You are on page 1of 2

MỞ BÀI

Trong Tự lực văn đoàn, văn Thạch Lam chảy một dòng riêng: điềm tĩnh, nhỏ nhẹ và
truyền cảm lạ lùng. Tự lực văn đoàn hướng về tầng lớp thượng lưu, riêng Thạch Lam cúi
mình xuống những người lao động bần cùng sống trong những làng quê bùn lầy nước đọng,
những người dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa, những kiếp người kiếm sống bằng
những nghề vất vả, tủi cực trong các khu hành lạc lắm bùn nhơ hay khu ngoại ô nghèo khổ,
buồn và vắng. Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong “Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho ngòi
bút và tấm lòng Thạch Lam: hướng về cuộc đời, hướng về Chân – Thiện – Mĩ từ lăng kính
của một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, sâu sắc với góc nhìn tâm linh của bút pháp tâm lí trữ
tình độc đáo giàu chất thơ. Và dưới con mắt của Thạch Lam, bức tranh phố huyện lúc chiều
tan và về đêm hiện lên thật rõ nét, chân thực, qua đó, ta cũng thấy được những nét tương
phản giữa cảnh đêm khuya và cảnh đợi tàu.
THÂN BÀI
Tiền đề phân tích chung
Thạch Lam là nhà văn có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ, có biệt tài về
truyện ngắn. Mỗi truyện của ông giống như một bài thơ trữ tình, chủ yếu thể hiện những xúc
cảm mong manh, mơ hồ trong thế giới nội tâm nhân vật, lời văn trong sáng, giản dị mà thâm
trầm, sâu sắc. Thạch Lam đến với văn chương mang trong mình sứ mệnh “hòa giải” giữa hiện
thực và lãng mạn để đưa độc giả đến với miền trời xa vắng, đầy lắng sâu, dào dạt. Trong
nhóm Tự lực văn đoàn, Thạch Lam là gương mặt đặc sắc, tiêu biểu vì giữa một rừng tác
phẩm lãng mạn lâm li, bi đát thì văn Thạch Lam chảy một dòng riêng: điềm tĩnh, nhỏ nhẹ và
truyền cảm lạ lùng nhưng mang đầy chất hiện thực. Tự lực văn đoàn hướng về tầng lớp
thượng lưu, riêng Thạch Lam cúi mình xuống những người lao động bần cùng sống trong
những làng quê bùn lầy nước đọng, những người dân nghèo thành thị lay lắt chốn phồn hoa,
những kiếp người kiếm sống bằng những nghề vất vả, tủi cực trong các khu hành lạc lắm bùn
nhơ hay khu ngoại ô nghèo khổ, buồn và vắng. Bức tranh đời sống phố huyện nghèo trong
“Hai đứa trẻ” rất tiêu biểu cho ngòi bút và tấm lòng Thạch Lam: hướng về cuộc đời, hướng
về Chân – Thiện – Mĩ từ lăng kính của một chủ nghĩa nhân đạo mới mẻ, sâu sắc với góc nhìn
tâm linh của bút pháp tâm lí trữ tình độc đáo giàu chất thơ. Theo Thế Uyên – cháu gọi Thạch
Lam bằng cậu – thì “Hai đứa trẻ” chính là một hồi ức không thể phai mờ về tuổi thơ vất vả
lam lũ của chính Thạch Lam: “Câu chuyện hai chị em bán hàng xén kế ga xe lửa, đêm đêm
cố gắng thức đợi chuyến tàu đi qua chẳng qua chỉ là một hồi ức. Cô chị là mẹ tôi, cậu em là
Thạch Lam, khung cảnh là khi phố huyện phía sau nhà ga Cẩm Giàng”. Có thể nói viết “Hai
đứa trẻ”, Thạch Lam như sống lại một lần nữa tuổi thơ khó nghèo, lam lũ nhưng cao đẹp của
chính mình. Tác phẩm được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938).
* Dẫn: Cả truyện đặt trong sự tương tranh của bóng tối và ánh sáng. Một buổi chiều
“êm ru” đến thật chậm rãi, nhẹ nhàng mang theo bức tranh cảnh vật và sinh hoạt đi
vào buổi hoàng hôn. Nhưng rồi khi ánh sáng vẫn còn yếu thế, bóng tối đã xuất hiện và
bắt đầu lấn át, đậm dần, ngập dần, lan dần và ngự trị khắp phố huyện, nhấn cả miền
quê vào biển tối mênh mông, không đáy. Mặt trời dần tắt, còn lại ánh sáng leo lét của
những còn đèn, rồi ánh sáng đom đóm, ánh sao yếu ớt…
1. Phố huyện buổi chiều tàn
Thạch Lam đã lựa chọn thời điểm bắt đầu vào lúc hoàng hôn, khi vạn vật chuẩn bị đi
vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế của mình, Thạch Lam đã vẽ nên bức
tranh phố huyện lúc chiều tàn không chỉ có thần thái của cảnh vật mà còn cả thần thái
của cuộc sống con người.
* Bức tranh cảnh vật
Bức tranh cảnh vật hiện lên có đủ cả âm thanh, màu sắc, đường nét đến cả mùi vị rất
riêng. Khung cảnh ấy được nhà văn thể hiện qua những câu văn êm dịu, uyển chuyển,
tinh tế; mỗi câu như nét vẽ đơn sơ, không cầu kì, kiểu cách nhưng lại gợi được cái hồn
của cảnh vật, thần thái của thiên nhiên. Mỗi câu văn như mở ra một cảnh, cảnh trước
gọi cảnh sau rất độc đáo. Mở đầu là câu văn giàu chất thơ “Chiều, chiều rồi! Một buổi
chiều êm ả như ru…”. Phép điệp từ “chiều” lặp lại như lời gọi báo, thể hiện bước đi
chậm mà nhẹ, xâm lấn của cảnh chiều lên phố huyện. Buổi chiều bắt đầu buông xuống
trên phố huyện nghèo, và có lẽ, không gian phải tĩnh lặng lắm thì nhà văn mới bắt trọn
từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Trong cảnh chiều tàn, âm thanh của “tiếng trống thu
không trên cái chòi của huyện nhỏ” cứ vang xa vang xa từng tiếng một, văng vẳng lại
là “tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng” được gió đưa vào nơi phố huyện. Người
cầm bút đã sử dụng nghệ thuật lấy động tả tĩnh, gợi sự im ắng của không gian, nhịp
thở của thiên nhiên, cảnh vật và nét đặc trưng của làng quê nghèo. Sự tĩnh lặng của
miền quê ấy sao quen thuộc mà buồn đến nao lòng. Không chỉ có màu sắc, cảnh chiều
tàn còn hiện lên với màu sắc sinh động: “Phương Tây đỏ rực như lửa chát và những
đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại…”. Dùng thủ
pháp ngược sáng trong điện ảnh, cái sáng rực rỡ cuối cùng của ngày đang dần tàn đi,
gam màu giảm dần đi từ đỏ chuyển về hông rồi thành đen làm nên bức tranh hoàng
hôn sinh động – chút huy hoàng cuối của ngày cũ trước lúc lụi tàn.

You might also like