You are on page 1of 5

Phân tích Chiều tối

Mở bài:

Có những con người, mang hết thảy tình yêu thương hiến dâng cho Tổ quốc, nao nao một nỗi cô
đơn thăm thẳm về một chốn rừng sâu, ấy vậy mà vẫn cứ lạc quan tin về một niềm vui chiến
thắng phía trước.Có một người chiến sĩ, cổ đeo gông, tay vướng xiềng lê bước trên nẻo đường
hoang vu buổi chiều muộn, ánh mắt ung dung đón lấy ánh sáng hi vọng của sự sống của niềm lạc
quan và của tương lai. Và người chiến sĩ ấy chính là Bác Hồ song hành với Người là bài thơ
“Chiều tối” thể hiện niềm khao khát tự do cháy bỏng và phong thái ung dung làm chủ hoàn cảnh
của Người.

Tác giả, tác phẩm:

 Tác giả: HCM coi văn học là thứ vũ khí chiến đấu lợi hại, phụng sự cho sự nghiệp cách
mạng. Bác đã từng nói: “văn hóa nghệ thuật cũng là 1 mặt trận, anh chị em là chiến sĩ
trên mặt trận ấy”. Đối với Người, nhà văn, nhà thơ là chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, họ
dùng ngòi bút của mình để đấu tranh với cái ác, cái xấu, đòi lại lẽ phải, sự công bằng.
Chủ Tịch HCM cũng vậy, Bác không chỉ là 1 nhà hoạt động CM mà còn là 1 người cầm
bút viết lên những trang văn góp phần vào sự thành công vang dội của con đường cứu
nước mà Bác đã chọn.
 Tập thơ NKTT: Trong những ngày tháng bị quân TGT bắt giam tại TQ, Người đã cho ra
đời tập thơ NKTT vừa là để cổ vũ bản thân, tỏ chí, trang trải nỗi lòng vừa là lên án tội ác
của quân địch.
 TP: Chiều tối là bài thơ thứ 31 trong tập, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên đường bị giải đi
qua hết nhà lao này đến nhà lao khác.
 Đề tài: Cảnh chiều tối là một đề tài quen thuộc của văn chương. Khung cảnh buổi chiều
về tối thường dễ sinh tình vì thế, buổi chiều đã đi vào bao áng thơ kim cổ, làm nên những
vần thơ tuyệt tác. Thơ chiều cổ điển thường man mác một nỗi buồn đìu hiu, hoang vắng
trong sự tàn tạ của thời gian, hoặc trĩu nặng nỗi buồn tha hương lữ thứ.
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết lò than đã rực hồng
Phân tích:
 Luận điểm 1: bức tranh thiên nhiên vùng sơn cước trong 1 buổi chiều muộn:

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ


Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
 2 nét chấm phá:
+ Cánh chim
+ Chòm mây
® Thi liệu quen thuộc thường xuất hiện trong thơ ca cổ.
® Khắc họa không gian khoáng đạt, cao rộng.
® Điểm nhìn của thi nhân hướng lên cao.
 Thời gian “chiều tối”: hoàng hôn buông xuống làm lòng con người xuất hiện những nỗi
niềm riêng:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

 Đi sâu vào hình ảnh cánh chim: khác với những nhà thơ trước đó:
+ Trong “Truyện Kiều”, khi miêu tả cảnh chiều, Nguyễn Du đã điểm vào bức tranh hình
ảnh cánh chim bay về rừng:

“Chim hôm thoi thót về rừng”.

+ Huy Cận lại cảm thấy bóng chiều như đang sà xuống từ cánh chim đang nghiêng dần
về cuối chân trời:

“Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa”.

® Cánh chim trong thơ xưa thường chỉ là một chi tiết nghệ thuật thuần tuý để gợi tả
cảnh chiều thế thôi và thường gợi nên cảm giác về sự xa xăm, phiêu bạt, chia lìa.
® Cánh chim trong thơ Bác bay với nhịp sống thường nhật, trở về với tổ ấm thân
thương sau một ngày rong ruổi kiếm ăn vất vả.
+ Cánh chim đã mỏi mệt.
® Chiều sâu tâm hồn của Bác chính là lòng yêu thương sự sống, cảm quan của Bác
chính là cảm quan nhân đạo.
® Tương đồng với người tù sau hành trình 53 cây số 1 ngày. Người cũng muốn
dừng chân, tạm nghỉ.
® Với cánh chim nhỏ nơi muốn trở về là tổ ấm thì đối với Bác là quê hương, nước
nhà.
 “ Cô vân”: chòm mây cô đơn, lẻ loi:
+ Bản dịch: “cô” bị bỏ sót.
+ Trôi nhẹ: trôi chậm chạp trên bầu trời
® Đám mây chất chứa nỗi niềm cô đơn, buồn tẻ, không biết đi đâu về đâu khi bóng
chiều đang dần buông xuống.
 NT đối lập: chòm mây >< bầu trời
+ Không gian cao rộng, mênh mông.
+ Chòm mây cô đơn, lẻ loi
® Nổi bật sự cô đơn, lẻ loi trong chính thi nhân. Nỗi nhớ nhà, nhớ nước luôn đau
đáu trong lòng Người khi phải 1 mình nơi đất khách quê người.
 Chỉ bằng hai nét chấm phá, gợi mở HCM đã vẽ lên bức tranh cả 1 miền sươn cước nơi đất
khách quê người. Vẻ đẹp tâm hồn HCM: yêu thiên nhiên, hào mình vào thiên nhiên, luôn
có phong thái ung dung, lạc quan, tự tại.  Nghị lực phi thường và đó cũng chính là chất
thép trong thơ của Bác.
 Luận điểm 2: Bức tranh cuộc sống vùng sơn cước:
 Bài thơ “Chiều tối” mở ra bằng khung cảnh chiều tà, những buổi chiều tà ấy đâu có thiếu
trong văn chương cổ kim. Nhưng nếu là qua cái nhìn của 1 Lý Bạch tiêu điều, 1 khuất
nguyên u uất thì bức tranh ấy sẽ đầy thê lương, ảm đạm. Còn ở đây, Bác đã cho thấy 1
cách nhìn hiện đại hơn. Nếu 2 câu đầu khắc họa cảnh thiên nhiên, phảng phất chút buồn
của người con xa xứ thì 2 câu sau tứ thơ có sự chuyển động mạnh mẽ - đó là hình ảnh của
người lao động trong tạng thái vui tươi, khỏe khoắn:

Cô em xóm núi xay ngô tối,

Xay hết lò than đã rực hồng.

 Trong thơ xưa, người phụ nữ xuất hiện rất nhiều nhưng thường gắn với sự nhu mì, với vẻ
đẹp nghiêng nước nghiêng thành hay số phận khổ đau bất hạnh. Còn trong thơ của HCM
lại là 1 cô gái nông thôn gắn liền với công việc lao động – xay ngô tối. Nét đẹp lao
động trở thành tâm điểm của bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà.
 Trong thơ xưa, những bức tranh vẻ cảnh chiều đều có bóng dáng con người nhưng sao lẻ
loi, cô độc và hiu hắt quá. Con người ở đây mang nặng một nỗi niềm hoài cổ, một nỗi sầu
muộn:

“Lom khom dưới núi tều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”

(Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan)

… còn con người trong thơ Bác, lại là con người lao động đầy sức sống. Chính hai từ
“thiếu nữ” đã làm bừng lên sức sống của bức tranh.

 Điệp từ “ma bao túc” – “bao túc ma”:


+ Diễn tả những vòng quay không dứt của động tác xay ngô  Chăm chỉ của người
thiếu nữ.
+ Diễn tả nhịp quay, sự vận động của thời gian:
“Thời gian dần trôi theo những cánh chim và làn mây, theo vòng quay của cối xay
ngô, quay, quay mãi”. – Lê Chí Viễn
 Hình ảnh “lò than đã rực hồng”: bừng sáng cả 1 vùng, gián tiếp tái hiện bóng tối đã bao
trùm không gian.
 Trong bản gốc ko có từ nào nhắc đến bóng tối nhưng qua hình ảnh lò than rực hồng ta
có thể cảm nhận thấy bóng tối đang bao trùm. Bản dịch thơ đã làm thừa ra từ “tối”, dẫn
đến lộ ý thơ.
 Bài thơ kết thúc bằng chữ “hồng”: chính là chỗ đẹp nhất của bài thơ.
+ Ánh lửa hồng của cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc gia đình.
+ Ánh lửa hồng của sự sống, của niềm lạc quan.
® Chữ “hồng” đặt ở cuối bài thơ soi rõ vẻ đẹp của người thiếu nữ, toả ánh sáng
và hơi ấm xua đi cái buồn vắng của bức tranh chiều tối nơi rừng núi.
 Hai câu thơ đã cho ta thấy được cái nhìn ấm áp đầy yêu thương, trân trọng của Bác đối với
con người lao động. Buổi “Chiều tối” nơi miền rừng núi quạnh hiu, hoang vắng, lẽ ra rất đỗi
buồn bã, thê lương trước mắt người tù bị xiềng xích, bị giải đi với biết bao nỗi gian lao vất
vả, nhưng trái lại đó là tiếng reo vui. Chữ “hồng” ở cuối bài đã làm nên tiếng reo vui ấy, tạo
cho bài thơ âm hưởng nồng ấm, dạt dào.

Đánh giá nội dung và nghệ thuật:

 Nghệ thuật:
+ Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách cổ điển và hiện đại:
 Cổ điển:
 Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: cô đọng, hàm súc.
 Thi liệu cổ: cánh chim, chòm mây.
 Bút pháp chấm phá, gợi mở.
® Thi nhân ung dung, tự tại, hòa hợp với thiên nhiên.
 Hiện đại:
 Nhân vật trữ tình: cô gái lao động trở thành tâm điểm bức tranh
 Tứ thơ có sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng
 NT ẩn dụ, điệp vòng  Hình ảnh thơ chân thực (cuộc sống đời
thường)
 Thể hiện tình yêu, sự gắn bó với con người, thiên nhiên cùng lòng nhân ái đạt đến mức quên
đi bản thân mình của Hồ Chí Minh. Người làm thơ trong thời gian bị giam cầm nơi chốn
ngục tù mà vẫn để tâm hồn vẫn hướng về thiên nhiên với niềm khát khao về ngày được tự do.
Bác Hồ – một người lúc nào cũng đau đáu nỗi lo cho dân tộc, cho đất nước, vẫn luôn dành có
phút giây quan tâm đến những thứ nhỏ nhặt nhất, bình dị nhất. Đó chính là nhân cách cao đẹp
của vị lãnh tụ, người cha già vĩ đại của dân tộc.

Kết bài:

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em
là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Với bài thơ chiều tối nói riêng và tập thơ nhật kí trong tù nói chung,
Bác đã sử dụng ngòi bút của mình để chiến đấu với kẻ thù. Bởi thế mà nhà thơ Hoàng Trung
Thông đã thực sự rung động trước cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, lời thơ, ý thơ, để rồi cảm xúc
trào dâng, ông viết:

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Đọc “ Chiều tối” nói riêng, Nhật kí trong tù nói chung chúng ta thấy được cái vĩ đại, cái nhân
sinh, cái tài hoa của một con người, một lãnh tụ, một nhà thơ. Sức sống của tập nhật kí bằng thơ
ấy chẳng những đọc trăm bài trăm ý đẹp mà trước hết, chính là chúng ta thấy được cái mênh
mông bát ngát tình được thể hiện chân thực trong thơ Bác. Trái tim, tâm hồn và tài hoa ấy như
ánh sáng của ngọn lửa ngời lên trong đêm tối, ánh sáng của một tấm lòng yêu thương con người
vô hạn. Và chính bằng thứ ánh sáng đó, bằng nghị lực của chính mình, Bác đã hun đúc cho
chúng ta sức mạnh để vượt qua khổ đau, biết tin, biết mơ ước, biết hành động cho ngày mai tự
do, ấm no, hạnh phúc.

Vần thơ của Bác vần thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

Hoàng Trung Thông

You might also like