You are on page 1of 5

CHIỀU TỐI (MỘ)

Tiến sĩ M.At MET đại diện đặc biệt của tổng giám đốc UNESCO đã từng nói” chỉ có
ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận huyền thoại ngay khi còn sống và
rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó”. Thật vậy Hồ Chí Minh là 1 cái tên mà tất
thảy con dân việt nam đều ghi tạc trong tim với một lòng yêu quý, kính trọng vô
bờ. Một con người mà dành 30 năm cuộc đời bôn ba xứ người tìm đường cứu
nước, một người luôn phấn đầu hết mình để giành lại độc lập tự do cho dân tộc,
một người sẵn sàng chịu đựng mọi khổ cực, gian khó, bị bắt giam, đánh đập tàn
nhẫn nhưng vẫn một lòng hướng về Tổ Quốc thân yêu. Trong hoàn cảnh ấy,
Người không hề gục ngã mà còn ánh lên một tinh thần lạc quan, gửi gắm niềm tin
yêu vào một tương lai tươi sáng. Bài thơ chiều tối đã phần nào thể hiện tinh thần
ấy của Người- một bức tranh đẹp buổi chiều tối nhưng ẩn chứa khát vọng được
trở về quê hương, giải phóng quê hương.
8/1942, Hồ Chí Minh lấy tư cách là đại biểu Việt Nam sang dự hội nghị Trung Quốc
tranh thủ sự viện trợ của bè bạn quốc tế cho cách mạng trong nước. Sau nửa
tháng đi bộ khi vừa tới thị trấn Túc Vinh tỉnh Quảng Tây, Người bị chính quyền
Tưởng giới thạc bắt giam vô cớ, phải trải qua”14 trăng tê tái gông cùm” bị áp giải
qua 18 nhà lao:
“Quảng Tây giải khắp 13 huyện
18 nhà lao đã ở qua”
Mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng đau khổ nhưng người vẫn sáng tác được 134 bài
thơ ghi chép trong một cuốn sổ tay nhỏ và đặt tên là” Ngục chung nhật kí”. Tập
thơ được sáng tác vào khoảng thời gian mùa thu 1942-mùa thu 1943. Bài thơ
chiều tối (mộ) là bài thơ thứ 31 thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt trong tập thơ.
Cảm hứng của bài được gợi lên trên đường chuyển lao từ tĩnh tây đến thiên bảo
vào cuối thu năm 1942. Bài thơ chiều tối ngay từ nhan đề đã thể hiện 1 khoảng
thời gian, 1 đề tài quen thuộc trong thơ ca xưa nay đó là viết về thiên nhiên cảnh
vật vào lúc chiều tối hoàng hôn. Đây là khoảng thời gian dễ gây cảm xúc và tâm
trạng nhất là với những người xa quê. Bởi đây là quãng thời gian người ta quây
quần đầm ấm sum họp bên gia đình. Chỉ riêng nhật kí trong tù đã có nhiều bài thơ
viết về thời điểm này trong ngày: cảnh chiều hôm, xế chiều,hoàng hôn…
2 câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên sơn cước khi chiều tối
Phiên âm:” Quyển điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Dịch thơ:” chim mỏi bay về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
Lời thơ xuất hiện 2 hình ảnh cụ thể: cánh chim mệt mỏi về rừng tìm nơi nghỉ ngơi
và 1 đám mây lững lời trôi giữa bầu trời. Chỉ bằng 2 nét chấm phá, tác giả đã gợi
lên không gian yên ả, tĩnh lặng của cảnh vật thiên nhiên vào lúc chiều tối. Trong
nguyên tác, 2 từ “mạn mạn” điệp với nhau đã khắc họa vẻ đẹp chậm chạp lững lờ
trôi của đám mây chiều. Hình ảnh này gợi lên sự yên ả của một buổi chiều thu tàn
miền núi vắng và gợi lên sự tĩnh lặng trong lòng người tù vì có thể phát hiện ra vẻ
lững lờ trôi của đám mây. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy ít gợi nhiều, lấy động
tả tĩnh của đường thi đã được Bác vận dụng một cách sáng tạo khiến 2 câu thơ
trở nên rất đường. Trong thơ ca xưa nay khi miêu tả bức tranh cảnh vật chiều tối
thường gợi hình ảnh cánh chim chiều. trong ca dao có câu” chim bay về núi tối
rồi”. trong thơ của bà huyện thanh quan” Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi/ dặm
liễu sương sa khách bước dồn” hay đại thi hào nguyễn du cũng miêu tả cảnh chim
chiều bay về rừng núi lúc chiều tối” chim hôm thoi thót về từng/ đóa trà my đã
ngậm trăng nửa vành”. Thậm chí trong thơ ca hiện đại, Huy Cận cũng miêu tả
cảnh chim chiều: “lớp lớp mây cao đùn núi bạc/ chim nghiêng cánh nhỏ bong
chiều sa”. Bài thơ chiều tối của hồ chí minh cũng mở đầu bằng hình ảnh cánh
chim vừa có nét cổ kính vừa hết sức gần gũi quen thuộc. Trong đường thi cánh
chim chiều với chòm mây cũng là một thi liệu quen thuộc như trong thơ của Lý
Bạch:” chúng điểu cao phi tận/ cô vân độc khứ nhàn”. Thơ Bác giống thơ đường
đến kì lạ bởi các thi liệu chim và mây cho nên nếu không rõ xuất xứ sẽ có người
lầm tưởng mộ là bài thơ đường. nhưng nếu ngẫm kĩ lại thì trong lời bài thơ mộ ta
vẫn nhận ra những sắc thái rất riêng không thể trộn lẫn của thơ bác bởi vì đám
mây trong thơ của lý bạch gợi cái riêu riêu, nhàn tạ, thoát tục còn đám mây trong
thơ bác rất quen thuộc. Nó đang lững lờ trôi trên bầu trời bao la. Cánh chim trong
thơ lý bạch là bay vào chốn vô tận vô cùng, càng bay càng mất hút vào bầu trời
mênh mông nhưng thơ bác cánh chim kia vẫn đích thực là một biểu hiện của sự
sống, nó đang tìm đường về với tổ ấm với sự sống thường ngày, có điểm dừng
chân rõ ràng. “quyện điểu quy lâm tầm túc thụ” một câu thơ 7 tiếng mà có đến 4
động từ chỉ hoạt động, trạng thái sinh hoạt của con chim. Quyện và quy là trở về,
tầm là tìm, túc là ngủ. nhờ có những sắc thái rất riêng biệt này mà thơ bác tuy có
nhiều nét giống đường thi nhưng không thể trộn lẫn với những bài thơ đường
khác. Mặt khác nếu đọc kỹ lời thơ ta có thể nhận ra được biết bao lưu luyến, trìu
mến trong cái nhìn của bác gửi theo cánh chim để rồi nhận ra được vẻ mệt mỏi uể
oải của nó. Phải chính tấm lòng đồng cảm này khiến người nhận ra điều đó để rồi
yêu thương, trân trọng với một biểu hiện nhỏ bé của sự sống. đây là biểu hiện của
một tâm hồn nhạy cảm, giàu lòng nhân ái của hồ chí minh cũng như là nghị lực phi
thường của người chiến sĩ bởi nếu không có nghị lực, không có tâm hồn nhạy cảm
ấy hồ chí minh làm sao có thể cảm nhận được cảnh vật thiên nhiên trong cảnh
ngộ đau khổ như vậy. Điều này chưa từng thấy trong thơ xưa. 2 câu thơ còn cho
thấy mối đồng cảm thấm thía giữa thiên nhiên và con người, tác giả tạo nên sự
cân đối hài hòa “quyển điểu quy lâm”><”cô vân mạn mạn”. câu thơ dịch của Nam
Trân đã truyển tải khá đầy đủ ý nghĩa câu 1 nhưng chưa thực sự sát ý của câu 2.
“chòm mây trôi nhẹ” không lột tả hết ý của” cô vân mạn mạn” bởi cụm từ này làm
mất đi vẻ cô đơn lẻ loi của đám mây chiều được gợi lên từ chữ ”cô”. Vẻ trôi nổi
lững lờ của nó còn được gợi lên qua điệp âm” mạn mạn”. Chữ “nhẹ” khiến người
đọc hình dung ra được cái nhìn của một khách thể khi ngắm ngoại cảnh. Nghệ
thuật sử dụng ngôn từ hàm xúc với các biện pháp tu từ quen thuộc trong thơ cổ
phương đông. Nghệ thuật lấy điểm vẽ diện, lấy ít gợi nhiều gợi bức tranh chiều tối
đẹp, gợi cảm còn gợi lên được cái hồn của cảnh vật buồn vắng, ảm đạm hiu hắt có
phần đơn chiếc. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh 2 nét vẽ động đã miêu tả sự vận
động của chim và mây là chim bay mây trôi làm nổi bật lên trạng thái tĩnh và sự
buồn vắng của bức tranh cảnh vật chiều tối. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một
trong những đặc sắc nổi bật của 2 câu thơ ở chỗ gắn bó giữa ngoại cảnh và tâm
cảnh. Qua bức tranh cảnh vật tâm trạng nhà thơ được thể hiện một cách kín đáo.
Sự mệt mỏi của cánh chim cũng là sự mệt mỏi của người tù sau một ngày đi bộ
dài đằng đẵng mà vẫn mang nặng xiềng xích. Trong cái cô đơn lẻ loi của chòm mây
cũng có tâm trạng của người tù là sự cô đơn khi phải chịu cảnh tù đày áp bức nơi
đất khách quê người. Nghệ thuật đối lập giữa cánh chim nhỏ bé và bầu trời chiều
gợi cái mênh mông bát ngát thoáng đạm của bầu trời cũng nhấn mạnh sự nhỏ bé
đơn chiếc của hình ảnh cánh chim càng thể hiện tâm trạng buồn, cô đơn của
người tù. Thông qua bức tranh cảnh vật chiều tối ta cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của
người tù hồ chí minh. Trong hoàn cảnh đau khổ phải trải qua một ngày dài đi bộ
để chuyển lao đã thế còn bị giải trong tình thế tay xích chân xiềng :” lại khổ thâu
đêm không chỗ ngủ/ ngồi trên hố xí đợi ngày mai”. Vậy mà người tù hồ chí minh
vẫn không hề nản lòng trái lại còn quên đi cả hoàn cảnh vượt lên thực tại, đau khổ
để quan sát say sưa vẻ đẹp của thiên nhiên lúc chiều tối. điều đó thể hiện được
tâm hồn yêu thiên nhiên, gắn bó thiết tha với thiên nhiên của người.
Phiên âm:” Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Dịch thơ:” Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng”
2 câu thơ sau đặc biệt là câu thơ thứ 3 là câu chuyển trong bài tứ tuyệt tạo sự
chuyển biến bất ngờ, bức tranh thiên nhiên nhường chỗ cho bưc tranh sinh hoạt
của con người. nếu 2 câu thơ đầu là bức tranh thiên nhiên gợi lên từ hình cảnh
cánh chim, chòm mây thì 2 câu thơ sau là bức trảnh tả thực nhưng có thêm
những nét mới là hình ảnh cô gái và lò than: trung tâm của bức tranh. Bác đã đặt
cô gái ở vị trí của thiên nhiên vạn vật làm mờ đi làn trời chiều, cánh chim, chòm
mây, làm xua tan vẻ mệt mỏi của vạn vật lúc cuối ngày thay vào đó là bức tranh
đời sống với hình ảnh cô gái xay cô chuẩn bị cho bữa cơm chiều. dùng cụm từ”
sơn thôn thiếu nữ” thể hiện cái nhìn trân trọng của người. câu thơ dịch của nam
trân dùng 2 chữ ” cô em” có gì đó giễu cợt, bông đùa và làm lạc đi phong cách thơ
của hồ chí minh và làm mất đi phong diện trang trọng của câu thơ trong bản dịch.
Với sự xuất hiện của người thiếu nữ đang cần mẫn chăm chỉ nhịp nhàng “nhóm lò
than xay ngô” và ngô vừa xay xong cũng là lúc lò than rực hồng. biện pháp lặp
vòng” ma bao túc” cuối câu 3 và đầu câu 4 thể hiện những vòng quay nhịp nhàng
đều đặn của cối xay ngô nó còn tô đậm sự chăm chỉ cần mẫn khỏe khoắn của cô
gái xay ngô. Hình ảnh lò than rực hồng lên là lúc khi cô đã hoàn thành xong nhiệm
vụ xay ngô. Hồ chí minh khiến bức tranh cảnh vật chiều tối bỗng bừng lên ánh
sáng với những nét tươi tắn ấm áp. Đêm buông xuống là cái lạnh lẽo của núi rừng
nhưng cũng biến mất vì lò than đã rực lên để tỏa hơi ấm. cách sử dụng từ hồng có
ý nghĩa thậm chí nhà thơ hoàng trung thông đã từng nhận xét” một từ hồng mà
có thể cân với 27 từ còn lại”. có ý kiến khác cho rằng từ hồng là nhãn tự của bài
thơ nó làm nổi bật hình ảnh lò than trong bức tranh cảnh vật chiều tối. là nghệ
thuật dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối vì trong nguyên tác nhà thơ không sử
dụng từ “tối” mà khiến bầu trời như tối sầm lại vì chỉ khi trời tối thì lò than mới
rực đỏ hồng lên như thế được. Hình ảnh lò than vừa thể hiện sự vận động về thời
gian vừa miêu tả hình ảnh thiếu nữ trẻ trung khỏe khoắn khiến bức tranh chiều
tối càng có thêm sinh khí. Bếp than đỏ rực còn gợi lên sự sum họp đầm ấm của gia
đình sau một ngày lao động vất cả và cũng là một chi tiết làm cho bài thơ trở nên
có linh hồn, sức sống. 2 câu thơ không chỉ miêu tả bức tranh đời sống con người
mà còn là vẻ đẹp tâm hồn của người tù hồ chí minh. Sự chuyển động trong thơ
của người là sự vận động từ bóng tối đến sự sống ánh sáng từ bức tranh cảnh
chiều tối ảm đạm, buồn vắng chuyển sang bức tranh sinh hoạt của con người ấm
áp đầy ánh sáng cùng với sự vận động của hình tượng thơ là sự vận động mạnh
mẽ của tư tưởng. nếu 2 câu thơ đầu là cảnh buồn, người cô đơn lẻ loi thì đến 2
câu thơ sau là hình ảnh bếp than hồng và khung cảnh đầm ấm đã sưởi ấm lòng
người tù tha phương. Sự chuyển động quen thuộc này thể hiện rõ tinh thần lạc
quan, sự tin tưởng của bác vào một tương lai tươi sáng tốt đẹp dù trong hoàn
cảnh gian khổ nào. Thiên nhiên và con người trong thơ bác hiện lên với những nét
vẽ đẹp, bình dị, đáng yêu đó là sự sống mà bác gắn bó yêu mến suốt đời. ở 2 câu
thơ sau cũng thể hiện rõ tinh thần nhân đạo cao cả của người. người tù hồ chí
minh dường như quên hoàn cảnh đau khổ của mình để quan tâm, gắn bó với cuộc
sống của nhân dân lao động. có lẽ vì thế mà bác không tìm đến hình ảnh người
thiếu nữ quê cáp mà tìm đến hình ảnh cô gái mà người không chỉ quan tâm đến
người lao động nước mình mà cả cuộc sống của những người dân lao động đó thế
mới biết tấm lòng nhân ái bao la của người đạt đến tầm quốc tế của nhân loại.
Tính cổ điển: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, viết bằng chữ hán cổ điển ở tinh thần
cảm xúc đúng theo lý luận thơ ca phương đông ý tại nguôi ngoai, các biện pháp tu
từ: lấy điểm vẽ diện, lấy ít gợi nhiều, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình, đối lập,
hình ảnh thấm đẫm nét tượng trưng ước lệ thể hiện sự hòa hợp giữa con người
và thiên nhiên
Tính hiện đại: bút pháp tả chân thực, hình ảnh mộc mạc, mạch thơ vận động theo
hướng tích cực từ bóng tối đến ánh sáng, buồn đến vui, từ lạnh lẽo cô đơn đến
ấm áp tình đời và thông qua bức tranh thiên nhiên chiều tối thể hiện tình yêu
thiên nhiên, cuộc sống, tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực vượt lên hoàn cảnh khắc
nghiệt, vẻ đẹp tâm hồn, giàu lòng nhân đạo và nhân cách cao thượng của hồ chí
minh

You might also like