đầu câu, nối tiếp sau đó là “cồn nhỏ gió đìu hiu”. Một câu mà xuất hiện liên tiếp
ba tính từ chỉ sự xơ xác, nhỏ bé, lẻ loi của tạo vật. Đìu hiu, hay cũng chính là cái buồn
không ai chia sẻ đang dậy sóng trong tác giả.
Thay vì là bức tranh thiên nhiên như khổ một, khổ thơ thứ hai lại tái hiện cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày mà tiêu biểu nhất là hình ảnh chợ chiều thời điểm vãn. Chợ vốn dĩ
miêu tả cảm giác đông đúc, ấm no, tràn đầy sức sống, đúng như Nguyễn Trãi từng
miêu tả: “Lao xao chợ cá làng Ngư Phủ”. Đủ để thấy cái vui tươi nhộn nhịp của một
phiên chợ. Huy Cận không như thế, ông chọn cho mình thời điểm vãn chợ như một tín
hiệu nghệ thuật đặc sắc. Chợ vãn là khi “người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên
đất chỉ còn vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía…” (Thạch Lam). Chi tiết gợi ra cái hoang
tàn, xơ xác, hiu quạnh, heo hút của làng quê miền sông nước, cũng là gợi mở cái buồn
vô hạn trong lòng thi nhân.
Hai câu cuối là một sáng tạo nghệ thuật tiêu biểu cho cái hồn thơ đậm phong vị Đường
thi của Huy Cận. Câu trước, câu sau đối nhau, niêm luật sử dụng chặt chẽ cùng các
động từ, tính từ đối nhau từng cặp: lên – xuống, dài – rộng như mở thêm cho không
gian. Sông nước đã rợn ngợp nay càng rộng lớn hơn nhiều lần. Sông nước mở ra theo
chiều cao, chiều sâu, chiều dài, chiều rộng. Không gian như đang giãn nở từ từ theo
mọi chiều kích. Đọc câu thơ ta thấy như mọi vật đang chuyển động ra xa hơn, cao hơn,
rộng hơn, sâu hơn. Và ở chính giữa bức tranh ấy, ta thấy tâm điểm vẫn là bóng dáng
nhỏ bé tưởng chừng đơn độc, hiu quạnh giữa vũ trụ. Nỗi buồn, nỗi sầu của thi nhân vì
thế mà nhân lên gấp bội lần.
Khổ thơ thứ ba vẫn tiếp tục mạch cảm xúc về sự hờ hững, mất hết liên lạc giữa các sự
vật. Con mắt nhà thơ nhìn vào bèo, những sinh thể nhỏ nhoi, yếu đuối giữa mặt nước
mênh mông.
Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.
Cảnh mênh mang, buồn bã, trống vắng của Tràng giang được nhân lên mấy lần phủ
định. Chiếc cầu, con đò bắc nối đôi bờ, là biểu hiện của sự giao nối của con người và
cuộc sống, thường gợi lên không khí tấp nập, thân tình, gợi nhớ quê hương: “Chiếc cầu
là nơi hò hẹn của đôi ta - Đêm trăng sáng trên cầu anh thổi sáo - Đêm trăng sáng chân
cầu em giặt áo - Nhịp cầu nối những bờ vui” (Nhịp cầu nối những bờ vui). Nhưng ở đây,
không một chiếc cầu bắc nối đôi bờ, nghĩa là tuyệt nhiên không một dấu vết của sự
sống hay một cái gì gợi đến tình người, lòng người muốn gặp gỡ lại qua đôi bờ hoang
vắng.
Hai bờ sông cứ thế chạy dài về phía chân trời như hai thế giới cô đơn, xa lạ, không bao
giờ gặp nhau, không chút niềm thân mật của những tâm hồn đồng điệu. Cảnh "tràng
giang" nay chỉ còn “lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”. Bức tranh thật đẹp nhưng tĩnh lặng
và buồn đến nao lòng.
Trên mặt nước ấy xuất hiện hình ảnh cánh bèo lẻ loi, đơn độc, gợi đến thân phận “cánh
bèo mặt nước” (Nguyễn Du), sự tan tác, chia lìa, phiêu bạt:
Phận bèo bao quản nước sa
Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh
(Nguyễn Du)
Câu thơ cho ta thấy: Bèo dạt hoa trôi trên dòng tràng giang hay cũng chính là kiếp trôi
nổi của con người trong dòng thời gian. Cả bốn câu, mỗi câu một nỗi buồn riêng, kéo
nhau như sóng gợn trong lòng Huy Cận.
Không nhìn dòng nước buồn hiu hắt nữa, nhà thơ dắt chúng ta nhìn đến cao hơn:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa.
Trong thơ của Huy Cận cũng có cánh chim và đám mây như trong một số bài thơ cổ
nói về buổi chiều, tuy nhiên, hai hình ảnh này không có tác dụng hô ứng cho nhau như
trong thơ cổ, mà chúng còn có ý nghĩa trái ngược nhau. Trong buổi chiều muộn, nhưng
từng lớp, từng lớp mây trên cao kia vẫn chất chồng lên nhau, tạo thành những núi bạc,
nổi bật trên nền trời xanh trong. Đây là một cảnh vật hùng vĩ biết bao! Đó không phải
đám mây cô đơn lững lờ trôi giữa tầng không khi chiều về như trong thơ của Hồ Chí
Minh. Mây ở đây chất chồng, ánh lên trong nắng chiều, làm cho cả bầu trời trở nên đẹp
đẽ và rực rỡ. Giữa khung cảnh ấy, một cánh chim nhỏ nhoi xuất hiện. Cánh chim bay
giữa những lớp mây cao đẹp đẽ, hùng vĩ như càng làm nổi bật lên cái nhỏ bé của nó.
Nó đơn côi giữa trời đất bao la, tựa như tâm hồn nhà thơ bơ vơ giữa đất trời này.
Đặt cánh chim và những núi mây bạc ở thế đối lập, đã tô đậm thêm nỗi buồn trong lòng
nhà thơ. Nỗi buồn như thấm đượm, lan tỏa trong khắp cả không gian:
Lòng quê dờn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.
“Lòng quê” hay cũng chính là hồn quê, tình quê trong lòng thi nhân, sự hướng tâm chứ
không chỉ đơn thuần là tấm lòng chất phác, quê mùa. Hai từ “dờn dợn” cho ta cảm
nhận sóng biển đang ở bên ta, sóng biển cũng biết nhớ thương hay tác giả đang nhớ
thương vậy? Hai từ “dờn dợn “còn gợi cho ta thấy được sự lên xuống uốn lượn của
sóng biển hay nỗi nhớ trào dâng của nhà thơ khi đứng trước cảnh hoang vắng của một
buổi chiều tà. Và nỗi nhớ ấy không chỉ một lần mà là liên tục, nhiều lần nhưng nỗi ấy
mới chỉ là “dờn dợn” mà chưa phải là cuồng nhiệt. Câu thơ muốn nói lên lòng nhớ quê
hương khi tác giả đứng trước sông nước rợn ngợp.
Câu thơ cuối cùng kết lại toàn bài. Đó chính là điểm nhấn sâu sắc nhất, đóng lại tư
tưởng, tình cảm của bài thơ. “Không khói hoàng hôn” nghĩa là không một yếu tố ngoại
cảnh nào tác động trực tiếp đến thi nhân nhưng tại sao nhà thơ vẫn nhớ nhà?
Đặt trong thơ ca từ cổ chí kim, Thôi Hiệu đã từng bày tỏ nỗi hoài hương của mình thế
này: “Quê hương khuất bóng hoàng hôn / Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai”
(Hoàng Hạc Lâu). Trước cảnh mà dâng trào nên tình nhớ. Còn ở phần phân tích bài
thơ Tràng giang của Huy Cận, ta lại thấy không một chút gợi nhớ nhưng tấm lòng nhà
thơ vẫn hướng về quê cha đất tổ. Đủ để thấy cái tình quê ấy nó đậm đà biết nhường
nào. Đặt trong hoàn cảnh ra đời bài thơ, Huy Cận đứng trước dòng sông quê hương
mà vẫn nhớ quê hương, thâm trầm nhưng sâu sắc. Tình cảm ấy, tấm lòng ấy, mấy ai
sánh kịp?
Dưới hình thức một bài thơ đậm phong vị Đường thi, kết cấu mạch lạc và cái tài sáng
tạo ngôn ngữ, hình ảnh của tác giả, bài thơ hiện lên như một bản hòa ca mà ở đó, các
nốt nhạc đều hợp sức tấu lên khúc ca yêu thiên nhiên, đất nước. Nhà phê bình Phan
Cự Đệ có lần từng nhận xét: “Các nhà lãng mạn gửi gắm vào trong thơ một tấm lòng
tha thiết yêu thiên nhiên đất nước và một sự nâng niu đối với tiếng Việt, lúc bấy giờ bị
xem như tiếng mẹ ghẻ, tiếng con đòi…
Tiếng nói trong Thơ mới là tiếng mẹ đẻ yêu thương, phong cảnh trong Thơ mới chính là
đất nước Việt Nam mĩ lệ với những vẻ đẹp riêng của từng vùng quê hương (“Quê
hương” của Tế Hanh, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Đà Lạt đêm sương” của
Quách Tấn, “Chùa Hương” của Nguyễn Nhược Pháp, “Chiều xuân” của Anh Thơ…).
Cho nên ta có thể dễ dàng thống nhất với Xuân Diệu khi anh viết: “Tràng giang” là một
bài thơ ca hát non sông đất nước, do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn Tổ quốc”.
Thời gian có thể phủ bụi một số thứ. Nhưng có những thứ càng rời xa thời gian, càng
sáng, càng đẹp. “Tràng Giang” của Huy Cận là một bài thơ như thế. Cùng với tấm lòng
chan chứa tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ, thi phẩm sẽ còn sống mãi với
chúng ta cho đến tận muôn đời.

You might also like