You are on page 1of 5

CHIỀU TỐI

Chủ tịch Hồ Chí Minh - không chỉ là một người con vĩ đại của dân tộc mà khi nhắc đến cái tên ấy trong
lòng mỗi người đều có những cảm xúc riêng. Bác không chỉ là một nhà chính trị tài ba lỗi lạc, một vị cha
già giàu lòng nhân ái, yêu thương mà Bắc còn nhà một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc. Tố Hữu từng
viết:

"Vần thơ của Bác vẫn thơ thép

Mà vẫn mênh mông bát ngát tình"

Thật vậy, thơ Bác là sự kết tinh tinh cảm của một trái tim lớn thiết tha với dân tộc. Bài thơ “Chiều tối" là
một bài thơ như thế, tiêu biểu cho phong cách thơ của Người. Phải đặt bài thơ trong hoàn cảnh khi Bác
đang bị bắt và giải từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo mới thấy được hết giá trị của nó.

"Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây lơ lửng giữa tầng không"

Những buổi hoảng hôn thường mang dư vị buồn, bởi vậy, những con người xa quê mang nỗi nhớ da diết
khi chiều tối lại cảng thêm nhớ thêm thương. Cảnh chim trên bầu trời kia sau ngày dải kiếm ăn mỏi mệt,
bay nặng nề trên không trung về tổ ấm của mình để nghỉ ngơi. Chòm mây cũng nhỏ bé vô định giữa
khoảng không bao la rợn ngợp. Chòm mây lơ lửng trôi nhẹ nhàng, bình yên đến vậy mà sao gợi nỗi buồn
mênh mang. Phải chăng thiên nhiên ấy đang chất chứa nỗi lòng của người tù cách mạng đang một mình
đơn độc giữa núi rừng bạt ngàn nơi đây, lấy cánh chim với đám mây kia làm người bạn tâm giao gửi
gắm nỗi lòng. Thiên nhiên dường như mang hồn cốt nỗi lòng của thi nhân, có khi cũng mỏi mệt đó
nhưng vượt lên trên tất cả vẫn là khát khao trở lại quê hương như cánh chim kia tự do bay về tổ ấm của
mình sau hành trình dài mỏi mệt.

"Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết lò than đã rực hồng"

Nếu hai câu trên là khung cảnh thiên nhiên đượm buồn, cô đơn, lẻ loi, thì hai câu cuối mang dáng dấp
của sự sống con người. Bức tranh ấy được trọn vẹn và sống động hơn bao giờ hết. Cảnh vật và con
người hoà quyện vào nhau. Giữa núi rừng ấy là hình ảnh người con gái xay ngô tối đầy tập trung, siêng
năng, miệt mài. Bên ánh lửa giữa bầu trời đêm, cô gái hăng say làm việc. Một bức tranh sinh hoạt bình
dị, đời thường mà khoẻ khoản, gợi nét sinh động trong đời sống nhân dân. Giữa thiên nhiên bao la, cô
em trở nên nổi bật và hấp dẫn lạ thường. Phải chăng đó là niềm mong ước của Bác gửi gắm vào những
vần thơ về niềm tin vào một ngày đất nước hoà bình, nhân dân được bình yên, tự do lao động, tăng giá
sản xuất chẳng còn nỗi lo mất nước.

“Xay hết lò than đã rực hồng”

Chữ "hồng" trở thành nhãn tự của bài thơ, chỉ một từ thôi mà nó chất chứa bao nhiêu ý nghĩa. Anh than
hồng xua tan đi màn đêm giá lạnh, xua tan nỗi cô độc của người tù nhân chốn xa xôi. Anh than hồng là
ảnh sáng của cách mạng, là niềm tin vào tương lai, ảnh than hồng chất chứa niềm hy vọng, sưởi ấm,
thắp lên ngọn lửa tin yêu, lòng yêu nước thiết tha, hướng về sự sống, về ngày mai tốt đẹp. Ảnh than
hồng thật ấm áp, thân thương như tấm lòng Bác vậy.

Bài thơ chỉ bốn câu thôi mà sao nhiều ý vị đến vậy. Tử trong gông cùm, trong đau thương nhọc nhằn,
Bác vẫn không hề bị quan, chán nản mà trái lại rất lạc quan, luôn hướng đến niềm vui, hưởng đến sự
sống với bao hy vọng. Bác không ngại vất vả gian nan, quên đi đau khổ của thực tại mà viết nên những
vần thơ quá đỗi đẹp đẽ và thương yêu.

Nếu trong văn chính luận, văn phong Bác sắc sảo, chắc chắn, giàu sức thuyết phục với những lý lẽ chính
xác, khách quan thì trong thơ Bắc lay động lòng người bởi sự binh dị mà sâu sắc. Sự kết hợp vô cùng
nhuần nhuyễn giữa vẻ đẹp cổ diễn và nét hiện đại giúp thơ Bắc mang một phong cách riêng, độc đáo, tài
hoa. Đọc bài thơ “Chiều tối”, em cảng thêm khâm phục Bác, càng trân quý tự do và hoà bình hôm nay.
Và tự hứa với lòng, dù trong khó khăn thử thách của cuộc sống vẫn không nản chỉ, giữ vững tinh thần
lạc quan và niềm tin tất thắng ngày ngày phấn đấu nỗ lực hơn để xứng đáng là thế hệ trẻ bản lĩnh, tài
năng như cách sống của Người.

TỪ ẤY
Bài thơ "Từ ấy" - là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh
sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu
sắc trong tình cảm của chính tác giả.

Bài thơ được viết trong khoảng thời gian (1937 - 1946), đây là thời gian đầu Tố Hữu tham gia cách
mạng, trở thành một người chiến sĩ. "Từ ấy" là bài thơ được viết trong giai đoạn này, cũng là bài thơ
đánh dấu sự trưởng thành trong tâm hồn tác giả.

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

"Từ ấy" chỉ một mốc thời gian, mốc son đánh dấu sự thay đổi lớn trong cuộc đời Tố Hữu khi bắt gặp
được lý tưởng sống cho chính cuộc đời mình. Đó còn là tiếng reo hò sung sướng tột bậc, niềm hạnh phúc
ngập tràn khi trở thành một người cách mạng, được ánh sáng của Đảng và Bác dẫn đường.

Nhà thơ đã miêu tả nó như "nắng hạ", như ánh sáng sáng rực rỡ, chói chang của mùa hè, soi tỏa vào
trong chính trái tim đang sôi sục tuổi trẻ của nhà thơ. Ánh sáng đó được ẩn dụ như hình ảnh "mặt trời".
Nếu như mặt trời thật đem lại ánh sáng ấm áp cho vạn vật, là nguồn sống cho muốn loài, thì "mặt trời
chân lý", mặt trời của Đảng xuất hiện đã xua tan màn sương mù tối tăm, đem lại một lẽ sống mới không
chỉ cho chính tác giả, còn cho cả dân tộc Việt Nam, đang chìm đắm trong đói khổ với tư tưởng tiểu tư
sản.

Tố Hữu đã sử dụng những động từ mạnh như "bừng, chói" để diễn tả một cách mạnh mẽ ảnh hưởng to
lớn cho ánh sáng của Đảng khiến cho người cách mạng như bừng tỉnh sau những ngày tăm tối.

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim


Sự chuyển biến sâu sắc đó, như một sức mạnh kỳ diệu, nó được bắt nguồn từ chính con người tác giả khi
được Đảng soi đường, chỉ lối. Khiến cho tâm hồn của người chiến sĩ trẻ như rộn ràng, tràn đầy sức sống.
Nhà thơ đã so sánh nó như "một vườn hoa lá" với đủ sắc hương của đất trời, cả sự sống đang sinh sôi,
nảy nở, nhảy múa hát ca, rộn ràng tiếng chim hót.

Dường như sau những ngày tăm tối, không được nhìn thấy ánh sáng mặt trời, không được nhìn thấy
tương lai, cùng với khí huyết của tuổi trẻ mong muốn được thay đổi, được cống hiến cho đất nước đánh
đuổi giặc ngoại xâm thì giờ đây khi có "mặt trời chân lý" của Đảng dẫn dắt làm cho tâm hồn nhà thơ trẻ
lại, sục sôi ý chí đấu tranh, khơi dậy sức sống và cảm hứng sáng tạo mới cho tác giả.

Ở khổ thơ thứ hai, từ sau khi gặp được chân lý của cuộc đời mình nhà thơ đã có những sự thay đổi đặc
biệt trong nhận thức, trong con đường làm cách mạng của mình.

Tôi buộc lòng tối với mọi người

Để tình trạng trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời

Trước khi được trở thành một nhà cách mạng, được giác ngộ lý tưởng mới thì Tố Hữu là một thanh niên
tiểu tư sản. Với tư tưởng tiểu nống hạn hẹp thì giờ đây nhà thơ đã có cách nhìn nhận mới trong suy
nghĩ. Nhà thơ đã bỏ qua sự hẹp hòi của tư tưởng cũ, vượt qua những rào cản định nghĩ của giai cấp để
thấu hiểu quần chúng khổ lao.

Đây không phải là sự ép buộc mà nhà thơ tự nguyện “buộc”,tự nguyện gắn mình với “mọi người”,với
những tầng lớp bần cùng của xã hội.Đem trái tim mình hòa cùng nhịp đập,cùng đau tiếng đau của đồng
bào,cùng chia sẻ những mất mát,đắng cay ngọt bùi mà nhân dân ta đang chịu đựng

Qua 2 đoạn thơ nhà thơ đã giúp chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về lý tưởng cách mạng chính là lẽ sống,
con đường sống đúng đắn của cả dân tộc tộc, khổ thơ như khúc hát của một trái tim mà cũng là khúc
hát say mê của triệu triệu trái tim hướng về Đảng, hướng về cách mạng, là lời bộc bạch chân thành về
tâm trạng của nhà thơ khi gặp ánh sáng của cuộc đời mình.

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Trong số các thi nhân của phong trào thơ mới 1932 – 1945 có lẽ ta không thấy ai có số phận ai oán
nghiệt ngã như Hàn Mặc Tử, số mệnh cay đắng của thi sĩ được tiên đoán trước qua ý nghĩa các biệt
danh Phong Trần (Gió Bụi), Lệ Thanh (tiếng của nước mắt). Hàn Mặc Tử người đi trong màn lạnh với
tấm lòng quặn thắt, ông đã trải lòng mình trên giấy mong manh và cho ra đời nhiều thi phẩm đặc sắc.
Một trong số đó là  bài thơ Đây Thôn Vĩ Dạ, đọc bài thơ người đọc sẽ có ấn tượng ngay với hai khổ thơ
đầu:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
............
Có chở trăng về kịp tối nay”
        Hàn Mặc Tử là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ mới, ông là một hiện tượng Thơ rất mới
lạ. Hồn thơ mãnh liệt luôn chất chứa sự mâu thuẫn giữa cảnh sắc và tinh thần vì những nỗi đau đớn về
bệnh tật nên ông luôn khát vọng sống, khát vọng giao hòa giao cảm với cuộc đời, với con người. Bài thơ
Đây Thôn Vĩ Dạ được sáng tác năm 1938, lấy cảm hứng từ một mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử
với một cô gái Huế, bài thơ được in trong tập “Thơ điên” sau đổi thành “Đau thương”.

        Như chúng ta đã biết thơ là cuộc đời nhưng đó không phải là sự sao chép máy móc, mà phải được
thanh lọc cảm nhận qua tâm hồn thi sĩ để thành thơ. Thơ là hình ảnh sống tươi nguyên, được tái hiện
qua lăng kính tình cảm của người nghệ sĩ. Vì vậy nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là
những lời sáo rỗng nhạt nhẽo vô vị tầm thường, chỉ là chọn làm xiếc, ngôn từ chẳng thể đánh lừa được
người đọc. Vai trò là một nhà thơ, Hàn Mặc Tử không ngừng sáng tạo cho ra đời những tác phẩm đặc
sắc, khác với các nhà thơ cùng thời. Đọc Đây Thôn Vĩ Dạ ta càng cảm thấy rõ điều đó, mở đầu bài thơ là
một câu hỏi tu từ:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”


        Câu hỏi đó chính là sự phân thân của nhà thơ, nhà thơ hóa thân vào cô gái Huế để hờn dỗi, trách
móc nhẹ nhàng nhưng đằng sau ấy là sự mời mọc rất chân thành, nhà thơ sử dụng từ “chơi” gợi lên sự
thân mật gần gũi. Mặt khác câu hỏi tu từ này là nhà thơ đang tự hỏi mình, tự trách mình sao cảnh Huế
đẹp như vậy mà anh không vào chơi. Đó là một câu hỏi lớn, nỗi đau khắc khoải, bây giờ đây trở về xứ
Huế đã trở thành một niềm khao khát của nhà thơ. Có lẽ khi sáng tác bài thơ này, nhà thơ đang ở giai
đoạn cuối của bệnh phong nên ông chỉ có thể trở về chơi thôn vĩ trong tâm tưởng, nhưng dù là trong
tâm tưởng thì cảnh thiên nhiên về thôn Vĩ vẫn đẹp lung linh:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên


Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
        Bức tranh thôn Vĩ xinh xắn thơ mộng được chiêm ngưỡng từ xa đến gần. câu thơ với điệp từ
“nắng” đã gợi lên trong mắt người đọc một không gian tràn ngập ánh sáng, cau đó là một loại cây
mang vẻ đẹp đặc trưng của thôn Vĩ, với thân hình thẳng tắp tán lá xanh tươi, vườn cây thôn Vĩ tươi tốt
đến mức khách ở xa về phải trầm trồ “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” vườn ai không xác định nhưng
người đọc vẫn có thể hiểu là vườn của cô gái Huế. “mướt quá” là sự đặc tả sắc xanh của cây lá. Tại sao
tác giả không dùng màu xanh da trời, xanh thẫm mà dùng màu xanh ngọc bích, có lẽ đó là màu xanh
tinh khiết, tinh túy, quyến rũ và bức tranh thôn Vĩ ngày càng đẹp hơn, hiện lên đầy đủ hoàn hảo hơn, khi
có sự xuất hiện của người con gái “lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Vĩ Dạ nổi tiếng với màu xanh của
trúc một loại cây được trồng trước ngõ, trong tâm tưởng của thi nhân bất chợt hiện về qua mặt chữ
điền lấp ló sau hàng trúc. Lá trúc thì mảnh mai, mặt chữ điền gợi lên sự vuông vắn, phúc hậu.

        Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con người với thiên nhiên, nếu ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn
cảnh vật bằng sự lạc quan yêu đời, thì khổ thơ thứ hai đã có sự thay đổi đó chính là sự mặc cảm về cảnh
chia lìa, tan tác:

"Gió theo lối gió mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay"
        Hai câu thơ nói lên vẻ đẹp đặc trưng của xứ Huế, đó là dòng sông Hương chảy lững lờ hai bên bờ
sông, là những vườn bắp, những bông hoa nhẹ nhàng lay động còn trên cao thì gió đi theo lối gió mây đi
theo đường mây. Trong thực tế ta thấy Gió và Mây là hai sự vật không thể tách rời, bởi có gió thổi thì
mây trời có thể bay. Vậy mà hai chữ chia lìa vẫn đến còn dòng nước buồn thiu như mang trong mình
một tâm trạng không gì tả nổi.
        Đến hai câu thơ tiếp theo vẫn là dòng sông Hương, là Huế mộng mơ nhưng nó không còn nắng,
không còn xanh của Vĩ Dạ mà trước mắt người đọc là không gian tràn ngập ánh trăng, con thuyền trở
thành thuyền Trăng, dòng sông trở thành sông trăng và bến trở thành bến trăng

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó


Có chở trăng về kịp tối nay”
        Từ xưa đến nay, ta thường bắt gặp hình ảnh thuyền trăng, bến chăng, Nhưng nay ta lại bắt gặp
một hình ảnh mới đó là sông trăng, đọc câu thơ người đọc mới có cảm tưởng như đang vào cõi mộng,
dường như nhà thơ đang sống trong khắc khoải, chờ mong. Ở thơ thứ nhất câu hỏi tu từ xuất hiện với
câu thơ đầu còn đối với khổ thơ thứ hai câu hỏi tu từ lại xuất hiện ở câu cuối. Câu thơ như mang nhiều
cảm xúc “Có chở trăng về “ là sự mong ngóng hi vọng “kịp tối nay” là khắc khoải, lo âu, là sự hoài nghi,
là sự khẩn thiết yêu cầu. Nhưng dường như nhà thơ đã dự cảm được sự thất vọng, nhà thơ như ý thức
được rằng nếu trăng không về kịp thì mình sẽ vĩnh viễn rơi vào thế giới đau đớn, tuyệt vọng.

        Thành công của đoạn thơ là nhờ sử dụng các biện pháp tu từ như điệp từ, câu hỏi tu từ, so sánh
bằng thủ pháp nghệ thuật liên tưởng, cùng với những câu hỏi tu từ xuyên suốt đoạn thơ. Nhà thơ đã
khắc họa ra trước mắt ta một khung cảnh nên thơ, đầy sức sống và bản trong đó là nỗi lòng của chính
nhà thơ.

        Tóm lại, Đây Thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của miền quê, đất nước qua tâm
hồn thơ mộng giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của nhà thơ đa tình, đa cảm. Và Hàn Mạc Tử đã
thực sự thành công trong việc thể hiện sự chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình – người mang
một tâm trạng nặng trĩu.

You might also like