You are on page 1of 3

CHIỀU TỐI

"Thế rồi cả 1 phương đông sáng rực, màu trắng biến thành màu đỏ, cách mạng thắng
lợi đang quét sạch những tàn dư của bóng tối ban đêm. Và trời đất là cả 1 vùng hơi ấm
để đưa con người tới mục đích thắng lợi và tới cõi thơ"
(Đặng Thai Mai)
“Người xưa có câu: Khi lo, lo trước thiên hạ. Khi vui, vui sau thiên hạ. HCM cũng vậy,
người buồn với nỗi buồn của người đời, và che chở cho cả nhân loại cần lao.”
“Công việc thẩm bình thơ Bác Hồ đã là lẽ sống của nhà giáo - nhà lý luận phê bình Lê
Xuân Đức. Tôi xin mượn lời chia sẻ của giáo sư Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn
học Việt Nam thay cho lời kết: “Những công việc đó tôi nghĩ là không lúc nào cạn hết
nguồn hứng thú, bởi tôi tin nhà văn Lê Xuân Đức cũng như tôi, chúng ta đều có chung
một ý nghĩ: Văn thơ Hồ Chí Minh - thế giới không cùng cho những khám phá”.
Như nhà thơ Viên Ưng ( Trung Quốc) đã viết khi đọc tập thơ Nhật ký trong tù: "Chúng ta
được gặp tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng... Tôi cảm thấy trái tim
vĩ đại đó đã toả ra ánh sáng chói ngời trong hoàn cảnh tối tăm".
Sinh thời Hồ Chí Minh chỉ có một ao ước lớn:“Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Nghĩa là ao ước của
Người luôn hướng về nhân dân, nhân dân ở đây không chỉ hiểu là dân tộc Việt Nam ta
mà còn là nhân dân cần lao trên thế giới. Đó chính là tinh thần nhân đạo cao cả của
Quốc tế cộng sản.
Đều bắt nguồn từ thời đại, cuộc sống, vậy con đường kỳ diệu nào đã giúp cho nghệ
thuật trở nên khác biệt và đẹp rực rỡ như một đóa hoa đầy sắc màu? Đó chính là nằm ở
những xúc cảm, những tâm tư chân thật từ trái tim của người nghệ sĩ. Đúng như lời nhận
định của Raxun Gamzatov: “Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ tình yêu trong
sáng hay những giọt nước mắt đắng cay.”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với thi ca cũng thế,
những trang viết của Người luôn thấm đẫm tiếng lòng yêu nước và là thứ vũ khí chiến
đấu giúp vị anh hùng vượt qua mọi khó khăn để thắp lên ngọn đuốc tương lai rực sáng
cho cả dân tộc. Và “Chiều tối” (Mộ) được xem là tia sáng đẹp nhất, khi sự kết hợp hài
hòa giữa nét đẹp cổ điển - hiện đại đã giúp cho bức tranh thiên nhiên chiều tối mang đậm
chất thơ Phương Đông và chất thép mãnh liệt, xứng đáng trở thành di sản tinh thần vô giá
của nền văn học nước nhà.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.”
“Chiều tối” được viết bởi tác giả Hồ Chí Minh – một danh nhân văn hóa thế giới và
cũng là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Bên cạnh những đóng góp to lớn cho nền độc lập dân
tộc, Người còn để lại những áng văn bất hủ, nổi bật là tuyệt tác “Chiều tối” – bài thơ số
31 trên 134 trong tập “Ngục trung nhật kí” (Nhật kí trong tù), được viết vào một buổi
chiều cuối thu năm 1942, khi Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam và phải
chuyển lao từ Tĩnh Tây về Thiên Bảo. Được viết bằng chữ Hán theo thể thơ thất ngôn tứ
tuyệt, tác giả đã sử dụng bút pháp và lối thơ trữ tình để tạo nên một bức tranh lúc chiều
tối nhưng vẫn bừng sáng một vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách lớn lao.

Bài thơ mở đầu bằng những nét chấm phá độc đáo, để lại một tiểu họa về núi rừng
bao la lúc chiều muộn, mang vẻ đẹp cổ điển đầy thi vị:

TRÍCH THƠ 2 CÂU ĐẦU

Thời khắc “chiều tối” dường như đã trổ thành một thi đề hết sức kinh điển và quen
thuộc trong thơ ca xưa và nay, khi hoàng hôn đã dần biến mất, để lại bao suy tư lặng lẽ
trong tâm hồn. Bằng những thi liệu cổ điển quen thuộc “điểu”, “vân”, với nghệ thuật tả
cảnh ngụ tình và bút pháp chấm phá hiện đại, thi nhân đã tạo nên bức tranh chiều muộn
thanh bình miền sơn cước thật mới lạ, đặc sắc. Khác với thơ ca Phương Đông, nếu cánh
chim chỉ bay về một khoảng không vô định thì trong thơ Bác, ta bắt gặp một cánh chim
mệt mỏi sau ngày dài lam lũ kiếm ăn, đang trờ về núi rừng để tìm chốn ngủ. Cách nhìn
thấu mọi cảnh vật ấy đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc cùng với tấm lòng nhân ái của
Người, đúng như Tố Hữu đã từng viết:
“Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người”
Qua đó, ta càng hiểu hơn niềm khát vọng đoàn viên, khát vọng trở về của Bác nơi đất
khách quê người.
Cùng với “Quyện điểu quy lâm” là “Cô vân mạn mạn” – một điểm nhấn đặc sắc cho
vẻ cô độc, lẻ loi, của đám mây đang trôi chầm chậm, lững lờ giữa tầng không thoáng
đãng. Từ láy “mạn mạn” còn gợi nên những bước chân trĩu nặng của người tù cộng sản,
trong tư thế cổ đeo gông, tay chân vướng xiềng, đến nơi ngục tù xa lạ. Có thể thấy, sự
mỏi mệt, đơn côi ấy đã thấm đượm vào từng bước đi, từng vầng thơ “chiều tối”. Tuy bản
dịch đã bỏ lỡ 2 từ “cô” và “mạn mạn”, nhưng nó vẫn nói đến một đám mây trôi nhẹ với
vẻ đẹp uyển chuyển rất riêng, như chính tâm hồn người tù chiến sĩ ung dung tự tại, đang
thả hồn với thiên nhiên, cảnh vật bất chấp mọi hoàn cảnh. Khiến cho bức tranh ấy dù có
phảng phất nỗi buồn nhưng lại không hề bi lụy, đau thương. Đó chính là tinh thần thép vĩ
đại, hiếm có trong người tù – thi sĩ HCM.
Sự biến chuyển của hai câu thơ sau đã nhanh chóng xóa đi tâm trạng bâng khuâng
của thi nhân cũng như cái hiu hắt vốn có của núi rừng. Khi mà đôi mắt yêu thương và trái
tim nhân ái của Bác bắt gặp vẻ đẹp của con người lao động:
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng.
Nếu như trong thơ xưa, con người xuất hiện với tầm vóc nhỏ bé, mang trong mình những
nỗi niềm sầu muộn, hoài cổ cùng thiên nhiên. Thì khi đến với thơ Bác, cụ thể là thi phẩm
“Chiều tối”, vị trí của thiên nhiên và con người không chỉ được cân bằng, mà còn bù đắp
và hòa quyện cùng nhau, tạo nên một bức tranh lao động tràn đầy nhựa sống – đó là hình
ảnh “thiếu nữ” gợi lên vẻ trẻ trung, tươi tắn của cô gái cùng với hoạt động xay ngô nhịp
nhàng, khỏe khắn, làm xôn xao cả một buổi chiều cô quạnh. Nó mang đến thứ hơi ấm,
niềm vui bé nhỏ nhưng đong đầy tình cảm mộc mạc thôn quê, xoa dịu đi những tổn
thương về thể xác lẫn tinh thần mà người tù đã phải chịu đựng.
Tài hoa của thi nhân còn là ở chỗ tả cảnh thiên nhiên chiều tối mà không phải dùng
đến một tính từ chỉ thời gian nào. Không những thế, người đọc còn nhận ra rõ rệt bước đi
của thời gian qua sự vận động của tự nhiên, của con người. Biện pháp điệp ngữ vòng:
“ma bao túc – bao túc ma hoàn” đã cho ta cảm nhận được từng vòng quay đều đặn, gợi
liên tưởng đến cối xay tre của nhân dân ta, nặng nề quay hàng ngàn đời để xay gấm thóc.
Có phải chăng, Bác đang phê phán cho một xã hội độc tài, bảo thủ, khiến cho cuộc sống
của con người cứ mãi luẩn quẩn, cực nhọc? Nhưng hơn hết, sự vận động từ bóng tối ra
ánh sáng ấy vẫn mang một sắc màu lạc quan, chất chứa đầy niềm hy vọng. Vòng quay
của chiếc cối chấm dứt, công việc kết thúc thì lò than cũng vừa ửng đỏ, ánh lửa ấm nồng
xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối xua tan đi cái lạnh lẽo hiu hắt của núi rừng.
Khép lại bài thơ bằng nhãn tự “hồng” – thi sĩ đã làm sáng rực lên toàn bộ bài thơ, làm
mất đi sự mệt mỏi, nặng nề đã diễn ra trong ba câu đầu, và đã khiến khung cảnh lạnh lẽo
cô đơn trở nên ấm nóng tình người. Có thể thấy, Ánh hồng ấy không chỉ tỏa ra từ chiếc
bếp lửa bình dị của một “sơn thôn thiếu nữ” mà chủ yếu được tỏa ra từ tấm lòng nhân ái,
tinh thần lạc quan của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trải qua hơn nửa thế kỉ với bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, bao nhiêu biến đổi của lòng
người, có nhiều tác phẩm trong đó không còn giá trị như xưa, mà trở thành lạc hậu với
thời cuộc và bị trả về dĩ vãng. Nhưng có những tác phẩm cho đến hôm nay vẫn còn
nguyên giá trị của nó, vẫn được độc giả tìm đến với sự trân trọng, ngưỡng mộ. Chiều tối
của Hồ Chí Minh là một trong số rất nhiều sáng tác của Người vẫn để lại hình ảnh “đại
nhân, đại trí, đại dũng”, như nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết
“ Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn soi rọi mái đầu xanh
Ôi vần thơ bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình”

You might also like