You are on page 1of 10

HAI ĐỨA TRẺ

ĐỀ 1: Cảm nhận bức tranh phố huyện lúc chiều tà. Từ đó nhận xét giá trị nhân đạo của tác
phẩm (văn phong của Thạch Lam)

Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn (1938) là hình ảnh tuổi thơ vất vả của chính
nhà văn và người chị của mình. Trong những năm tháng cơ cực khi cha mất sớm, mẹ tần tảo nuôi các
con ăn học, Thạch Lam đã cùng chị trông coi một cửa tiệm bán hàng xén nho nhỏ kế bên ga xe lửa. Ở
đây, nhà văn đã sống và tiếp xúc với những kiếp người bé mọn, trực tiếp cảm nhận cái xã hội thu nhỏ
ao tù nước đọng và những phận đời quanh quẩn, cùng túng, bế tắc. Truyện ngắn Hai đứa trẻ kể về
Liên và An, hai đứa bé từng sống những ngày sung túc ở Hà Nội phồn hoa. Nhưng rồi gia đình kiệt quệ
nên phải về quê sống trong phố huyện nhỏ bé, mưu sinh bằng buôn bán lặt vặt ở cái tiệm tạp hoá gần
ga tàu. Xung quanh hai đứa bé là những mảnh đời cũng héo hắt, đáng thương như mẹ con chị Tí, vợ
chồng bác Xẩm, bà cụ Thi, gánh phở bác Siêu…Tất cả những kiếp sống lay lắt, buồn tẻ chẳng khác nào
bức tranh phố huyện nghèo. Vậy mà họ vẫn cố chờ đợi chuyến tàu đêm, một hoạt động cuối cùng của
ngày như chút niềm an ủi, như chờ đợi một niềm tin sáng sủa cho cuộc sống tăm tối hằng ngày. Hai
đứa trẻ không ai khác trong truyện chính là hai chị em Liên, An. Tuy nhiên nhan đề gợi ra không chỉ có
Liên, An mà còn là những đứa trẻ bất hạnh, sống lay lắt trong cái ao tù mà chế độ nửa phong kiến thực
dân gây ra. Nhan đề vang lên như lời thương cảm chân thành của nhà văn dành cho những phận đời
nhỏ nhoi, cô độc, sống tưởng chừng lạc loài trong một xã hội ngột ngạt. Nỗi trăn trở về phận người và
tình đời chi phối mạch truyện lắng sâu vào dòng tâm tưởng của nhân vật, hoà vào trong bức tranh phố
huyện lúc chiều và tối. Và khung cảnh phố huyện nghèo hiện lên càng rõ ràng trong đoạn “Chiều chiều,
…chị cũng không có tiền mà cho chúng nó”.
Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu
không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái
kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải,
ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh
ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như
lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả
đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự
ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu
văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên
nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm. Bên cạnh bức
tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con
người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc
sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ
sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh
lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau
vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ
cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn
sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại
dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu,
lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi
giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên,
An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những
người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong
sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ
hồ, không rõ ràng.
Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế,
nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé
nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen
thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng
bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên
nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân
hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng
tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên
“lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”. Trước hình ảnh những đứa
trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng. Qua đó cho
ta thấy cái độc đáo của Thạch Lam ở chỗ ông chẳng cần dùng những nét vẽ cao xa mà chỉ cần phẩy tay
vấy hồn cho những cảnh đơn sơ, mộc mạc cũng đã khiến nó trở lên thật tuyệt tác.Không quá cao sang,
không gay gắt mà chỉ bằng những câu văn giản dị, rất đỗi chân thực đã miêu tả rõ nét cái thần và hồn
của phong cảnh làng quê Việt Nam, rất đỗi thanh bình, dịu nhẹ nhưng lại u buồn và lặng lẽ nhường
nào.
Có người từng nói rằng: “ Thạch Lam là nhà văn ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc,
chuyển đoạn bằng hình” bởi lẽ vậy “Hai đứa trẻ” hiện lên như một bức tranh dệt bằng cảm giác”, giản
dị mà sâu lắng, man mác mà thấm thía. Câu chuyện soi tỏ những bí ẩn thi vị mà cao đẹp trong tâm hồn
cô bé Liên để rồi bộc lộ những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Thạch Lam không có tham vọng
tạo ra những tình huống truyện éo le, nghịch cảnh. Vậy nhưng ông vẫn đạt đến độ toàn thiện, toàn mĩ
của một truyện ngắn nhiều dư âm. Người đọc được dẫn đi trong một thế giới nhân vật và không gian
bàn bạc nỗi buồn, lặng lẽ suy ngẫm nhưng triết lý nhân sinh và những thông điệp cuộc sống giàu ý
nghĩa. Đặc biệt, cảnh đợi chuyến tàu đêm đã ánh lên những tia hy vọng rất đời, rất người mà Thạch
Lam bằng cả tài năng, tâm huyết xây dựng!

Bức tranh phố huyện hiu hắt, buồn thương được Thạch Lam khắc họa bằng cả tài và tình, người đọc
vừa có dịp được sống trong không khí của một phố huyện nghèo, vừa xót thương cho những số phận
bất hạnh, tẻ nhạt nơi đây. Thế nhưng ẩn sâu trong những con người ấy vẫn là niềm tin, là sự cố gắng,
tin vào bản chất tốt đẹp của con người và cùng mong chờ vào ánh sáng của cuộc đời sẽ soi chiếu cho
họ. Cảnh sắc thiên nhiên đẹp nhưng buồn, sự quẩn quanh bế tắc của con người cũng đã đặt ra những
nỗi niềm băn khoăn cho người đọc về một kiếp đời sống mòn, đồng thời thể hiện sự tôn trọng, cảm
mến với những con người có ước mơ, có nghị lực. Giọng văn miêu tả độc đáo mà gần gũi đã làm nên
cái chất của Thạch Lam, làm nên tên tuổi để đời của một thời kì văn học đỉnh cao của nước nhà.
ĐỀ 2: Diễn biến tâm trạng của chị em Liên trong cảnh đợi tàu). Từ đó nhận xét ngòi bút
nhân đạo của Thạch Lam.

Có một nhà văn đã quan niệm rằng: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho
người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà
chúng ta có thể có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm cho lòng người
được thêm trong sạch và phong phú hơn”, đó chính là Thạch Lam. Nhắc đến Thạch Lam, người ta
thường biết đến ông với một phong cách viết truyện ngắn rất độc đáo, không theo lối mòn cốt truyện
hay tình huống truyện, mà truyện của ông là truyện nhưng lại không có cốt truyện, tựa như một cuốn
phim mà diễn viên tự biên tự diễn chẳng cần có kịch bản vậy. Mỗi tác phẩm, mỗi truyện ngắn của ông
tựa như một bài thơ trữ tình đượm buồn, chất thơ vương vấn trong từng câu chữ, từng cái quan sát
biến chuyển của dòng thời gian, sự vật. Ông thường đi sâu vào tìm hiểu thế giới nội tâm của nhân vật
với những xúc cảm mơ hồ, mong manh, rất đỗi tinh tế. Và nét văn phong độc đáo như vậy ta thấy
được rất rõ ràng trong tác phẩm Hai đứa trẻ, đặc biệt thông qua cảnh hai đứa trẻ ngồi đợi chuyến tàu
đêm muộn, chúng ta lại cũng thấy được những thông điệp và ý nghĩa đẹp đẽ, đầy tính nhân văn mà
Nguyễn Minh Châu muốn truyền tải cho độc giả.

Có thể nói rằng đột phá của chất thơ trong toàn bộ tác phẩm đó chính là cảnh hai chị em Liên và
những người dân phố huyện ngồi đợi chuyến tàu khuya, đợi một cái gì đó nhộn nhịp nào nhiệt khác
hẳn với cái màu u ám, trầm buồn của khu phố tỉnh lẻ này. Những người dân nơi đây họ chờ đợi một
cái gì đó tươi sáng hơn, chúng ta mới vỡ lẽ ra rằng tại sao “Chị Tí chẳng kiếm được bao nhiêu nhưng
chiều nào chị cũng dọn hàng từ chập tối cho đến đêm”, bác Siêu chẳng thấy bán được cho ai nhưng
chiều nào đêm nào bác cũng gánh hàng phở ra đây, vợ chồng bác xẩm cũng hiếm người nghe hát,
nhưng chiều nào cũng một manh chiếu rách ngồi đây đợi, để rồi ngủ gục trên manh chiếu tự bao giờ.
Hóa ra không phải chỉ để mưu sinh mà họ còn cùng nhau đợi được một chuyến tàu đêm, “chừng ấy
con người trong bóng tối mong đợi một cái gì đó tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.

Hình ảnh đoàn tàu xuất hiện với những sự đợi chờ mong mỏi của người dân nơi phố huyện, người ta
mong đến nỗi chỉ một chút động thái báo hiệu của đoàn tàu cũng đã khiến họ vui mừng háo hức, đó là
bác Siêu nghển cổ nhìn ra phía ga “Đèn ghi đã ra kia rồi”, đó là ánh mắt chăm chú phóng ra đường ray
của Liên thấy một “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, là âm thanh của tiếng còi xe lửa kéo
dài trước khi vào ga. Đoàn tàu rầm rập kéo đến , tiếng bánh sắt rít mạnh vào đường ray, những toa tàu
“sáng trưng”, cửa kính “lấp lánh”, cả tiếng người lố nhố,… Tàu đi vào đêm tối, chỉ để lại những “đốm
than đỏ bay tung trên đường sắt”, còn chỉ em Liên thì cứ nhìn mãi theo mấy cái chấm xanh xanh khuất
dần và mất hút vào đêm tối. Hình ảnh chuyến tàu đêm đã bộc lộ rõ nét tâm trạng của người dân phố
huyện. Sở dĩ nói như vậy bởi vì như nhà văn Thạch Lam đã nói “chuyến tàu như mang một chút thế
giới khác đi qua”, đối với người dân phố huyện thì chuyến tàu ấy có một ý nghĩa vô cùng lớn, nó đã
mang lại một thứ ánh sáng khác hẳn cái ánh sáng tù mù của ánh đèn dầu, của loài đom đóm, của
những buổi chiều sẩm tối dưới ánh hoàng hôn nơi phố huyện, đó là thứ ánh sáng tươi vui đến từ Hà
Nội thủ đô, nơi phồn hoa nhộn nhịp. Dẫu họ cũng biết rằng ánh sáng ấy cũng chỉ đến một chút rồi lại
đi mất hút, để lại sau lưng bóng tối bao trùm còn ám ảnh hơn trước đó, thế nhưng họ cam lòng đợi
chờ mãi từ sẩm tối cho đến khuya đợi đến mắt díu lại buồn ngủ, nhưng họ vẫn khát khao, mong chờ.
Bởi chuyến tàu nhộn nhịp mang hơi thở nhộn nhịp, tươi sáng ấy chính là một món quà của cuộc sống,
giữa bộn bề cái khó khăn, đói khát mưu sinh. Cái ánh sáng rực rỡ, lấp lánh mà đoàn tàu mang lại chính
là tượng trưng cho niềm khát khao, nỗi hy vọng của những con người nơi đây. So sánh với nhiều tác
phẩm văn học khác, ánh sáng cũng thường được nhiều tác giả tượng trưng cho niềm khát khao, hy
vọng của con người trước những tối tăm, bất lực của cuộc đời. Đơn cử như trong Chí Phèo của Nam
Cao, cảnh Chí Phèo tỉnh dậy nhìn thấy ánh sáng lờ mờ lọt vào căn lều ẩm thấp của mình, khao khát
được trở lại làm người lương thiện, được hạnh phúc của hắn đã trỗi dậy, hay trong tác phẩm Vợ chồng
A Phủ, ánh sáng trên bếp lửa mà Mị vẫn thường hơ tay, hơ lưng cũng phản ánh những khao khát
mãnh liệt trong tâm hồn Mị, và trong Vợ nhặt, nhân vật Tràng mua hai hào dầu về thắp lửa cho căn
nhà sáng sủa lên trong đêm tân hôn cũng phản ánh cái khao khát, hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp
hơn của anh.

Tâm trạng của hai đứa trẻ cũng có nhiều những xao động, An còn nhỏ, cậu đợi tàu trong cái tâm trạng
nôn nao háo hức, chuyến tàu đối với An đó chính là một món quà, thú vị, khơi gợi trong tâm hồn em
những tưởng tượng phong phú. Chuyến tàu ấy đã thay thế, khỏa lấp đi những thiếu sót tuổi thơ em,
bởi vì gia cảnh nghèo khó em không được có những món đồ chơi đẹp đẽ, không có những chuyến đến
khu vui chơi, mà chỉ được quanh quẩn bên gian hàng nhỏ, nơi phố huyện mịt mù tăm tối. Còn với Liên
đoàn tàu lại mang nhiều ý nghĩa khác, mang đến cho cô bé mới lớn những xúc cảm tinh tế, “tâm hồn
Liên Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm xúc mơ hồ khó hiểu”. Còn tàu gợi nhắc Liên về một thời quá
vãng, đó là một cuộc sống nơi phố thị Hà Nội, đó là khi nhà Liên còn khá giả, Liên được thưởng thức
những món quà vặt ngon miệng, được đi chơi đây đó, đâu đâu cũng là những ánh đèn sáng rực và lấp
lánh. Nhưng ngày đó đã quá xa và có lẽ cuộc đời Liên mãi phải chôn chân ở cái phố huyện nghèo nàn
và tối tăm này, chuyến tàu càng giúp Liên nhận thức rõ hơn về cuộc sống bế tắc, nghèo khổ hiện tại
của những con người nơi đây. Thông điệp chính mà Thạch Lam muốn nhắn nhủ ở đây rằng dẫu cuộc
sống có khốn khó, vất vả và bế tắc đến chừng nào thì con người ta vẫn không bao giờ được thôi khát
vọng, thôi mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp và tươi sáng hơn. Những hy vọng, khát khao ấy vẫn luôn
tiềm ẩn trong mỗi con người dù già hay trẻ và chúng được nuôi dưỡng bằng một tâm hồn lạc quan,
yêu đời, bằng tình thương cảm, gắn kết những con người với nhau. Dẫu có là cảnh tượng ngày tàn,
chợ tàn hay những kiếp người tàn, thì chí ít vẫn có những tâm hồn non trẻ, những tâm hồn kiên cường
như chị em Liên và những con người như bác Siêu, chị Tí, vợ chồng bác xẩm không tàn. Họ vẫn sống,
vẫn lao động và cố gắng từng ngày, vẫn hằng hy vọng và mơ ước thoát khỏi cái cuộc đời tăm tối, u
buồn nơi phố huyện mà tượng trưng chính là chuyến tàu Hà Nội về đầy ánh sáng rực rỡ, tươi vui.

Với văn phong viết truyện chậm rãi, lãng mạn, là truyện nhưng không có cốt truyện, Thạch Lam đã
mang đến một tác phẩm rất đỗi tinh tế, với giọng điệu đầy tính nhạc và chất thơ êm đềm. Khắc họa rõ
nét khung cảnh làng quê Việt Nam trước cách mạng, chất chứa những nỗi u buồn, khó nhọc, thông
qua đó nhà văn bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống của những con người quẩn quanh bế
tắc. Đồng thời trân trọng niềm hy vọng dẫu rất mong manh của họ về một cuộc sống tốt đẹp hơn, tươi
sáng hơn thông qua cảnh đợi tàu của chị em Liên và nhắn nhủ những thông điệp về tinh thần sống lạc
quan của con người. Đó chính là bút pháp nhân đạo của nhà văn Thạch Lam trong những tác phẩm của
mình.
CHỮ NGƯỜI TỬ
TùÙ
Đề : “Ông Huấn Cao lặng nghĩ một lát… đến hết”. Anh chị hãy làm rõ hình tượng nhân
vật ở đoạn văn trên từ đó nhận xét về văn phong (phong cách nghệ thuật, quan niệm về
cái đẹp ) của Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân – một nhà văn luôn đi tìm cái đẹp đã đem đến cho nền văn học Việt Nam một phong cách
tài hoa, độc đáo. Trước Cách mạng, các tác phẩm của Nguyễn Tuân, đặc biệt trong tập Vang bóng một
thời, thường viết về những nho sĩ cuối đời, những con người tài hoa nhưng bất đắc chí, buông xuôi với
đời nhưng vẫn có những mâu thuẫn sâu sắc với xã hội, với thời buổi “Tây Tàu nhố nhăng. Những tác
phẩm trong Vang bóng một thời miêu tả những người chí sĩ tài hoa, ngông nghênh giữa cuộc đời, lấy
cái thái độ của mình làm cái đối lập với xã hội. Trong số các tác phẩm ấy, nổi bật lên là tác phẩm Chữ
người tử từ cũng nhân vật Huấn Cao – một con người tài hoa, khí phách với cái tâm vô cùng trong sáng
thiện lương, dù rơi vào hoàn cảnh chí không thành nhưng cũng không hề mất đi tư thế hiên ngang,
ngạo nghễ với đời.
Tác phẩm Chữ người tử tù được in trong tập Vang bóng một thời xuất bản năm 1940, ban đầu được
mang tên Dòng chữ cuối cùng. Tác phẩm cũng mang chung một mạch cảm xúc với các tác phẩm khác
trong cùng tập truyện khi ca ngợi và khẳng định cái đẹp, đồng thời ca ngợi những con người sống đẹp
với lối sống giản dị mà thanh bạch. Và cái đẹp chính là trung tâm của toàn bộ câu chuyện. Nguyễn Tuân
đã xây dựng lên một Chữ người tử tù đặc sắc với không chỉ câu chữ đầy tài năng, mà còn ở một tình
huống truyện có một không hai ở đời. Tình huống truyện vốn là hoàn cảnh tạo nên sự kiện đặc biệt
được nhà văn tạo ra trong tác phẩm của mình, và chính tại đó, cuộc sống hiện lên đậm sắc nhất, ý đồ
của người viết được bộc lộ rõ nét nhất. Dựa vào đó, Nguyễn Tuân đã dựng lên một tình huống truyện
khi viên quản ngục có cuộc gặp gỡ với Huấn Cao – một con người tài hoa, đặc biệt là tài viết chữ hiếm
có ở trên đời nhưng đồng thời cũng là một tên tử tù đang chờ ngày hành quyết. Và viên quản ngục –
người vô cùng hâm mộ nét chữ của Huấn Cao, quyết tâm xin bằng được chữ của người tử tù ấy để cho
toại cái “sở nguyện của mình. Tình huống truyện mà Nguyễn Tuân dựng lên hết sức đặc sắc, hết sức
độc đáo, giàu kịch tính mà cũng đầy éo le. Chính điều đó đã tạo nên một Chữ người tử tù – một tác
phẩm về cái đẹp độc nhất vô nhị. Đọc tác phẩm, người ta không khỏi khắc thành ấn tượng về nhân vật
chính trong câu chuyện – Huấn Cao – một nhân vật đại diện cho lớp người nho sĩ tài hoa, nhưng lại
không gặp thời, bất đắc chí. Huấn Cao – một vị anh hùng bị sa cơ thất thế, ông là nho sĩ nhưng cũng lại
là người lãnh đạo nhân dân vùng lên chống lại triều đình để đòi lại công bằng cho mình. Cuộc đấu tranh
thất bại, ông bị bắt, bị phán là một kẻ phản nghịch triều đình, phải chịu tội chết, bởi với Nho giáo ngày
xưa, trung quân ái quốc là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định nhân phẩm của một con
người. Có nhiều ý kiến cho rằng, nhân vật Huấn Cao được lấy cảm hứng từ người anh hùng Cao Bá
Quát – một người nho sĩ cũng tài hoa vô cùng, cũng quả cảm, cũng có tài viết chữ tuyệt đỉnh, được
mệnh danh “thánh Quát, cũng là một thủ lĩnh đứng lên lãnh đạo khởi nghĩa chống lại triều đình.
Đoạn cho chữ nằm ở phần cuối tác phẩm ở vị trí này tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm
vì viên quản ngục bỗng nhận được công văn về việc xử tử những tên phản loạn, trong đó có Huấn Cao.
Do vậy cảnh cho chữ có ý nghĩa cởi nút, giải tỏa những băn khoăn, chờ đợi nơi người đọc, từ đó toát
lên những giá trị lớn lao của tác phẩm. Sau khi nhận được công văn, viên quản ngục đã giãi bày tâm sự
của mình với thầy thơ lại. Nghe xong truyện, thầy thơ lại đã chạy xuống buồng giam Huấn Cao để kể rõ
nỗi lòng viên quản ngục. Và đêm hôm đó, trong một buồng tối chật hẹp với ánh sáng đỏ rực của một
bó đuốc tẩm dầu, ” một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” đang diễn ra. Thông thường để sáng tạo
nghệ thuật người ta thường tìm đến những nơi có không gian đẹp, thoáng đãng, yên tĩnh. Nhưng
trong một không gian chứa đầy bóng tối, nhơ bẩn chốn ngục tù thì việc sáng tạo nghệ thuật vẫn xảy ra.
Thời gian ở đây cũng gợi cho ta tình cảnh của người tử tù. Đây có lẽ là đêm cuối của người tử tùngười
cho chữ và cũng chính là giờ phút cuối cùng của Huấn Cao. Và trong hoàn cảnh ấy thì ” một người tù
cổ đeo gông, chân vướng xiềng” vẫn ung dung, đĩnh đạc “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trăng tinh”.
Trong khi ấy, viên quản ngục và thầy thơ lại thì khúm lúm chuyển động.ở đây cho thấy dường như trật
tự xã hội đang bị đảo lộn. Viên quản ngục đáng nhẽ phải hô hào , răn đe kẻ tù tội. Thế nhưng trong
cảnh tượng này thì tù nhân lại trở thành người răn dạy, ban phát cái đẹp. Đây quả thực là một cuộc
gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa Huấn Caongười có tài viết chữ nhanh , đẹp và viên quản ngục, thầy
thơ lại-những người thích chơi chữ. Họ đã gặp nhau trong hoàn cảnh thật đặc biệt: một bên là kẻ phản
nghịch phải lĩnh án tử hình( Huấn Cao) và một bên là những người thực thi pháp luật. Trên bình diện
xã hội, họ ở hai phía đối lập nhau nhưng xét trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau.
Vì thế mà thật là chua xót vì đây là lần đầu tiên nhưng cũng là lần cuối cùng ba con người ấy gặp nhau.
Hơn thế nữa, họ gặp nhau với con người thật, ước muốn thật của mình. Trong đoạn văn, nhà văn đã
sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối làm câu chuyện cũng vận động theo sự vận động
của ánh sáng và bóng tối. Cái hỗn độn, xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết của nền lụa trắng và
những nét chữ đẹp đẽ. Nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh của Huấn Cao, tô đậm sự vươn lên thắng thế
của ánh sáng so với bóng tối, cái đẹp so với cái xấu và cái thiện so với cái ác. Vào lúc ấy, từ một quan
hệ đối nghịch kì lạ: ngọn lửa của chính nghĩa bùng cháy ở chốn ngục tù tối tăm, cái đẹp được sáng tạo
giữa chốn hôi hám, nhơ bẩn… ở đây, Nguyễn Tuân đã nêu bật chủ đề của tác phẩm: cái đẹp chiến
thắng cái xấu xa, thiên lương chiến thắng tội ác. Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện đầy ấn tượng. Sau
khi cho chữ xong, Huấn Cao đã khuyên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn: “đổi chỗ ở” để có thể
tiếp tục sở nguyện cao ý. Muốn chơi chữ phải giữ được thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái
đẹp khó có thể bền vững. Cái đẹp có thể nảy sinh từ chốn tối tăm, nhơ bẩn, từ môi trường của cái
ác( cho chữ trong tù) nhưng không thể chung sống với cái ác. Nguyễn Tuân nhắc đến thú chơi chữ là
môn nghệ thuật đòi hỏi sự cảm nhận không chỉ bằng thị giác mà còn cảm nhận bằng tâm hồn. Người
ta thưởng thức chữ không mấy ai thấy, cảm nhận mùi thơm của mực. Hãy biết tìm trong mực trong
chữ hương vị của thiên lương. Cái gốc của chữ chính là cái thiện và chơi chữ chính là thể hiện cách
sống có văn hóa. Trước lời khuyên của người tử tù, viên quản nguc xúc động ” vái người tù một vái,
chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng nghẹn ngào: kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
Bằng sức mạnh của một nhân cách cao cả và tài năng xuất chúng, người tử tù đã hướng quản ngục
đến một cuộc sống của cái thiện. Và trên con đường đến với cái chết Huấn Cao gieo mầm cuộc sống
cho những người lầm đường. Trong khung cảnh đen tối của tù ngục, hình tượng Huấn Cao bỗng trở
lên cao lớn là thường, vượt lên trên những cái dung tục thấp hèn của thế giới xung quanh. Đồng thời
thể hiện một niềm tin vững chắc của con người: trong bất kì hoàn cảnh nào con người vẫn luôn khao
khát hướng tới chân- thiện-mĩ. Cái đẹp không lẻ loi đơn độc, nó không tồn tại cùng cái xấu xa mà
chiến thắng chúng, nhân đạo hoá những tâm hồn đang vướng bụi trần giúp họ thức tỉnh, tìm lại con
người nhân nghĩa vốn có của mình.
Bằng nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh gợi liên tưởng đến một đoạn phim quay chậm. Từng
hình ảnh, từng động tác dần hiện lên dưới ngòi bút đậm chất điện ảnh của Nguyễn Tuân: một buồng
tối chật hẹp… hình ảnh con người “ba cái đầu đang chăm chú trên một tấm lụa trắng, hình ảnh người
tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang viết chữ. Trình tự miêu tả cũng thể hiện tư tưởng một cách rõ
nét: từ bóng tối đến ánh sáng, từ hôi hám nhơ bẩn đến cái đẹp. Ngôn ngữ, hình ảnh cổ kính cũng tạo
không khí cho tác phẩm. Ngôn ngữ sử dụng nhiều từ hán việt để miêu tả đối tượng là thú chơi chữ.
Tác giả đã “phục chế” cái cổ xưa bằng kĩ thuật hiện đại như bút pháp tả thực, phân tích tâm lí nhân vật
( văn học cổ nói chung không tả thực và phân tích tâm lí nhân vật).
Cảnh cho chữ trong ” Chữ người tử tù” đã kết tinh tài năng , sáng tạo và tư tưởng độc đáo của Nguyễn
Tuân. Tác phẩm đã nói lên lòng ngưỡng vọng và tâm sự nuối tiếc đối với những con người có tài hoa,
nghĩa khí và nhân cách cao thượng. Đan xen vào đó tác giả cũng kín đao bày tỏ cái đau xót chung cho
cái đẹp chân chính, đích thực đang bị hủy hoại. Tác phẩm góp một tiếng nói đầy tính nhân bản: dù
cuộc đờicó đen tối vẫn còn có những tấm lòng tỏa sáng.

CHI PHEO
Đề : Cảm nhận của anh chị về nhân vật Chí Phèo. Từ đó nhận xét ngòi bút nhân đạo.
Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Trong sự nghiệp sáng tác
của mình ông đã để lại rất nhiều tác phẩm có giá trị. “Chí Phèo” là một trong những truyện ngắn xuất
sắc nhất của Nam Cao viết về những người nông dân trước Cách mạng. Tác phẩm vừa là tiếng nói của
những người nông dân vừa là bản tố cáo xã hội lúc bấy giờ đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Nam Cao đã mạnh mẽ bước vào đứng giữa những tầng lớp nhân dân cùng khổ, những người nông
dân nghèo, trí thức nghèo đang bị cái xã hội thối nát làm cho điêu đứng để viết ra những tác phẩm văn
chương chân chính, vừa tố cáo hiện thực xã hội tàn ác vừa đồng cảm và xót thương cho những mảnh
đời bất hạnh những năm tháng trước Cách mạng. Bên cạnh Đời thừa, Vợ nhặt, Sống mòn thì Chí Phèo
là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của Nam Cao viết về đề tài người nông dân. Ở đó người ta
thấy hiện lên một xã hội thực dân – nửa phong kiến tàn ác, từng bước dồn người nông dân, những con
người vốn lương thiện như Chí Phèo vào bước đường bi kịch bị từ chối quyền làm người một cách đau
đớn và xót xa vô cùng. Hình tượng Chí Phèo được xây dựng với số phận chồng chất bi kịch. Nhưng dù
bị tha hóa biến chất vẫn giữ được vẻ đẹp tâm hồn, vẫn khát khao được sống làm người lương thiện.
Cuộc đời Chí Phèo là những chuỗi dài bi kịch, khổ đau. Đó là cuộc đời của một người nông dân khốn
khổ cùng cực bị, bị xô đẩy vào con đường lưu manh tội lỗi. Bi kịch đến mức sinh ra là con người,
nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.
Chí Phèo vốn là một đứa trẻ không cha, không mẹ. Hắn bị chính người sinh ra hắn bỏ rơi từ lúc mới lọt
lòng. Hắn không được cha mẹ mình thừa nhận, chào đón rồi bị vứt bỏ tại cái lò gạch cũ. Hắn được hết
người này đến người khác nhặt nuôi. Ban đầu được một người đi thả ống lươn nhặt về nuôi, sau đó là
một goá phụ rồi lại đến tay bác phó cối. Rồi cuối cùng Chí lại trở thành đứa trẻ không nơi nương tựa
khi bác phó cối qua đời. Cuộc đời của Chí phần nào đó thể hiện cuộc sống khó khăn của những kiếp
người phải đi ở đợ, lam lũ, vất vả trước cách mạng tháng Tám. Mãi cho đến khi mười tám tuổi, Chí vào
làm ở nhà Bá Kiến với mong muốn kiếm được bữa cơm sống qua ngày. Chí vốn là con người chân chất,
mộc mạc nhưng cái bản chất tốt đẹp đó lại bị chính cái xã hội mà Chí đang sống hủy hoại. Chí đã bị Bá
Kiến đẩy vào tù vì cái tính hay ghen của lão khi thấy vợ mình hằng ngày sai Chí bóp chân cho bà.Tuy
Chí lại không hề bị khuất phục trước những lời ngon ngọt của bà ba. Nhưng xã hội đó đâu có chỗ cho
những người lương thiện. Nhà tù thực dân vô tình đã tiếp tay cho Bá Kiến cướp đi sự lương thiện của
Chí.
Bảy, tám năm sau, ra tù, Chí quay trở về làng Vũ Đại. Lúc này Chí không còn là anh nông dân thật thà,
chân chất ngày xưa nữa mà đã trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại với cái “đầu thì trọc lốc”, “răng
cạo trắng hớn”, “trông gớm chết”, khắp người thì xăm những hình thù quái dị. Nam Cao đã phải sử
dụng đến từ “ghê chết” để miêu tả dáng vẻ Chí lúc này. Thậm chí tính khí lưu manh còn được thể hiện
rất rõ qua từng hành động của Chí. Từ hành động rạch mặt ăn vạ, đến đốt quán khi không mua được
rượu và đỉnh điểm là khi Chí trở thành tay sai, thành công cụ của Bá Kiến. Chỉ với vài đồng bạc mà Bá
Kiến đưa cho Chí càng ngày càng lún sâu vào tội lỗi. Cái mới của “Chí Phèo” chính là ở điểm này. Thay
vì phân tích, tái hiện cuộc sống khốn khổ của những người nông dân, Nam Cao đã khám phá, phát hiện
và đi sâu vào con đường lưu manh hoá của những người nông dân vốn bình dị, thật thà nhưng xã hội
đã biến họ thành những kẻ tàn ác. Bằng lối viết sắc sảo, chỉ thông qua quá trình tha hoá của Chí, quá
trình từ một người lương thiện biến thành một kẻ lưu manh, Nam Cao đã gián tiếp vạch trần được cái
bộ mặt tàn ác, xấu xa của xã hội bấy giờ.
Tưởng chừng cuộc đời Chí Phèo sẽ trôi đi trong đơn độc như thế. Nhưng không, một gã rẽ đã bất ngờ
xuất hiện trong cuộc sống u ám đầy men say của Chí. Đó là cuộc tương ngộ giữa “con quỷ dữ” và
người đàn bà “xấu ma chê quỷ hơn” làng Vũ Đại. Chí gặp Thị Nở. Sau một đêm ăn nằm với nhau, Chí
Phèo ốm. Chính khi đó, người đàn bà xấu xí ngẩn ngơ kia đã mang đến cho Chí sự ấm áp giản dị, chân
thành. Thị Nở chăm sóc Chí, nấu cho hắn một bát cháo hành. Chỉ một bát cháo hành bình đạm đã
khiến Chí Phèo thay đổi. Cả cuộc đời đầy rẫy tủi hờn và bi kịch, lần đầu tiên, hắn được một người đàn
bà chăm sóc. Lần đầu tiên hắn được “một người đàn bà cho”, không phải cướp, không phải dọa. Cũng
không phải rạch mặt ăn vạ. Cũng chính người đàn bà xấu xí ấy đã nhận ra bản tính lương thiện bị chôn
vùi. Trong cái nhìn của Thị, Chí Phèo ăn cháo lại hiền lành như vậy. “Ôi sao mà hắn hiền…”.”hắn cười
nghe thật hiền…”. Có lẽ Thị Nở là người duy nhất cảm nhận được sự hiền lành của Chí Phèo dưới nhân
dạng đã bị hủy hoại của hắn. Cũng chính sau cuộc tương ngộ với Thị Nở, tâm lý của Chí Phèo đã có
bước chuyển biến bất ngờ. Linh hồn của một kẻ của một kẻ đã bán mình cho quỷ dữ thức tỉnh. Sáng
hôm ấy, Chí Phèo tỉnh dậy và nghe thấy những âm thanh thuộc về cuộc sống. Tiếng chim hót vui vẻ,
tiếng người đi chợ cười nói, tiếng anh thuyền chèo gõ mái chèo đuổi cá… Lòng hắn lao xao buồn “chao
ôi là buồn!”. Lương tâm của một kẻ đã từng khiến bao người tan cửa nát nhà bị lay động. Kí ức những
ngày xưa trở về trong tâm trí. Hắn nhớ lại ước mơ bình dị xa xưa về “một gia đình nho nhỏ, chồng
cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải”, nuôi lợn làm vốn liếng, khá giả thì mua dăm ba sào ruộng. Càng nhớ
càng lo âu, càng buồn. Ngần ấy năm, có lẽ cũng là lần đầu tiên hắn sợ, sợ “đói rét và ốm đau, và cô
độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”. Con người đã từng bất chấp làm tổn thương cả
mình, vậy mà biết sợ hãi, biết lo âu. Vừa húp cháo hành vừa nhìn Thị Nở, hắn vẩn vơ nghĩ gần nghĩ xa.
Đến đây, người đọc phát hiện ra, trong sâu thẳm con người Chí Phèo, bản tính lương thiện đã bị vùi
lấp. Nhờ có tình yêu thương, sự thừa nhận và săn sóc của Thị Nở, bản tính ấy mới thức dậy. Đây là cái
nhìn sâu sắc đầy nhân đạo của Nam Cao đối với những người nông dân nghèo khổ, lương thiện nhưng
bị xã hội xô đẩy vào con đường lưu manh, tha hóa.
Để rồi khi linh hồn đã thực sự thức tỉnh, Chí Phèo bỗng thấy “thèm lương thiện, muốn làm hòa với
mọi người biết bao!”. Hắn khát khao được hòa nhập lại với cuộc sống, được “mọi người nhận lại vào
cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện”. Câu nói với Thị Nở: “Hay là mình sang
đây ở với tớ một nhà cho vui” không chỉ gửi gắm khát khao có một gia đình mà còn có cả khát khao
được làm người, được sống là một con người bình thường. Câu trả lời của Thị Nở chính là quyết định
có đồng ý cho hắn làm người hay không. Song, bi kịch một lần nữa kéo Chí trượt dài trong đau đớn.
Bởi những lời đay nghiến cay nghiệt của bà cô, Thị Nở gạt tay Chí. Hắn rơi xuống vực sâu, quằn quại
trong bi kịch tinh thần vô cùng đau đớn. Hắn “ngẩn người” nhìn và nghe Thị nói. “Sửng sốt” đứng lên
gọi Thị, đuổi theo “nắm lấy tay” Thị nhưng bị gạt ra và dúi thêm cho một cái ngã “lăn khoèo xuống
sân”. Hắn dùng mọi cách để níu kéo Thị Nở, như níu kéo sợi dây duy nhất kết nối với cuộc sống con
người. Nhưng không được. Chí Phèo vật vã trong sự tuyệt vọng. Hắn lại lấy gạch đập đầu ăn vạ, lại
uống, “càng uống càng tỉnh ra”, càng thấm thía nỗi đau giày xéo tâm hồn mình. Hắn đã dứt khoát bị cự
tuyệt. Rồi “hắn ôm mặt rưng rức”. Không còn giọt nước mắt hạnh phúc ươn ướt khi được Thị Nở
chăm sóc, đây là giọt nước mắt của nỗi đớn đau cùng cực. Chí Phèo đưa ra một quyết định. Chí mang
một con dao ở thắt lưng, lần thứ ba đến nhà Bá Kiến. Không rạch mặt ăn vạ, không đòi tiền, hắn đòi
lương thiện, đòi quyền “làm người lương thiện!”. Ở chính nơi khởi nguồn của những vết rạch sâu trên
mặt mình, hắn nói: “… Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được hết những vết mảnh chai
trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!…”. Lời nói ấy ẩn sâu những nỗi đau
uất nghẹn, cũng là lời lẽ đanh thép vạch trần tội ác của tên cường hào xảo quyệt Bá Kiến. Nó chất chứa
nỗi bi thương tuyệt vọng của một kiếp người đau khổ! Chí Phèo giết Bá Kiến rồi tự sát. Chí tự tay kết
liễu kẻ đã làm đã hủy hoại cuộc đời mình. Đồng thời cũng tự kết liễu chính mình. Hắn không muốn làm
quỷ dữ, không muốn tiếp tục cuộc sống đầy bi kịch, tội lỗi nữa. Chí Phèo đã chết trong quằn quại. Chết
trong tiếng kêu uất hận, đầy xót và ám ảnh, chết trên ngưỡng cửa để trở về cuộc đời.
Thế nhưng bi kịch của Chí Phèo vẫn không hề dừng lại bởi sự thức tỉnh của hắn mà còn nên đau đớn
và xót xa đến tận cùng, hắn bị cự tuyệt quyền làm người. Hắn muốn cưới Thị Nở thế nhưng chính bà
cô của thị đã khiến hắn nhận ra rằng hắn không thể quay lại quay lại làm người được nữa, cả cái xã hội
này đã từ bỏ hắn lâu rồi. Từ nhận thức đớn đau và tuyệt vọng như vậy, Chí Phèo đã nhận ra rằng chỉ
có cái chết mới là sự kết thúc bi kịch, mới là sự giải thoát, quyết định tự tử của Chí Phèo chính là biểu
hiện của bản chất lương thiện tồn tại bất diệt trong tâm hồn Chí, giờ đây chỉ có kết liễu mạng sống thì
mới có thể hoàn toàn từ bỏ cuộc đời của một con quỷ dữ, một thằng lưu manh, bị cả xã hội xa lánh.Chí
Phèo chính là nhân vật điển hình mà Nam Cao xây dựng. Hắn là hình tượng đại diện cho những người
nông dân trong xã hội đương thời, bị xã hội chèn ép đến cùng cực, trở thành kẻ lưu manh, tha hóa. Bi
kịch cuộc đời Chí Phèo chính là bản án đanh thép, kết tội xã hội tàn bạo đã nhẫn tâm đẩy người dân
cày nghèo vào kiếp sống tối tăm u ám. Nhẫn tâm cướp đoạt của họ cả diện mạo lẫn linh hồn.
Cuộc đời của Chí Phèo từ lúc bắt đầu cho đến tận lúc kết thúc, hơn 40 năm trời đều chỉ là bi kịch, hắn
chỉ được nếm chút hạnh phúc nhỏ nhoi rồi lại lập tức bị vùi ngay xuống những bi kịch không thể chịu
đựng, bi kịch bị từ chối quyền làm người, rồi cuối cùng là cái chết để giải thoát. Bằng cách xây dựng
nhân vật kỹ lưỡng, tài tình, ngôn ngữ biến ảo, chân thực, Nam Cao đã tạo nên một nhân vật điển hình,
gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc, phản ánh, tố cáo sự bất công, độc ác của chế độ cũ, đồng thời thể
hiện tấm lòng xót thương cho những số phận người nông dân bất hạnh ở chế độ cũ. Không chỉ vậy đọc
Chí Phèo người ta còn phát hiện ra những vẻ đẹp bất diệt trong tâm hồn của nhân vật đó là tấm lòng
lương thiện, khao khát được sống, được giao tiếp với xã hội dù rằng trong những khốn cảnh nhất định
nó đã vô tình bị che lấp đi.

You might also like