You are on page 1of 3

.

bhan

CHIỀU TỐI
Có những con người, mang hết thẩy tình yêu thương dâng hiến cho tổ quốc, nao nao một
nỗi cô đơn thăm thẳm về một chốn rừng sâu, ấy vậy mà vẫn cứ lạc quan tin về một niềm vui
chiến thắng phía trước. Có một người chiến sĩ, cổ đeo gông, tay vướng xiềng lê bước trên nẻo
đường hoang vu của buổi chiều, ánh mắt ung dung đón lấy ánh sáng hi vọng của sự sống của
niềm lạc quan và của tương lai. Và người chiến sĩ ấy không ai khác chính là Hồ Chí Minh- một
nhà cách mạng, một chiến sĩ luôn mang trong mình tình yêu tổ quốc và khát vọng giải phóng
dân tộc. Song hành với người là bài thơ “Chiều Tối”, một bức tranh thiên nhiên hiện lên như
một lớp vỏ bao bọc bên trong là tâm hồn khao khát sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt
đầy phi thường của người tù cách mạng:
“Trích thơ”
Bài thơ “Chiều tối” được sáng tác vào tháng tám năm 1942, khi Bác Hồ bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam 13 tháng. Bác đã sáng tác tập thơ “nhật ký trong tù” bằng chữ Hán
với số lượng 134 bài thơ. Trong đó, bài thơ chiều tối là bài số 31 khi Bác bị chuyển từ nhà lao
Tĩnh Tây về nhà lao Thiên Bảo năm 1942. Đây được coi là một trong những thi phẩm đặc sắc,
bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển xong cũng thấm đượm tinh thần hiện đại qua đó góp phần
làm nổi bật cốt cách của “bật đại trí, đại nhân, đại dũng”.
Ngay từ những nét phác họa đầu tiên ta đã thấy bài thơ hiện lên với những bức tranh cổ kính
đậm nét thi ca cổ điển:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không;”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tuần không)
Xưa nay, chiều về vẫn được xem là khoảng thời gian bản lề, khép lại một ngày dài đã qua,
đón màn đêm nhẹ nhàng buông xuống. Dưới mỗi khoảnh khắc chuyển giao, lòng người rung
động được những cung bậc cảm xúc khác nhau. Ở đây tác giả đã mượn buổi chiều ta để nói lên
những cảm xúc, suy tư trong lòng mình. Không gian thiên nhiên núi rừng rộng lớn, vắng lặng
vào buổi chiều có cánh chim lẻ loi, có chòm mây đơn độc lững lờ trôi giữa tầng không. Bằng bút
pháp chấm phá Bác đã điểm cho bức tranh chiều ta hình ảnh cánh chim- một hình ảnh vừa gợi
tả không gian, vừa gợi tả thời gian. Trong thơ ca cổ điển Phương Đông hình ảnh chim về tổ là
biểu tượng cho buổi chiều ta như bà Huyện Thanh Quang có viết:
“Ngày mai gió cuốn chim bay mỏi
Dặm liễu sương sa khách bước dồn”
Hay trong thơ của đại thi hào Nguyễn Du hình ảnh cánh chim chông chênh, bất ổn được gợi
tả:
“Chim hôm thoi thót về rừng”
Và cánh chim ấy cũng đã xuất hiện trong thơ Huy Cận:
“Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều xa”
Và như thế, hình ảnh cánh chim đã trở thành hình ảnh ước lệ tượng trưng cho buổi hoàng
hôn, gợi tả cảm giác chán trường, mệt mỏi sau một ngày dài lao động. Tác giả đã rất khéo léo
khi sử dụng thủ pháp nghệ thuật nhân hóa cánh chim “quyện” đã khiến câu thơ có độ sâu về
cảm xúc. Hình ảnh “cô vân” được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa đã khiến mây vốn là vật
thể vô hồn bỗng nhiên trở thành một sinh thể có hồn, mang trong mình nhiều tâm trạng, cảm
.bhan

xúc, đó là nỗi cô đơn, lẻ loi giữa biển trời bao la mây chỉ biết trôi chầm chậm, thả mình buông
xuôi. Hai hình ảnh “quyện uyển” và “cô vân” đã tạo nên 1 bức tranh thiên nhiên chiều tà hết
sức êm đẹp, bức tranh thiên nhiên ấy bỗng gởi nhớ bạn đọc tới những câu th ơ quen thuộc của
thi sĩ Lí Bạch:
“Chúng điểu cao phi tận
Cô vân độc khứ nhàn”
(Chim trời bay đi mất
Mây lẻ trôi 1 mình)
Cũng là cánh chim, là chùm mây nhưng thơ Lý Bạch và thơ Bác chỉ giống nhau ở hình xác thi
liệu, còn hai thế giới cảm xúc là hoàn toàn khác nhau: Thơ Lý Bạch tái hiện hình ảnh cánh chim
bay vào cõi hư vô lạnh buốt mang cảm hứng thoát tục lánh đời còn cánh chim trong thơ Bác có
điểm đến rất rõ ràng: về rừng- về với tổ ấm thân thương. Hình ảnh cánh chim mà Người thấy
trong dáng bay của nó có cả sự mệt mỏi. Việc lựa chọn điểm nhìn từ trên cao, từ chim bay về tổ
đến chòm mây trên tầng không đã diễn tả phong thái ung dung và tinh thần lạc quan của tác
giả, không hề có sự mệt mỏi, trói buộc mà con người như hòa vào cảnh vật, hòa nhịp thưởng
thức thiên nhiên. Nếu đặt so sánh giữa bản phiên âm và bản dịch thơ, ta có thể thấy người dịch
đã bỏ quên mất chữ “cô”, làm mất đi phần nà cô độc, lẻ loi của áng mây đang trôi dạc trên nền
trời lúc chiều tối. Từ láy “mạn mạn” được dịch thành “trôi nhẹ” để làm giảm bớt đi tư thế rất
chậm, dường như là không muốn chảy trôi của đám mây. Cả hai từ trong ý thơ của Bác đều là
những từ ngữ những màu tâm trạng mục đích là để gợi tả tâm trạng của con người. Có thể nói
rằng hai câu thơ đầu là minh chứng tiêu biểu cho tinh thần tiếp, cho chất thép trong thơ của
bác:
“Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bác ngát tình.”
(Hoàng Trung Thông)
Chất thép ở đây được hiểu là ý chí, nghị lực và tinh thần lạc quan của con người. Nhân vật
trữ tình đang là tù nhân, đang bị trói buộc bởi xiền xích, đang rất mệt mỏi vì phải di chuyển một
chặng đường dài, băng qua núi rừng hiểm hóc nhưng vẫn cảm nhận được cái hồn, được nét
đẹp của thiên nhiên và vẫn tràn đầy cảm xúc mà vẫn cho ra những ý thơ đầy ý nghĩa.
Tiếp theo bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển, hình ảnh con người dần hiện lên
trong bức tranh cuộc sống nơi núi rừng lúc chiều tối:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng.”
(Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Bức tranh đời sống con người được gợi tả một cách cụ thể, sinh động theo hơi hướng hiện
đại. Ở hai câu thơ cuối, ta có thể thấy được sự thay đổi về điểm nhìn, về không gian thời gian và
cái hình ảnh. Nếu ở hai câu thơ đầu điểm nhìn của tác giả là từ chín không thì ở hai câu thơ sau
điểm nhìn được chuyển hướng tới mặt đất, thời gian từ chiều tà dạ chuyển tới tối, không gian ở
hai câu thơ đầu rộng lớn bao la thì ở hai câu thơ sau không gian lại thu hẹp ở sông núi nhỏ, hình
ảnh thiên nhiên được miêu tả rất đổi sắc nét, tácgiả đã chạm bút miêu tả hình ảnh con người
lao động. Hình ảnh con người xuất hiện trong thơ ca tả cảnh không phải là hình ảnh hiếm gặp.
Trong thơ của bà HuyệnThanh Quan mặc dù tả cảnh nhưng vẫn xuất hiện hình ảnh con người:
“Lom khom dưới núi tiều vài chú
.bhan

Lác đác bên sông chợ mấy nhà”


Trong thơ của Bác, hình ảnh con người lao động được xuất hiện- hình ảnh cô gái xay ngô trở
thành trung tâm của không gian núi rừng hoang vu, cô gái ấy không phải là một điểm xuyến để
làm không gian bức cô ảnh mà là hình tượng chính, là đối tượng mà bác muốn miêu tả ngợi ca.
Cô gái miền sơn cước ấy hiện lên thật đặc biệt bởi lẽ đó không phải là những cô tiểu thư đài cát
thuộc tầng lớp quý tộc “ êm đềm trướng rủ màn che” mày là một cô gái mang vẻ đẹp khỏe
khoắn, mộc mạc mà gần gũi, đầy thương mến và chính cuộc sống lao động bình dị đó càng trở
nên đáng quý đáng trân trọng biết bao. Cụm từ “ma bao túc” ở cuối câu thơ thứ ba đã gối đầu
vào câu thơ thứ 4 theo lối đảo ngược. Phép điệp vòng “ma bao túc”- “bao túc ma” gợi tả sự nối
âm liên hoàn, nhịp nhàng đã miêu tả những vòng quay triền miên, đôi tay của cô thiếu nữ nắng
này kéo chiếc cối xay ngô không ngừng nghỉ. Và đến khi cối xay dừng lại thì “lô dĩ hồng”, lò than
đã rực hồng. Ánh lửa hồng xuất hiện bất ngờ tỏa sáng vào đêm tối đã xua tan cái lạnh lẽo, tối
tâm. Từ “hồng” được xem như là nhãn tự của toàn bài thơ, nó đã làm sáng rực toàn bộ bài thơ,
làm mất đi sự mỏi mệt, uể oải, siêu nhân này diễn ra trong ba câu thơ đầu ánh Hồng không chỉ
tỏa ra từ bếp lửa mà còn tỏa ra từ tấm lòng nhân ái, tinh thần lạc quan của người tù cách mạng.
Dường như trong thơ Bác luôn hướng về những thứ cao cả, đẹp đẽ “từ tư tưởng đến hình
tượng thơ luôn có sự vận động hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai.” (Nguyễn Đăng
Mạnh).
Bài thơ đã cho ta thấy tài năng nghệ thuật sắc sảo, độc đáo của bác trong một bút pháp
riêng: ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hòa hợp màu sắc cổ điển và hiện đại. Kết hợp với hình ảnh
thơ trong thi ca xưa, nghệ thuật tả cảnh ngủ tình rồi đến nhân vật trữ tình hiện lên với phong
thái ung dung, tâm hồn tự do phóng khoáng dù trong hoàn cảnh today nhưng vẫn yêu thiên
nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên.
“Chiều tối” được tô điểm bằng hình ảnh thiên nhiên, con người và cuộc sống lao động
hăng say. Thời gian và không gian chuyển động từ chiều tàn đến đi muộn, không gian tưởng
chừng như dày đặt, bủa vay bởi bóng đêm nhưng lại được thắp lên ấm áp bằng ánh sáng của sự
sống, của niềm lạc quan và của cả tương lai. Qua đó ta thấy cảm phục một người có ý chí nghị
lực phi thường, luôn khát khao một cuộc sống thanh bình đến với nhân dân. Qua đó, ta cảm
nhận được một tâm hồn nghệ sĩ tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết. Chẳng trách nhà
thơ Tố Hữu đã viết về Bác với những dòng thơ xúc động:
“Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay cánh hạt ung dung”
(Theo chân Bác)

You might also like