You are on page 1of 13

9.

Bút pháp lãng mạn :


+ Cảm hứng lãng mạn trong văn học được hiểu là xu thế vươn lên, vượt
lên trên thực tại khách quan bằng cảm xúc chủ quan của người nghệ sĩ, thể hiện
những khát vọng mạnh mẽ hướng về những vẻ đẹp khác lạ trong thế giới của mơ
ước, tưởng tượng, ở tương lai hay quá khứ.
+ Cảm hứng lãng mạn vì thế thường khai thác những đề tài như thiên
nhiên, tình yêu, tôn giáo, hồi tưởng, kỉ niệm,… đồng thời đi tìm cái đẹp trong
những cái khác lạ, phi thường, độc đáo, vượt lên những cái tầm thường, quen
thuộc của đời sống hằng ngày. Nó đề cao nguyên tắc chủ quan, phát huy cao độ
sức mạnh của tưởng tượng, liên tưởng, cảm hứng lãng mạn cũng thường tìm đến
cách diễn đạt khoa trương, phóng đại, thủ pháp tương phản, ngôn ngữ giàu tính
biểu cảm và tạo được ấn tượng mạnh mẽ.
* Tây tiến - Quang Dũng
Bút pháp lãng mạn được thể hiện ở cả nội dung và nghệ thuật :
Về nội dung : + Được thể hiện ở nỗi nhớ về một thời trinh chiến gian khổ
nhiều mất mất hi sinh nhưng cũng thật hào hùng , thể hiện qua sự phác họa bức
tranh thiện nhiên và hình ảnh người lính. Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống
con người: địa hình gập ghềnh, hiểm trở với núi cao, vực thẳm, sông sâu; thiên
nhiên hoang sơ, bí ẩn nhưng cũng toát lên vẻ đẹp hùng vĩ, thơ mộng, trữ tình với
tất cả vẻ quyến rũ, làm say lòng người.
+ Được thể hiện ở vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến : Người
lính tây tiến hiện lên với vẻ đẹp phi thường dũng cảm can trường mà lãng mạn
hào hoa , với những lý tưởng cao đẹp của họ là chiến đấu vì đọc lập tự do của
đất nước , ra đi theo tiếng gọi của tổ quốc và sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ công hiến
cho đất nước.
Về hình thức nghệ thuật : + Được thể hiện ở nỗi nhớ, tình yêu gắn bó
với giọng điệu ngợi ca, tự hào tràn ngập trong mỗi dòng thơ.
+ Thể hiện trong việc tô đậm vẻ đẹp lãng mạn, bay bổng, hào
hoa trong tâm hồn người lính Hà thành qua thủ pháp đối lập : vẻ ngoài dữ dội
với tâm hồn dạt dào cảm xúc, bay bổng.
+ Thể hiện ở khuynh hướng tô đậm những cái phi thường và bút
pháp lí tưởng hóa , mĩ lệ hóa ‘ áo bào’ , ‘ xiêm áo’…. Với thủ pháp đối lập :
Hiện thực, thiếu thốn, bệnh tật, chết đói đối lập với sức mạnh dữ dội, lẫm liệt và
lý tưởng anh hùng cao cả, sự hi sinh bi tráng.
Tác dụng, ý nghĩa : Bút pháp lãng mạn là phương diện quan trọng tạo
nên vẻ đẹp cho bài thơ Tây Tiến tạo nên một thi phẩm độc đáo trong thơ ca
kháng chiến chống Pháp. Bút pháp lãng mạn của Quang Dũng trong thơ khiến
cho bài thơ gợi thương, gợi sự đồng cảm nhưng không xoáy sâu vào cảm xúc bi
thương, đôi cánh của lý tưởng, của cảm hứng lãng mạn đem đến cho bài thơ âm
hưởng khỏe khoắn, tràn đầy niềm tin, trên cái bi thì cái hùng vẫn là cảm xúc chủ
đạo giữa hiện thức đầy gian lao, chất lãng mạn đã tiếp sức, nâng đỡ cho người
lính Tây Tiến để họ chiến đấu và chiến thắng. Bút pháp lãng mạn trong thơ còn
thể hiện được phong cách nghệ thuật độc đáo của Quang Dũng : phóng khoáng,
hồn hậu, lãng mạn, tài hoa.
* Hai đứa trẻ - Thạch Lam:
Về nội dung : 1. Được thể hiện ở bức tranh thiên và cuộc sống con người
nơi phố huyện lúc chiều tà. Đó là khung cảnh thơ mộng, trữ tình, êm ả, đượm
buồn :
- Âm thanh "tiếng trống thu không", "từng tiếng một vang ra để gọi buổi
chiều", tiếng muỗi vo ve, kéo theo một loạt các âm thanh như tiếng chó sủa,
tiếng ếch nhái, tiếng đàn bầu, tiếng trống cầm canh
=> Tạo cảm giác chậm rãi, yên ắng, mang đến cảm giác buồn man mác.
- Màu sắc:
+ Màu đỏ trong "phương tây đỏ rực như lửa cháy" khi ánh hoàng hôn
buông xuống rồi dần dịu lại bằng một màu hồng phơn phớt của "những đám
mây ánh hồng như hòn than sắp tàn".
+ Lũy tre làng "đen lại và cắt hình rõ rệt trên bầu trời".
=> Làm hiện rõ sự thay đổi của thời gian và cảnh sắc làng quê Việt Nam trong
khoảnh khắc chuyển giao giữa ngày và đêm một cách tinh tế và nhẹ nhàng
=> Cách miêu tả âm thanh và màu sắc của Thạch Lam tạo nên một bức tranh
thiên nhiên phố huyện đầy lãng mạn, chất thơ.
2. Được thể hiện ở vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Liên
a. Liên có tâm hồn nhạy cảm tinh tế nhân hậu của một đứa trẻ biết yêu
thương.
* Liên là cô bé có tình yêu thiên nhiên tha thiết. Trái tim cô bé vô cùng
nhạy cảm, rung động tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên.
– Tâm hồn trẻ thơ trong sáng ấy đã rộng mở để đón nhận những biến động tinh
tế mơ hồ của cảnh vật. Liên càng biết được sự đổi thay của đất trời lúc ngày tàn:
+ Em lắng nghe từng tiếng động, báo hiệu một ngày sắp hết: từ tiếng trống
thu không; tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng; đến cả tiếng muỗi vo ve.
Như thể em đang đón nhận cả cái không khí im vắng tĩnh lặng của buổi chiều
quê.
+ Cái nhìn của Liên bao quát cả khung trời phía tây đang rực rỡ trong ánh
hoàng hôn. Bầu trời hồng rực rỡ như lửa cháy với những đám mây “ánh lên như
hòn than sắp tàn“. Trên nền trời nổi bật đường viền sẫm màu của những rặng
tre… Khoảnh khắc ngày tàn khơi lên trong cô bé một nỗi buồn man mác mơ hồ.

– Không chỉ yêu cảnh vật, Liên còn rất gắn bó với miền đất này. Khi quan sát
cảnh phiên chợ đã tàn em cảm nhận được cái tiêu điều của vùng đất nghèo khó
qua những thứ rác rưởi bỏ lại trên nền chợ “vỏ bưởi vỏ thị, lá nhãn, lá mía“.
Liên yêu mảnh đất này đến mức thuộc lấy cả mùi cát bụi “một mùi âm ẩm của
cát bụi bốc lên khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của vùng đất này”.
– Đặc biệt Liên tìm thấy ở đây những vẻ đẹp bình dị mà giàu chất thơ. Qua
cách cảm nhận của em một đêm mùa hạ bỗng trở nên trong trẻo êm ả lạ thường
“trời bắt đầu đêm, một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. Có
cả vẻ đẹp của bầu trời đêm thăm thẳm với hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau
lóe sáng…
→ Cách cảm nhận về thiên nhiên chứng tỏ tâm hồn cô bé Liên luôn rộng
mở gắn bó và yêu thương với thế giới xung quanh.

b. Không chỉ yêu thiên nhiên trái tim cô bé còn biết yêu thương, cảm thông
xót xa cho những nỗi khổ của con người.

– Liên thương trong cuộc sông nghèo khổ cơ cực của những người dân nghèo:

+Em xót xa khi thấy những đứa trẻ nhà nghèo phải tìm bới nhặt nhạnh
trong đống rác mặc dù biết mình không có tiền cho chúng.
+ Liên dành cho cụ Thi điên chút lòng qua cút rượu rót đầy.
+ Cô bé thương mẹ con chị Tí “ngày mò cua bắt tép tối lại dọn hàng tới
tận khuya mà cũng chẳng ăn thua”.
+ Ánh mắt cô bế siết bao ái ngại khi quan sát cảnh khốn cùng của gia đình
bác sẩm “cả nhà ngủ gục trên manh chiếu rách; chiếc thau sắt trống không…”
Dường như em mường tượng được nỗi đói rét cùng cực đang chờ đợi họ.
– Cùng với nỗi xót xa trong cuộc sống vất vả nghèo khó cơ cực của những
người dân phố huyện, cô bé Liên còn cảm nhận cả sự bế tắc tù đọng trong kiếp
sống của họ. Họ bị giam cầm trong giữa cái ao đời quẩn quanh tăm tối không
ánh sáng không tương lai. Cái nhìn của em thấm đượm niềm thương cảm sâu xa:
“Chừng ấy người ngồi lặng trong bóng tối như đang mong đợi một cái gì tươi
sáng hơn cho tương lai. ”
→ Miêu tả những cảm xúc tinh tế sâu sắc khi đối diên với thiên nhiên con người
cuộc sống. Thạch Lam đã làm hiện lên một thế giới tâm hồn trẻ thơ trong sáng
giàu tinh yêu thương.

c. Cô bé Liên còn biết ước mơ, khát vọng biết hướng tới tương lai.

* Tâm hồn ấy luôn thiết tha hướng về ánh sáng.


– Bản thân cô bé phải sống trong không gian tiêu điều tăm tối của phố huyên
nghèo, đặc biệt bóng tối như trùm lấp cả đất trời chiếm lĩnh mọi khoảng thời
gian không gian. Không phải ngẫu nhiên Thạch Lam tô đậm đêm tối “đường
phố và các ngõ con dần chứa đầy bóng tối… tối hết cả con đường thăm thẳm
qua sông, con đường qua chợ, những ngõ con vào làng càng…”. Trên nền trời
cuộc sống tăm tối ấy nổi bật hình ảnh hai đứa trẻ nhỏ nhoi đáng thương như bị
giam cầm trong bóng tối: “Từ khi nhà Liên dọn ở Hà Nội về đây, từ khi có cái
cửa hàng này, đêm nào Liên và An cũng phải ngồi với cái tối của quang cảnh
phố chung quanh”.
– Nhưng bằng tất cả sức sống của một tâm hồn trẻ thơ tươi sáng, Liên đã không
chịu “khuất phục” cái bóng tôi dày đặc kia. Ánh mắt em luôn thiết tha kiếm tìm
những nguồn sáng. Có lúc cô bé ngước lên bầu trời đêm thăm thẳm để chiêm
ngưỡng “hàng ngàn ngôi sao đang ganh nhau lấp lánh“, có lúc Liên tìm về
những với những ngọn đèn gần gũi ấm áp xung quanh: đèn dây sáng trong hiệu
khách; vầng sáng nhỏ tên chõng hành chị Tí;… thậm chí Liên nâng niu đến cả
từng hột sáng lọt qua khe liếc. Tâm hồn em như một mầm cây khỏe khoắn luôn
hướng về nơi có ánh sáng.

* Cô bé còn biết kiếm tìm những niềm vui, biết hướng tới tương lai. Vẻ đẹp này
được thể hiện qua niềm mong đợi chuyến tàu đêm qua phố huyện.

– Liên cố thức đợi chuyến tàu không phải để bán thêm vài món hàng mà em đợi
tàu để được nhìn thấy một cuộc sống náo động, một nguồn sáng rực rỡ. Bởi vì
con tàu ấy là niềm vui duy nhất sau mỗi ngày dài đằng đẵng buồn tẻ và tăm tối
của cuộc sống nơi đây… Cho nên, Liên đợi nó như người ta mong một điều gì
đó lớn lao kì diệu.
– Liên đánh thức em dậy từ lúc tàu chưa đến cô bé đón với tất cả niềm hân hoan
vui sướng
+ Qua cái nhìn của em, đoàn tàu bỗng trở nên lộng lẫy lạ thường “đoàn tàu
rầm rộ đi tới…”. Đoàn tàu như đến một thế giới của thần thoại. Nó khơi lên
trong Liên biết bao nhiêu cảm xúc hồi tưởng về một quá khứ hạnh phúc và mơ
tưởng về một thế giới khác
+ Lúc đoàn tàu đi qua, Liên vẫn còn bâng khuâng dõi theo. Nó đánh thứ
trong Liên những ý nghĩ mơ hồ mà em không lí giải được. Em chìm vào giấc
ngủ với ý nghĩ: “Mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi không biết như… một
vùng nhỏ“. Suy nghĩ ấy chứng tỏ Liên đã sớm có ý thức về bản thân mình, sự
thức tình cái tôi cá nhân ấy đã gieo vào lòng người đọc niềm hi vọng rằng cô bé
có tâm hồn tươi sáng kia sẽ không bị giam cầm trong kiếp sống tù đọng tăm tối
này mãi mãi.
Về nghệ thuật : + Bút pháp lãng mạn thể hiện ở thủ pháp đối lập giữa ánh
sáng của đoàn tàu đêm với bóng tối tràn ngập nơi phố huyện, đối lập giữa hoạt
động, âm thanh của đoàn và sự yên bình, tẻ nhạt nơi phố huyện. Sự tương phản
của quá khứ lúc chị em Liên còn sống ở Hà Nội và hiện tại ở nơi phố huyện
nghèo nàn, tẻ nhạt.
+ Bút pháp lãng mạn còn thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, giọng điệu:
- Giọng văn đầy chất thơ, giàu tính nhạc và sự kết hợp tinh tế trong cách miêu
tả, sử dụng hình ảnh
- Cách hành văn chậm rãi, suy tư với màu sắc u buồn lãng mạn, làm nổi bật lên
chủ đề của tác phẩm
Tác dụng, ý nghĩa: Bút pháp lãng mạn đã góp phần khắc họa nên bức tranh
xã hội Việt Nam với số phận của những con người nhỏ bé. Đồng thời bộc lộ
được chủ đề của tác phẩm, thể hiện được tấm lòng nhân đạo của nhà văn : đánh
thức khao khát ở nhân vật về một thế giới khác, về một tương lai tươi sáng, hạnh
phúc hơn . Nhà văn luôn nâng niu, trân trọng những ước mơ của con người dù
cho nó có mơ hồ. Và cũng thể hiện được quan niệm của nhà văn : con người, dù
trong bất cứ hoàn cảnh khốn khổ nào, cũng không bao giờ đánh mất niềm tin, hi
vọng .

10. Hình ảnh “ giọt nước mắt ”


- Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư từng phát biểu: Tôi nghĩ nếu vẽ một biểu
tượng của nghề viết mà tôi đang theo đuổi, tôi sẽ vẽ hình ảnh của giọt
nước mắt.
- Hình ảnh giọt nước mắt: Đó có thể là nước mắt đau đớn, đồng cảm,
đó cũng có thể là giọt nước mắt vui mừng, hạnh phúc… ==> Giọt
nước mắt là biểu trưng cho năng lực xúc cảm, là khả năng thấu hiểu
cảm xúc, là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm để thấu cảm được những rung
động của lòng người.
1. Hình ảnh “ giọt nước mắt ” của nhân vật Chí trong “ Chí phèo ” – Nam Cao:
A. Giọt nước mắt của Chí Phèo - nước mắt hạnh phúc:
- Biểu hiện :
+ Chí Phèo là một con người cô đơn, bị cả làng xa lánh.
+ Thị Nở đến với hắn bất ngờ, quan tâm hắn, khiến hắn ấm lòng, cảm động
"lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho".
+ Một con người tưởng đã chai lì cảm xúc (con quỷ), vẫn có thể thấy "mắt
mình hình như ươn ướt" vì cảm động - cảm xúc chưa từng có.
=> Đây là giọt nước mắt hạnh phúc của hắn khi được quan tâm, cũng là giọt
nước mắt khi lương tri thức tỉnh.
- Ý nghĩa : + Thể hiện sự thức tỉnh của Chí, có sự nhận thức trong cảm xúc và
cảm động , hạnh phúc khi lần đầu tiên được một người đàn bà quan tâm, chăm
sóc mà trước kia Chí chưa được cảm nhận.
+ Sự hồi sinh của chất người, của lương tri.
+ Sự tinh tế, tài năng trong việc miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.
B. Giọt nước mắt đau khổ của Chí Phèo:
- Biểu hiện:
+ Chí Phèo bị Thị Nở từ chối tình yêu vì định kiến xã hội (bà cô): "Thị
chống hai tay vào háng, vênh vênh cái mặt lên… trút vào hắn tất cả những lời
của bà cô".
+ Diễn biến tâm trạng của Chí rất phức tạp: "hắn ngạc nhiên", "hắn sửng
sốt", "hắn ôm mặt rưng rưng khóc". Giọt nước mắt thực sự đầu tiên đã rơi
xuống.
+ Giọt nước mắt ấy là bi kịch bị từ chối quyền làm con người.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện nỗi đau đớn, tuyệt vọng khi bị Thị Nở từ chối, chặn đứng cánh
của trở về với thế giời loài người được đẩy lên đỉnh điểm, cao trào.
+ Đẩy lên bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
 Hình ảnh đã góp phần thể hiện tài năng miêu tả tâm lí nhân vật và thể hiện tấm
lòng nhân đạo của mình : xót thương, đồng cảm cho số phận của con người,
đồng thời lên án tố cáo xã hội phong kiến với những hủ tục, định kiến đã đẩy
con người vào những bi kịch đau đớn.
2. Hình ảnh “ giọt nước mắt ”trong “ Vợ chồng A Phủ ” – Tô Hoài
- Chi tiết giọt nước mắt của A Phủ gần cuối tác phẩm là chi tiết đắt giá khi
không chỉ thức tỉnh sức sống, sự phản kháng trong Mị mà còn mang nhiều ý
nghĩa lớn lao.
- Giọt nước mắt của nỗi đau số phận : Đối diện với cái chết gần kề, người cứng
cỏi như A Phủ cũng không tránh khỏi giọt nước mắt bất lực. Đó là giọt nước
mắt uất ức, bất lực khi phải chịu đựng bắt ép phi lí, chịu sự áp bức của cường
quyền mà không cách nào thoát ra
+ Giọt nước mắt của a Phủ không chỉ thể hiện cảm xúc của nhân vật khi cái
chết đang cận kề.
+ Do sơ ý để hổ bắt mất một con bò của thống lí mà A Phủ bị trói đứng ở
giữa sân, bỏ mặc đói rét suốt mấy ngày liền..
+ Sau mọi nỗ lực tự giải cứu mình nhưng không thành, trong nỗi bất lực,
tuyệt vọng đến cùng A Phủ đã khóc.
- Ý nghĩa : + Giọt nước mắt ấy có sự tác động mạnh mẽ đến nhận thức của Mị,
mang đến những thay đổi lớn bên trong người đàn bà bất hạnh. Giọt nước mắt
ấy đã đánh thức sức sống bên trong, thức tỉnh trái tim ngủ quên trong con người
Mị.
+ Giọt nước mắt của A Phủ đã mang đến sự thay đổi lớn lao trong
tâm lí của Mị: Mị nhớ lại mình cũng từng bị trói đứng.
Nhớ đến tình cảnh của bản thân, Mị đã đồng cảm sâu sắc với nỗi
cô đơn và tuyệt vọng của A Phủ.
Hiểu sâu sắc hơn cuộc sống đọa đầy của hiện tại cũng như cảm
nhận đến tận cùng sự độc ác của cha con thống lí
+ Tấm lòng trắc ẩn bên trong Mị đã thức dậy, Mị đã có hành động vô cùng
liều lĩnh, cắt dây cởi trói cho A Phủ.
+ Thể hiện tư tưởng nhân đạo của nhà văn.
11. Phận người trong thơ
“ Thơ là tiếng nói của thân phận ”
+ Là tiếng nói của tình cảm, thơ nhạy cảm với những cảnh đời, phận
người; lắng sâu vào hồn người để lắng nghe những tâm tư thầm kín nhất của
con người, biểu lộ những rung cảm sâu sắc nhất của thi nhân.
+ Thơ là tiếng nói đi từ trái tim nhà thơ đến trái tim người đọc. Người đọc
thơ tìm thấy cảm xúc, tình cảm, tâm trạng, cuộc đời, số phận của mình in bóng
trong trang thơ.
A. Hàn Mặc Tử
- Hàn Mặc Tử là thi sĩ có phong cách vô cùng sáng tạo và bí ẩn trong làng Thơ
mới. Ông đặt nền móng cho dòng thơ lãng mạn Việt Nam, luôn gửi gắm vào
những tác phẩm của mình một tình yêu cháy bỏng với cuộc sống, khát khao
tìnhngười đến xót xa.
- Tuy tài hoa là vậy song “chữ tài đi với chữ tai một vần”, cuộc đời ông nhuốm
màu đau thương, bạc mệnh khi ông phải chống chọi đau đớn với căn bệnh quái
ác và qua đời từ khi còn rất trẻ chỉ mới 28 tuổi . Đó là số phận của một người
nghệ sĩ tài hoa. Được thể hiện trong bài “ Đây thôn Vĩ Dạ ” – hình ảnh của một
người nghệ sĩ bất hạnh với số phận ngang trái nhưng luôn khao khát được sống,
được yêu thương.
B, Nàng Tiểu Thanh trong “ Đọc Tiểu Thanh kí ”
Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư,
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.
Chi phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.
Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kỳ oan ngã tự cư.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?
+ 4 câu thơ đầu: Thân phận của nàng Tiểu Thanh.
• Nguyễn Du thấu hiểu nỗi oan khiên của Tiểu Thanh qua mảnh giấy tàn
trước song cửa sổ. Chữ độc đứng đầu dòng thơ nhấn mạnh tâm thế của tác giả -
đó là tâm thế xót thương trong nỗi cô đơn. Chữ độc và chữ nhất trong câu thơ
chữ Hán cũng là để nói một lòng đau tìm gặp một hồn đau.
• Nguyễn Du nhắc đến cuộc đời Tiểu Thanh bằng những ẩn dụ tượng trưng
quen thuộc, son phấn là biểu tượng cho sắc đẹp, văn chương là ẩn dụ cho tài
năng của Tiểu Thanh. Đời Tiểu Thanh là điển hình của hai nỗi oan lớn: hồng
nhan bạc phận, tài mệnh tương đố. Người đẹp như nàng mà bất hạnh, chết yểu.
Có tài thơ văn như nàng mà bị dập vùi.
+ 4 câu thơ sau: Thân phận của những người tài hoa bạc mệnh nói chung và
niềm mong ước được tri âm của Nguyễn Du ở hậu thế.
• Về nỗi hận: Nguyễn Du đã từ cái hận của Tiểu Thanh mà nghĩ đến cái
hận muôn đời. Từ nỗi đau riêng của Tiểu Thanh mà quy thành nỗi đau từ cổ chí
kim của bao kiếp người tài hoa. Nỗi hận trở nên quá lớn khó mà hỏi trời được
• Về nỗi oan: là cái án phong lưu. Khách phong lưu mà phải khổ, phải
mang cái án oan lạ lùng vì nết phong nhã. Tự đặt mình cùng hội cùng thuyền
với Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã tự phơi bày lòng mình cùng nhân thế về nỗi đau
thân phận của một con người tài hoa bạc mệnh. Đó chính là tâm sự chung của
những người mắc kỳ oan.
C, Ý nghĩa
- Đó đều là số phận của những con người tài hoa bạc mệnh, phải chịu số
phận bất hạnh.
- Thể hiện sự đồng cảm, xót thương đối với những con người ấy.
- Thể hiện niềm tin vào vẻ đẹp tài hoa và những khát khao của con người.
12. Chi tiết tiếng chửi trong “ Chí Phèo ”
1. Khái quát:
Tiếng chửi của Chí Phèo được đưa vào đầu tác phẩm tạo ấn tượng và mới
lạ cho người đọc. Cách kể chuyện theo hướng hồi tưởng, phá vỡ khuôn khổ kể
chuyện trước đây của tác giả. Tình tiết mở đầu và kết thúc gây bất ngờ, cuốn
hút cho người đọc.
2. Nghệ thuật
Tác giả đã phối kết hợp nhiều phương thức nghệ thuật khác nhau. Có thể
kể đến nghệ thuật đổi ngôi kể. Có lúc tác giả dùng tiếng chửi cộc cằn thô lỗ của
Chí Phèo để kể. Lúc lại thay lời của dân làng để diễn đạt cảm xúc. Có khi lại
dùng lời độc thoại của chính tác giả. Việc trộn lẫn nhiều giọng kể giúp tạo cảm
giác không nhàm chán. Tiếng chửi tăng theo cấp độ, mỗi lúc mỗi dâng cao. Chí
Phèo chửi trời, chửi đất, chửi người sinh ra hắn và chửi cả làng Vũ Đại. Cảm
xúc nhân vận cũng theo đó thăng cấp nhanh chóng. Từ “tức mình”, “tức thật”,
“thế này thì tức thật”, “tức chết đi được mất”. Cảm xúc dạt dào, cuộn trào như
chính tấn bi kịch mà Chí Phèo đang phải gánh chịu.
3. Tiếng chửi của Chí Phèo phần đầu truyện
* Nam Cao ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc với nhiều tác
phẩm nổi tiếng như Lão Hạc, Chị Dậu, hay như Chí Phèo. Trong từng tác phẩm,
Nam Cao luôn cố gắng khắc họa chân dung nhân vật một cách chân thực, gần
gũi nhất. Mỗi một chi tiết đều góp phần làm nên thành công của tác phẩm. Nhắc
đến Chí Phèo, cái làm người ta nhớ đến không chỉ là hình tượng một con người
bị tha hóa. Mà người ta còn ấn tượng bởi tiếng chửi nghe sao mà xé lòng. Vậy, ý
nghĩa tiếng chửi của Chí Phèo trong phần đầu câu chuyện là gì?
* Tiếng chửi của Chí Phèo xuất hiện ở đầu câu chuyện phảng phất men
say. “Hắn vừa đi vừa chửi”, hắn chửi trời, chửi đời rồi “chửi cả làng Vũ Đại”.
Rồi hắn còn chửi cái đứa không chửi nhau với hắn, chửi cái đứa đã bỏ rơi hắn.
Tiếng chửi trong vô vọng. Không một ai đáp lại lấy một lời. Bởi cả làng Vũ Đại
này đã quen với tiếng chửi đó. Chí Phèo sống cô đơn đến thế, chẳng ai quan
tâm đến việc hắn làm. Hắn chửi để thương thay cho cái thân phận của mình.
Trách sao cuộc đời sinh ra hắn nhưng không mang cho hắn cuộc sống như bao
người. Đó là ước mơ chính đáng nhưng sao với hắn lại khó đến vậy.
* Tiếng chửi có lớp lang, trình tự : từ vu vơ, chung chung ( chửi đời,
chửi trời,…) đến cụ thể ( chửi đứa nào đẻ ra cái thân hắn ). Tiếng chửi có tính
chất tăng cấp mức đố giận dữ, uất ức: tức mình tức thật tức chết đi
được mẹ kiếp có phí rượu không.
* Tiếng chửi đa giọng điệu:
+ Giọng cay đắng, uất ức của Chí.
+ Giọng dửng dưng, lạnh lùng của Nam Cao ( bên ngoài ), bên trong là tấm
lòng tha thiết, nhân đạo xót thương cho nhân vật.
+ Giọng thờ ơ, hờ hững của người dân lang Vũ Đại.
* Cũng chẳng ai thấu hiểu tại sao hắn lại biến thành người như thế. Nhà
tù thực dân đã biến một chàng trai trẻ với nhiều ước mơ, hoài bão thành một
“thầy chửi”. Tiếng chửi dần biết thành phương thức giao tiếp của hắn với xã hội.
Tiếng chửi là mồi kiếm cơm của hắn. Càng chửi, càng thấy sự bí bách của một
phận người bị dồn vào đường cùng. Tiếng chửi không nhắm đến một đối tượng
cụ thể nào nhưng lại như nhằm vào tất cả mọi người. Hơi men ngà ngà say càng
tăng sức nặng của lời chửi. Chí Phèo đã quá bất mãn với cuộc đời, với người đã
cướp đi quyền được sống và làm người lương thiện.
4. Ý nghĩa
Tiếng chửi của Chí Phèo mang nhiều lớp ý nghĩa.
+ Chửi vì sinh ra trong số phận hẩm hiu, không người thân, không ai nương tựa.
Chí Phèo lớn lên lăn lộn nhiều nghề, qua tay nhiều gia đình nuôi lớn.
+ Nỗi uất ức, cay đắng bị dồn lên đến đỉnh điểm.
+ Tiếng chửi còn thể hiện sự tha hóa khi con người hiền lành biến thành ác
quỷ.
+ Tiếng chửi còn là tiếng lòng, là sự ai oán người, chế độ đã cướp đi quyền làm
người lương thiện của hắn.
+ Niềm khao khát mãnh liệt được giao tiếp với mọi người.
+ Tiếng chửi thể hiện tấm lòng nhân đạo của nhà văn: xót thương cho số phận
bất hạnh, bi kịch của người nông dân, đồng thời tố cáo cả một xã hội thực dân
tha hóa, dồn người ta vào ngõ cụt, chia tách họ với xã hội lương thiện kia.
 Tiếng chửi mở đầu cả câu chuyện tạo nét chấm phá độc đáo cho cả tác
phẩm. Đây cũng là nét riêng, phong cách sáng tác,tài năng và tấm lòng nhân
của nhà văn Nam Cao. Chi tiết tuy nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn

You might also like