You are on page 1of 7

(Trích dẫn nhận định của một nhà văn nổi tiếng).

Quả đúng là như vậy,


những cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời được dồn nén trên đầu
ngọn bút và phơi trải trên những trang giấy để rồi mang đến cho người đọc
những tác phẩm những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Với (tên tác giả),
(cảm xúc, nỗi niềm của tác giả đối với tác phẩm) đã trở thành cội nguồn
cảm hứng để ông viết lên (tên tác phẩm). Trong đó, đó ấn tượng hơn cả có
lẽ là những trang văn miêu tả (vấn đề nghị luận).

Mở bài
 Dẫn dắt gián tiếp

Puskin từng viết: “Linh hồn là ấn tượng của một tác phẩm. Cây cỏ
sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là nhờ tiếng ca, một tác
phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm bút”. Quả đúng là như vậy,
những cảm xúc của người nghệ sĩ trước cuộc đời được dồn nén trên đầu
ngọn bút và phơi trải trên những trang giấy để rồi mang đến cho người đọc
những tác phẩm những hình tượng nghệ thuật đặc sắc. Với Thạch Lam,
những cảm xúc trăn trở trước cuộc sống nghèo khổ quẩn quanh tăm tối
của người lao động trong thời kì Cách mạng đã trở thành nguồn cảm hứng
để ông viết nên “ Hai đứa trẻ”.
 Giới hạn phạm vi phân tích, nêu luận đề
Trong đó ấn tượng hơn cả có lẽ là những trang văn miêu tả bức tranh
phố huyện lúc chiều buông. Qua đó nhà văn đã ghi lại hình ảnh về cuộc sống
vất vả, nghèo khó nơi đây và tâm trạng của cô bé Liên để rồi nhà văn gửi
gắm những ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Thân bài
LĐ 1: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm
1.1, Tác giả Thạch Lam
- Nhà văn Thạch Lam – một cây bút giàu xúc cảm, ông được biết đến là
một trong những nhà văn nổi tiếng của nền văn học hiện đại Việt Nam vào
giai đoạn những năm 1930 – 1945.
- Người ta nói Thạch Lam đến với văn chương mang một sứ mệnh hòa
giải hiện thực và lãng mạn
- Mỗi tác phẩm của Thạch Lam đều chất
chứa chất trữ tình trong cách hành văn, trong
ngôn từ nhưng cũng đầy tính hiện thực và nhân
văn sâu sắc bởi ngòi bút ấy hướng tới những kiếp
người đau khổ bị lãng quên trong xã hội.
1.2 Tác phẩm “Hai đứa trẻ”
- Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được rút trong
tập “Nắng trong vườn”, là tiêu biểu cho tuyên ngôn văn
học của Thạch Lam
- “Hai đứa trẻ” là một truyện ngắn không có cốt truyện,
nó kể về một phố huyện nghèo trong một buổi tối chiều hè
- Nhưng lạ thay, người đọc không vì thế mà dễ dàng
quên đi thiên truyện sau khi đọc. Họ luôn nhớ về nó như
một kỉ niệm êm đềm mà mỗi chi tiết đều gây xúc động, gợi
lại một thời đã qua.
-Giữa dòng cảm xúc ấy ta dường như dừng lại nơi cảnh
phố huyện lúc chiều tà được tác giả khắc họa độc đáo sâu sắc.

Luận điểm 2: Bức tranh thiên nhiên nơi phố huyện


- Thời gian là buổi chiều, đang chuyển dần về tối . Đó là khoảng thời
gian khơi gợi nhiều cảm xúc.
- Không gian yên tĩnh , đượm buồn
- Âm thanh:
• Cảnh ngày tàn trước hết được gợi ra qua âm thanh: “tiếng trống
thu không” và trong cảm nhận của Liên những âm thanh vang lên từng
tiếng một.
Cho ta cảm giác về một không gian yên ả, tĩnh lặng, thời gian như ngưng
đọng một cách buồn tẻ, tiếng trống như vang ra để gọi buổi chiều
• Âm thanh tiếng ếch nhái, tiếng muỗi vo ve: những âm thanh gợi sự
buồn tẻ, hiu quạnh của xóm làng, thậm chí tiếng muỗi vo ve còn làm rõ hơn
sự tĩnh lặng của không gian
Có thể thấy rằng, các âm thanh này xuất hiện dường như lại càng nhấn
mạnh cho sự tĩnh lặng của buổi chiều tàn này. Những âm thanh này gợi
cảm giác buồn tẻ, hiu quạnh mang đậm tính chất dân dã ở vùng nông thôn.
-Hình ảnh ,màu sắc:
• “PhươngTây rực như lửa cháy”
• “Những đám mây ánh hồng như những hòn than sắp tàn”
Đó là gam màu chói gắt, ấm nóng nhưng vẫn không xua đi được cảm giác
tàn lụi của không gian buổi chiều quê
-Đường nét: “ Dãy tre làng trước mắt đen lại ,cắt hình rõ rệt trên
nền trời”.
Các hình ảnh này cho thấy bóng đêm đã bắt đầu bao phủ: “Các nhà đã
lên đèn” những ánh sáng chẳng phải rực rỡ, hay chói lóa như chốn thị
thành. Mà nó là hình ảnh của những chiếc “đèn treo trong nhà bác phở
Mỹ, đèn hoa kì leo lét trong nhà ông Cửu, và đèn dây sáng xanh trong hiệu
khách…” những ánh sáng ấy thật yếu ớt như đưa con người ta vào thế giới
“hư hư thực thực” một bên sáng và một bên tối.
Nhận xét : Với cách miêu tả tinh tế, nhịp điệu câu văn chậm và giàu
tính nhạc, hình ảnh giàu chất thơ kết hợp với các biện pháp tu từ, tác giả
đã miêu tả cảnh ngày tàn từ chiều sang tối để gợi ra một bức họa đồng
quê gần gũi ,bình dị nhưng đượm buồn.
Luận điểm 3 : Bức tranh sinh hoạt
3.1 Cảnh phiên chợ tàn
- Chợ đã vãn từ lâu ,người về hết và tiếng ồn ào cũng hết
Thời điểm đó càng bộc lộ rõ nhất sự nghèo nàn ở phố huyện
-Trên đất chỉ còn rác rưởi , vỏ bưởi,vỏ thị ,lá nhãn.
Những phế phẩm đó càng thể hiện rõ sự nghèo khổ, tàn tạ, là kết quả của
cuộc sống thuần nông đầy vất vả. Cả một không gian chìm trong sự nghèo
nàn và tĩnh lặng.
-Mùi vị: “ một mùi âm ẩm bốc lên” khiến cho chị em Liên cảm là nhận
đó là “ mùi riêng của đất ,của quê hương này”
Đây là sự cảm nhận của một con người có niềm yêu mến, gắn bó tha thiết
với quê hương.
Nhận xét: Qua hình ảnh phiên chợ nghèo đã phơi bày sự tàn tạ, xơ
xác, buồn vắng, đây cũng chính là không gian điển hình của làng quê VN
trước Cách mạng T8.
3.2 Hình ảnh kiếp người tàn tạ
-Những đứa trẻ con nhà nghèo lang thang nhặt rác
Thân phận của những đứa trẻ thật nhỏ bé, đáng thương, chúng giống
như những mầm non thiếu ánh dương . Đáng lẽ ra ở cái tuổi ấy chúng phải
được vui chơi, nô đùa thì lại phải đầu tắt mặt tối vất vả để mưu sinh qua
ngày. Có thể nói rằng, dường như gánh nặng cuộc đời cũng đè lên đôi vai
của chúng. Hình ảnh của những đứa trẻ được nhà văn điểm qua với mong
muốn lên án xã hội hiện thực chưa thực sự quan tâm tới đời sống của nhân
dân đặc biệt là về quyền trẻ em.Từ đó càng gợi sự thương cảm ,xót xa từ
người đọc .
-Mẹ con chị Tý : “ Ban ngày thì mò cua ,bắt tép, đêm tối thì dọn gánh
hàng nước”.
Sự mệt mỏi ,chán trường, bế tắc trong kiếp sống cơ cực ,vất vả, không
có tương lai được thể hiện qua câu nói : “ Ôí chao! Sớm hay muộn nào có ăn
thua gì”. Đặc biệt là hình ảnh ngọn đèn của mẹ con chị như một biểu tượng
đầy ám ảnh về những kiếp sống leo lét trong bóng tối của xã hội cũ, Chiếc
đèn không làm cho cuộc đời họ sáng lên nhưng lại đủ sức soi rõ sự nghèo
khổ và héo hắt của họ.
- Bà cụ Thi hơi điên với tiếng cười ám ảnh, chua chát và đầy ngao ngán.
Phải chăng vì cuộc đời bà đã quá khổ, đã nếm trải đủ đắng cay, đã khóc
quá nhiều đến nỗi nước mắt đã cạn, giờ đây chỉ biết lấy tiếng cười than
thay cho nỗi lòng xót thương. Hình ảnh đó khiến người đọc cảm thương ,ái
ngại về kiếp sống của những con người vô cảm,vô thức, cuộc đời của họ
cũng là bóng tối triền miên góp phần làm dày đặc thêm bóng tối của phố
huyện nghèo khổ.
- Chị em Liên và An giữa cái tuổi đáng lẽ còn thơ ngây ,vô tư thì hai chị
em đã phải lo toan cho cuộc sống gia đình .Hai chị em giúp mẹ trông coi
gian hàng nhỏ thuê lại của bà cụ móm , ngăn ra bằng phiên nứa ,dán giấy
Nhật trình.Thức hàng cũng chỉ là vài quả sơn đen hay mấy bánh xà phòng.
Cơ cực đã đành nhưng điều làm ta xót xa hơn là đời sống tinh thần của
hai đứa trẻ ấy dường như đang ngưng trệ.Chúng ngày càng giam mình
trong không gian u tối của phố huyện ,tự cầm cố tuổi xuân và sức trẻ,và có
thể chẳng bao giờ biết đến cái thế giới xa xăm ngoài kia.
Nhận xét: Mỗi một nhân vật đều mang một mảnh đời khác
nhau ,nhưng họ giống nhau ở chỗ có cuộc sống có nghèo khổ, vất vả, không
biết đến niềm vui., không có tương lai .Thạch Lam không miêu tả kĩ một
nhân vật nào, không khắc họa rõ nét tình cảnh của ai, ông chỉ ghi lại những
kiếp người đó bằng một chi tiết nhỏ nhưng cũng đủ để người đọc cảm nhận
được cuộc sống âm thầm, nghèo khó.Từ đó, Thạch Lam bày tỏ niềm cảm
thương sâu sắc cùng nỗi xót xa trước con người trong công cuộc mưu sinh.
Luận điểm 4: Tâm trạng của cô bé Liên
-Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện được cảm nhận từ cái nhìn của cô bé
Liên , một cô bé mới lớn mang tâm hồn mơ mộng ,nhaỵ cảm. Chính vì vậy
bức tranh đó chạm đến cảm xúc và thấm đẫm chất trữ tình .
-Biểu hiện:
• Trước cảnh ngày tàn: gợi cho Liên cảm thấy lòng buồn man mác,
một nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng thấm thía.
Một cô gái có tâm hồn nhạy cảm
• Liên động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèo nhưng chính chị
cũng không có tiền mà cho chúng.
• Cô thấy xót thương mẹ con chị Tí: ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái
hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu
Một cô gái phúc hậu, giàu lòng nhân ái
• Cảm nhận rất rõ: “mùi riêng của đất, của quê hương này” từ tâm
hồn nhạy cảm.
Một cô gái có tình cảm gắn bó sâu sắc yêu mến quê hương, xứ sở
 Như vậy, Liên là một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có lòng
trắc ẩn, yêu thương con người. Đây cũng là nhân vật mà Thạch Lam gửi
gắm tâm tư của mình.
Tiểu kết: Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn mang vẻ trầm buồn hiu
hắt của một vùng quê nghèo mà con người luôn quẩn quanh, tẻ nhạt nhưng
đồng thời gửi gắm bao suy tư của tác giả về quê hương xứ sở.

Luận điểm 5: Đánh giá nghệ thuật


– Một câu chuyện dung dị, đời thường, không tô vẽ và một lối kể chuyện
tâm tình thủ thỉ đã tạo nên thành công cho tác phẩm.
– Miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật tinh tế sâu sắc
– Ngôn ngữ giàu sức gợi, câu văn nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu chất thơ và
thấm đượm cảm xúc.
– Lời văn tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng nên bức tranh phố huyện
lúc chiều tà cũng là bức tranh tâm trạng..
 Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên
nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc,
nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta
còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc
của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ.

Kết bài
 Khẳng định lại giá trị nội dung, nghệ thuật:
- Từ bức tranh phố huyện tù túng, đói nghèo qua ngòi bút nhẹ nhàng,
đậm chất thơ, Thạch Lam đã dễ dàng xoáy sâu vào tâm trạng của cô bé
Liên trước bức tranh ấy
- Người đọc như được dẫn đi trong một thế giới mà nhân vật, không
gian bàng bạc nỗi buồn, lặng lẽ suy ngẫm và cho đến khi tác phẩm đã kết
thúc, người đọc vẫn không thể thoát khỏi trạng thái bâng khuâng, mơ hồ.
 Cảm nghĩ của bản thân
- Có lẽ cả thế giới như ngưng đọng trong “Hai đứa trẻ” - nơi phố huyện
lúc chiều tà và trên cả những trang văn sâu sắc của Thạch Lam một cây
bút giàu cảm xúc và tài hoa.

Có người từng nói rằng: “ Thạch Lam là nhà văn ngắt câu bằng màu, chấm
câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình”. Bởi vậy mà “Hai đứa trẻ” hiện
lên như một bức tranh dệt bằng cảm giác”, giản dị mà sâu lắng, man mác
mà thấm thía. Từ bức tranh phố huyện tù túng, đói nghèo qua ngòi bút
nhẹ nhàng, đậm chất thơ, Thạch Lam đã dễ dàng xoáy sâu vào tâm trạng
của cô bé Liên trước bức tranh ấy. Để rồi người đọc được dẫn đi trong một
thế giới nhân vật, không gian bàng bạc nỗi buồn, lặng lẽ suy ngẫm và đến
khi tác phẩm đã kết thúc, người đọc vẫn không thể thoát khỏi trạng thái
bâng khuâng, mơ hồ. Có lẽ cả thế giới ngưng đọng trong “Hai đứa trẻ” nơi
phố huyện lúc chiều tà, trên những trang văn sâu sắc của Thạch Lam một
cây bút giàu cảm xúc và tài hoa.

~Ngô Ngọc Mai & Nguyễn Thu Hà~

You might also like