You are on page 1of 4

Chủ tịch Hồ Chí Minh - không chỉ là một người con vĩ đại của dân tộc mà khi nhắc

đến cái tên ấy trong lòng


mỗi người đều có những cảm xúc riêng. Bác không chỉ là một nhà chính trị tài ba lỗi lạc, một vị cha già giàu lòng
nhân ái, yêu thương mà Bác còn nhỏ một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Với lối văn thơ trữ tình chính trị đậm
chất “thép”, các tác phẩm của Hồ Chí Minh, không chỉ cổ vũ tinh thần yêu nước, đả kích quân thù, mà trong đó
còn Bác là sự kết tinh tình cảm của một trái tim lớn thiết tha với dân tộc. Trong các lĩnh vực sáng tác của Người,
nổi bật là tập thơ “Nhật kí trong tù”. Tập thơ như một cuốn sổ ghi chép lại những chặng đường bị giải lao đầy
gian khổ của người. Dù vậy, Người vẫn ánh lên một tinh thần lạc quan, một niềm tin vào tương lai tươi sáng. Bài
thơ “Chiều tối" đã thể hiện rõ phần nào tinh thần ấy: “Trích dẫn”
Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ thứ 31 trong tập “Nhật kí trong tù”, được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất
ngôn tứ tuyệt Đường luật. Bài thơ được sáng tác trong khoảng 4 tháng đầu của thời gian Người bị cầm tù – 4
tháng vô cùng cực khổ: “Sống khác loài người vừa bốn tháng - Tiều tụy còn hơn mười năm trời” (Bốn tháng rồi)
và khởi hứng ở cuối chặng đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào lúc chiều tối giữa
núi rừng.
Mở đầu bài thơ là bức tranh thiên nhiên lúc chiều tối qua cảm nhận của nhà thơ với những thi liệu đậm chất cổ
điển:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
Dịch thơ:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không
Với bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng, Hồ Chí Minh đã chọn hai hình ảnh quen thuộc trong thơ xưa để bắt
đầu bài thơ của mình. Sau một ngày chuyển lao vất vả, Người ngước nhìn lên bầu trời ngắm nhìn cảnh vật. Ở đó
có hình ảnh “quyện điểu quy lâm” (chim mỏi về rừng). Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ,
về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà :
"Chim bay về núi, tối rồi" (Ca dao)
“Chim hôm thoi thóp về rừng” (Truyện Kiều)
Như vậy, đây là một hình ảnh của không gian, cảnh vật nhưng lại có giá trị gợi tả thời gian. Trong thơ Bác cũng
thế, có khắc chăng ở đây lại có thêm thủ pháp nhân hóa từ “quyện” ở đầu câu khiến thiên nhiên hiện lên không
chỉ có hình xác mà còn có chiều sâu tâm hồn. Đây là cách cảm nhận mang tính truyền thống bởi nhắc đến cánh
chim là nhắc đến tác giả. Cánh chim ấy mang tâm trạng con người, cánh chim mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn hối
hả hay là người tù mệt mỏi sau một ngày bị đày ải. Câu thơ thứ nhất sử dụng liên tiếp các động từ: quyện, quy,
tầm, túc như gợi được sự chủ động, sự vội vàng, hối hả của cánh chim chiều, sau một ngày lao động mệt mỏi
đang tìm về tổ. Cánh chim tự do đang mải miết tìm sự yên bình thì người tù chưa biết lúc nào mới được ngừng
chân, chưa biết điều gì đang chở mình ở phía trước. Chặng bay cuối của cánh chim chắc chắn là gia đình, tổ ấm,
còn chặng cuối của người tử tù lại là nhà lao, đày ải, là chốn địa ngục trần gian với muôn vàn thủ đoạn thâm
hiểm. Người tù dường như cũng luôn khát khao được quay về với Tổ quốc, được sống với đồng bào, đồng chí
của mình. Phải chăng, chính vì thế mà Người không sợ những gian nao vất vả? Người chỉ sốt ruột khi không có
được tự do để cống hiến cho dân tộc.
Không chỉ hình ảnh cánh chim, chòm mây cũng là một thi liệu quen thuộc. Trong câu thơ sau “Cô vân mạn
mạn độ thiên không” mang đậm đà phong vị cổ thi và đẹp như một câu thơ Đường, cũng mượn thi liệu quen
thuộc là hình ảnh chòm mây để miêu tả cảnh chiều tà:
“Bạch vân thiên tải không du du”
(Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay)
(Hoàng Hạc lâu – Thôi Hiệu)
Song những áng mây trong thơ Bác không phong lưu, cao sang mà rất bình dị, êm ả của bầu trời miền sơn
cước. Thủ pháp nhân hóa đã khiến chòm mây không còn là vật vô tri vô giác mà trở nên có hồn, sống động như
một sinh thể sống: với tâm trạng cô đơn, lẻ loi và hành động chầm chậm, nhàn nhã trôi đi để lại bầu trời bao la,
hoang vắng, mênh mông. Chòm mây giữa bầu trời dường như đã gợi được cái động giữa tĩnh, gợi được cái nhỏ
bé đối lập với cái lớn lao vô hạn. Với chòm mây ấy, không gian như mênh mông vô tận và thời gian như ngừng
trôi. Phải có một tâm hồn thật ung dung, thư thái thì người tù mới có thể dõi theo một chòm mây thong thả giữa
bầu trời bao la. Bản dịch thơ đã không lột tả được hết sự tinh tế trong nguyên tác của bài thơ. Chữ “chòm mây”
không gợi được sự cô đơn, lẻ loi nhỏ bé của từ “cô vân”. Phải là “cô vân” mới tương phản được với “độ thiên
không”, một đám mây cô đơn giữa bầu trời cao rộng mới thể hiện được hết tâm trạng của người tù và sắc thái
biểu cảm của hình ảnh thơ. Bên cạnh đó, từ “trôi nhẹ” cũng không thể hiện được hết giá trị biểu cảm của từ “mạn
mạn”. “Trôi nhẹ” chỉ gợi được hành động còn “mạn mạn” gợi được cả tâm thế. Chòm mây cô đơn trôi hờ hững,
dường như mang theo bao tâm tư sâu kín của con người. Hơn thế, chuyển động “mạn mạn” của chòm mây còn
nhấn mạnh vào trạng thái tĩnh của bức tranh, gợi không gian vắng lặng của núi rừng.
Hai câu này gợi tới hai câu trong bài Độc toạ Kính Đình sơn (Một mình ngồi trên núi Kính Đình) của Lí Bạch:
Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn.
Xuân Diệu dịch:
Bầy chim một loạt bay cao
Lưng trời thơ thẩn đám mây một mình.
Có thể thấy, nếu cánh chim trong thơ Lí Bạch bay mất hút vào cõi vô tận thì trong thơ Bác đó là cánh chim của
đời sống hiện thực, nó bay theo cái nhịp điệu bất tận của cuộc sống: sáng bay đi kiếm ăn, tối bay về rừng tìm
chốn ngủ. Áng mây của Lí Bạch bay nhàn tản gợi cảm giác thoát tục, còn áng mây trong bức tranh cánh chiều
hôm của Bác toát lên cái vẻ yên ả, thanh bình của đời sống thường ngày. Với bút pháp cổ điển, lấy điểm tả diện,
tả cảnh ngụ tình, tác giả đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng thoáng buồn thể hiện tâm trạng của người
tù sau cả một ngày bị giải đi vất vả và nỗi lòng nhớ mong quê hương Tổ quốc. Tuy thế, nét hiện đại của ý thơ là
ngay trong cảnh chiều buồn quen thuộc đó ta thấy được chất thép của người chiến sĩ cách mạng. Đường chuyển
lao gian khó nhưng người tù vẫn hướng ánh mắt lên bầu trời tự do cao rộng, vẫn rộng mở tâm hồn với tình thiên
nhiên cuộc sống và nghị lực phi thường:
“Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao”.
Hai câu thơ cuối là bức tranh cuộc sống con người:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)
Đến đây, câu thơ đã có sự chuyển biển vô cùng rõ nét: từ điểm nhìn xa xăm trên tầng không hướng về mặt đất,
từ thời gian chiều muộn nhập nhoạng trở nên tối hẳn, từ không gian núi rừng rộng lớn thu hẹp trong xóm núi
và ánh lửa hồng, từ bức tranh thiên nhiên sang cảnh đời sống sinh hoạt của người lao động. Đó là xu hướng
vận động cấu trúc của cả bài thơ. Ta vẫn thường thấy trong thơ xưa, cảnh thiên nhiên thường vắng bóng con
người hoặc con người bị hòa vào thiên nhiên, họ thường nhỏ bé, cô đơn, thường tĩnh lặng, thụ động và luôn
chịu sự chi phối của ngoại cảnh như trong bài “Qua đèo ngang” của bà Huyện Thanh Quan:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà”
Nhưng khi đến với bài thơ “Chiều tối”, không phải là sự điểm xuyết, thấp thoảng hình bóng để làm tôn thêm
vẻ hùng vĩ, hoang sơ của thiên nhiên mà người lao động, cô thiếu nữ xay ngô ấy trở thành trung tâm, cận cảnh
của bức tranh chiều tối nơi núi rừng. Người con gái hiện lên trong thơ Bác cũng thật độc đáo vì đặc biệt. Đó
không phải là cô tiểu thư đài các, tầng lớp quý tộc với "trưởng rủ màn che" mà là người con gái bình dị trong
công cuộc lao động thường ngủy. Hình ảnh cô gái xay ngô thật sống động, toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn.
Từ đây, ta có thể thấy tấm lòng trân trọng và cái nhìn trìu mến của Người – “tình yêu thiết tha nhất trong lòng
dân và trong trái tim nhân loại”. Người quên đi cảnh ngộ của mình, quan tâm, chia sẻ, cảm thông với cuộc
sống nhọc nhằn, vất vả của người lao động.
Nghệ thuận điệp vòng “ma bao túc" - “bao túc ma" tạo nên sự nổi âm liên hoàn, nhịp nhàng đã gợi tả tinh tế
vòng quay triền miên, nặng nề của chiếc cối xay ngô cũng như nhịp điệu lao động hăng say, liên tục, không
ngừng nghỉ. Đó cũng là vòng quay của thời gian từ chiều tối đến đêm muộn mà GS. Lê Trí Viễn từng nhận
định: “Nguyên văn không nói đến tối mà tự nhiên nói đến: thời gian trôi dần dần theo cánh chim và làn mây,
theo những vòng xoay của cối ngõ, quay quay mãi, “ma bao túc… bao túc ma hoàn..." và đến khi cối xay
dừng lại thì “lô dĩ hồng", lò đã rực hồng, tức trời tối, trời tối thì lò rực lên". Ở đây bản dịch chưa thật phù hợp.
Chữ “thiếu nữ” dịch thành “cô em” về nghĩa thì không sai nhưng không thể hiện được cái nhìn trân trọng của
tác giả cũng như sự trang trọng trong giọng điệu. Hơn nữa “thiếu nữ” gợi sự tươi trẻ, khỏe khoăn, tràn đầy sức
sống. Ngoài ra, dịch thừa chữ “tối” đã làm mất đi sự kín đáo, hàm súc của thơ “ý tại ngôn ngoại” của Bác.
Ánh lửa hồng xuất hiện bất ngờ tỏa sáng vào bóng đêm ảm đạm miền sơn cước đã làm xua tan đi cái lạnh lẽo,
tối tăm để thắp lại ánh sáng ấm áp cho miền sơn cước. Chữ “hồng” nằm ở cuối bài thơ có một ví trí đặc biệt,
nó được xem là “nhãn tự” của toàn bài thơ, nơi hội tụ ánh sáng, sự ấm áp, mang lại thần sắc cho toàn cảnh và
cả ý nghĩa của toàn bài thơ. Đó là ánh lửa lò than hiện thực nơi cô gái đang xây ngô, làm bừng sáng cánh rừng
đêm, xóa đi cảm giác lạnh lẽo, ảm đạm, xua tan bóng tối bao trùm mọi cảnh vật. Hay đó chẳng phải là tình
người ấm áp, tình yêu cuộc sống, sự trân trọng con người lao động không phân biệt dân tộc, quốc gia của
người tù cộng sản - cuộc sống màu hồng thần tiên bao người ao ước sao? Và “hồng” cũng là màu hồng của
ngọn lửa cách mạng luôn soi sáng, thôi thúc Bác không bỏ cuộc dù trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, nguy
hiểm nào; màu hồng của niềm tin tưởng, sự lạc quan luôn cháy trong tim bộ trong tim Bác. Chữ "hồng" rực
sáng cả bài thơ, “chỉ một chữ thôi, với hai mươi bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa”. “Với chữ
"hồng" đó, có ai còn cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu, mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả
bóng đêm, cả thân hình, cả lao động của cô gái đáng yêu kia.” (Hoàng Trung Thông). Trong bài “Giải đi sớm”
chữ “hồng” cũng đã từng xuất hiện:
“Phương Đông màu trắng chuyển sang hồng
Bóng tối đêm tàn sớm sạch không”
Bằng chất liệu cổ điển kết hợp hiện đại, cùng tâm hồn thị sĩ và chất thép trong quan điểm sáng tác, thủ pháp
điệp vòng, lấy sáng tả tối, tác giả đã khắc họa thành công bức tranh lao động gần gũi, tươi vui lảm xúc động
hồn Người.
Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa bút pháp cổ điển và hiện đại, ngôn ngữ trong bài thơ hàm súc, chân thực
nhưng giàu sức gợi, giàu cảm xúc khiến bài thơ không chỉ chân thực mà còn mang cả tâm hồn của con người
ấy. Các biện pháp tu từ như: điệp ngữ vòng, ẩn dụ, bút pháp miêu tả thời gian để vừa tả cảnh vừa tả tâm tư của
chính mình, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ gửi gắm nỗi lòng qua từng câu từng chữ. “Chiều tối” đã khắc
họa sinh động hình ảnh thiên nhiên mây cùng với hoạt động của con người miền sơn cước khi màn đêm đang
dân dần buông xuông Nổi bật lên trong bài thơ là tấm lòng nhân đạo cao cả, vượt lên trên tất cả sự khổ đau,
đọa đày chốn ngục tù, Người vẫn ung dung, lạc quan, luôn hướng về ánh sáng, về ngày mai độc lập. Tình thần
ấy đáng trân quý và noi gương biết bao!
“Lại thương nỗi: đoạ đày thân Bác
Mười bốn trǎng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay... cánh hạc ung dung!”
1. Mở đoạn Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển, vì vậy mà sự
cống hiến của các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ là vô cùng quan trọng.
2. Thân đoạn Giải thích - Cống hiến là sự tự nguyện, tự giác đem sức lực, tài năng và trí
tuệ của mình để đóng góp cho lợi ích chung của xã hội.
- Sống cống hiến là không màng đến lợi ích cá nhân mà làm hết
mình vì lợi ích chung, vì sự phát triển của một tập thể, một cộng
đồng,...
Bàn luận - Cống hiến là một trong những đức tính và phẩm chất tốt đẹp
của con người.
- Cống hiến giúp ta vượt lên sự ích kỷ tầm thườngđể thấy nhẹ
nhõm và sống trọn vẹn.
- Cống hiến thể hiện nghĩa cử cao đẹp tấm lòng nhân văn, đó là
nền tảng để hình thành một nhân cách tốt.
- Cống hiến giúp mọi người vượt qua khó khăn, trao cho họ niềm
tin về cuộc sống về tình người
- Cống hiến là một trong những chất keo gắn kết mọi người. Nhờ
có sự cống hiến mỗi cá nhân, nhân loại mới có thể vượt qua khó
khăn, bước tới những nền văn minh mới.
Dẫn chứng - Trong thời chiến, sự cống hiến của thế hệ trẻ là tinh thần tự
nguyện, là tình yêu nước khi xung phong ra trận, sẵn sàng xả
thân mình chiến đấu, không ngại gian khổ, không sợ hy sinh,
chúng ta không bao giờ quên được người con gái Võ Thị Sáu đã
mãi dừng lại ở tuổi 19, quên đi những ước mơ hoài bão, chỉ vì
một mục đích lấy lại tự do cho Tổ quốc, chị được xem là một
biểu tượng Liệt nữ Anh hùng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến
chống Pháp.
Và trong thời đại ngày nay, với nỗi khát vọng cống hiến cháy
bỏng, thế hệ trẻ Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực và cố gắng
để đóng góp sức lực, trí tuệ, tài năng, nhiệt huyết trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Họ là những thanh niên xung
kích tình nguyện đến từ những bản làng xa xôi, hẻo lánh để thực
hiện các chương trình từ thiện với mong muốn giảm bớt những
thiếu thốn, khó khăn nghèo khổ của bà con dân tộc, miền núi. Họ
là những cô giáo trẻ, thầy giáo trẻ tự nguyện dạy học chốn vùng
cao với mục đích đem lại ánh sáng của tri trức, truyền đạt từng
con chữ, từng con số, từng kiến thức trong cuộc sống đến những
trẻ em nghèo….

You might also like