You are on page 1of 3

HAI ĐỨA TRẺ - THẠCH LAM

I. Khái quát về tác giả - tác phẩm


1/Về tác giả:
- Thạch Lam ( 1910 – 1942) tên thật là Nguyễn Tường Vinh. Ông là một trong
những cây bút viết truyện ngắn tài hoa của nhóm Tự lực văn đoàn.
- Tác phẩm của Thạch Lam đậm cảm hứng lãng mạn nhưng không thoát li
hiện thực đời sống: thấm đượm lòng nhân ái với một văn phong nhẹ nhàng,
man mác chất thơ. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ trữ tình
đượm buồn trong đó luôn thể hiện cảm quan hiện thực sâu sắc.

2/ Tác phẩm
- “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn xuất sắc của Thạch Lam in trong tập “Nắng
trong vườn” (1938).
- Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu xa, thấm thía của nhà văn với cảnh
sống quẩn quanh, mòn mỏi, tăm tối của chị em Liên và những người dân
nghèo nơi phố huyện. Qua bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật
chính ( Liên) trong tác phẩm, nhà văn dẫn người đọc vào thế giới của tâm trạng,
cảm giác, bâng khuâng buồn- vui cùng nhân vật.
II. Phân tích
1. Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn:
a.  Không gian thiên nhiên: 
Được hiện lên với nhiều âm thanh, màu sắc, hình ảnh và đường nét 
- Âm thanh:
+ Âm thanh của tiếng trống thu không. Trong cảm nhận của Liên, những âm
thanh ấy vang ra từng tiếng một - cảm giác cho thấy không gian xung quanh
Liên rất yên ả, tĩnh lặng và trong một sắc thái nào đó, nó gợi liên tưởng tới sự
ngưng đọng buồn tẻ của thời gian. Tiếng trống ấy không đơn thuần chỉ là tín
hiệu vô tri, hững hờ của thời gian mà nó còn là âm thanh để “gọi” buổi chiều.
Động từ “gọi” khiến tiếng trống phút hoàng hôn như có linh hồn, tâm trạng
của một người buồn bã.
+ Âm thanh của tiếng ếch nhái kêu văng vẳng gợi sự buồn tẻ, hiu quạnh của
xóm làng, tiếng muỗi vo ve làm rõ hơn sự tĩnh lặng của chiều tàn

- Hình ảnh, màu sắc:


+ Hình ảnh hoàng hôn với mặt trời đỏ rực như lửa cháy, những đám mây
hồng được so sánh với “hòn than sắp tàn” - đều là những gam màu chói gắt và
ấm nóng, nhưng vẫn không xua được cảm giác về sự lụi tàn bao trùm lên không
gian chiều quê.
+ Nét vẽ bóng tối bắt đầu hiện lên bằng nét ngược sáng của hoàng hôn với bóng
tối đen sẫm của dãy tre làng in trên nền trời, bóng tối xuất hiện ở cả những
viên đá nhỏ, “một bên sáng, một bên tối”, và từ đó, màn đêm dần buông
xuống.
=> Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển
chuyển, tinh tế. Mỗi câu như một nét vẽ đơn sơ, không cầu kỳ kiểu cách nhưng
lại gợi được cái hồn của cảnh vật, cái thần thái của thiên nhiên …Mỗi câu văn
như mở ra một cảnh: cảnh trước gọi cảnh sau rất độc đáo và ấn tượng…
=> Một bức “họa đồng quê” quen thuộc, gần gũi, bình dị và gợi cảm, không kém
phần thơ mộng, mang cốt cách của hồn quê Việt Nam. Qua đó thể hiện được
tình cảm và gắn bó của nhà văn với một vùng quê nghèo.
b. Cuộc sống của người dân:
- Cảnh chợ tàn: người về hết , tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi…Nhìn
những rác rưởi để lại cũng đủ thấy rõ sự nghèo nàn và tàn tạ nơi đây.
- Hình ảnh người dân xuất hiện với : 
+ Mấy đứa trẻ con nhà nghèo đang tìm tòi, nhặt nhạnh rác -> Họ phải duy trì
sự sống bằng những phế thải của sự sống đã cho thấy sự tàn tạ buồn thảm ở cuộc
sống nơi đây
+ Mẹ con chị Tí tiêu biểu cho những kiếp người tàn. Ban ngày chị mò cua bắt
tép, một công việc chất chưởng cầu may, tối đến dọn hàng nước nhỏ trên cái
chõng tre. Khách của chị loanh quanh chỉ là vài anh phu xe, phu gạo, mua nhiều
lắm cũng chỉ bát nước chè tươi hay điếu thuốc lào - kiếm chẳng được bao mà
hôm nào chị cũng dọn hàng. 
+ Ấn tượng nhất cho những kiếp đời tàn là bà cụ Thi điên với tiếng cười
“khanh khách”, “lảo đảo” khuất dần trong bóng tối. Cảnh hai chị em Liên
đứng sững nhìn theo cụ không chỉ thể hiện cảm giác sợ hãi mà còn bộc lộ nỗi
xót thương, ái ngại cho một kiếp sống vô cảm, vô thức. Cuộc đời cụ cũng là một
bóng tối triền miên, góp phần làm dày đặc thêm bóng tối của phố huyện.
+ Gia đình bác Siêu dọn hàng với món quà xa xỉ thường bị ế ẩm, gia đình
bác Xẩm trên manh chiếu rách, với mấy tiếng đàn bầu bật trong yên lặng
không có người nghe, ... là những con người nhỏ bé thể hiện rõ thêm cuộc sống
tàn tạ nơi phố huyện nghèo.
+ Bản thân chị em Liên cũng đang sống trong một kiếp đời tàn. Cuộc sống với
những gì có thể coi là tốt đẹp đã lùi vào dĩ vãng, vào mơ tưởng về Hà Nội xa
xăm. Bây giờ, bố mất việc, mẹ quần quật suốt ngày với gánh hàng, hai chị em
trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu ế ẩm 
=> Tất cả đều thể hiện sự tàn lụi ( cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ); sự
nghèo đói, khó khăn, tiêu điều đến thảm hại của người dân nơi phố huyện. 

You might also like