You are on page 1of 3

Phong trào thơ Mới 1932 -1945 đã đánh dấu sự thành công vượt bậc của nền văn

học
Việt Nam với sự đóng góp của các tên tuổi nổi tiếng như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận,
Nguyễn Bính,… Nếu như nói Xuân Diệu gắn liền với tình yêu đắm say, thiết tha, rạo
rực, thì nhà thơ Hàn Mặc Tử lại gắn liền với sự kì dị, điên cuồng. Ông là một trong
những ngòi bút sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới với khuynh hướng
lãng mạn nhưng cũng rất phức tạp và đầy bí ẩn như trong “Gái quê”, “Thơ Điên”,... Tuy
nhiên trong thế giới kì dị, đầy bí ẩn đó, người ta vẫn tìm thấy một tình yêu đến đau đớn
hướng về cuộc đời trần thế. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu người thiết tha của
nhà thơ. Và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” sẽ thể hiện một nỗi niềm bâng khuâng, một khao
khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.

Người ta thường nói rằng “Thơ Hàn Mặc Tử là thơ của tâm trạng”. Chính vì vậy, để
cảm nhận thơ của ông, người đọc phải đặt mình vào hoàn cảnh của nhà thơ, sống với
tâm trạng của nhà thơ mới hiểu hết những điều mà ông gửi gắm. “Đây thôn Vĩ Dạ” là
một trong số đó. Bài thơ rút ra từ tập “Thơ Điên”, thể hiện tình yêu thương của nhà thơ
dành cho một người con gái quê ở thôn Vĩ - một làng nhỏ ven sông hương với khung
cảnh thơ mộng và trữ tình. Qua đó còn bộc lộ tình yêu tha thiết của nhà thơ đối với
cuộc đời, với con người.
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trức che ngang mặt chữ điền.”
Mở đầu bài thơ là một câu hỏi tu từ “dịu ngọt” như một lời hờn dỗi, trách móc nhẹ
nhàng của người con gái xứ Huế, mời gọi để nhà thơ về với thôn Vĩ Dạ. Nhưng câu hỏi
ấy chính là sự phân thân của nhà thơ để tự an ủi chính mình vì lúc bấy giờ Hàn Mặc Tử
đang mang trong mình nỗi đau thân phận. Tác giả sử dụng từ “chơi” mà không phải
“thăm” để gợi lên sự thân mật, gần gũi, thân tình, nghe rất nhẹ nhàng, đơn giản nhưng
với nhà thơ thì không. Bởi lẻ ông đang phải sống cách li, cái ông đối diện bây giờ là sự
cô đơn, là cái chết, là bệnh tật, là khao khát đã rời xa, là cuộc đời đã khép lại. Cho nên
về được thôn Vĩ nghĩa là không còn phải sống với mặc cảm chia lìa và bệnh tật. Vì vậy
nhà thơ đặt câu hỏi tự vấn chính mình, nghe đau đáu một khắc khoải, một khao khát
mà không còn với tới.
Vậy thì “về chơi thôn Vĩ” để làm gì? Để nhìn “nắng hàng cau”, để cảm nhận được vẻ
đẹp mượt mà của khu vườn nơi đây. Hai câu thơ tiếp theo đã khắc họa bức tranh thiên
nhiên thôn Vĩ buổi bình minh hiện lên rất đẹp. Màu “nắng mới” kết hợp với nghệ thuật
so sánh “xanh như ngọc” đã gợi lên một khoảng không gian xanh của thiên nhiên Vĩ
Dạ, cái màu xanh mượt mà, tinh khiết, lung linh như ngọc của khu vườn, của hàng cây
khiến cho người đọc cảm nhận được một sức sống tràn trề, mơn mởn. Trong hoài niệm
của nhà thơ, hình như nơi đây đã đọng lại trong Hàn Mặc Tử những xúc cảm vô cùng
sâu sắc chắc vì có một tình yêu sâu thẳm nào đó của nhà thơ dành cho người con gái
xứ Huế nên Vĩ Dạ không chỉ đẹp về cảnh mà còn đẹp bởi sự xuất hiện hình bóng con
người “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Đây là một hình ảnh tượng trưng, người ta
vẫn thường nói “mặt chữ điền” là gương mặt tượng trưng cho một tâm hồn đẹp, đôn
hậu, chất chứa yêu thương. Nhà thơ muốn nhấn mạnh xứ Huế không chỉ đẹp bởi cảnh
mà còn đẹp bởi những con người đôn hậu, trọng tình trọng nghĩa mà còn dịu dàng.
Khép lại khổ thơ, Hàn Mặc Tử như dẫn tâm hồn của người đọc trở về với Vĩ Dạ thôn
một hồi xa vắng, đồng thời gửi gắm tình yêu tha thiết, khao khát của mình được về chơi
thôn Vĩ nhẹ nhàng nhưng đau đớn.

Nếu như ở khổ thơ thứ nhất nhà thơ nhìn cảnh vật bằng niềm lạc quan yêu đời thì sang
khổ thứ hai, tâm trạng thi nhân dần có sự đổi khác, đó chính là lúc mặc cảm chia lìa
hiện ra rõ nết duới từng câu chữ

“Gió theo lối gió mây đường mây


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay,
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Người ta thường nói “gió cuốn mây trôi” để chỉ gió và mây là những sự vật thường đi
liền với nhau. Nhưng ở đây, Mặc Tử lại viết “Gió theo lối gió mây đường mây” . Vì sao
nhà thơ lại nhìn thấy sự chia lìa trong những sự vật không thể chia lìa? Làn gió ở đây
thổi rất nhẹ, không đủ sức để làm cho mây trôi, cho nước gợn, chỉ đủ sức làm lay nhẹ
một cành hoa bắp. Phải chăng đây cũng là tâm trạng  của chính tác giả trước nỗi nhớ
người mà mình thương yêu, sự nuối tiếc khi không gặp được người trong mộng. Đó là
nỗi ám ảnh về cuộc chia lìa vĩnh viễn với cuộc đời mà thi nhân đang đeo mang. Kết hợp
với nghệ thuật nhân hóa “Dòng nước buồn thiu” tạo nên một bức tranh thiên nhiên ảm
đạm, nhuốm màu chia lìa, tan tác, sự sống mệt mỏi, yếu ớt. Từ “lay” lại càng nhấn
mạnh thêm nỗi buồn hiu hắt, cô quạnh.
Đến hai câu thơ tiếp theo thì hình ảnh đã rơi vào hư ảo với “bến sông trăng” và “con
thuyền chở trăng” giàu sức gợi đã mở ra một trường liên tưởng vô cùng phong phú.
Ánh trăng soi bóng dưới dòng sông Hương, dòng sông của thi nhân không còn mang
hình ảnh đơn thuần mà trở thành “sông trăng”, làm cho cả dòng sông và cảnh vật trở
nên lung linh, huyền ảo. Đối diện với hoàn cảnh bệnh tật, cô đơn, nhà thơ mong chờ
một người tri kỉ. Và “trăng” trong thơ Hàn Mặc Tử chính là tri kỉ của ông, nó vừa là nỗi
ám ảnh của bệnh tật và cũng vừa là điều mà nhà thơ luôn hướng tới, luôn chờ đợi.
Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là ánh trăng trên trời cao mà nó là một nhân vật
mang tâm trạng có thể mang đến cho nhà thơ sự chia sẻ. Câu hỏi tu từ “Có chở trăng
về kịp tối nay?” thể hiện tâm trạng chờ mong khắc khoải, bồn chồn. Từ “kịp” chính là
nhãn tự của câu thơ đã cho người đọc hiểu được nỗi ám ảnh về quỹ thời gian vơi dần,
không biết khi nào mà ông chia lài vĩnh viễn với cuộc đời này, không còn cơ hội để về
thăm Vĩ Dạ, vè thăm con người xứ Huế nữa.

Để cho kỷ niệm đưa tâm hồn mình về với thôn Vĩ, Hàn Mặc Tử như chìm đắm trong
cảnh vật, trong ký ức đẹp đẽ về một xứ Huế mộng mơ, về người con gái Vĩ Dạ mà ông
thương nhớ nhưng rất mờ mịt
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
 Nhịp thơ 4/3 và điệp ngữ “Khách đường xa” được lặp lại hai lần thể hiện tâm trạng
khắc khoải chờ đợi và niềm khát khao đến mãnh liệt. Từ “mơ” nằm đầu câu đã thể hiện
rõ tâm trạng mong chờ ấy của thi nhân. Mặc Tử mong mình là “khách đường xa” để
được hòa mình vào cuộc đời, về chơi thôn Vĩ, gặp lại cảnh cũ, gặp lại người xưa, sống
lại cuộc đời của chính mình. Đây là một giấc mơ đẹp, một giấc mơ mà không bao giờ
có trong cuộc đời này. Cũng có thể hiểu “khách đường xa” ở đây chính là người bạn tri
kỉ mà nhà thơ mơ ước một lần gặp mặt, là cô gái Huế trong màu áo trắng. Màu trắng
tượng trưng cho vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi của người con gái, của tà áo dài nữ sinh
xứ Huế. Đại từ phím chỉ “em” có thể là Kim Cúc của hoài niệm, Mộng Cầm của tình yêu
hay là một người em gái nào đó thì tất cả bây giờ chỉ là ảo giác. Đó là những con người
ở trong vùng hoài niệm, trong vùng ký ức xa xôi thực tế nhà thơ không thể nhìn thấy,
không thể với tới. Và trong vùng “sương khói mờ nhân ảnh” đó. Mặc Tử đặt ra một câu
hỏi tu từ “Ai biết tình ai có đậm đà”. Đại từ phím chỉ “Ai” xuất hiện ở toàn bộ bài thơ như
một hệ vi mạch, không thể xác định, mà “ai” chính là con người trong cuộc đời này để
khẳng định rằng dù cho tuyệt vọng , dù cho đau thương, mất mác, cô đơn nhưng nhà
thơ vẫn hướng về cuộc đời, về con người bằng một tình yêu sâu thẳm, thiết tha. Trong
hai câu thơ cuối cùng, trong vùng ảo ảnh của nhà thơ lại cho chúng ta một cảm xúc vô
cùng gần gũi, vô cùng thân thương “đậm đà” với cuộc đời này

You might also like