You are on page 1of 5

CHIỀU TỐI

I. Mở bài
“Văn thơ Hồ Chủ tịch đã đóng một vai trò hết sức lớn lao, vai trò hàng
đầu trong giới văn nghệ, trong nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc và
xây dựng chủ nghĩa xã hội.” (Hà Huy Giáp). Đúng thật như vậy, Bác là
một nhà thơ lớn, văn thơ của người gắn với sự nghiệp cứu nước, cứu dân.
“Chiều tối” là bài thơ tiêu biểu của Bác, thể hiện sâu sắc tâm hồn người
chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh. LUẬN ĐIỂM

II. Thân bài


1. Tác giả - tác phẩm
- “Bác không tự nhận mình là nhà thơ, nhưng Bác là một nhà thơ
lớn.” Không tự coi mình là nhà thơ, nhưng bác đã để lại cho dân
tộc và nhân loại một di sản văn học vô cùng quý giá, lớn lao. Thơ
của Người rõ ràng, dễ hiểu, và tư tưởng của Người luôn hướng về
ánh sáng, lạc quan. Dù trong bóng tối, dù đau khổ nhưng Bác vẫn
luôn bước qua ranh giới để tìm thấy ánh sáng cuối con đường.
Trong thơ Bác còn thể hiện “tinh thần thép”, đó là tinh thần của
những người chiến sĩ cách mạng bấy giờ
- Tinh thần ấy thể hiện rõ nhất qua bài thơ “Mộ (Chiều tối)”. Bài thơ
được sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trích trong tập “Nhật kí
trong tù”, tại thời điểm gần kết thúc chuyến chuyển lao của Bác.
“Chiều tối” – sự kết hợp hoàn mỹ giữa màu sắc cổ điển và tinh
thần hiện đại - là bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng, nơi hoang vu
nhưng đẹp vì nó ánh lên sự sống của con người. Qua đó bộc lộ một
tâm hồn thi nhân nhạy cảm trước thiên nhiên, tấm lòng nhân hậu
với con người và một phong thái ung dung luôn hướng về tương
lai.
- LUẬN ĐIỂM

2. Câu 1,2 – Bức tranh thiên nhiên chiều tối – tình yêu thiên nhiên
tha thiết
Mở đầu bài thơ là khung cảnh thiên nhiên lúc trời chập choạng tối
được cảm nhận qua một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết:
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Bằng bút pháp chấm phá và ước lệ tượng trưng đầy chất cổ điển, tác
giả đã khắc hoạ lên hình ảnh của một cánh chim mỏi mệt sau một
ngày dài đi tìm cho mình nơi dừng chân nghỉ ngơi. Đó là một chi tiết
gợi ra cái không gian mênh mông, rộng lớn khi buổi chiều về. Cánh
chim ở đây được tác giả quan sát trong sự vận động nên cảm nhận
được cái sự mỏi mệt của nó. Hình ảnh nhân hóa “chim mỏi” được
Người sử dụng tinh tế, như một cách để nói lên sự mệt mỏi của người
tù nhân, khao khát được nghỉ ngơi sau một ngày dài. Bác đã dùng cái
hữu hạn của cánh chim để cho người đọc cảm nhận được sự vô hạn
của bầu trời. Trên cái bầu trời mênh mông vô hạn ấy có một cánh
chim nhỏ nhoi đầy mệt mỏi đang tìm chốn dừng chân. Cánh chim sải
cánh về rừng, cũng ẩn chứa nỗi nhớ quê hương của người tù nhân,
Bác khao khát được về quê nhà, được tĩnh tâm sau nhiều biến cố mệt
mỏi. Với những bút pháp tả cảnh ngụ tình, tả hoạt động của tự nhiên
để gợi thân phận, tâm trạng của mình tác giả đã thể hiện sự đối lập với
cả nét tương đồng. Cả con chim và người tù ấy đều mệt mỏi và muốn
tìm chốn nghỉ ngơi, thế nhưng chú chim ấy được tự do bay lượn trên
bầu trời còn người tù thì bị kìm kẹp, xiềng xích. Điểm bắt nguồn cho
sự đồng điệu ấy chính là tình yêu vô bờ bến mà Bác đã dành cho sự
sống của vạn vật.

Bên cạnh cánh chim mỏi ấy, Bác còn quan sát được cả hình ảnh đám
mây trôi lững lờ trên không gian bầu trời mênh mông, gợi ra một sự
cô đơn, lạc lõng. Hình ảnh đám mây cũng mà một chất liệu quen
thuộc được dùng trong các thi phẩm xưa. Trong thơ của Hồ Chí Minh,
qua thủ pháp nhân hóa, những áng mây ấy mang đến sự cô đơn, lẻ loi
chẳng biết đi đâu về đâu của người lữ khách. Tuy nhiên, trong bản
dịch nghĩa đã làm thiếu mất từ "cô" nên chưa thể lột tả hết được ý
nghĩa của dòng thơ này. Thế nhưng chỉ với và nét gợi tả ấy mà tác giả
đã vẽ ra một bức tranh chiều tối ảm đạm mà sao yên ả. Nét cổ điển
trong hình ảnh cánh chim và đám mây đã được Bác kế thừa thể hiện
một ước muốn tự do của người tù.
Trong hai câu thơ đầu dù chỉ đi vào miêu tả khung cảnh thiên nhiên,
thế nhưng ẩn sâu trong đó chính là tư thế và tâm hồn của thi nhân.
Người đọc chẳng nhìn thấy bóng hình của một người tù khổ sai mà
chỉ cảm nhận được một phong thái đầy ung dung của người thi nhân
cho dù chân đang bị xiềng xích nhưng vẫn khoan thai từng bước đi,
vẫn hướng về thiên nhiên và quan sát cảnh vật xung quanh mình. Nếu
như không dành một tình yêu tha thiết cho thiên nhiên, không có một
ý chí kiên cường thì chẳng thể nào con người ấy có thể vượt lên trên
hoàn cảnh và có được tự do về tinh thần. Điều đó càng là minh chứng
rõ ràng hơn cho định nghĩa “tinh thần thép” trong thơ Hồ Chí Minh:
nhà lao, gông cùm, xiềng xích có thể trói buộc thể xác Người nhưng
không thể nào trói buộc được tâm hồn yêu thiên nhiên của người thi
nhân ấy.

3. Bức tranh sinh hoạt, lao động xóm núi – vẻ đẹp của tinh thần lạc
quan

Trong cái khung cảnh thiên nhiên ấy thì hành ảnh con người được
hiện lên. Đó chính là hình ảnh người thiếu nữ sơn cước đang lao động
hăng say nơi rừng núi mênh mông khiến cho bức tranh ấy trở nên tươi
sáng hơn:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc


Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

(Cô em xóm núi xay ngô tối


Xay hết lò than đã rực hồng)

Hình ảnh của con người và cuộc sống đã được hiện lên trong hai câu
thơ này. Bài thơ đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên thành bức tranh
đời sống. Hình ảnh của cô thiếu nữ xay ngô tối đã trở thành trung tâm
của bức ảnh, đẩy lùi cảnh vật ra làm nền cho nhân vật chính. Phép
điệp liên hoàn kết hợp đảo ngữ: ma bao túc - bao túc ma giàu ý nghĩa:
diễn tả chân thực vòng quay liên hoàn của cối xay ngô, đồng thời khắc
họa hình ảnh cô gái xóm núi vất vả, cực nhọc nhưng khỏe khoắn và
hăng say lao động. Và đặc biệt, diễn tả sự dịch chuyển của thời gian
và không gian theo chiều hướng tích cực. Hình ảnh cô gái xay ngô
cho thấy vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của những người lao động.
Nó đem đến một hơi ấm của sự sống, nét đẹp lao động và niềm vui
trước cuộc sống bình dị, dù có vất vả nhưng có được tự do.

Màn đêm đã buông xuống. Đây là thời khắc mà gia đình sum họp thì
người tù ấy vẫn chưa biết được mình sẽ dừng chân ở nơi đâu. Thế
nhưng người tù đã quyên đi sự cô quạnh, u buồn của mình để cảm
nhận được niềm vui nhỏ bé đời thường của người lao động, của bếp
lửa rực hồng nơi xóm núi. Điểm nhìn nghệ thuật chuyển từ trên cao
xuống gần gũi, thân thương nơi xóm núi ven đường. Sự chuyển động
của thời gian từ chiều tối sang tối hẳn không làm bức tranh u tối mà
trái lại, hình tượng thơ cũng có sự chuyển động của thiên nhiên
chuyển sang cuộc sống con người, tâm trạng nhà thơ đang buồn cũng
trở nên vui tươi, dường như nhà thơ đã quên hẳn nỗi buồn của riêng
mình để hoà nhập vào niềm vui của mọi người. Màn đêm bao phủ,
cảnh vật được thu vào trong lò than và toả ra theo hơi ấm nồng đượm
của từ "hồng". Từ "hồng" được dùng để kết thúc bài thơ thật tự nhiên
và cũng đầy ý nghĩa. Chính cái chấm lửa hồng ấy đã mang lại thần sắc
cho khung cảnh, tiếp thêm ý chí và sức mạnh cho người tù cất bước
trên con đường mà không biết điểm dừng ở đâu. Và cũng từ “hồng”,
là màu sắc thực của lò than, nhưng ở đây được hiểu nhiều hơn theo
nghĩa tượng trưng: màu của ngày mai, của một tương lai tươi sáng.

Trong thơ xưa, những bức tranh cảnh chiều tà cũng có bóng dáng của
con người như sao lẻ loi, cô độc, dường như mang theo một nỗi buồn
sầu muộn:
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
(Huyện Thanh Quan – Qua đèo Ngang)
Còn con người trong thơ bác lại mang theo một vẻ đẹp lao động, đầy
sức sống. Hình ảnh “lò than rực hồng hiện lên trong đêm tối làm nổi
bật hơn hình ảnh người thiếu nữ đang miệt mài xay ngô. Bài thơ đã
vận động từ ánh chiều âm u, tăm tối đến với ánh lửa hồng, từ nỗi buồn
cho đến niềm vui. Điều này cho thấy một cái nhìn lạc quan, yêu đời và
tình yêu thương nhân dân của Người. Bác trân trọng sức lao động,
nhìn ra sự cống hiến hết mình của quần chúng nhân dân, là giai cấp vô
sản không chỉ riêng dân tộc Việt Nam mà bất cứ nơi đâu trên thế giới.
Ở đây một lần nữa lại thể hiện “tinh thần thép” trong thơ ca Hồ Chí
Minh, đặt trong hoàn cảnh của Bác, khi con đường cách mạng đi vào
bế tắc, Bác vẫn luôn vững vàng niềm tin vào một tương lai tươi sáng,
không để cho những suy nghĩ tiêu cực chi phối lý trí.

4. Đánh giá
Qua bài thơ, tài năng sử dụng biện pháp nghệ thuật tả cảnh và lấy
bóng tối tả ánh sáng, sự pha trộn giữa vẻ đẹp hiện đại và cổ điển trong
thơ ca đã tạo nên một phong cách thơ Hồ Chí Minh độc đáo, góp phần
giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung Hồ Chí Minh. “Chiều tối”
là một tác phẩm đậm đà màu sắc cổ điển và hiện đại, thể hiện một
cách tự nhiên và phong phú vẻ đẹp “tinh thần thép” của người tù
chính trị - người thi sĩ, chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh. Bài thơ đã thể
hiện tình yêu thiên nhiên bao la của Bác, ở đây, cảm quan thiên nhiên
của bác gắn với ý chí vươn lên, cảm quan nhân đạo, cảm quan về sự
sống.

III. Kết bài


“Chiều tối” đã cho ta thấy được tâm hồn của người chiến sĩ và tâm
hồn của thi nhân đã hòa quyện lại làm một. Mỗi vần thơ của Bác cất
lên đều mang chất thép, một chất thép được toát ra từ tư tưởng của
một người chiến sĩ vĩ đại. Chẳng vậy mà Tố Hữu đã viết về Bác với
những vần thơ chứa chan xúc cảm:
Lại thương nỗi đọa đày thân Bác
Mười bốn trăm tê tái gông cùm
Ôi chân yếu, mắt mờ, tóc bạc,
Mà thơ bay cánh hạc ung dung.
(Theo chân Bác)

You might also like