You are on page 1of 3

Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào

Thơ mới tuy cuộc


đời của ông có nhiều bị thương. Ông làm thơ từ rất sớm, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển
sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo mới hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ
HMT, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. "Đây thôn Vĩ Dạ" (lúc đầu
có tên Ở đây thôn VD) sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương). Bài thơ
được khởi hứng từ bức bưu ảnh mà Hoàng Cúc – người thiếu nữ ở VD, "người tình trong mộng của nhà thơ" -
gửi tặng. Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu
đời, yêu người: trích thơ.
Câu thơ mở đầu là một câu hỏi tu từ phản phất chút tình riêng của thi nhân.
" Sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
Có lẽ đây vừa là lời trách móc nhẹ nhàng vừa là lời mời gọi tha thiết . Câu thơ có bảy chữ chứa đựng sáu
thanh bằng đi liền nhau làm cho lời trách dịu nhẹ đi, trách đấy mà sao tha thiết, bâng khuâng thế.. Nhưng ai
trách, ai hỏi? ấy chính là của chủ thể trữ tình Hàn Mặc Tử, Dường như nhà thơ tự phân thân để nhắc nhở
chính mình và bộc lộ niềm khao khát thôi thúc mãnh liệt từ trong sâu thẳm tâm hồn. Đó là được trở về thăm
thôn Vĩ, về thăm cảnh cũ người xưa . Ta từng gặp hình ảnh thôn VD trong câu thơ của Bích Khê:
"VD thôn, VD thôn
Biết che cần trúc, không buồn mà say"
Đối với nhà thơ, VD thân quen đã trở thành mảnh đất thơ, mảnh đất tâm hồn mình cho nên câu hỏi tu từ đã hé
mở tình cảm của nhà thơ đối với người và cảnh nơi thôn Vĩ vô cùng sâu nặng.

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên


Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Vĩ Dạ hiện lên trong kí ức Hàn Mặc Tử thật giản dị mà sao đẹp quá! Bằng tình yêu thiên nhiên của mình, Tử đã
mở ra trước mắt ta một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thôn Vĩ nói riêng và Huế nói chung được đặc tả bằng
ánh sáng của buổi bình minh và một vườn cây quen thuộc. trong bài thơ “Mùa xuân chín ” của tác giả cũng xuất
hiện ánh nắng như thế
“Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng”.
Nắng trong thơ Hàn Mặc Tử thường lạ, đầy ấn tượng với những “nắng tươi”, “nắng ửng”, còn ở thôn Vĩ là
“nắng mới lên”. Đó là thứ nắng mai tinh khôi, tươi tắn, trong trẻo khiến cho thiên nhiên thêm ấm áp, tràn đầy sự
sống. cau là một thứ cây cao, là cây đầu tiên nhận được những tia nắng sớm mai đầu tiên. Nắng mai rót vào
vườn cứ đầy dần lên theo từng đốt, từng đốt của thân cau. Đến khi tràn trề thì nó biến cả khu vườn xanh thành
viên ngọc lớn. Khu vườn với vẻ xanh mướt, tốt tươi, mượt mà, đầy sức sống như được bàn tay ai đó chăm sóc
cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chiếc lá. Chẳng những thế, khu vườn ấy còn vừa được gội sương đêm giờ ánh lên màu
xanh ngọc long lanh dưới ánh mặt trời khiến thi sĩ không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ. Thủ pháp gợi tả và so sánh
vô cùng tinh tế của nhà thơ được thể hiện qua "xanh như ngọc" gợi đúng thần thái của một cảnh vườn thôn
Vĩ quen thuộc nay thật tinh khôi, tràn đầy nhựa sống đến lạ.
Trong hoài niệm của nhà thơ,thiên nhiên thôn Vĩ đã đẹp bởi sự trù phú của cây cối thì giờ đây vẻ đẹp ấy
được tôn lên hơn khi có sự xuất hiện của con người, hơn nữa đó lại là hình ảnh thấp thoáng của một giai
nhân xứ Huế:
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền."
Hình ảnh "mặt chữ điền" được xem là biểu tượng của khuôn mặt đẹp, phúc hậu. Ẩn mình sau nét đẹp ấy là
chi tiết "lá trúc che ngang" gợi sự e ấp, kín đáo, dịu dàng của người con gái thôn Vĩ. Chỉ bằng nét cách điệu
tài hoa, thi nhân đã gợi tả được vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên xứ Huế với nhau trong một vẻ
đẹp kín đáo, dịu dàng bằng hai hình dạng đối lập giữa mặt chữ điền vuông vức với những lá trúc mảnh mai
thanh nhã. Tóm lại, trong khổ 1 bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức
sống.
Nếu ở khổ thơ đầu cho chúng ta ấn tượng về cảnh thôn Vĩ và hi vọng hạnh phúc của thi nhân thì khổ thơ thứ
hai cho ta thấy được cảnh xứ Huế và dự cảm hạnh phúc chia xa của thi nhân
"Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
Một bức tranh không gian được mở rộng ra ngoài khung cảnh thôn Vĩ. Đó là trời, mây, sông nước xứ Huế.
Thiên nhiên ban ngày xứ Huế hiện lên trữ tình, thơ mộng trong sự hài hòa, cân đối giữa "gió" và " mây", giữa
"dòng nước" và "hoa bắp". Thế nhưng ta vẫn cảm nhận được nỗi buồn phảng phất, cô tịch. Cứ ngỡ gió và
mây không thể tách rời, nhưng ở đây gió thổi một đẳng, mây bay một nẻo, lạc điệu với nhau. Tác giả kết hợp
cách ngắt nhịp 4/3 với hai vế tiểu đối gợi tả một không gian gió, mây chia lìa, đôi đường, đôi ngả như một
nghịch cảnh đầy ám ảnh. Cảnh được nội tâm hóa, nhuốm màu chia xa. Nhà thơ đã nhân hóa dòng sông
Hương thành một sinh thể có tâm trạng để giải bày tâm tư của chính mình."Buồn thiu" – một nổi buồn nhẹ
nhàng nhưng lại dai dẳng, nó len lỗi và thấm dần vào tâm hồn của thi nhân và lan sang cả những thứ vô tri vô
giác: dòng nước, hoa bắp. Để rồi, dòng nước ấy lại trôi đi một cách lững lờ, hoa bắp kia lại lay động, đong
đưa thật chậm, thật nhịp nhàng theo từng nhịp đưa của gió. Động từ "lay" tự nó không vui cũng không buồn
nhưng trong hoàn cảnh này, nó gợi lên sự hiu hắt, thưa vắng. Dường như nỗi buồn của thi nhân hòa quyện
dần vào nỗi buồn của thiên nhiên làm cho bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự

Trên cái xu thế đang trôi đi, bay đi, chảy đi, phiêu tán ấy, Hàn Mặc Tử mong có một thứ có thể ngược
dòng “về” vớí mình, ấy là trăng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Xưa nay, con thuyền và dòng sông là những hình ảnh quen thuộc trong thi ca, nhất là dòng thi ca về Huế.
Nhưng cái lạ, cái hay trong thơ Hàn ấy là hình ảnh con thuyền “chở trăng” trôi trên dòng “sông trăng”. Liên
tưởng phong phú, tinh tế của thi nhân đã tạo ra những hình ảnh trôi giữa đôi bờ thực - ảo. Không biết dòng nước
đang hoá mình thành dòng trăng hay ánh trăng đang tan mình thành nước, tự lúc nào, bến sông trở thành “bến
trăng” . Hình ảnh thực biến thành hình ảnh mộng tưởng, đẹp lung linh, hư thực huyền hồ. Nhưng Hàn Mặc Tử
vẫn khao khát có được trăng, mong con thuyền chở trăng kia có thể về “kịp” với mình trong “tối nay”. Toàn bộ
hi vọng của Hàn đặt cả vào con thuyền chở trăng đó, hi vọng mà sao vẫn có gì phấp phỏng, âu lo. . Hình như
Hàn Mặc Tử đã chờ trăng từ lâu lắm, và đã cảm nhận được sắp đến lúc không thể chờ được nữa, con người có
thể bị bứt lìa khỏi đời sống bất cứ lúc nào. Cho nên cùng với mặc cảm cuộc đời ngắn ngủi, từ “kịp” còn hé mở
cho người đọc thấy một tâm thế sống của Hàn Mặc Tử. nếu Cái tôi Xuân Diệu cảm nhận về “cái chết” luôn chờ
mỗi người ở “cuối con đường”, nên tranh thủ sống mà tận hưởng “tối đa” hạnh phúc trần thế. Còn cái tôi Hàn
Mặc Tử, cảm nhận về “cái chết” đã “cận kề” nên “được sống” không thôi đã là hạnh phúc.
Tiếp nối mạch thơ trên, khổ thơ thứ ba thể hiện một nỗi niềm canh cánh của thi nhân trong cái mênh
mông, bao la của đất trời. Đó là sự hi vọng, chờ đợi, mong mỏi và một niềm khắc khoải khôn nguôi.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Nếu tình yêu đời ở hai khổ thơ trên chủ yếu hướng tới cảnh, thì khổ thơ cuối bài thơ khép lại bài thơ bằng tình
yêu hướng tới con người, nếu ở trên là vườn đẹp, trăng đẹp thì ở đây là người đẹp. “khách đường xa” ở đây
chính là đối tượng mà cái tôi chủ thể hướng tới. Có thể là Hoàng cúc mà cũng có thể là người đời nói chung. Dù
hiểu con người là ai đi nữa thì ta vẫn thấy giữa thi nhân và họ khoảng cách xa xôi vời vợi. Xa vì là “khách”, xa
hơn chút nữa vì ở trên “đường xa”, lại xa hơn nữa vì sắc áo “trắng quá”, trắng đến không thực, đến hư ảo, đến
nao lòng, và xa xôi vời vợi đến mức không thể nắm bắt, không thể với tới khi lẫn vào “sương khói”. Những
hình ảnh ấy lại không phải là thực, lại chỉ là “mơ”. Tất cả lúc này chỉ còn lại mờ mờ, ảo ảo. Tử cố níu kéo, cố
bám víu nhưng nhưng không được vì cảnh và đời chỉ toàn là “sương” với “khói”. Cảm giác như chới với, hụt
hẫng nên có lúc thi sĩ rơi vào hoài nghi:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Hai đại từ phiếm chỉ “ai” hướng tới hai đối tượng: chủ thể trữ tình và đối tượng mà chủ thể trữ tình muốn giãi
bày, dù hiểu thế nào, dù “ai” có là “ai” đi nữa thì cuối cùng vẫn chỉ là cái tình ấy, của cái tôi ấy – Hàn Mặc Tử,
trên chuyến hành trình bất đắc dĩ đã gần đến cõi “thượng thanh khí”, vẫn cứ đau đáu, tha thiết, khắc khoải
ngoảnh lại cuộc đời để mà yêu, mà gắn bó. Yêu đời đã là quý, yêu trong tuyệt vọng, càng tuyệt vọng lại càng
yêu, một thứ tình yêu được thử thách và vượt lên trên cái chết, tình yêu đó chẳng đáng quý bội phần sao?

Về nghệ thuật, bài thơ được viết ở thể thơ thất ngôn và ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng làm cho bài thơ thêm
sinh động. Bên cạnh đó, bài thơ có sự hòa điệu giữa nhiều bút pháp: tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.
Cùng với các câu hỏi tu từ ở mỗi khổ thơ mang nỗi niềm da diết khắc khoải. Biện pháp tu từ nhân hóa, phép
điệp, phép so sánh cùng nhịp điệu thơ không theo quy luật nào mà bị chi phối bởi mạch cảm xúc và nội tâm
chính tác giả thể hiện sâu sắc nỗi lòng tác giả muốn gửi gắm.

You might also like