You are on page 1of 4

Hai Đứa Trẻ

- Thạch Lam -
I. Mở Bài
- Nhà văn Thạch Lam cho rằng " Thiên chức của nhà văn cũng như các chức vụ
cao quý khác là nâng đỡ nững cái tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng,
thương yêu hơn ". Quả thật, quan niệm này được chính ông làm chủ đề xuyên
suốt cho các tác phẩm của mình
- Truyện ngắn " Hai đứa trẻ " được viết dựa trên nhận định này, đây còn là một
trong những truyện ngắn thành công và hết sức đặc sắc của Thạch Lam
- Thạch Lam là cây bút truyện ngắn tài hoa trong nền văn học Việt Nam hiện
đại. "Hai đứa trẻ" tiêu biểu cho phong cách độc đáo của ông bởi chất hiện thực
hòa quyện với lãng mạn, tự sự giao duyên với trữ tình để lại trong lòng độc giả
những ấn tượng sâu sắc.
- Để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc có lẽ được thể hiện qua bức tranh phố
huyện lúc chiều tà qua đoạn trích " Tiếng trống thu không..không có tiền mà cho
chúng nó"

II. Thân Bài


1. Khái quát đầu
- Tác giả: Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, xuất sắc
- Phong cách sáng tác:
+ Tiêu biểu cho truyện không có cốt truyện, trong truyện hầu như không có
biến cố, tình tiết ly kỳ, chỉ là sự nối tiếp của các sự việc, hành động bình
thường, thậm chí là vụn vặt. Nhờ có cái duyên kể chuyện quả Thạch Lam mà
truyện có sức hấp dẫn.
. Biệt tài phân tích diễn biến tâm lý nhân vật
. Giọng văn nhẹ nhàng, thăng trầm mang nặng chất thơ.
+ Quan điểm sáng tác: sáng tác của ông vừa tố cáo vừa lên án và thay đổi thế
giới tàn ác, giả dối, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú.
Quan điểm này theo suốt sự nghiệp sáng tác của Thạch Lam
=> PCST đó đã đưa tên tuổi của ông lên trở nên nổi tiếng, trở thành một trong
những nhà văn tiêu biểu những năm 1930-1045
- Tác phẩm " Hai đứa trẻ"
+ Trích trong tập " Nắng trong vườn" năm 1938
+ Đề tài: cuộc sống của những người dân nghèo nơi phố huyện và đồng bằng
bắc bộ trước năm 1945.
+ Chủ đề: phơi bày thực trạng tù túng, nghèo khổ, bế tắc của những người dân
trước cách mạng, từ đó bày tỏ niềm thương cảm của tác giá, ấp ủ niềm hy vọng
vào ngày mai tươi sáng sẽ đến với cuộc đời của họ.
+ Dựa trên hiện thực cuộc sống của gia đình Thạch Lam tại phế hyện Cẩm
Giàng thời ấu thơ, hoàn cảnh sinh sống tác động lên PCST
+ Cũng như các tác phẩm khác " Hai đứa trẻ " có sự hòa quyện hai yêu tố hiện
thực và yếu tố lãng mạn trữ tình
- Vị trí đoạn trích: nằm ở phần đầu trong cảm hứng văn phong của tác giả, nói
về bức tranh phố huyện lúc chiều tàn trong truyện ngắn của Thạch Lam

2. Phân tích
LĐ1: Hình ảnh của bức tranh thiên nhiên lúc chiều tà nơi phố huyện(Các
yếu tố về âm thanh, hình ảnh màu sắc, sức gợi đã được tái hiện qua bức tranh
nghèo nàn, tăm tối )
LC1: Thời gian, Âm thanh
- Thời gian: buổi chiều tàn, bản thân buổi chiều đã gợi cho con người nỗi buồn
nhưng với một phố huyện nghèo, buổi chiều càng khiến cho con người ta cảm
thấy tê tái hơn vì ban ngày còn có hoạt động của con người, còn có ánh sáng
mặt trời. Nhưng khi các hoạt động đó đã dừng lại, ánh mặt trời đã tắt thì chính
là lúc phố huyện hiện ra tất cả cái nhợt nhạt, buồn vắng, tẻ nhạt của nó. Đó
chính là câu văn “Chiều, chiều rồi” buông ra giống như một tiếng thở dài chậm
rãi
- Âm thanh:
+ Mở đầu bằng âm thanh của tiếng trống thu không một âm thanh rất quen
thuộc ở phố huyện trước cách mạng “tiếng trống thu không trên cái chòi của
phố huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều” Câu văn gợi sự thong
thả, yên tĩnh của không gian và gợi cảm xúc của cái gì đó xa xăm trong tâm hồn
con người, gợi cảm xúc mơ hồ, mong manh. Tiếng trống chậm rãi, ngắt quãng
đã cho thấy cái tẻ nhạt chậm chạp trong nhịp sống nơi đây. Gợi ra sự ngưng
đọng của thời gian, chậm rãi của đời người
+ Tiếp đó, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng, tiếng muỗi vo ve trong câu truyện
của Liên. Âm thanh quen thuộc nơi làng quê Việt Nam. Giản dị nhưng rất đặc
trưng để mà mỗi khi nghe được âm thanh này tâm hồn ta thêm phong phú, hòa
hợp với thiên nhiên.
-> Âm thanh được miêu tả theo chiều hướng bé dần, nhỏ dần, không làm cho
không gian trở nên náo nhiệt nữa thay vào đó là tô đậm sự vắng vẻ, tĩnh lặng.
Âm thanh tưởng chừng như vô tri vô giác nhưng vẫn luôn hiện hình trong chính
cuộc sống chúng ta hay nói cách khác là hiện lên trong chính cuộc sống của
những con người phiên chợ nghèo
=> Những âm thanh này vô tình làm cho cuộc sống của những con người nơi
đây hiện lên trong sự thong thả, yên tĩnh của không gian và gợi ra cảm xúc của
cái gì đó xa xăm trong tâm hồn người. Những âm thanh này hội tụ lại như khiến
người đọc có cảm giác nơi đây ngưng đọng như một cái ao tù não nề, thê thảm.
LC2: Ánh sáng, màu sắc, đường nét
-Màu sắc: “Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như
hòn than sắp tàn". Những gam màu ấm nóng, chói ngắt đặt trong những hình
ảnh so sánh nên thơ trữ tình để gợi lên một thiên nhiên tuyệt đẹp. Ánh sáng buổi
hoàng hôn rực rỡ nhưng chỉ là trong chớp nhoáng đã đi vào lúc tàn. Bởi chứa
đựng trong từng tia sáng khi hoàng hôn còn kéo theo những nỗi buồn man mác,
sự yên tĩnh đến lạ khi phiên chợ cũng theo đó mà tàn. Khoảnh khắc này được
lặp đi lặp lại là thế nhưng luôn để lại trong tâm thực người đọc những liên
tưởng về sự tù túng, quanh quẩn lẫn chút ngột ngạt
- Đường nét: " Dãy tre làng trước mắt đen lại và cất hình rõ rệt trên nền trời".
" Dãy tre" lại là nét thân thuộc nơi đồng quê Việt Nam. Người đọc đọc tới đây
lại liên tưởng đến một khoảng không chợp ngợp. Đó cũng là sự chuyện giao giữ
ngày và đêm, ánh sáng sau bóng tre làng sẽ chỉ hiện lên lần cuối rồi lại nhường
chỗ lại cho hoàng hô, bóng tối
-> Bằng khả năng quan sát và cảm nhận tinh tế, nhạy cảm, Thạch Lam đã bắt
lấy cái hồn của thiên nhiên, cảnh vật ở một phố huyện nghèo để chỉ từ những
cảnh rất đỗi bình thường, quen thuộc, người đọc vẫn thấy được cái đẹp đẽ, nên
thơ của cuộc sống. Thạch Lam đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp
đẽ với sự hài hòa của màu sắc âm thanh và ánh sáng. Quen thuộc bởi gắn liền
với cuộc sống con người, xa lạ vì mang theo không khí ảm đạm. Những câu văn
đơn giản khoong cầu kì kiểu cách đã tái hiện chân thực cái hồn buổi chiều nơi
làng quê. Thiên nhiên buổi chiều quê hiện lên thật đẹp, thơ mộng nhưng tĩnh
lặng và đượm buồn
- Ánh sáng: " Các nhà đã hiện đèn, đèn treo trong nhà, đèn hoa kì leo lét" tất cả
hiện lên thật đơn sơ và giản dị, đồng thời gắn liền với hiện thực cuộc sống của
con người trong thời thế khi đó.
+Ánh đèn mộc mạc và thân thuộc được soi sáng đó được tỏa ra từ những ánh
đèn dầu, chứa chan nỗi niềm lẫn cảm xúc. Sự mờ nhạt qua những ánh đèn đó
đang được gắn liền với sự khốn khổ của những con người nghèo khó
+ Chi tiết " ánh sáng chiếu ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đường thêm
mấp mô vì những hòn đá nhỏ một bên sáng một bên tối" dường như thêm phần
đối nghịch. Một bên là ánh sáng tờ mờ, bên còn lại là mù mịt đã phản ánh đúng
hiện thực cuộc sống
+ Ánh sáng đó đơn gián là từ đèn dầu mà ra nhưng lem nhem cả những khát
khao có một cuộc sống mới tươi đẹp hơn không chỉ của chị em Liên và An mà
còn cả những con người nghèo khổ sinh sống chung trong phiên chợ đó

LĐ2 : Cuộc sống con người


LC1: Cảnh chợ tan
- Trong tâm thức của người Việt, chợ chính là nơi thể hiện rõ nhất nhịp sống,
mức sống cũng như thuần phong mỹ tục ở một làng quê, chỉ thông qua một buổi
chợ là có thể cảm nhận cuộc sống nơi đó giàu hay nghèo
- Thời điểm" vãn từ lâu " -> vắng lặng, tĩnh mịch
- Phiên chợ ở phố huyện được tác giả ghi lại “Chợ họp giữa phố vãn từ lâu”,
“người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”, “ một mùi âm ẩm bốc lên”,…Trong tác
phẩm mặc dù Thạch Lam không miêu tả trực tiếp nhưng chỉ thông qua những
thứ phố huyện còn sót lại của buổi chợ tàn như rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá
nhãn, lá mía,… người đọc có thể hình dung về cuộc sống nghèo nàn, xơ xác của
con người nơi đây, không gian chợ tàn càng khiến cho bức tranh phố huyện
thêm ảm đạm và làm cuộc sống trở nên đơn điệu, nghèo nàn, sa sút với những
con người lao động lam lũ, nghèo khó.
LC2: Những kiếp người tàn
- Phiên chợ được nói tới là phiên chợ nghèo, nơi những con người tụ tập lại để
buôn bán. Các mặt hàng chủ yếu được người dân buôn là những mặt hàng hết
sức bình thường và thân thuộc tại nông thôn. Sau ngày dài sinh nhai với nghề
thì thứ bị bỏ lại chỉ còn là rác rưởi, những thứ vô giá trị
- Ấy vậy mà “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ lom khom đi lại tìm tòi.
Chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được”,
gợi cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, dường như chúng đã không còn cái hồn nhiên,
vô tư của trẻ thơ. Cuộc sống của những người lao động bé nhỏ tội nghiệp hiện
lên trong trang văn của Thạch Lam, thật đáng thương, tội nghiệp cuộc sống ấy
đã đánh thức những cảm xúc day dứt và niềm thương cảm sâu sắc nơi độc giả
=> Những chi tiết giàu tính hiện thực đã gợi lên sự nghèo đói, tiêu điều đến thê
thảm nơi phố huyện

3. Khái quát cuối


- Nghệ thuật:
+ Miêu tả đặc sắc, đậm chất trữ tình
+ Ngôn ngữ miêu tả đầy chất thơ nhưng hết sức quen thuộc
+ Bút pháp trữ tình xen lẫn hiện thực
+ Giọng điệu nhẹ nhàng chậm rãi mà thấm đẫm nỗi buồn khi kết hợp với những
hình ảnh quen thuộc, bình dị với cuộc sống của người dân
+ Kết hợp yếu tố hiện thực, yếu tố lãng mạn trữ tình, câu văn xuôi như câu thơ,
khéo léo kết hợp các chi tiết, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
- Nội dung : Bức tranh nơi phố huyện hiện lên với biết bao vẻ đẹp bình dị thân
quen nhưng vô tình kéo theo nỗi buồn của guồng xoáy cuộc sống những năm
tháng cơ cực của người nông dân.

III. Kết Bài


- Có thể nói, “Hai đứa trẻ” là một tác phẩm nhẹ nhàng, sâu lắng, không có
những tình tiết gay cấn. Nhưng cũng đọng lại trong lòng người đọc một điều gì
đó rất sâu sắc về những số phận nghèo khổ, đang mơ về một ngày mai tươi sáng
hơn ở phía trước quá hình ảnh bức tranh phố huyện nghèo.
- Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy
thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những người lao
động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm. Qua bức tranh ảm đạm của
phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hy vọng le lói,
ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó
cho những con người lao động nghèo khổ

You might also like