You are on page 1of 13

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP KIẾN THỨC

Môn: NGỮ VĂN 11

Phần I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

BÀI 5. HAI ĐỨA TRẺ


-Thạch Lam

1.Tác giả
- Thạch Lam là nhà văn tiêu biểu của văn học hiện đại Việt Nam.
- Là con người điềm đạm, nồng hậu và rất đỗi tinh tế.
- Có biệt tài về truyện ngắn.Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm,
chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn đối với tâm hồn
con người.Văn phong trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
2. Truyện “Hai đứa trẻ”
a. Xuất xứ: Trích trong tập “Nắng trong vườn” (1938). Tiêu biểu cho phong cách
truyện ngắn của Thạch Lam, kết hợp giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
b. Nội dung
b.1.Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn và tâm trạng của Liên:
+ Bức tranh thiên nhiên:
- Từ âm thanh (Tiếng trống thu không gọi chiều về, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng
ruộng, tiếng muỗi vo ve…) đến hình ảnh, màu sắc (Phương tây đỏ rực như lửa cháy”,
những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, “dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền
trời”….đã gợi tả chân thực một bức hoạ đồng quê quen thuộc, bình dị, buồn nhưng thơ
mộng, gợi cảm rất Việt Nam.
- Câu văn: dịu êm, nhịp điệu chậm, giàu hình ảnh và nhạc điệu, uyển chuyển, tinh tế
gợi những xúc cảm nồng hậu, ấm áp trước một bức tranh quê thân thuộc.Nghệ thuật
miêu tả ý vị, giàu sức gợi rất đặc trưng của Thạch Lam.
+ Bức tranh đời sống:
- Cảnh chợ tàn:
. Chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất.
.Chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Con người:
. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi, nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ.
. Mẹ con chị Tí: với cái hàng nước đơn sơ, vắng khách.
. Bà cụ Thi: hơi điên đến mua rượu lúc đêm tối rồi đi lần vào bóng tối.
.Bác Siêu với gánh hàng phở - một thứ quà xa xỉ.
.Gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn và lòng hảo tâm của khách qua
đường.
* Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ: sự tàn lụi, sự nghèo đói, tiêu điều của phố
huyện nghèo.
+ Tâm trạng của Liên:
- Hoàn cảnh: Thiếu nữ mới lớn với tâm hồn nhạy cảm, tươi mới đã phải đối mặt với
những mất mát, buồn thương (Bố thất nghiệp, gia đình sa sút, chuyển từ Hà nội về phố
huyện nghèo, phải giúp mẹ bán hàng…).
- Tâm trạng:
. Cảm nhận “mùi riêng của đất, của quê hương này” với một tấm lòng thuần hậu, đầy
yêu mến.
. Buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn (Thấy lòng buồn man mác…) và những kiếp
người tàn (Động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị cũng không có
tiền mà cho chúng, xót thương mẹ con chị Tí ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng
nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu).
. Rung động trước vẻ đẹp giản dị của thiên nhiên, nhất là khao khát những nguồn ánh
sáng
=> Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con
người.
- Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình:
. Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
. Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ, nhất là sự lụi tàn những vẻ đẹp tâm
hồn trong hoàn cảnh cơ cực.
b.2. Bức tranh phố huyện lúc đêm khuya:
+ Không gian có sự tương phản giữa “bóng tối” và “ánh sáng”:
- Phố huyện về đêm ngập chìm trong bóng tối: Bóng tối xâm nhập, bám sát mọi sinh
hoạt của những con người nơi phố huyện.( “Đường phố và các ngõ con dần dần chứa
đầy bóng tối”, “Tối hết con đường thẳm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các
ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa”).
- Ánh sáng của sự sống hiếm hoi, bé nhỏ. Đó là thứ ánh sáng yếu ớt, le lói như những
kiếp người nghèo khổ nơi phố huyện.(Chấm sáng, hột sáng, khe sáng, vệt sáng….)
=> Sự tương phản ấy làm nổi bật hình ảnh những kiếp người nhỏ bé sống leo lét, tàn
lụi trong đêm tối mênh mông của xã hội cũ.
+ Đời sống của những kiếp người nghèo khổ trong bóng tối:
- Vẫn nhịp sống nghèo khổ quẩn quanh (Chị Tí dọn hàng nước, bác Siêu hàng phở thổi
lửa, gia đình bác xẩm góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bật trong im lặng…) và tẻ
nhạt (những mẩu đối thoại vẩn vơ, không chủ đích…,những mong chờ vô vọng về
những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ vào hàng uống bát che tươi và hút điếu
thuốc lào) và nhất là sự quen thuộc đến nhàm chán ( “Họ” là ai mọi người đều biết..),
- Tất cả đều khắc khoải mơ ước xa vời về tương lai chất chứa những buồn chán trước
hiện tại: “chừng ấy người trong bóng tối dang mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc
sống nghèo khổ hàng ngày của họ”
* Giọng văn: chậm buồn, tha thiết thể hiện niềm cảm thương của Thạch Lam với
những mảnh đời chìm dần đi trong bóng tối.
b.3. Hình ảnh chuyến tàu
+ Hình ảnh đoàn tàu với âm thanh sôi động, ánh sáng rực rỡ như đã đem một thế giới
khác đi qua.
+ Tâm trạng đợi tàu
- Lí do:
. Để bán hàng
.Để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua – hoạt động cuối cùng của đêm khuya.
- Tâm trạng:
.Trước khi tàu đến: hồi hộp, náo nức.
. Khi tàu đến: vui sướng, hạnh phúc, mơ mộng.
. Khi tàu qua: bâng khuâng, luyến tiếc.
* Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con tàu:
- Biểu tượng của một thế giới đáng sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập
với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ, tối tăm của người dân phố huyện.
- Hình ảnh của Hà Nội, của hạnh phúc, của những kí ức tuổi thơ êm đềm.
- Là khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh, không chấp
nhận cuộc sống tầm thường, nhạt nhẽo đang vây quanh.
* Thông điệp nhà văn muốn gửi gắm mang giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm
- Xót thương những kiếp người phải lụi tàn đi trong bóng tối cuộc đời.
- Phủ nhận cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người
phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
- Hướng con người đến một cuộc sống đầy ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi
sáng.
c. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm
giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản đối lập.
- Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người.
- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng.
- Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng.
d. Ý nghĩa văn bản
Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch Lam
đối với những kiếp sống nghèo khổ, chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩn quanh
nơi phố huyện trước Cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bé nhỏ, bình dị
mà tha thiết của họ.

BÀI 6. CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ


- Nguyễn Tuân

1. Tác giả:Nguyễn Tuân (1910-1987)


-Quê quán: Làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Xuất thân: trong một gia đình nhà nho Hán học đã tàn. Ông là một nghệ sĩ tài hoa,
uyên bác, có cá tính độc đáo.
- Sáng tác:Là nhà văn xuất sắc sáng tác nhiều thể loại song đặc biệt thành công ở thể
loại tùy bút.
2. Tác phẩm Chữ người tử tù
a. Xuất xứ
Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng in năm
1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó được tuyển in trong tập truyện Vang bóng một thời
năm 1940.
b. Nội dung
* Nhân vật Huấn Cao
-Mang cốt cách của một nghệ sĩ tài hoa:
+ Là người có tài: chữ đẹp (thư pháp) đẹp, nhanh.
+ Sáng ngời vẻ đẹp trong sáng của người có thiên lương.
+ Có ý thức về tài của mình.
-Có khí phách của một trang anh hùng nghĩa liệt.
+ Chí lớn không thành coi thường gian khổ kể cả cái chết kề bên.
+ Văn võ song toàn, hiên ngang bất khuất trước quyền lực.
- Trân trọng cái đẹp và người biết yêu quý cái đẹp:
- Tài năng chỉ dành cho người tri kỷ
- Cho chữ viên quản ngục vì cảm động trước một tấm lòng.
TL:Qua hình tượngHuấn Cao Nguyễn Tuân muốn khẳng định:
- Nghệ sĩ phải có tài, có tâm, có bản lĩnh
- Cái đẹp là bất diệt
- Cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời.
- Tấm lòng trân trọng giá trị tinh thần của dân tộc.
* Nhân vật Viên quản ngục
- Là người có sở thích cao quí: Say mê và quí trọng cái đẹp.
-Là người cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”.
- Là người có bản lĩnh: Trong hoàn cảnh trớ trêu, gặp Huấn Cao trong chốn ngục tù,
Quản Ngục đã bất chấp nguy hiểm, đối đãi tốt với Huấn Cao, nhẫn nại, cam chịu xin
chữ của Huấn Cao để lưu giữ cái đẹp.-.
TL:Qua nhân vật Viên quản ngục, nhà văn muốn nói:
- Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
-Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “ phẩm chất”, “ nhân
cách”.
* Cảnh cho chữ giữa lòng ngục tối: Miêu tả bằng nghệ thuật đối lập
- Thời gian: đêm khuya.
- Không gian: ngục tối bẩn thỉu tối tăm.
- Ánh sáng: bó đuốc(dụng ý nghệ thuật).
- Sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối.
- Sự chiến thắng của cái đẹp, cái cao thượng đối với cái thấp hèn.
- Sự chiến thắng của tinh thần bất khuất trước thái độ cam chịu làm nô lệ.
TL:Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh
trong cảnh cho chữ- một “ cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp, cái thiện
và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.
(Quản Ngục chính là bức tranh chữ đẹp nhất)
* Lời khuyên của Huấn Cao với Viên quản ngục
- Ý nghĩa:
+ Cái đẹp có thể sản sinh nơi tội ác ngự trị nhưng không sống chung với tội ác.
+ Con người xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- Tác dụng:Cảm hóa con người lầm đường trở về với cuộc sống lương thiện.
c. Nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ
trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
-Sử dụng thành công thủ pháp đối lập,tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao- con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.
d. Ý nghĩa văn bản
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp,
cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín
của nhà văn.
BÀI 7. CHÍ PHÈO
– Nam Cao

1. Vài nét Nam Cao ( 1917-195)


- Xuất thân: trong một gia đình nông dân làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam
Sang, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam
- Cuộc đời: Nhiều thăng trầm, điển hình cho số phận của một lớp trí thức nghèo trước
cách mạng.
- Con người:
+ Mang nặng tâm trạng u uất, bất đắc chí của người trí thức có hoài bão,có ước mơ
nhưng không toại nguyện trong xã hội cũ.
+ Một tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương đối với những con người nghèo khổ.
+ Một con người luôn nghiêm khắc với bản thân, luôn đấu tranh với chính mình để tự
hoàn thiện,vươn tới một lẽ sống đẹp.
- Quan điểm nghệ thuật: Khẳng định nghệ thuật vị nhân sinh.
• Có quan điểm nghệ thuật tiến bộ tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. -
Nghệ thuật phải bám sát cuộc đời, gắn bó với đời sống nhân dân lao động
• Nhà văn phải có đôi mắt của tình thương, - Tác phẩm văn chương hay, có giá trị
phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.
• Văn chương nghệ thuật là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi sáng tạo.
• Lao động nghệ thuật là một hoạt động nghiêm túc, công phu, người cầm bút phải có
lương tâm.
- Các đề tài chính
+ Đề tài người trí thức nghèo: Mang đậm dấu ấn tự truyện (Viết về chính mình)
+ Nam Cao khơi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của những trí thức nghèo khó. Đó là sự
giằng xé đau đớn giữa những con người có ước mơ hoài bão đẹp nhưng bị nợ áo cơm
làm cho sống thừa, sống mòn, vỡ mộng. Từ đó, nhà văn lên án hoàn cảnh, khẳng định
quyền sống đích thực của con người.
- Phong cách nghệ thuật
+ Luôn hướng tới đời sống tinh thần của con người, “con người bên trong”, nhà văn có
biệt tài diễn tả, phân tích tâm lí nhân vật.
+ Thường viết về cái nhỏ nhặt, bình thường nhưng có sức khái quát lớn và đặt ra
những vấn đề xã hội lớn lao, nêu những triết lí nhân sinh sâu sắc, quan điểm nghệ
thuật tiến bộ.
+ Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư; buồn thương, chua chát mà đằm
thắm yêu thương. Ngôn từ sống động, tinh tế mà giản dị, gần gũi.
2. Tác phẩm Chí Phèo
a. Nhan đề, hoàn cảnh sáng tác của truyện:
- Cái lò gạch cũ - Đôi lứa xứng đôi ( 1941) Chí Phèo (1946).
- Viết vào năm 1941, thuộc đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng.
b. Nội dung:
* Hình ảnh làng Vũ Đại:
- Đây là cái làng khép kín gần như tự trị: “xa phủ, xa tỉnh”-Tôn ti trật tự nghiêm ngặt
- Có sự chèn ép giữa bọn thống trị và nhân dân bị trị
Chia làm nhiều loại người:
+ Loại người có vai vế lợi dụng chức quyền, kết lại với nhau để bóc lột nông dân ;
Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng.
+ Loại người cùng đinh bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo
+ Nông dân làng Vũ Đại: Thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén áp bức, cam chịu.
TL:Nam Cao dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối.
Làm nỗi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nông thôn
* Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
Có thể chia cuộc đời C.P làm 3 giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất:Chí Phèo- người nông dân lương thiện
Chí Phèocó một hoàn cảnh riêng đặc biệt nhưng vẫn có nét chung của những người
nông dân lao động( chăm chỉ, trong sáng, giàu lòng tự trọng và có những ước mơ thật
giản dị …)
-Giai đoạn thứ hai: Bi kịch tha hóa: ( Bị lưu manh hóa - Không được làm người
lương thiện )
+ 20 tuổi làm canh điền cho Bá Kiến, vì ghen tuông, Bá kiến đẩy vào tù.
+ Sau 7, 8 năm sống trong nhà tù, Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện trở
thành “con quỹ dữ của làngVũ Đại”; tha hóa biến đổi cả nhân hìnhvà nhân tính ( Nhà
tù thực dân đã tiếp tay cho bọn cường hào nông thôn)
Ngoại hình: gớm ghiếc.
Trang phục:quần áo --. dị dạng
Hành vi: Côn đồ (Say triền miên, say vô tận -. Chửi , nghiến răng mà chửi- Rạch mặt
ăn vạ, cướp giật, dạo nạt) Y trở thành tay chân của Bá Kiến:bị bọn thống trị lợi dụng
Tính cách: Thô tục, trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại :Vô ý thức
=> Bị đẩy bật ra khỏi xã hội người, tồn tại vật vờ bên lề xã hội, tội ác chất chồng, mọi
người khinh ghét, khiếp sợ.
- Mối tình thị Nở và Chí Phèo:
+ Từ bản năng đến tình người
+ Thị Nở đã hé mở cho CP con đường trở lại làm người, sống trong lương thiện
+ Khơi dậy khát vọng sống lương thiện của Chí Phèo ( Những tâm trạng, cảm xúc rất
người...)
- Giai đoạn thứ ba: bi kịch của người bị từ chối khát vọng làm người.
+ Bị thị Nở từ chối, bị cô thị Nở và làng Vũ Đại xa lánh, xã hội cũ tàn ác đã chặn
đứng con đường trở về cuộc sống lương thiện, cướp đi tình yêu đơn sơ của Chí, đẩy
Chí rơi vào bi kịch cự tuyệt quyền làm người, dồn Chí đến bước đường cùng.
+ Trong tuyệt vọng, Chí đã nhận thức sâu sắc bi kịch của mình và hành động quyết liệt
để đòi quyền sống lương thiện của một nô lệ đã thức tỉnh.
TL: Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, trong niềm khát khao làm
người lương thiện, bị cự tuyệt làm người. Cái chết ấy đã tố cáo mãnh liệt xã hội thuộc
địa phong kiến và khẳng định khát vọng sống của những người lương thiện. Nó cũng
chứng tỏ cảm quan hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.
*Hình tượng Thị Nở: Con người nhỏ bé, số phận thấp hèn nhưng bản tính tốt đẹp -
kiểu nhân vật khá quen thuộc của Nam Cao.
* Hình tượng Bá Kiến: Tàn ác, thâm độc - điển hình cho các thế lực cường hào ở nông
thôn Việt nam trước cách mạng
c. Nghệ thuật
-Xây dựng nhân vật điển hình vừa có ý nghĩa tiêu biểu vừa sống động, có cá tính độc
đáo và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
- Kết cấu truyện mới mẻ, tưởng như tự do nhưng lại rất chặt chẽ, lô gích.
- Cốt truyện và các tình tiết hấp dẫn, biến hóa giàu kịch tính.
- Ngôn ngữ sống động, vừa điêu luyện lại gần gũi tự nhiên; giọng điệu đan xen biến
hóa, trần thuật linh hoạt.
d. Ý nghĩa văn bản
Chí Phèo tố cáo mạnh mẽ xã hội thuộc địa phong kiến tàn bạo đã cướp đi cả
nhân hình và nhân tính của người nông dân lương thiện, đồng thời nhà văn phát hiện
và khẳng định bản chất tốt đẹp của con người ngay cả khi tưởng như họ đã bị biến
thành quỹ dữ.

II. BÀI TẬP VẬN DỤNG

BÀI 5: HAI ĐỨC TRẺ (Thạch Lam)


1/ Cảm nhận về nhân vật Liên trong truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Gợi ý:
- Hoàn cảnh: Thiếu nữ mới lớn với tâm hồn nhạy cảm, tươi mới đã phải đối mặt với
những mất mát, buồn thương
- Tâm trạng: cảm thấy thân thuộc, buồn thấm thía trước cảnh ngày tàn, những kiếp
người tàn, hồi hộp chờ đợi tàu, hoài niệm về kí ức đẹp đẽ, mong mỏi tương lai tươi
sáng..
=> Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng trắc ẩn, yêu thương con
người.
- Liên là nhân vật Thạch Lam sáng tạo để kín đáo bày tỏ tình cảm của mình:
+ Yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
+ Xót thương đối với những kiếp người nghèo khổ, nhất là sự lụi tàn những vẻ đẹp
tâm hồn trong hoàn cảnh cơ cực.
- Nghệ thuật: Nhà văn khéo léo miêu tả tâm lý nhân vật với giọng văn âm trầm và
ngôn từ gợi cảm..
2/ Phân tích hình ảnh đoàn tàu và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của nhà văn
Thạch Lam
* Gợi ý:
- Nội dung: Hình ảnh đoàn tàu với âm thanh sôi động, ánh sáng rực rỡ như đã đem
một thế giới khác đi qua khơi dậy những ước mơ về một cuộc sống mới. Mọi người
háo hức chờ đợi đoàn tàu với những tâm trạng phong phú để được mơ về thế giới đáng
sống: sự giàu sang và rực rỡ ánh sáng, nó đối lập với cuộc sống mỏi mòn, nghèo khổ,
tối tăm của người dân phố huyện. Qua đó, nhà văn bộc lộ lòng xót thương những kiếp
người phải lụi tàn đi trong bóng tối cuộc đời và hướng con người đến một cuộc sống
đầy ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi sáng.
- Nghệ thuật: Hình ảnh đoàn tàu được đặt trong điểm nhìn là tâm trạng háo hức chờ
đợi của mọi người nơi phố huyện và nhất là trong sự tương phản với thế giới đầy bóng
tối nơi đây nên đã trở thành hình tượng nghệ thuật ấn tượng. Nhà văn chọ trật tự miêu
tả từ xa đến gần cùng với ngôn từ gợi cảm, lối văn nhẹ nhàng..hình ảnh đoàn càng nổi
bật và giàu ý nghĩa hơn.
3/ Cảm nhận của anh/chị về tấm lòng nhân đạo của tác giả Thạch Lam trong
truyện Hai đứa trẻ
* Gợi ý:
Nội dung: Truyện khắc họa chân thực, cảm động cuộc sống nghèo khổ, đơn điệu, quẩn
quanh của những cảnh đời tàn ở phố huyện nhỏ.
Qua đó, nhà văn bộc lộ tấm lòng nhân đạo sâu sắc:
+ Xót thương những kiếp người phải lụi tàn đi trong bóng tối cuộc đời.
+ Phủ nhận cuộc sống chìm trong cái “ao đời phẳng lặng” (Xuân Diệu). Con người
phải sống cho ra sống, phải không ngừng khao khát và xây dựng cuộc sống có ý nghĩa.
+ Hướng con người đến một cuộc sống đầy ánh sáng, hướng tới một cuộc sống tươi
sáng.
c. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi, những cảm xúc, cảm
giác mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật.
- Bút pháp tương phản đối lập tạo những ấn tượng sống động về hiện thực và tâm trạng
con người.
BÀI 6: CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân)
1/ Phân tích vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao .
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:
- Người khắp vùng tỉnh Sơn khen Huấn Cao là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất
đẹp”.
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của
mình:
+Kính trọng, ngưỡng mộ người tài,
+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất:
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:
+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp.
+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:
- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm
trong cái hứng bình sinh”
 phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết.
- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì ...vào
đây”.
 Không quy luỵ trước cường quyền.
=> Đó là khí phách của một người anh hùng.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả:
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp:
“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho
chữ “ba người bạn thân”
 trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: xem y là kẻ tiểu nhân
 đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục:
+ Cảm nhận được “Tấm lòngbiệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “Sở thích cao quý” của
quản ngục
+ Huấn Cao nhận lời cho chữ
 Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp.
- Câu nói của Huấn Cao:
“ Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ”
 Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
=> Huấn Cao là một anh hùng - nghệ sĩ, một thiên lương trong sáng.
-Hình tượng Huấn Cao đã bộc lộ rõ quan điểm của Nguyễn Tuân: Nguwoif nghệ sĩ
phải hội đủ Tài - Tâm - Bản lĩnh. Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện
không thể tách rời nhau. Đó là quan niệm thẩm mỹ tiến bộ.
*Nghệ thuật: Tạo tình huống, kiến tạo điểm nhìn, bút pháp lý tưởng hoá của khuynh
hướng lãng mạn.
2/ Phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên Quản ngục để làm sáng rõ quan niệm về
cái đẹp của Nguyễn Tuân.
* Gợi ý:
- Trong không gian chật hẹp, ẩm ướt, tối tăm, bẩn thỉu, khói bốc nghi ngút, dưới ánh
sáng của ngọn đuốc tẩm dầu là hình ảnh 3 cái đầu chụm lại. Một người tù cổ mang
gông chân vướng xiềng đang tô đậm những nét chữ trên vuông lụa trắng tinh, cạnh
viên quản ngục khúm núm, thầy thơ lại run run.
- Đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
+ Bởi việc cho chữ diễn ra trong nhà ngục bẩn thỉu, tối tăm, chật hẹp.
+ Bởi người nghệ sỹ sáng tạo trong lúc cổ mang gông, chân vướng xiềng ...
+ Bởi người tử tù lại ở trong tư thế bề trên, uy nghi, lồng lộng. Còn kẻ quyền uy lại
khúm núm run run, kính cẩn, vái lạy.
 Tác giả dựng lên thật đẹp nhóm tượng đài thiên lương với tài năng bậc thầy về
ngôn ngữ.
* Quan niệm về cái đẹp: Trong mọi hoàn cảnh, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả
của con người luôn chiến thắng, tỏa sáng.
* Nghệ thuật: Khắc hoạ khung cảnh, miêu tả chân dung, nghệ thuật đối lập.
3/ Phân tích nhân vật Viên quản ngục.
* Gợi ý:
- Là người có sở thích cao quí. Say mê và quí trọng cái đẹp.
- Là người cảm phục tài năng, nhân cách và “biệt nhỡn liên tài”.
- Có bản lĩnh dám sống, chết vì sở nguyện và tấm lòng yêu quý cái đẹp
→Qua nhân vậtViên quản ngục, nhà văn muốn nói:
- Trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
- Cái đẹp chân chính, trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “ phẩm chất”, “ nhân
cách”.

BÀI 7: CHÍ PHÈO (Nam Cao)


1/ Em có nhận xét gì về ý nghĩa của bối cảnh làng Vũ Đại đã được nhà văn Nam
Cao khắc hoạ trong truyện Chí Phèo?
* Gợi ý:
- Toàn bộ truyện Chí Phèo diễn ra ở làng Vũ Đại. Đây chính là không gian nghệ thuật
giàu ý nghĩa hiện thực.
+ Làng này dân “không quá hai nghìn người, xa phủ, xa tỉnh” nằm trong thế “quần ngư
tranh thực”
+Có tôn ti trật tự nghiêm ngặt
+ Đời sống của người nông dân vô cùng khổ cực bị đẩy vào đường cùng không lối
thoát, bị tha hóa.
+ Mâu thuẫn giai cấp gây gắt, âm thầm mà quyết liệt, không khí tối tăm , ngột ngạt.
Chia làm nhiều loại người:
+ Loại người có vai vếlợi dụng chức quyền, kết lại với nhau để bóc lột nông dân;
Bá Kiến, Đội Tảo, Tư Đạm, Bát Tùng.
+ Loại người cùng đinh bị tha hóa: Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo
+ Nông dân làng Vũ Đại: Thấp cổ bé họng, suốt đời bị đè nén áp bức.
Ý nghĩa :Nam Cao dựng lên một làng Vũ Đại sống động, hết sức ngột ngạt, đen tối,
điển hình cho bức tranh nông thôn Việt Nam trước cách mạng.
2/ Phân tích bi kịch bị tha hóa của nhân vật Chí Phèo.
* Gợi ý:
- Nội dung: Bi kịch tha hoá của Chí Phèo biểu hiện ở những đau đớn của Chí khi bị
đẩy vào sự tha hoá và nhất lài khi hắn nhận thức được nỗi đau ấy.
a. Trước khi ở tù, Chí Phèo là người nông dân nghèo khổ nhưng lương thiện, có ý
thức về nhân phẩm. Chí Phèo có thể sống cuộc sống yên bình như bao người khác.
b. Bị đẩy vào tù vì cơn ghen của Bá Kiến. Cuộc sống trong tù đã biến hắn thành kẻ lưu
manh. Nam Cao không trực tiếp miêu tả nhưng hình ảnh Chí Phèo sau khi ra tù đã tố
cáo sâu sắc hoàn cảnh sống tàn bạo này. Từ ngoại hình, hành vi đến tính cách đều
cho thấy Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, bị biến chất từ một người lương
thiện thành con quỉ dữ.
c.Đến khi Chí Phèo nhận thức được bi kịch này là lúc hắn vùng lên hành động quyết
liệt để trả thù và đòi quyền sống lương thiện bằng chính cái chết của mình.
* Ý nghĩa: Bi kịch bị tha hoá của Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động
bị đè nén đến cùng cực và cũng là một bằng chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến
đã cướp đi quyền làm người của họ.
-Nghệ thuật : Lựa chọn và khắc hoạ tài tình những chi tiết điển hình, lối dẫn truyện
sinh động, kết cấu sáng tạo, phân tích tâm lý sắc sảo.
3/Phân tích bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo.
* Gợi ý:
- Nội dung: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo biểu hiện ở những đau
đớn của Chí Phèo khi bị cuộc đời không cho hắn cơ hội được sống lương thiện và nhất
lài khi hắn nhận thức được nỗi đau ấy.
a. Khi sinh ra Chí Phèo đã bị bỏ rơi, lớn lên bị đẩy vào tù. Để tồn tại, hắn buộc phải
sống kiếp quỷ dữ, bị mọi người sợ hãi, xa lánh. Tự sâu thẳm, hắn đau đớn, uất ức khi
bị gạt ra bên lề cuộc sống.
b. Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở với tình yêu, tình người mộc mạc, thuần hậu
đã thức tỉnh Chí Phèo. Chí đang đứng trước con đường trở về với cuộc sống của một
con người lương thiện, được làm hoà, được yêu thương với mọi người. Khát vọng làm
người trỗi dậy mạnh mẽ.
c. Khát vọng làm người của Chí bị cự tuyệt tàn nhẫn bởi định kiến của xã hội. Trong
tuyệt vọng, Chí đã nhận thức sâu sắc bi kịch của mình và hành động quyết liệt để đòi
quyền sống lương thiện của một nô lệ đã thức tỉnh. Cái chết của Chí Phèo là cái chết
của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.
Ý nghĩa: Bi kịch ấy đã tố cáo mạnh mẽ tính chất bất công, vô nhân đạo xã hội thuộc
địa phong kiến và khẳng định khát vọng sống của những người lương thiện. Nó cũng
chứng tỏ cảm quan hiện thực và nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao
-Nghệ thuật: Lựa chọn và khắc hoạ tài tình những chi tiết điển hình, lối dẫn truyện
sinh động, kết cấu sáng tạo, phân tích tâm lý sắc sảo.

...................................................................HẾT..............................................................

You might also like