You are on page 1of 8

Ai mua trăng tôi bán trăng cho

Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ


Ai mua trăng tôi bán trăng cho
Chẳng bán tình duyên ước hẹn thề

Ai đã từng sinh ra và lớn lên trên cõi đời này mà không biết đến “lời rao trăng” nổi tiếng
ấy của một nhà thơ cũng rất nổi tiếng trong những năm ba mươi của thế kỉ XIX, vâng
đó chính là Hàn Mặc Tử - một tên tuổi mãi mãi in đậm trong tấm lòng đọc giả. Ông là
“một hồn thơ mãnh liệt nhưng luôn quằn quại, đau đớn, dường như có một cuộc vật lộn
và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và xác thịt”. Ông “đã tạo ra cho thơ mình một thế giới
nghệ thuật điên loạn, ma quái và xa lạ với cuộc đời thực”. Bài thơ còn là tình yêu thiên
nhiên, yêu con người Vĩ Dạ một cách nồng cháy – nơi chất chứa biết bao kỉ niệm và
luôn sống mãi trong hồi tưởng của ông. Chính vì thế đọc bài thơ này ta thấy được một
phương diện rất đẹp của tâm hồn nhà thơ.

Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn
Vĩ Dạ trong mộng tưởng:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền

Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ,
tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới
lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần
lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây nhung non tràn trề sức
sống xanh tốt. Thiên nhiên và con người hoà hợp với nhau. Tạo một tâm trạng buồn và
tiếc nuối cho tác giả.
Khổ thơ thứ hai đột ngột chuyển sắc thái của cảnh:

Gió theo lối gió mây đường mây

Cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên”
sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi
nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận.
Biện pháp nhân hoá cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng
của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là
hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là
“mây”. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc
có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế
mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi:

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.


Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng.
Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình,
lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hoà biết bao.

Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp
gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết
nỗi lòng của nhà thơ dành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tác giả
đang rất cô đơn cần người tâm sự chỉ có ánh trăng mới thấu hiểu nỗi lòng của nhà thơ.
Hàn Mặc Tử rất yêu xứ Huế dường như Huế và cảnh Huế ko đón đáp lại tình yêu của
tác giả, chúng xa cách, trống vắng và xa cách biết bao.

Mơ khách đường xa khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?

Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” - người thôn Vĩ đến với
mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết
tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết
người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà
với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi,
không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng
mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 -
1945 cũng ở đó.

Đây thôn Vĩ Dạ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua
tâm hồn thơ mộng, giàu trí tưởng tượng và đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình đa
cảm Trải qua bao năm tháng, cái tình của Hàn Mặc Tử vẫn còn tươi nguyên, nóng hổi
và day dứt trong lòng người đọc. “Tình yêu trong ước mơ của con người đau đớn ấy có
sức bay bổng kì lạ” nhưng nó cũng giản dị, trong sáng và tươi đẹp như làng quê Vĩ Dạ.
Đây là một nghệ sĩ tài hoa, một trái tim suốt cuộc đời luôn thổn thức tình yêu, một tâm
hồn thi sĩ đã biến những nỗi đau thương, bất hạnh của đời mình thành những đoá hoa
thơ, mà trong đó thơm ngát nhất, thanh khiết nhất là Đây thôn Vĩ Dạ.

Bây giờ chỉ có đôi ta


Bao nhiêu tâm sự Hằng Nga biết rồi.

Từ Ấy.
Từ lâu, Tố Hữu đã sớm giác ngộ cách mạng và từ ấy sự nghiệp, thơ ca gắn liền với sự
nghiệp cách mạng. "Từ ấy" là bài thơ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời thơ ca
của ông. Bài thơ được sáng tác sau một cuộc hội ngộ kỳ lạ của tác giả, tạo nên chất
men say của tình yêu đằm thắm với lý tưởng cách mạng và cuộc đời.
Trước hết ở khổ 1, bài thơ bộc lộ niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp ánh sáng lý
tưởng của Đảng:

"Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ


Mặt trời chân lý chói qua tim"

Hai câu thơ được viết theo bút pháp tự sự, nhà thơ kể về một kỷ niệm không thể nào
quên của cuộc đời mình. "Từ ấy" là mốc thời gian có nghĩa đặc biệt quan trọng trong
đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu. Khi đó nhà thơ mới 18 tuổi, đang hoạt động tích
cực trong Đoàn thanh niên cộng sản Huế. Ông đã được giác ngộ lý tưởng cộng sản,
được kết nạp vào Đảng.

Được đứng vào hàng ngũ của những con người chiến đấu vì lý tưởng cao đẹp, để khi
nhắm mắt xuôi tay không phải hổ thẹn bởi những năm tháng đã sống hoài sống phí. Đó
là lý tưởng cao đẹp, lý tưởng của một thời đại. Lý tưởng của Đảng có vai trò quan trọng
trong việc xây dựng nhân cách, suy nghĩ, tư duy, hướng phấn đấu cho mỗi cá nhân.
Bằng những hình ảnh ẩn dụ "nắng hạ, mặt trời chân lý,..." Tố Hữu khẳng định lý tưởng
cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ, Nguồn sáng ấy
không phải là ánh thu vàng nhẹ hay xuân dịu dàng, mà là ánh sáng rực rỡ của một
ngày nắng hạ.

"Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim"

Hai câu thơ sau được viết bằng bút pháp trữ tình, lãng mạn cùng với những hình ảnh
so sánh đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lý
tưởng cộng sản. Đó là một thế giới tràn đầy màu sắc, sức sống cùng với hương thơm
của các loài hoa, vẻ tươi xanh cây làm rộn rã tiếng chim hót. Đối với vườn hoa lá ấy
còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang "băn
khoăn đi kiếm lẽ yêu đời", còn gì đáng quý hơn khi có lý tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn
dắt?

Ở khổ thơ thứ hai, Tố Hữu bộc lộ những nhận thức mới mẻ về lẽ sống:

"Tôi buộc lòng tôi với mọi người


Để tình trang trải với trăm nơi"

Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá
nhân, chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lý tưởng, Tố hữu khẳng định quan niệm mới về lẽ
sống là sự gắn bó hài hòa giữa "cái tôi" cá nhân và "cái ta" chung của mọi người. Với
động từ "buộc", câu một là một ẩn dụ thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm
cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của "cái tôi" cá nhân để sống chan hòa với
mọi người.

Với từ "trang trải" ở câu hai, có thể liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời.
Câu thơ đã tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ
thể:

"Để hồn tôi với bao hồn khổ


Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời"

Hai câu thơ cho thấy tình yêu thương con người của tác giả không phải là thứ tình
thương chung chung mà là tính hữu ái giai cấp. Câu thơ thứ 3 khẳng định trong mối
quan hệ với mọi người nói chung, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ.
Ở câu 4, khối đời là ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong
cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau, cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung. Họ gắn
kết với tinh thần quốc tế vô sản, gắn kết toàn dân tộc thành một khối thống nhất. Qua
đó, Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ
yếu là cuộc sống của nhân dân

Khổ thơ thứ ba là sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ Tố Hữu đối với
quê hương, đất nước:
"Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha"

Những điệp từ "là cùng với các từ "con, em, anh" và số từ ước lệ "vạn" nhấn mạnh,
khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết. Cho thấy nhà thơ đã cảm
nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành
khi nói tới những kiếp phôi phai

"Là anh của vạn đầu em nhỏ


Không áo cơm, cù bất cù bơ"

Với hình ảnh thơ tươi sáng, ngôn ngữ mộc mạc, giàu tính dân tộc, gợi cảm, giàu nhạc
điệu, nhẹ nhàng, sâu lắng, giọng thơ chân thành, sôi nổi, nồng nàn. Thơ gần gũi với
hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng... đã để lại nhiều ấn tượng trong
lòng độc giả bao thế hệ. Qua bài thơ, lớp trẻ càng thêm yêu thiên nhiên, đất nước, và
sống có mục đích, lý tưởng trong sáng hơn.

Chiều Tối.

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là một nhà cách mạng vĩ đại với một tình yêu đất nước
sâu sắc mà còn là một nhà thơ, nhà văn có những đóng góp to lớn cho nền văn học
nước nhà. Những tác phẩm của Bác có thể được sáng tạo ra ngay cả khi người ở trong
nhà lao, hay trên những con đường chuyển nhà tù đầy gian khổ. Bài thơ "Chiều tối"
cũng là một tác phẩm được ra đời trong hoàn cảnh ấy.

Vào năm 1942, Bác sang Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế và không may bị
chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, và trong những ngày tháng ấy bác đã cho ra
đời tập thơ "Nhật kí trong tù". Tập thơ này được viết bằng chữ Hán với 134 bài. Bài thơ
"Chiều tối" là một bài thơ trong số đó, được sáng tác trên con đường Bác chuyển từ
nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo. Nổi bật lên trong bài thơ ấy là hình ảnh của
thiên nhiên và con người lao động nơi đất khách quê người.
Mở đầu bài thơ, Hồ Chí Minh đã miêu tả cảnh thiên nhiên với hình ảnh cánh chim và
những đám mây cô đơn trên bầu trời:

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ


Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

Bằng việc sử dụng bút pháp chấm phá, ước lệ tượng trưng đầy chất cổ điển, tác giả đã
khắc hoạ lên hình ảnh của một cánh chim mỏi mệt sau một ngày dài đi tìm cho mình
nơi dừng chân nghủ ngơi. Đó là một chi tiết gợi ra cái không gian mênh mông khi buổi
chiều về. Cánh chim ở đây được tác giả quan sát trong sự vận động nên cảm nhận
được cái sự mỏi mệt của nó. Bác đã dùng cái hữu hạn của cánh chim để cho người
đọc cảm nhận được sự vô hạn của bầu trời. Trên cái bầu trời mênh mông vô hạn ấy có
một cánh chim nhỏ nhoi đầy mệt mỏi đang tìm chốn dừng chân. Với những bút pháp tả
cảnh ngụ tình, tả hoạt động của tự nhiên để gợi thân phận, tâm trạng của mình tác giả
đã thể hiện sự đối lập với cả nét tương đồng. Cả con chim và người tù ấy đều mệt mỏi
và muốn tìm chốn nghỉ ngơi, thế nhưng chú chim ấy được tự do bay lượn trên bầu trời
còn người tù thì bị kìm kẹp, xiềng xích. Điểm bắt nguồn cho sự đồng điệu ấy chính là
tình yêu vô bờ bến mà Bác đã dành cho sự sống của vạn vật.

Bên cạnh cánh chim mỏi ấy, Bác còn quan sát được cả hình ánh đám mây trôi lững lờ
trên không gian bầu trời mênh mông, gợi ra một sự cô đơn, lạc lõng. Hình ảnh đám
mây cũng mà một chất liệu quen thuộc được dùng trong các thi phẩm xưa. Trong thơ
củaHồ Chí MInh những áng mây ấy mang đến sự cô đơn, lẻ loi chẳng biết đi đâu về
đâu của người lữ khách. Tuy nhiên, trong bản dịch nghĩa đã làm thiếu mất từ "cô" nên
chưa thể lột tả hết được ý nghĩa của dòng thơ này. Thế nhưng chỉ với và nét gợi tả ấy
mà tác giả đã vẽ ra một bức tranh chiều tối ảm đạm mà sao yên ả. Nét cổ điển trong
hình ảnh cánh chim và đám mây đã được Bác kế thừa thể hiện một ước muốn tự do
của người tù.

Trong hai câu thơ đầu dù chỉ đi vào miêu tả khung cảnh thiên nhiên, thế nhưng ẩn sâu
trong đó chính là tư thế và tâm hồn của thi nhân. Người đọc chẳng nhìn thấy bóng hình
của một người tù khổ sai mà chỉ cảm nhận được một phong thái đầy ung dung của
người thi nhân cho dù chân đang bị xiềng xích nhưng vẫn khoan thai từng bước đi, vẫn
hướng về thiên nhiên và quan sát cảnh vật xung quanh mình. Nếu như không dành một
tình yêu tha thiết cho thiên nhiên, không có một ý chí kiên cường thì chẳng thể nào con
người ấy có thể vượt lên trên hoàn cảnh và có được tự do về tinh thần. Nhà lao, gông
cùm, xiềng xích có thể trói buộc thể xác Người nhưng không thể nào trói buộc được
tâm hồn thi nhân ấy.

Trong cái khung cảnh thiên nhiên ấy thì hành ảnh con người được hiện lên. Đó chính là
hình ảnh người thiếu nữ sơn cước đang lao động hăng saynơi rừng úi mênh mông
khiến cho bức tranh ấy trở nên tươi sáng hơn:

Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc


Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

Hình ảnh của con người và cuộc sống đã được hiện lên trong hai câu thơ này. Bài thơ
đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên thành bức tranh đời sống. Sức sống trong những
câu thơ này được toát ra từ hình ảnh khoẻ khắn của người thiếu nữ hay từ ánh lửa của
lò than rực hồng? Hình ảnh của cô thiếu nữ xay ngô tối đã trở thành trung tâm của bức
ảnh, đẩy lùi cảnh vật ra làm nền cho nhân vật chính. Hình ảnh cô gái xay ngô cho thấy
vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng của những người lao động. Nó đem đến một hơi ấm
của sự sống và niềm vui trước cuộc sống bình dị, dù có vất vả nhưng có được tự do.

Màn đêm đã buông xuống. Đây là thời khắc mà gia đình sum họp thì người tù ấy vẫn
chưa biết được mình sẽ dừng chân ở nơi đâu. Thế nhưng người tù đã quyên đi sự cô
quạnh, u buồn của mình để cảm nhận được niềm vui nhỏ bé đời thường của người lao
động, của bếp lửa rực hồng nơi xóm nói. Màn đêm bao phủ, cảnh vật được thu vào
trong lò than và toả ra theo hơi ấm nồng đượm của từ "hồng". Từ "hồng" được dùng để
kết thúc bài thơ thật tự nhiên và cũng đầy ý nghĩa. Chính cái chấm lửa hồng ấy đã
mang lại thần sắc cho khung cảnh, tiếp thêm ý chí và sức mạnh cho người tù cất bước
trên con đường mà không biết điểm dừng ở đâu. Bài thơ đã vận động từ ánh chiều âm
u, tăm tối đến với ánh lửa hồng, từ nỗi buồn cho đến niềm vui. Điều này cho thấy một
cái nhìn lạc quan, yêu đời và tình yêu thương nhân dân của Người.
Bài thơ Chiều tối đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên cùng với cảnh sinh hoạt của con
người, từ đó làm nổi bật nên vẻ đẹp tâm hồn của Bác. Tâm hồn ấy luôn hướng về sự
sống và ánh sáng, cho dù trong bất kì hoàn cảnh nào. Sự lạc quan ấy cũng gắn với một
lòng nhân ái và tình yêu thiên nhiên của một người chiến sĩ vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. 

You might also like