You are on page 1of 7

Họ và tên: Nguyễn Trọng Đạt

Lớp: 11D2

Trường: THPT Trần Phú - Hoàn Kiếm

Bài làm

Phần I. Đọc hiểu:

Câu 1:

Câu 2:

Câu 3:

Câu 4:

Phần II. Làm văn:

Cựu chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hồ Chí Minh - là một
vị lãnh tụ anh minh của nhân dân ta. Bác Hồ là một nhà cách mạng xuất sắc và một
nhà thơ nổi tiếng. Bác Hồ còn có sự nghiệp văn học đồ sộ. Thơ của Bác không
dông dài, nhưng rất lắng đọng, luôn kết hợp giữa chất thơ mới và chất thơ Đường.
Người đã để lại cho dân tộc Việt Nam di sản văn học có giá trị, gắn liền với tiến
trình phát triển của cách mạng và đời sống tinh thần của dân tộc. Bác đã để lại một
bài thơ tiêu biểu "Chiều tối (Mộ)" - một bài thơ đã sáng rõ vẻ đẹp tâm hồn của Bác

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng"

Tháng 8/1942, Bác Hồ đã sang Trung Quốc tìm sự viện trợ của thế giới với tư
cách là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh hội và Phân bộ quốc tế phản xâm
lược của Việt Nam. Sau nửa tháng đi bộ, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch
bắt giam vô cớ mười ba tháng. Dù có bị đày ải vô cơ đến mấy thì Bác vẫn làm thơ
và tập thơ nức tiếng "Nhật ký trong tù" gồm 134 bài thơ bằng chữ Hán đã ra đời.
Tập thơ được dịch ra tiếng Việt và in lần đầu năm 1960. "Chiều tối" là bài thơ thứ
31 trong tập thơ. Trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh từ Tĩnh Tây đến Thiên
Bảo vào cuối thu năm 1942, Bác đã được gợi cảm hứng để sáng tác bài thơ "Mộ".
"Mộ" là một từ tiếng Hán để chuyển giao giữa ngày và đêm, là lúc ngày sắp tàn và
bóng tối đang dần bao phủ. Chính vì vậy, nhan đề đã cho thấy đề tài của bài thơ –
khoảng thời gian dễ gợi sầu nhất trong ngày. Vẻ đẹp tâm hồn là những phẩm chất
đáng giá sâu thẳm mỗi con người. Vẻ đẹp tâm hồn của Bác trong bài thơ được thể
hiện qua tình yêu thiên nhiên, yêu con người, yêu cuộc sống và tinh thần lạc quan.

Bài thơ được mở đầu bằng hai câu thơ lột tả bức tranh miền sơn cước một cách rõ
nét và đã sáng tỏ vẻ đẹp tâm hồn qua tình yêu thiên nhiên của tác giả

"Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

Cô vân mạn mạn độ thiên không"

Qua những hình ảnh ở hai câu thơ "quy lâm", "tầm túc thụ"... ta có thể khẳng định
không gian nơi đây là rừng núi bao là và thời gian nơi ấy là chiều tối. Khung cảnh
thiên nhiên ở đây đã được Bác khắc họa bằng bút pháp chấm phá. Hai hình ảnh
"quyện điểu" (chú chim mệt mỏi) và "cô vân (chòm mây cô đơn) đều rất quen
thuộc trong thơ ca phương Đông. Trước hết, Bác đã tiếp thu những thứ tinh túy của
những nhà thơ chịu ảnh hưởng văn hóa phương Đông để viết nên những dòng thơ
của riêng mình. Bác Hồ sử dụng hình ảnh chú chim và áng may - những hình ảnh
hết sức quen thuộc trong thơ ca phương Đông được dùng để miêu tả những thứ nhỏ
bé lọt thỏm trong vũ trụ bao la:

"Chim hôm thoi thót về rừng

Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vàng"

(Nguyễn Du)

Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn sử dụng biện pháp lấy động tả tĩnh "quyện điểu", "mạn
mạn". Biện pháp này thường thấy trong thơ ca cổ điển, hay được dùng để miêu tả
sự hoang vắng, tiêu điều trong không gian. Qua những bút pháp thường gặp, Người
đã cho ta thấy được không gian vắng lặng trên quãng đường đi của mình. Với tài
năng của mình, Hồ Chí Minh đã biến những thứ thân thuộc trở nên mới mẻ, hiện
đại đậm dấu ấn cá nhân. Ở thơ ca Đường luật, những cánh chim bay về rừng núi
thường tượng trưng cho buổi chiều tà, hình ảnh chú chim vừa khắc họa không gian
vừa có ý niệm thời gian:

"Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa"

(Huy Cận)

Trong thơ của Bác, chú chim không chỉ được quan sát ở trạng thái vận động bên
ngoài mà còn được cảm nhận rất sâu ở trạng thái bên trong "chim mỏi về rừng".
Chúng ta thường không thấy cánh chim lại có tâm trạng riêng như chúng ta thấy ở
trong bài thơ này, nên việc miêu tả tâm trạng của cánh chim đã đem đến luồng sinh
khí mới cho bài thơ. Nếu trong thơ cổ đại, mây tượng trưng cái vô hạn của không
gian và thời gian, là biểu tượng của cõi hư vô

"Chúng điểu cao phi tận,

Cô vân độc khứ nhàn"

(Độc toạ Kính Đình sơn - Lý Bạch)

thì trong thơ của Bác, những đám mây trôi chầm chậm giữa bầu trời, dường như nó
có linh hồn, có số phận: lẻ loi, cô đơn, băn khoăn. Những chòm mây đang tồn tại
sự vận động chưa có đích đến cũng như tương lai chưa biết ra sao của người tù nơi
đất khách. Bản dịch thơ của Nam Trâm

"Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không"

chưa thể lột tả cái hay, cái đặc sắc của bản gốc. "Cô vân" nghĩa là chòm mây cô
đơn, nhưng bản dịch thơ lại không lột tả sắc thái đơn độc của chòm mây. "mạn
mạn" nghĩa là lơ lửng trôi, từ láy này đã diễn tả sự vô định của chòm mây, điều
không thể được bao hàm trong hai từ "trôi nhẹ" ngắn ngủi. Trong hai câu thơ thơ
này, cánh chim và chòm mây hiện lên qua những cụm từ miêu tả ngắn gọn, cô
đọng, hàm súc phù hợp với thể thất ngôn tứ tuyệt. Dù không nói dông dài, Người
vẫn diễn tả trọn vẹn từng chuyển động, sắc thái của cảnh vật. Thông qua cảnh vật,
như bao bậc tao nhân mặc khách xưa vẫn dùng thơ để thể hiện suy nghĩ cá nhân,
Bác Hồ cũng gửi gắm tâm trạng của mình trong những vần thơ: tâm trạng thoáng
buồn của một người xa xứ. Cảnh thiên nhiên được nhìn bằng con mắt chủ quan và
khách quan, bằng con mắt đầy yêu thương của Hồ Chí Minh. Đằng sau cái nhìn ấy
là một ước mơ cháy bỏng về sự sum họp và niềm khao khát được tự do. Đặt trong
hoàn cảnh của người tù Hồ Chí Minh: bị giải đi từ lúc "Gà gáy một lần đêm chửa
tan", trong tình cảnh "Áo mưa dầm mưa rách hết giày"... ta mới có thể hiểu được
vẻ đẹp tâm hồn của Người. Tuy mệt mỏi, chán chường mà Người vẫn ung dung
sáng tác, vẫn luôn hướng đến tự do. Như vậy, bức tranh thiên nhiên đã hiện lên thật
đẹp qua mắt Người. Thông qua hai câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định vẻ
đẹp tâm hồn của người: một người lạc quan, yêu thiên nhiên, yêu đời, ý chí và tinh
thần thép

Nối tiếp hai câu thơ đầu, hai câu cuối tác phẩm "Chiều tối" vẽ nên bức tranh cuộc
sống và tiếp tục làm rõ vẻ đẹp tâm hồn của tác giả thông qua tình thương người và
yêu cuộc sống.

"Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc

Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng"

Không gian đã có sự dịch chuyển từ cao xuống thấp, từ xa lại gần, khung cảnh thu
hẹp lại về "sơn thôn" (xóm núi) và thời gian thì vẫn là buổi tối. Dù yêu thiên nhiên
đến mấy thì Người vẫn dành sự ưu ái cho cuộc sống con người. Ở thơ xưa, con
người thật nhỏ bé trước thiên nhiên, dường như con người chỉ góp phần làm thiên
nhiên trở nên hùng vĩ:

“Hoành sóc giang san cáp kỷ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”

(Thuật hoài - Phạm Ngũ Lão)

Bác Hồ đã phá vỡ tính quy phạm, áp dụng một quan niệm thẩm mĩ hết sức mới mẻ:
biến thiếu nữ xay ngô thành trung tâm của bức tranh chiều tối. Sự đột phá này
thường thấy trong phong trào hiện đại hóa của văn học Việt Nam

"Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất"

(Vội vàng - Xuân Diệu)

Qua con mắt thi nhân, "thiếu nữ" đang mải miết lao động mang vẻ đẹp trẻ trung, vẻ
đẹp khỏe khắn và vẻ đẹp tự do. Điều này đã đem lại cho người tù niềm vui và hơi
ấm cuộc sống. Bản dịch thơ của Nam Trân

"Cô em xóm núi xay ngô tối"

chưa thực sự chuẩn xác ở hai từ "cô em" và "tối". "Thiếu nữ" là người con gái
trong lứa tuổi dưới thanh nữ, trong khi "cô em" có thể ám chỉ người con gái ở mọi
lứa tuổi. Bác Hồ muốn nói về một người con gái trẻ trung đang xay ngô, nên cụm
từ "cô em" là không phù hợp. Từ "tối" không hề xuất hiện trong bản của Hồ Chí
Minh, cho dù chúng ta đều cho rằng thời gian ở đây là ban tối, nhưng việc cho từ
"tối" đã làm giảm tính chính xác của bản dịch thơ. Lê Trí Viễn nhận xét về bản
dịch như sau: "Đúng là xay ngô tối nhưng đặt chữ tối vào đây thì lộ sớm quá...".
Ngoài ra, Bác Hồ còn sử dụng phép điệp vòng "ma bao túc" cho thấy vòng xoay
của cối xay và thể hiện sự lưu chuyển của thời gian từ chiều đến tối. Có thể nói,
"hồng" chính là nhãn tự của bài thơ. Hoàng Trung Thông đã nhận định như sau:
"Với một chữ hồng, Bác đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ". "Hồng" vốn là từ chỉ
màu sắc, nhưng đi cùng với "dĩ" diễn tả cái bất ngờ thì "hồng" đã được động từ hóa
để diễn tả sự vận động, thay đổi. Từ "hồng" đánh dấu sự chuyển biến từ không
gian rừng núi đến xám núi, tâm trạng đang buồn bỗng vui tươi, phấn chấn, bầu
không khí lạnh giá đã trở nên ấm áp, người tù mệt mỏi đã được thêm năng lượng.
Chữ "hồng" đã làm câu kết bài thơ trở nên đa nghĩa: đó là bếp lửa khi trời tối hẳn,
đó là màu hồng của sự lạc quan trong tâm tưởng, cũng có thể là khao khát về một
nơi dừng chân ấm áp. Tâm trạng của người tù Hồ Chí Minh ở hai câu thơ này đã
trở nên phấn chấn, tươi tỉnh. Ở hai câu thơ, người đọc thấy không gian như xa
hơn, rộng hơn khi chòm mây cô độc chầm chậm trôi, thấy bóng tối hiện lên khi ánh
lửa của lò than rực hồng. Đó chính là tác dụng của bút pháp hoạ vân hiển nguyệt
mà tác giả Chiều tối đã sử dụng. Bút pháp này được nhiều nhà thơ sử dụng, thí dụ
như Huy Cận trong bài thơ Tràng Giang

"Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng"

Cuộc sống hằng ngày vốn tầm thường, nhưng với Hồ Chí Minh những hình ảnh ấy
thật đẹp làm sao! Nói tóm lại, hai câu thơ cuối của "Mộ" đã diễn tả bức tranh cuộc
sống một cách đậm nét cũng như thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ - chiến sỹ
Hồ Chí Minh: thương người,lạc quan, yêu đời, luôn hướng về sự sống, ánh sáng và
tương lai
Thông qua "Chiều tối" nói chung và "Ngục ký trong tù" nói riêng, chân dung của
Bác Hồ với tư cách là một nghệ sĩ và một chiến sỹ được hiện lên rõ nét. Tuy con
đường chuyển lao rất khổ nhọc, gian khổ nhưng tác giả vẫn ung dung, tự tại, giao
cảm với thiên nhiên. Trong khung cảnh đó, con người xuất hiện và trở thành trung
tâm của bức tranh thiên nhiên, miền sơn cước rực lên, trở nên ấm áp hơn. Điều này
cho thấy lòng yêu cuộc sống của người tù khổ sai. Hướng vận động tứ thơ, hình
tượng thơ thể hiện sự lạc quan, tin tưởng, tình thương sâu sắc của Người. Người đã
vượt lên hiện thực bi đát để cùng vui với cuộc sống. Như vậy, chân dung của
Người với tâm hồn thi sĩ và chiến sĩ đã được thể hiện sáng ngời trong tác phẩm
"Mộ".

"Chiều tối" là bài thơ mang sự hòa hợp giữa sự cổ điển và sự hiện đại. Nét cổ
điển ở bài thơ được hiện lên rõ nét trong chất thơ. Bài thơ được viết bằng chữ Hán,
thể thớ thất ngôn tứ tuyệt. Thi đề của bài thơ là chiều tối - khoảng thời gian dễ gợi
sầu nhất trong ngày. Cảm hứng của bài thơ cũng hết sức cổ điển - cảnh thiên nhiên.
Về thi pháp, Hồ Chí Minh đã sử dụng những bút pháp hết sức quen thuộc trong
văn ca trung đại: tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh, chấm phá... Ngoài ra, những
hình ảnh trong bài thơ cũng hết sức quen thuộc trong thơ ca trung đại: mây, chim,...
Chất hiện đại của bài thơ được thể hiện ở những hình ảnh đời thường mang tâm
trạng thi nhân. Thêm vào đó, bài thơ còn có sự vận động tư tưởng, cảm hứng hình
tượng, hình ảnh cô gái là trung tâm khung cảnh,... Dường như, việc hòa quyện cổ
đại và hiện đại đã làm bài thơ trở nên độc đáo, hấp dẫn. Hai yếu tố này không rời
rạc mà hòa quyện lẫn nhau. Trong những giá trị cổ điển không phai tàn theo thời
gian, tác giả đã kết nối chúng với giá trị mới mẻ, hiện đại. Đó chính là tiếng lòng
của thi sĩ và chiến sĩ Hồ Chí Minh.

Nói tóm lại, "Chiều tối" của Hồ Chí Minh đã làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn của Hồ
Chí Minh. Có ý kiến cho rằng: "Thơ Hồ Chí Minh nói ít mà gợi nhiều. Là loại thơ
có màu sắc thanh đạm, có âm thanh trầm lặng, không phô diễn mà như cố khép lại
trong đường nét chính để người đọc tự thưởng thức lấy cái ý tại ngôn ngoại". Ý
kiến này hoàn toàn chính xác và cũng được khẳng định trong tác phẩm. Với ngôn
ngữ bình dị, hình ảnh sáng tạo mang cả chất thơ Đường lẫn chất thơ mới mẻ, tác
phẩm sẽ mãi trường tồn với thời gian.

You might also like