You are on page 1of 3

MB:

Nếu như các nhà văn thuộc Tự lực văn đoàn miêu tả cuộc sống với tất cả những gì đẹp
nhất, trong sáng nhất thì Thạch Lam lại tìm cho mình một lối đi riêng. Dưới con mắt của ông,
đời không chỉ có tình yêu mãnh liệt đến quên cả đất trời, quên cả mọi người mà còn có cả
những nỗi đau. Ngòi bút Thạch Lam hòa cùng cuộc sống, lách vào sâu những ngõ ngách
tâm hồn con người để từ đó chắt lọc ra cả một bức tranh đời sống nơi phố huyện nghèo mà
ở đó bóng tối đè nặng lên cuộc sống cùng cực, luẩn quẩn của con người.Đó là tác phẩm “ 2
đứa trẻ”.......
-Tác giả:TL là 1 trong những cây bút văn xuôi xuất sắc nhất của văn học VN giai đoạn 1930-
1945.Truyện TL thường ko có cốt truyện đặc biệt ông thường đi sâu khai thác thế giới nội
tâm với những xúc cảm mong manh,mơ hồ,tinh tế.Mỗi truyện như 1 bài thơ trữ tình đượm
buồn
-Tác phẩm:Lấy bối cảnh phố huyện Cẩm Giàng -Hải Dương,nơi tuổi ấu thơ TL đã từng
sống.Qua tái hiện bức tranh TN và c/sống của phố huyện TL đã thể hiện niềm xót thương
với nhiều kiếp người sống cơ cực quẩn quanh tăm tối đồng thời biểu lộ sự trân trọng với
mong ước đổi đời hướng tới tương lai.

TB:
1.hình ảnh phố huyện lúc chiều tàn
Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không
trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran
theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm.
Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia
đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa
cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều
gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm
đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn
giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên.
Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.
Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh
sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng,
muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy.
Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ
chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò
chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con
nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay
bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò
cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ
Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách.gánh
phở của bác Siêu ,gđ bác Xẩm,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những
vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng
đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm
chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi
chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.
Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy
cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ
mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc
quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều năm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy
quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm
sâu vào tâm hồn non nớt, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu
lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu
thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng
lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”. Trước hình ảnh những đứa trẻ con
nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.
Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ
cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài
đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc
sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp
nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái
kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

2.Cảnh đêm khuya


Ngay từ những dòng văn đầu tiên mở đầu câu chuyện, Thạch Lam đã cho độc giả thấy
được khả năng quan sát tài tình và ngòi bút tài hoa của mình bằng cách vẽ lên một bức
tranh đơn giản mà đẹp đến không ngờ, cũng những sự vật mà hằng ngày chúng ta vẫn
thường thấy nhưng qua trang văn của Thạch Lam, chúng bỗng dưng như biến thành khung
cảnh của một câu chuyện cổ nào đó với “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ;
từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều. Phương Tây, đỏ rực như lửa cháy và những đám
mây hồng như hòn than sắp tàn; dãy tre làng nước trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên
nền trời”. Nhà văn đã rất tinh tế khi điệp từ “chiều”, tạo cảm giác bóng tối như lan nhanh hơn
mà thấm đẫm tâm hồn bé Liên, âm thanh “êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ra
ngoài đồng” làm trong lòng cô bé dậy lên “nỗi buồn man mác trước thời khắc của ngày tàn”.
Trời đã muộn, phiên chợ phố huyện cũng đã “vãn từ lâu”, “người về hết và tiếng ồn ào cũng
mất”, làm trở lại những “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá dứa” và “mùi âm ẩm bốc lên”.
Rõ ràng là một phiên chợ huyện thế nhưng khung cảnh ấy lại tiêu điều, đơn sơ quá mức,
càng làm nổi bật thêm sự nghèo khó, lam lũ của người dân nơi đây. Đặc biệt là hình ảnh
những đứa trẻ nhà nghèo lom khom đi lại, tìm tòi, hi vọng bắt được một chút gì đó có giá trị
còn sót lại sau phiên chợ ấy càng làm độc giả thêm trăn trở, xúc động.
Và rồi sự nghèo khó, đơn sơ của nơi phố huyện này được bộc lộ rõ nhất khi hình ảnh sinh
hoạt của người dân nơi đây lần lượt được tác giả miêu tả. Đó là hình ảnh mẹ con chị Tí xách
điếu đóm, đội chõng tre dọn hàng nước mặc dù chẳng kiếm được bao nhiêu. Chắc hẳn sẽ
có độc giả nghĩ rằng nếu đã chẳng thể kiếm lời được từ việc ấy thì tại sao lại không bỏ nó đi
để tìm một công việc khác, thế nhưng bán nước tuy chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng ít
nhất nó là công việc mà hai mẹ con có thể nhờ nó mà kiếm được miếng cơm manh áo, bỏ
nó rồi biết làm gì giữa phố huyện nghèo nàn như thế. Tiếp theo, chúng ta có thể thấy hình
ảnh gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau trắng để trước mặt hay hình ảnh gánh
phở của bác Siêu mà đối với chị em Liên thì đó quả là một thứ xa xỉ. Phải khó khăn, lam lũ
đến mức nào mà một tô phở vốn chúng ta coi là rất bình thường lại có thể trở thành một thứ
đồ xa xỉ như vậy?
Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta còn bắt gặp hình ảnh bà cụ Thi hơi điên vẫn mua rượu
ở hàng Liên, bà cụ mà vẫn cất tiếng cười khanh khách rồi lẽo đẽo đi vào trong màn đêm tăm
tối mênh mông và lay lắt như ngọn đèn trước gió của hàng nước chị Tí. Có lẽ cũng chính vì
cuộc sống lam lũ, bươn chải cực nhọc đã đẩy một bà lão ở độ tuổi đáng được hưởng phúc
của con cháu phải rơi vào một hoàn cảnh đáng thương đến thế. Những nhân vật này chỉ là
một phần rất nhỏ đại diện cho những mảnh đời bất hạnh nơi phố huyện, đại diện cho cuộc
sống tăm tối như màn đêm đen kịt ngoài kia của họ.

You might also like