You are on page 1of 3

Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

HAI ĐỨA TRẺ


Thạch Lam
Truyện Hai đứa trẻ có một hương vị thật man mác. Nó gợi một niềm về quá vãng. Đồng thời nó cũng gióng
lên một cái gì đó còn ở tương lai… Đọc Hai đứa trẻ thấy bận bịu vô hạn về tấm lòng yêu quê êm mát và sâu kín
(Nguyễn Tuân). Đó là nhận định của Nguyễn Tuân về tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Dường như tác phẩm
gợi cho ta một nỗi niềm cảm thông sâu sắc đối với con người trong xã hội cũ. Tiếng nói ấy được tác giả gởi gắm
thông qua tấm lòng yêu mến dành cho các nhân vật.
1. Tác giả Thạch Lam (1910 – 1942)
- Sinh tại Hà Nội – thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Sáng tác: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút.
 Nhà văn nổi bật của nhóm Tự lực văn đoàn.
2. Vài nét về truyện ngắn:
- Phần lớn là tự truyện.
- Đề cập đến những mảnh đời tù đọng, đơn điệu nơi phố huyện nghèo.
- Chú trọng những rung động tinh vi, nhạy cảm trong tâm hồn con người  chú trọng yếu tố cảm giác.
- Hài hòa giữa hiện thực và lãng mạn.
- Truyện không có cốt truyện, ít sự kiện, ít hành động.
- Lời văn nhẹ nhàng, êm đềm, sâu sắc.
 Bút pháp đặc sắc, tinh tế.
3. Tác phẩm
- Trích trong tập truyện Nắng trong vườn (1938).
- Truyện ngắn trữ tình nổi bật nhất
TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Bố cục
- Bức tranh phố huyện được miêu tả theo trình tự thời gian.
- Không gian thu hẹp trong dần trong tầm mắt của Liên  gợi cuộc sống tù túng.
- Bức tranh liên hoàn:
+ Phố huyện lúc hoàng hôn: Tiếng …làng.
+ Phố huyện về đêm: Trời …hiểu.
+ Phố huyện về khuya lúc có chuyến tàu đêm đi qua: Trống …tối.
- Phố huyện được nhìn, cảm nhận qua con mắt của nhân vật Liên – một thiếu nữ nghèo, mới lớn: thi vị, lãng mạn,
đượm buồn  yếu tố cảm giác.
- Chủ đề: Tác phẩm là bài thơ trữ tình đầy xót thương của tác giả đối với những mảnh đời nghèo khổ trong xã hội và
sự trân trọng của tác giả đối với những khát khao nhỏ bé của họ.
2. Nội dung
a, Ngày tàn nơi phố huyện:
* Bức tranh cảnh vật
- Ngày tàn: _ Âm thanh: rời rạc, khẽ khàng, nhẹ mỏng như thoảng trong gió  gợi sự tĩnh lặng của buổi chiều quê.
_ Hình ảnh, màu sắc:
+ Phương tây đỏ rực, những đám mây ánh hồng Đẹp, lãng mạn.
+ Dãy tre làng trước mặt đen lại, chiếc chõng tre gãy nát  u tối, cơ cực.
+ Các nhà đã lên đèn cát lấp lánh từng chỗ, đường mấp mô thêm  buồn bã, tranh tối tranh sáng.
- Chợ tàn  tô đậm sự tàn lụi, tiêu điều, xơ xác, nghèo đói.
 Nét đặc trưng của cảnh chiều quê nghèo: vừa đậm chất thơ, vừa buồn bã, xơ xác  Hài hòa giữa hiện thực và
lãng mạn.
* Những kiếp người tàn vào hoàng hôn
- Những đứa trẻ nghèo nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trên mặt đất sau phiên chợ tàn.
- Chị em Liên với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu.
 Gánh nặng cơm áo đè lên đôi vai trẻ thơ.
- Mẹ con chị Tý với quán hàng nước ế ẩm.
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

- Bà cụ Thi hơi điên với cuộc sống bế tắc hiện thân đầy đủ của những mảnh đời tàn trong xã hội.
 Cái nghèo dường như không bỏ sót bất cứ thân phận hay con người nào.
 Những kiếp người tàn với cuộc sống quẩn quanh, đơn điệu, tẻ nhạt.
* Bức tranh tâm trạng của Liên:
- Tâm trạng nhân vật thay đổi theo trình tự thời gian.
 Thế giới tâm cảnh và ngoại cảnh tương quan trong từng thời khắc.
- Hoàn cảnh nhân vật Liên
- Cảm nhận nỗi buồn vu vơ không thể gọi tên trong buổi chiều quê.
- Cảm nhận được tình quê thân thuộc, gắn bó, giản đơn.
- Động lòng thương trước những đứa trẻ nghèo, cơ cực, hiểu rõ từng mảnh đời nghèo khổ  cảm thông, yêu thương
và trân trọng họ.
- Ý thức được hoàn cảnh của gia đình và trách nhiệm của bản thân.
- Có những niềm hãnh diện rất trẻ con.
 Đảm đang, chịu thương chịu khó, giàu lòng trắc ẩn.
 Một cô bé vừa ngây thơ, trong sáng vừa sớm trưởng thành trước khó khăn.
 Bước đầu cảm nhận về nỗi khổ của mình.

b, Phố huyện về đêm


- Cảnh vật chuyển biến theo cảm nhận của Liên, hình ảnh giàu chất thơ.
- Thế giới được lạ hóa qua cảm giác của hai đứa trẻ.
- Pha trộn giữa bóng tối và ánh sáng:

Ánh sáng Bóng tối


- Khe ánh sáng - Các ngõ con dần chứa đầy bóng tối.
- Chấm lửa nhỏ vàng, lơ lửng - Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông …
- Thưa thớt từng hột sáng - Các ngõ vào làng lại càng sẫm đen.
- Vệt sáng
- Quầng sáng thân mật
 Phố huyện chìm dần vào đêm, bóng tối trở thành gam màu chủ yếu  Đêm phố huyện mênh mông, quạnh quẽ
 Khắc sâu cái tối tăm, nghèo cực.
- Âm thanh: tiếng cười nói của lũ trẻ
Tiếng người trò chuyện
 Lời thoại phân bố đều trong tác phẩm – Lời thoại lửng lơ, không nhất thiết phải trả lời  Ấn tượng
buồn nản, rời rạc.
- Không gian hiện thực và không gian hồi ức: hình ảnh Hà Nội trong quá khứ
- Không gian đêm tối pha trộn giữa bóng tối và ánh sáng:
 Phố huyện chìm dần vào đêm, bóng tối trở thành gam màu chủ yếu  Đêm phố huyện mênh mông,
quạnh quẽ  Khắc sâu cái tối tăm, nghèo cực.
* Con người:
- Xuất hiện thêm vợ chồng bác xẩm và bác phở Siêu  tô đậm thực trạng nghèo khó của phố huyện.
- Ánh sáng ngọn đèn chị Tý (7 lần): Biểu tượng cho cuộc sống thực tại nhỏ nhoi, leo lét, mong manh của
con người nơi phố huyện  dấu hiệu sinh tồn của những kiếp người bị lãng quên.
- Nhịp sống lặp đi lặp lại một cách đơn điệu buồn tẻ.
 Chất liệu tối – sáng  Bức tranh đối lập giữa khát vọng và bế tắc.
- Họ quan tâm, lo lắng, đùm bọc lẫn nhau  Tình người ấm áp, giản dị lan tỏa khắp thiên truyện sưởi ấm
cho những mảnh đời tội nghiệp.
- Họ âm thầm chờ đợi một thứ gì đó tươi sáng trong cuộc đời.
 Cuộc sống bấp bênh, tương lai mông lung, vô định.
Bức tranh nhân thế đầy tình người
Nguyễn Thị Thục Quyên THPT Phan Châu Trinh

* Tâm trạng Liên trong đêm phố huyện:


- Có những trăn trở, suy tư rất trẻ thơ.
- Ao ước được nô đùa cùng lũ trẻ con.
- Buồn bã, lặng yên theo dõi những mảnh đời nhọc nhằn tù đọng.
- Cảm thấy quen thuộc với bóng tối.
- Hoài vọng về một thời quá khứ tươi đẹp  Ý thức khoảng cách xa vời giữa hai thế giới.
Thực tại >< Mơ tưởng
Phố huyện nhàm chán >< Kinh kỳ náo nhiệt, phồn hoa.
 Tự ý thức rõ rệt về nỗi khổ. Và bắt đầu biết cảm thương cho thân phận của chính mình.
c, Phố huyện về khuya:
* Hình ảnh đoàn tàu
- Tập trung bút lực miêu tả tỉ mỉ hình ảnh của đoàn tàu theo trình tự thời gian và theo dòng tâm trạng của Liên.
- Đoàn tàu được miêu tả từ xa đến gần, từ gần đến xa.
- Quan sát bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, …; bằng cả hồi ức và thực tại.
- Miêu tả theo lối trực tiếp kết hợp với gián tiếp.
 Hòa trộn giữa ánh sáng rực rỡ (ngắn ngủi, thoáng chốc) và bóng tối trải dài, bao trùm.
 Sau phút giây huy hoàng, phố huyện chìm hẳn vào đêm, không gian tĩnh mịch.
* Con người
- Ánh sáng đoàn tàu: biểu tượng của khát khao, hy vọng, mong ước về một cuộc sống tươi đẹp.
- Con người tạm quên đi cực khổ, mơ màng về một thế giới tốt đẹp hơn  Xua tan u ám của ngày thường.
- Khát vọng tinh thần mơ hồ.
- Thấm thía sâu sắc cuộc sống quẩn quanh, không đổi.
 Con người sống trong nghèo khổ vẫn không ngừng hy vọng. (Buồn thương nhưng không tuyệt vọng  lãng
mạn, nhân đạo).
* Bức tranh tâm trạng của Liên:
- Tâm trạng nhân vật thay đổi theo trình tự thời gian.
 Thế giới tâm cảnh và ngoại cảnh tương quan trong từng thời khắc.
* Khi có đoàn tàu tới
- Háo hức quan sát, lắng nghe và chờ đợi đoàn tàu:
+ Khi tàu tới: dắt em đứng dậy.
+ Khi tàu đi xa: nhìn theo, tiếc nuối, yên lặng, suy tưởng.
- Mơ tưởng về Hà Nội  Mơ tưởng về tương lai.
 Khao khát một cuộc sống hạnh phúc nhưng mơ hồ, xa xôi, không rõ rệt.
 Con tàu lướt qua, thấm thía sâu sắc về cảnh ngộ tù túng của mình.
 Sự tương phản giữa ước mơ và thực tế không làm tan vỡ ước mơ, ngược lại kéo dài ước mơ.
3. Nghệ thuật
- Lời văn nhẹ nhàng, chậm rãi, giàu hình ảnh.
- Giọng điệu thủ thỉ, thấm đượm chất thơ.
- Lời thoại phân bố đều trong tác phẩm – Lời thoại lửng lơ, không nhất thiết phải trả lời  Ấn tượng buồn nản, rời
rạc.
- Chất liệu tối – sáng  Bức tranh đối lập giữa khát vọng và bế tắc.
- Truyện không có cốt truyện, nội dung tác phẩm diễn biến theo tâm trạng, cảm xúc của nhân vật.
 Độc đáo, thi vị, giàu cảm xúc.
. Tổng kết
- Thái độ cảm thông, chở che, sẻ chia và tiếng thở dài thương cảm trước những cảnh ngộ tù túng mòn mỏi.
- Trân trọng những ước mơ bé nhỏ và mong manh của con người, khẳng định con người dù sống nghèo khổ nhưng
không ngừng ước mơ và hi vọng, dù hi vọng rất đỗi mơ hồ.
- Mong muốn lay tỉnh con người nơi phố huyện và hướng họ tới cuộc sống tốt đẹp hơn.
- Tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã nhẫn tâm cướp đi niềm vui, niềm hạnh phúc và mơ ước của con người.

You might also like