You are on page 1of 3

Mở bài giới thiệu

mở đầu bài thơ, Người đã khắc họa bức tranh thiên nhiên rất gợi:
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ,
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Ở đây không phải chim bay trong trạng thái bình thường mà bay mệt mỏi, bay mải miết cho kịp tới
chốn nghỉ ngơi nơi rừng xanh quen thuộc song đó là một cánh chim có đích, đang chuyển dần từ
trạng thái bay sang nghỉ ngơi để chuẩn bị cho ngày mới. Khi nắng mai rót vào trời xanh, cũng là lúc
cánh chim ấy tiếp tục hành trình của mình. Và rồi “cánh chim mỏi” ấy cho ta liên tưởng đến tình
cảnh của Bác trên đường chuyển lao khó nhọc. Trong bài thơ “Mới đến nhà lao Thiên Bảo”, Bác có
viết về hành trình gian lao, nhọc nhằn ấy:
“Nhật hành ngũ thập tam công lí
Thấp tận ý quan phá tận hài”.
(Năm mươi ba dặm một ngày trời
Áo mũ ướt đầm, dép tả tơi.)
Sự đối sánh càng xót xa hơn khi cuối chặng đường bay của cánh chim chiều là tổ ấm – sự ấm áp,
bình yên hiện rõ trong sắc thái ý nghĩa của từ “quy” – “về” giữa dòng thơ, còn cuối chặng đường
của người tù là một nhà lao, nơi tiềm ẩn những đọa đày đau khổ! Qua hình ảnh chim mệt mỏi,
người đi còn tìm thấy sự tương đồng hòa hợp với cảnh ngộ và tâm trạng của mình. Cánh chim mệt
mỏi mải miết bay về rừng xanh tìm chốn ngủ, người tù cũng mệt mỏi lê bước trên đường lưu đày,
giờ đây không biết đâu là chặng nghỉ qua đêm. Sự tương đồng ấy dễ tạo nên sự cảm thông sâu sắc
giữa người và cảnh. Cội nguồn của sự cảm thông chính là tình yêu thương rộng lớn của Bác luôn
dành cho mọi sự sống chân chính ở trên đời.
Nối dài bức tranh thiên nhiên trên đường chuyển lao, hình ảnh “chòm mây lẻ” được chấm
phá thật tuyệt trên nền trời mùa thu:
“Cô vân mạn mạn độ thiên không”
(Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)
Theo nguyên tác, hai từ “cô vân” – nghĩa là “chòm mây lẻ loi, cô độc” và “mạn mạn” – nghĩa là
“chậm chạp, lững lờ”. Nhưng thật đáng tiếc, bản dịch đã đánh mất hai ý nghĩa quan trọng, theo đó,
khung cảnh phần nào kém đi cái hiu quạnh vốn có của nó, mà lại có phần nhẹ nhàng, uyển chuyển,
thanh thoát hơn, mất đi cái cô đơn, mệt mỏi của tác giả trên đường chuyển lao.
. Hai hình ảnh tương phản ở đầu và cuối câu thơ: “cô vân” – “ thiên không” khiến đám mây nhỏ
nhoi, đơn độc giữa bầu trời mênh mông, rợn ngợp. Từ láy “mạn mạn” cho thấy đám mây bồng
bềnh, trôi rất chậm giữa trời thu, từ đó người đọc có thể hình dung ra cả một khoảng trời trong trẻo,
mênh mang, tĩnh lặng cũng một chút gió thu nhè nhẹ, hiu hắt, u buồn. Có thể nhận ra đám mây nhỏ
bé ấy là sự phản chiếu cảnh ngộ và tâm trạng của người tù đang đơn độc nơi đất khách quê người.
Nỗi buồn, sự cô đơn của người và cảnh như đã thấm vào nhau trong một sự liên tưởng và hòa hợp
kì lạ. Phải có một tâm hồn ung dung, thư thái thì người tù mới có thể tạm quên sự đau đớn của thể
xác để dõi theo một cánh chim, một chòm mây giữa bầu trời lúc hoàng hôn như vậy! Với những thi
liệu cổ điển quen thuộc, với nghệ thuật tả cảnh ngụ tình và bút pháp chấm phá chỉ gợi mà ít tả, bằng
hai nét vẽ đơn sơ, tác giả Hồ Chí Minh đã ghi lấy linh hồn tạo vật, dựng lên cả một không gian
mênh mông, yên ả, u hoài, một bức tranh chiều muộn thanh bình miền sơn cước.
Trong chính cái “tình” dạt dào mênh mông Bác ưu ái dành cho thiên nhiên thì ta vẫn thấy ở
đó chất “thép” của một người chiến sĩ cách mạng. Trong một bài thơ khác, Bác viết:
“Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”
Bài thơ này hoàn toàn không thấy nhà thơ nói đến nỗi đau khổ, bồn chồn vì mất tự do, mà chỉ thấy
hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên.
Bức tranh thiên nhiên nhường chỗ cho bức tranh đời sống sinh hoạt của con người với niềm
yêu đời, yêu người thiết tha:
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”
(Cô em xóm núi xây ngô tối.)
 Thiếu nữ xóm núi trong câu thơ Hồ Chí Minh được miêu tả ở vị trí trung tâm, cận cảnh của bức
tranh chiều tối nơi núi rừng; trong hoàn cảnh lao động. Bức tranh đời sống của Bác thật gần gũi, ấm
áp; ngôn ngữ thơ từ ước lệ tượng trưng sang giản dị, hiện thực, từ viễn cảnh sang cận cảnh. Chân
dung bức tranh là hình ảnh cô gái xay ngô. Sự nối tiếp “ma bao túc” – “bao túc ma hoàn” gợi lên
những động tác xay ngô liên tục, nhịp quay đều đều của chiếc cối xay ngô, đó là sự hăng say lao
động thật đáng quý. Hình ảnh cô gái xay ngô tuy là hình ảnh bé nhỏ giản dị, nhưng cô đang hăng
say lao động, làm công việc nặng nhọc. Với nét vẽ đậm, khỏe, nhà thơ đã đặt con người vào vị trí
trung tâm. Tư thế của cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe mạnh và cuộc sống lao động càng
trở nên đáng quý, đáng trân trọng biết bao! Nó đem lại cho người tù hơi ấm của sự sống cùng niềm
vui và hạnh phúc trước cuộc sống bình dị của những con người tuy vất vả mà tự do. Phải là một
người yêu đời, yêu cuộc sống vô cùng, một tâm hồn lạc quan, luôn hướng về sự sống mới có thể
ghi lại một hình ảnh tinh tế của cô thôn nữ với cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày bình dị. Đó
cũng là sự đồng cảm của Bác với sự vất vả lao động của những con người lao động..
Đồng thời từ đó, tác giả đã lấy lao động làm niềm vui sướng, hứng khởi. Bác quên đi mệt mỏi và
chỉ chú tâm vào lao động. Khi bóng tối của ngày tàn buông xuống nhưng không gian không hề tăm
tối, con người đã kịp thắp lên ngọn lửa, tạo nên ánh sáng, tạo nên hơi ấm để sưởi ấm cho người,
cho cảnh vật thiên nhiên. Ánh sáng, hơi ấm, con người đã mang lại niềm vui bình dị cho người tù
nơi xa xứ. Trong cảnh ngộ gian lao của riêng mình, Bác vẫn tìm thấy niềm vui. Niềm vui ấy xuất
phát từ cuộc sống lao động của người dân Trung Hoa mà người bắt gặp trên đường chuyển lao.
Chính tình yêu cuộc sống và thiên nhiên đã giúp Người quên đi nỗi vất vả, nhọc nhằn nơi mình và
vơi đi niềm thương nhớ quê hương để cùng chia sẻ với niềm vui nho nhỏ đời thường của người dân
lao động, với bếp lửa hồng nơi xóm núi:
“Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng”
(Xay hết, lò than đã rực hồng.)
Trong cảnh chiều muộn ở vùng sơn cước tưởng chừng chỉ có bóng tối hoàng hôn bao phủ, chỉ có
heo hút quạnh hiu, nào ngờ có ánh sáng ấm áp đã rực lên xua tan giá lạnh, bóng tối. Sự xuất hiện
hình ảnh người thiếu nữ trong khung cảnh lao động, bên “lò than rực hồng” đã mang lại ánh sáng
và niềm vui, mang lại sự sống mãnh liệt và ấm áp. Khi màn đêm buông xuống, cảnh vật thu dần
vào một điểm – là lò than đỏ rực rồi tỏa hơi ấm theo âm thanh nồng đượm của chữ “hồng”. Thoát
khỏi văn phong cổ điển, hai câu thơ cuối mang nhiều chất hiện đại, mộc mạc, đời thường và điều
đó thể hiện rõ ở chữ “bao túc” được xuất hiện đến hai lần. Cô gái miệt mài xay ngô mà không hề để
ý đến thời gian. Cứ hết túi ngô này (ma bao túc) rồi lại đến túi ngô khác (bao túc ma) để rồi đến khi
ngô vừa xay xong (bao túc ma hoàn) thì trời đã tối, “lò than đã rực hồng” (lô dĩ hồng). Chữ “hồng”
kết thúc bài thơ thật tự nhiên mà cũng thật bất ngờ. Nếu hình dung cả bài thơ là một bức tranh thì
chính cái chấm lửa đỏ mà người nghệ sĩ tài hoa chấm lên đó đã mang lại thần sắc cho toàn cảnh,
dường như nó làm tăng thêm niềm vui và sức mạnh cho người tù đang cất bước trên con đường xa
thẳm. Còn nhớ Nguyễn Trung Thông từng nhận xét về chữ “hồng” trong thơ Bác như thế này: “Hồ
Chí Minh rất Đường mà không Đường một tí nào. Với một chữ “hồng”, Bác đã làm sáng rực lên
toàn bộ bài thơ, đã làm mất đi sự mệt mỏi, sự uể oải, sự vội vã, sự nặng nề đã diễn tả trong ba câu
đầu, đã làm sáng rực lên khuôn mặt của cô em sau khi xay ngô tối. Chữ “hồng” trong nghệ thuật
thơ Đường người ta gọi là “con mắt” thơ (thi nhã hoặc nhãn tự), nó bừng sáng lên, nó cân lại chỉ
một chữ thôi với hai bảy chữ khác dầu nặng đến mấy đi chăng nữa. Với chữ “hồng” đó có ai còn
cảm giác nặng nề, mệt mỏi, nhọc nhằn nữa đâu mà chỉ thấy màu đỏ đã nhuốm lên cả bóng đêm, cả
thân hình lao động của cô gái đáng yêu kia. Đó là màu đỏ của tình cảm Bác”. Thật đúng như lời
nhận xét ấy, bởi ta thấy được sự vận động tích cực trong mạch thơ: trong cảnh chiều muộn ở vùng
sơn cước tưởng chừng chỉ có bóng tối hoàng hôn bao phủ, chỉ có heo hút quạnh hiu, nào ngờ có
ánh sáng ấm áp đã rực lên xua tan giá lạnh, bóng tối. Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ trong
khung cảnh lao động, bên lò than rực hồng đã mang lại ánh sáng và niềm vui, mang lại sự sống
mãnh liệt và ấm áp. Sự vận động tích cực trong mạch thơ ấy cũng được thể hiện trong bài “Giải đi
sớm”:
Gió thu táp mặt từng cơn từng cơn lạnh lẽo.
Phương đông màu trắng chuyển thành hồng,
Chất tình nhờ chất thép mà thêm nồng hậu. Nhờ tinh thần vững vàng nên trái tim luôn rung cảm
sâu sắc với nhiều kiếp người. Chất thép cũng nhờ chất tình mà được nâng lên. Trái tim chan chứa
yêu thương và tấm lòng luôn hướng về con người, cuộc đời đã nuôi dưỡng và củng cố niềm tin cho
Bác đương đầu với mọi thử thách và bên bỉ giữ vững niềm lạc quan cách mạng.
Bài thơ bốn dòng, hai mươi bảy chữ đã thể hiện tinh thần lạc quan, ung dung, tự tại, kiên cường
vượt qua mọi hoàn cảnh sống cùng tình yêu bao la Bác ưu ái dành cho vạn vật trên cõi đời. Vì thế
“Chiều tối” đã sống mãi trong hơi thở của thời đại, băng qua dòng chảy nghiệt ngã của thời gian.
 

You might also like