You are on page 1of 11

Vội Vàng (T)

Ông đã biết tiếc nuối tuổi thanh xuân rồi! Bài thơ này đc viết khi
ông 20, cái tuổi mà chàng trai trẻ hừng hực sức sông, ôm ấp trong mình
biết bao khát vọng, hoài bão lớn lao. Thế nhưng ông đã biết tiếc nuối
thanh xuân, không phải chờ tuổi trẻ đi qua rồi mới biết tiếc nuối quang
đời ddẹp nhất của con người. Nhà thơ quan niệm rằng “Vôi vàng” ở đây
không phải là sống vội vã, bon chen với cuộc sống xô bồ để thời gian trôi
đi một cách nhanh chóng và vùi lấp mọi thứ vào dĩ vãng , từ “vội vàng”
trong ý nghĩ của tác giả muốn gửi gắm đến người đọc là hãy biết trân
trọng,, yêu say đắm những phút giây của tuổi trẻ, hãy thưởng thức bằng
tất cả khát khao ngon ngọt của cuộc sông. Hãy sống hết mình với đam mê
tuổi trẻ, đừng để sau này khi nhìn lại mới nuối tiếc với hai từ “Giá như...”
Xuân Diệu là thế đấy, hễ yêu là phải yêu đến “toàn tâm toàn ý toàn hồn”.
Thế nên, thi nhân thường thức nhận bằng mọi giác quan đê khao khát, để
hưởng thụ đến vồ vập say mê. Xuân Diệu từng nói : Ta kẻ đưa răng bấu
mặt trời/ Kẻ uống tình yêu dập cả môi” . Yêu như thế thì thật không ai
vượt qua khỏi. Ngôi vị ông hoàng của tình yêu thật xứng đáng dành cho
ông.
Mùa xuân đẹp lắm, tuyệt vời lắm. Ai cũng không muốn nó mất đi để
rồi thương nhớ. Nhưng điểu đó chỉ là mơ ước đen khi nó mất rồi thì tất cả
những sự vật đều phải ngậm ngùi xót xa và từ đó những câu thơ của Xuân
Diệu ở những dòng thơ sau trở nên buồn bã. Buồn cũng bởi vì yêu và rồi
lại khát khao cuồng nhiệt hơn nữa. Nói tóm lại, nếu Vội vàng là tuyên
ngôn của quan niệm sống gấp, sống vội thì khổ thơ đầu đã thay lời cho sự
lí giải căn nguyên tại sao Xuân Diệu lại phải sống như vậy. Đơn giản chỉ
vì chữ “tình” bời quá yêu cuộc đời, khát khao vô biên mà ra.
Tóm lại, 13 câu thơ vẽ lên bức tranh mùa xuân tươi đẹp, rộn ràng.
Thiết tưởng hiếm có cảnh tượng nào diễn tả niềm hạnh phúc lai làng của
cong người hơn thế. Qua đó tác giả bày tỏ cái tôi đầy khát khao và triết lý
sông của mình.Một hương vị lạ góp phần làm đa dạng sự mới mẻ trong
phong trào thơ mới. Dù rằng thơ Xuân Diệu mang một phong cách rất
Tây nhưng nhìn chung lầu thơ của ông được xây dựng trên mảnh đất thơ
ca truyền thống. Sự tiếp thu những tư tưởng mới, biết hoà nhập nhưng
không hoà tan là nét chung rất đáng ngợi ca khâm phục của Xuân Diệu
nói riêng và các nhà thơ mới nói chung. Vì thế Xuân Diệu xứng đáng là
“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Và người ta sẽ
luôn nhớ đến thi sĩ Xuân Diệu là "ông hoàng thơ tình", ông đã để lại cho
đời những áng văn hay!

Đây thôn Vĩ Dạ
Bạch Cư Dị từng nói: “Cảm động lòng người, trước hết không gì bằng
tình, đầu tiên không gì bằng lời, tha thiết không gì bằng thanh, sâu xa
không gì bằng nghĩa. Vậy đối với thơ tình là gốc, lời là cảnh, thanh là
họa, nghĩa là quả”. Có thể nói, tình cảm là yếu tố sinh mệnh của thơ ca,
thiếu tình cảm thì chỉ có thể trở thành người thợ làm những câu có vần
chứ không làm được nhà thơ. Đồng thời, thơ ca không bộc lộ tình cảm
một cách bản năng, trực tiếp mà nó được ý thức, được siêu thăng, được
lắng lọc qua cảm xúc thẩm mĩ gắn liền với ý thức về mình, về đời. Hiện
lên như một “ngôi sao chổi” xoẹt qua bầu trời thi đàn văn học với cái
đuôi chói lòa, rực rỡ của mình, Hàn Mặc Tử đến với thơ, với đời bằng
tình cảm tha thiết, chân thành của một kẻ sĩ đứng giữa hai bờ sinh tử,
chơi vơi giữa cõi thực và cõi mộng. Gã làm thơ khi đã nếm trải đủ mùi vị
đau thương trong chốn vốn chẳng có gì là vĩnh hằng. Bao giờ cũng vậy,
Hàn Mặc Tử luôn muốn thoát li hiện thực, tìm về một cõi xa xăm nào đấy
để ôm ấp những nỗi sầu u oải, mơ hồ, và có lẽ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã bước
ra từ sự quằn quại, đau đớn để góp vào vườn thơ Hàn “rộng không bờ
không bến” một cõi hư vô rợn ngợp khiến thi nhân không khỏi thổn thức:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
………………………………
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiêu biểu, có sức sáng tạo mạnh
mẽ nhất trong phong trào thơ Mới giai đoạn 1932 – 1945. Thế giới thơ
ông đầy bí ẩn, phức tạp, luôn đan xen giữa những gì thân thuộc, thanh
khiết, thiêng liêng nhất với những gì ghê rợn, ma quái, cuồng loạn nhất.
Trong dó hình ảnh trăng, hoa, nhạc luôn chan lẫn với hình ảnh hồn, máu,
yêu ma nói như Hoài Thanh: “Vườn thơ Hàn rộng không bờ không bến,
càng đi xa càng ớn lạnh…”. Sự nghiệp thơ ca của Hàn là một tháp ngà
kiêu sa, tráng lệ, ánh hào quang của nó tỏa sáng chói lòa nhân thế… vì
vậy những hình tượng thơ của ông khiến người đọc khó đến gần, khó
nắm bắt và có khi khó hiểu. Vườn thơ của ông có lẽ được xếp vào loại
“siêu”: siêu thực, siêu thức và siêu thoát nhưng đọc thơ ông nào đã thoát,
rốt cuộc vẫn lơ lửng, vẫn còn đó một câu hỏi lớn: “Hàn Mặc Tử, anh là
ai?”. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” được in trong tập “Thơ điên” (1938), toàn
bộ thi phẩm là tiếng lòng vừa tha thiết mê đắm, vừa đau đớn tuyệt vọng
của một thi nhân yêu đời da diết mà phải vĩnh viễn rời xa cuộc đời bởi bi
kịch éo le và vô vọng.
Tại trại phong Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã nhận được tấm bưu ảnh chụp
cảnh bến Vĩ Dạ cùng lời thăm hỏi của Hoàng Cúc. Chính bức ảnh cùng
lời hỏi thăm đó đã gợi lên trong lòng nhà thơ kỉ niệm về một miền quê và
người con gái trong mối tình đơn phương, cũng bởi vậy mà mỗi vần thơ
thấm đượm nỗi buồn sâu sắc. Thôn Vĩ Dạ là một làng nhỏ nằm bên bờ
sông Hương, đây là nơi nghỉ ngơi của những quan lại, viên chức về hưu
hưu nên cuộc sống nơi đây vô cùng bình yên, no đủ và thơ mộng với
những vườn cây xum xuê, những ngôi nhà xinh xắn,… Từ xa xưa Vĩ Dạ
đã đi vào thơ ca bởi vẻ đẹp thi vị, tiêu biểu cho cảnh sắc xứ Huế:
“Du khách bảo đây vườn kín đáo
Đây xứ mơ màng đây xứ thơ”
Hay nhà thơ Bích Khê đã từng viết:
“Vĩ Dạ thôn, Vĩ Dạ thôn
Biếc tre cần chúc không buồn mà say”
Mạch thơ như một dòng tâm tư bất định, khước từ vai trò tổ chức chặt
chẽ vốn là đặc trưng của “Thơ điên” với những “đứt đoạn”, “cóc nhảy”.
Có thể thấy thi phẩm được dệt bằng một chuỗi hình ảnh liên kết với nhau
rất bất định. Vừa mới ngoại cảnh (phần đầu) thoắt đã tâm cảnh (phần
sau). Hãy còn tươi sáng (Vườn thôn Vĩ) chợt đã âm u (cảnh sông trăng và
sương khói)… Những mảng thơ phản trái nhau cứ dính kết vào nhau ngỡ
như rất thiếu trật tự, “vô kỉ luật”. Nhưng nhìn kĩ sẽ thấy đó chỉ là sự
chuyển kênh quá mau lẹ từ “hàng chữ gấm” sang “đôi mắt mờ lệ”. Dường
như Hàn Mặc Tử đưa ta từ cõi thực đến cõi mộng rồi chìm đắm vào hư
vô lúc nào không hay.
Câu hỏi mở đầu chủ yếu là thanh bằng khiến lời thơ thật nhẹ nhàng, êm ái
như nghe văng vẳng bên tai giọng nói của người con gái xứ Huế ngọt
ngào:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Đại từ “anh” gợi cho ta nhiều cách hiểu khác nhau. Có người cho rằng đó
là sự phân thân của nhân vật trữ tình, thi nhân tự vấn lòng mình “sao lâu
quá rồi mà chưa một lần về thăm thôn Vĩ?” như nhắc nhở đến một việc
cần làm, đáng phải làm, mà cũng chẳng biết giờ đây có còn cơ hội để
thực hiện nó nữa không, ấy là về lại với thôn Vĩ, về thăm lại chốn cũ,
cảnh xưa. Có người lại cho rằng đó là lời của Hoàng Cúc đang hỏi dịu
dàng, kín đáo nhưng ẩn sau trong đó là lời trách móc “Thôn Vĩ đẹp sao
anh chẳng về chơi?”. Hàn Mặc Tử dùng hai chữ “về chơi” bởi nó mang
sắc thái thân mật, gần gũi thay vì chỉ mang vẻ xã giao, có khoảng cách
như hai chữ “về thăm”. Chẳng phải vô tình mà nhà thơ viết “không về
chơi thôn Vĩ?”, “không về” khác hoàn toàn với “chưa về”. Nó dường như
khép lại mọi nẻo đường về thôn Vĩ, cộm lên biết bao xót xa vì giờ đây
thôn Vĩ chỉ còn trong hoài niệm của quá khứ xa vời. Hố sâu ngăn cách
giữa Hàn Mặc Tử với thế giới ngoài kia chính là căn bệnh hiểm nghèo
khiến cho nhà thơ vô cùng cô đơn, tuyệt vọng. Hơn nữa, hai chữ “không
về” còn thể hiện rõ được tình cảm một phía của Hàn Mặc Tử với Hoàng
Cúc. Đó là dòng sông một bờ mà phía bờ đó lại xuất phát từ Hàn Mặc Tử:
“Dòng sông anh tự đặt
Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền
Có một dòng sông trôi vào lãng quên
Nước trong như nước mắt
Điều chưa thấy mà sao đã mất
Có một dòng sông chỉ có một bờ
Phía bờ kia quay mặt
Dòng sông anh không qua được bao giờ”
Câu hỏi mở đầu mang nhiều sắc thái khác nhau, hỏi để mà trách nhưng
lời trách thân mật, đáng yêu. Trách để mời mọc, để tiếc nuối. Thanh trắc
duy nhất của câu thơ rơi vào chữ “Vĩ” ở cuối cùng khiến cho nỗi buồn
như đằm xuống thành nỗi nhớ vô hạn về cảnh và về người thôn Vĩ. Câu
hỏi tu từ như cái cớ để nhà thơ gợi lại vẻ đẹp thi vị, nên thơ của thôn Vĩ
Dạ.Bắt đầu bằng câu hỏi đầy ẩn ý đã giúp nhà thơ mở ra khung cảnh
thiên nhiên thôn Vĩ tinh khôi, sống động, tươi đẹp và căng tràn sức sống:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
Đọc thơ Tử, qua các tập, thấy vườn thực sự là một môtip ám ảnh. Nào
vườn trần, vườn tiên, vườn chiêm bao… Dù mỗi nơi một khác, nhưng
vườn của Tử đều mang chung một diện mạo mà Tử muốn gọi là “chốn
nước non thanh tú”. Nhắc đến Vĩ Dạ, hình ảnh đầu tiên hiện lên trong tâm
trí nhà thơ là hình ảnh hàng cau, nó mang vẻ đẹp rất đặc trưng của nhà
vườn xứ Huế. Cau là loài cây thanh nhã, xinh xắn với thân hình thẳng tắp,
tán lá xanh tươi. Cau còn là loài cây thân thuộc với làng quê Việt Nam –
nơi có tập tùng ăn trầu từ ngàn đời. Nguyễn Bính đã đặt mối tình bình dị
của đôi trai gái thôn quê trên nền phong cảnh có hình ảnh hàng cau quen
thuộc:
“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.”
Bởi lẽ là loài cây cao nhất trong vườn Vĩ Dạ, cau được đón những tia
nắng đầu tiên trong một ngày mới tràn đầy sức sống. Thơ Mới thường
đem đến cho người đọc những cấu tứ, thi liệu mới mẻ. Ta đã bắt gặp trên
diễn đàn thơ Mới nhiều màu nắng lạ, đó là cái nắng chang chang trong
bài thơ “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
hay “Nắng trở chiều” trong thơ Xuân Diệu:
“Con đường nhỏ nhỏ nắng xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều”
Còn ở đây ta lại bắt gặp hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên”. Từ
“nắng” được lặp lại hai lần cho ta cảm giác thôn Vĩ đang bừng sáng lên
trong ánh bình minh. Đó không phải là ánh nắng nhạt buồn của hoàng
hôn hay ánh nắng chói gắt của buổi trưa mà là ánh nắng mới mẻ, trong
sáng và tinh khôi của buổi sớm mai làm ta liên tưởng đến câu thơ của
Hồng Nguyên: “Có nắng chiếu đột kích mấy hàng cau”. Chi tiết ấy không
chỉ gợi lên cảm giác trong trẻo, tươi tắn mà còn mở ra không gian thôn Vĩ
trong buổi sớm mai mà còn là khoảnh khắc diệu kì khi làn sương mỏng
trên lá cau chưa kịp từ biệt sau một đêm dài thì thi nhân đã bắt gặp những
tia nắng ban mai tổ điểm, đó là nắng ướt, nắng tươi, nắng long lanh, nắng
thiếu nữ. Cây cau xuất hiện trong vườn thôn Vĩ như cây thước của thiên
nhiên để đo mực nắng như thầy Chu Văn Sơn từng viết: “Đốt cau như
thước đo mực nắng trong vườn”. Phải yêu lắm, say lắm vẻ đẹp của đất
trời, của thiên nhiên xứ Huế thi nhân mới chụp được khoảnh khắc đặc
biệt ấy vào tâm trí mình. Nắng dường như làm bừng sáng cả khoảng trời
kí ức của nhà thơ, nó lưu lại trong tâm hồn thi sĩ những kí ức không thể
nào phai. Pautopxki từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là được
làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp”, bước vào thơ Hàn ta như
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt sắc đến cực tả của thiên nhiên cũng như
con người. Ở câu thơ tiếp theo, thi nhân đã chuyển điểm nhìn từ bầu trời
tràn ngập ánh nắng xuống khu vườn phủ đầy một màu xanh lá, khu vườn
ấy như hóa thành một viên ngọc lớn trong đôi mắt của thi nhân:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
Câu thơ như một tiếng reo vui đầy thích thú thể hiện sự ngạc nhiên đến
bất ngờ của tác giả trước vẻ đẹp của thôn Vĩ. Câu thơ sử dụng một loạt
các từ trong cùng một trường từ vựng: “mướt”, “xanh”, “ngọc” để miêu
tả màu xanh non tơ, trẻ trung, tươi mới. Vườn Vĩ Dạ sau một đêm những
chiếc lá cây được sương đêm lau chùi sạch sẽ giờ đây bỗng bừng sáng
lung linh. Tác giả khéo léo sử dụng từ cảm thán “quá” – không chỉ là từ
chỉ mức độ gợi vẻ đẹp thanh sạch của cây lá, nhà vườn xứ Huế mà còn
bộc lộc cảm giác ngạc nhiên, đầy ngưỡng mộ, cùng với đó việc dùng tính
từ “mướt” chứ không phải là “mượt” vì tính từ ấy ngoài chỉ sự nhẵn bóng
còn gợi vẻ óng ả, mỡ màng. Hai thanh trắc đứng liền nhau trong cụm từ
“mướt quá” đã tạo ra ấn tượng mạnh về một tiếng reo, một cảm xúc bồng
bột không thể kiềm chế. Vẻ đẹp của vườn cây còn được miêu tả qua phép
so sánh độc đáo “xanh như ngọc” – đó là cách nói ước lệ nhằm lí tưởng
hóa đối tượng thẩm mĩ, gợi ra màu xanh trong mướt, quý giá, cả vườn
thôn Vĩ hiện lên như một viên ngọc óng ánh sắc xanh và tỏa ra không
gian một màu xanh long lanh ánh sáng. Dường như trong thơ Hàn rất ưa
dùng những vật liệu cao sang nhất là giai đoạn cuối đời. Các trang thơ
đều tràn ngập những vàng, gấm, lụa, trân châu, thất bảo, nhũ hương, mộc
dược… đặc biệt là ngọc được so sánh ở mức tuyệt đối:
“Đức tin thơm hơn ngọc
Thơ bay rồi thơ bay”
hay:
“Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc
Cả một mùa xuân đã hiện hình”
Nói về màu xanh ngọc bích, trước đó Xuân Diệu đã từng viết:
“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”
Sau này Nguyễn Tuân cũng dùng màu xanh ấy để nói về màu nước của
con sông Đà vào mùa xuân. Tiếp đến là cách sử dụng đại từ phiếm chỉ
“vườn ai”, vườn Vĩ Dạ vườn nào mà chẳng đẹp, vườn nào mà chẳng tươi
nhưng để có được vẻ đẹp khiến thi nhân say đắm như vậy chỉ có thể là
vườn của người mình thương, mình nhớ. Hai chữ “vườn ai” không phải là
câu hỏi để tìm chủ nhân khu vườn mà chỉ là cách thể hiện niềm vui
sướng, niềm bất ngờ khi gặp lại dẫu chỉ là trong tưởng tượng mà thôi. Đại
từ phiếm chỉ như mang một sắc thái mơ hồ, mang lại cho cả câu thơ một
chút nhớ nhung, một chút ngậm ngùi và một chút xa vắng bởi tất cả đã
thuộc về thế giới khác, thế giới của ai đó ngoài kia chứ không còn thuộc
về mình nữa… Cuối cùng Hàn Mặc Tử khép lại khổ thơ bằng một nét vẽ
thi vị về cảnh và người thôn Vĩ:
“Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
Từ một hình ảnh thật trong tấm bưu thiếp, Hàn Mặc Tử đã sáng tạo nên
một hình tượng nghệ thuật độc đáo, thơ mộng, đẹp đẽ. “Mặt chữ điền”
chỉ những người có khuôn mặt vuông vắn, đầy đắn ứng với đức tính thật
thà, phúc hậu, Khuôn mặt ấy trở nên duyên dáng khi được những cành
trúc tô điểm, bóng dáng con người làm cảnh Vĩ Dạ vốn đã đẹp nay lại
càng đẹp hơn trong sự hài hòa giữa cảnh và người, giữa tĩnh và động qua
tạo nên nét đẹp e lệ, kín đáo, duyên dáng của con người xứ Huế. Hàn
Mặc Tử đã hơn một lần nói về trúc và thiếu nữ. Khóm trúc như tỏa bóng
xanh mát che chở cho mối tình đẹp đang nảy nở:
“Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây”
Song có lẽ đây là câu thơ gây nhiều tranh cãi bởi khuôn mặt chữ điền kia
là đàn ông hay phụ nữ? lối tạo hình của nó là cách điệu hay tả thực?
Dường như vườn thơ Hàn là một tháp ngà kiêu sa, tráng lệ, ánh hào
quang của nó tỏa sáng chói lòa nhân thế… bởi lẽ những hình tượng thơ
của ông khiến người đọc khó đến gần, khó nắm bắt hiểu, nhiều tầng nghĩa
và cũng có nhiều cách hiểu. Có người cho rằng đó là khuôn mặt đôn hậu
của người con gái xứ Huế, có người lại cho rằng đó là khung cửa sổ, là
cổng nhà quý phái hay đặc biệt hơn cả đó chính là khuôn mặt của tác giả.
Tìm trong thơ Hàn, sẽ thấy đây là lối tạo hình khá phổ biến, và cái nhân
vật nép mình khi thì sau cành lá, khóm lau, khi thì sau rào thưa, bờ liễu…
thường là hình bóng tự họa của Tử, mà Tử vẫn có cái “thói” tự vẽ mình
một cách rất kiêu hãnh:
“Xin mời chàng tài hoa thi sĩ đó
Ngồi xuống đây bên thảm ngọc vườn châu”
Hàn Mặc Tử tự vẽ mình lên trang thơ như một “kẻ đứng ngoài”, “kẻ đi
ngang qua cuộc đời”, “kẻ đứng cách xa hàng thế giới”, là vị “khách xa
lạ”, là kẻ đứng ngoài mọi cuộc vui, mọi cảnh đẹp trần thế. Phải chăng đó
là sản phẩm của mặc cảm chia lìa?
Đắm chìm trong cảnh sắc tươi đẹp của vườn thôn Vĩ chỉ là khoảnh khắc
với Hàn Mặc Tử, để rồi khi tác giả chợt nghĩ đến hố sâu ngăn cản giữa
mình với thôn Vĩ bởi chứng bệnh nan y như đang vẫy gọi án tử hình.
Cũng vì vậy bài thơ đã có sự chuyển ý, “bật cóc” rất nhanh từ cảnh sắc
vui tươi đã chuyển sang đau thương u hoài:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”
Cái lối chuyển tứ nhanh, có khi rất xa, có khi rất kì lạ song đó là một đặc
điểm của thơ Hàn và khi “những đột xuất ấy lặp đi lặp lại với tần số cao
sẽ tạo nên sự khó hiểu” (Vũ Quân Phương), quả thực là như vậy. Bốn câu
thơ khổ hai không có liên hệ gì về chi tiết với đoạn một, cả khu vườn hay
khuôn mặt chữ điền kia cũng không hề được nhắc lại. Cảnh bây giờ đã
hoàn toàn khác, nhưng cái tâm trạng vẫn một xa cách, vẫn một vắng vẻ.
Thấm đượm trong lời thơ là cảm giác buồn vắng, sầu tủi, chia lìa. Nhịp
thơ 4/3 chậm rãi như ngắt câu thơ làm hai nửa, âm điệu dàn trải như đưa
người đọc chìm đắm vào nỗi buồn hiu hắt cùng thi nhân, câu thơ khiến ta
liên tưởng đến những vần thơ của Thế Lữ:
“Anh đi đường anh tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi.”
Nhưng nếu như Thế Lữ nói trực tiếp lời nhân vật trữ tình thì Hàn Mặc Tử
lại mượn hình ảnh để nói lên tiếng lòng. Dường như cảnh vật đang bắt
đầu chia lìa, gió và mây đều có đường đi riêng cũng giống như sự chia li
của mối tình đơn phương, vô vọng sớm muộn cũng tàn. Điệp từ “gió” và
“mây” đã càng tô đậm sự chia lìa ấy. Gió thổi mây bay là quy luật tất yếu
của tự nhiên nhưng cái tưởng như không thể chia cách ấy nay lại xa cách
chia lìa, mỗi thứ một phương, gió một đường, mây một nẻo. Những hình
ảnh được lặp lại không phải để nhấn mạnh cường độ của gió hay sắc độ
của mây mà là để tạo ra một khoảng không gian khép kín chia rẽ đôi bờ
xa cách. Nỗi đau đến tốt cũng đã thấm đượm vào cả không gian khiến
cho dòng nước sông Hương cũng nhuốm màu tâm trạng. Phép nhân hóa
“Dòng nước buồn thiu” vừa làm hiện lên một dòng sông phẳng lặng như
không trôi chảy, vừa gợi như làm ngưng đọng nỗi buồn. Thêm vào đó là
động thái “lay” của hoa bắp chính là một nét buồn phụ họa vào khung
cảnh bởi bản thân nó vốn dĩ chẳng mang nghĩa buồn hay không vui, ta
cảm thấy dường như thật nhẹ nhàng, thật buồn. Nghệ thuật lấy động tả
tĩnh đã gợi lại nỗi buồn đến tê tái, thiên nhiên Huế vốn được ban tặng vẻ
đẹp bình lặng, trầm tư mà giờ đây sàng lọc qua tâm hồn Hàn Mặc Tử đã
trở thành nỗi buồn sâu tận đáy lòng. Có phải có một chữ “lay” buồn như
thế từ bông sậy của dân ca đã xuôi theo ngọn gió thời gian mà đậu vào
thơ Tử:
“Ai về giồng dứa qua truông
Gió lay bông sậy bỏ buồn cho em”
Có phải chữ “lay” ấy lại trôi nổi thêm nữa để đến với hiện đại nhập vào lá
ngô của thơ Trúc Thông:
“Lá ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vẫn gió người không thấy về”
Hàn Mặc Tử nhìn thấy hoa bắp lay như nhận ra sự phiêu tán, chia lia. Tất
cả gió, mây, dòng nước đều đang lưu chuyển, đều đang rời bỏ chốn này
mà đi hết và bỏ rơi lại hoa bắp. Chỉ còn một mình, nó đang cố lay động
như một sự níu giữ, một lưu luyến trong vô vọng của kẻ bị chia lìa.
Nếu cõi thực của kí ức trong khổ 1 thật trong trẻo, tươi tắn và rực rỡ với
ánh nắng ban mai ấm áp thì đến khổ hai đã tràn ngập ánh trăng làm vạn
vật mờ ảo, nhạt nhòa, lạnh lẽo như thực, như mơ:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Thơ Hàn Mặc Tử ngày là cõi nắng, đêm là cõi trăng. Hàn rất mê trăng, nó
đã đi vào vườn thơ ông thật ám ảnh như một nhân vật huyền thoại, như
một nơi chốn để tâm hồn thi nhân được phiêu du, thoát tục:
“Trăng nằm sóng sỏai trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”
hay:
“Không gian đắm đuối toàn trăng cả
Anh cũng trăng mà em cũng trăng”
Còn ở đây Hàn Mặc Tử đã gợi ra một hình ảnh thật lạ, đó là một thế giới
huyền diệu, nơi ấy có con thuyền chở trăng và có một bến sông trăng. Chỉ
có trong mộng thì sông mới là sông trăng, thuyền mới chở được đầy
trăng, đúng như lời nhận xét của Bích Khê: “Hàn Mặc Tử co con mắt rất
mơ, rất ảo nhìn vào sự thực thì hóa sự thực hóa thành chiêm bao, nhìn
vào chiêm bao lại biến thành huyền diệu”. Câu thơ của Hàn làm ta nhớ
tới câu thơ rất mực tao nhã, phong lưu của Nguyễn Công Trứ:
“Gió trăng chứa một thuyền đầy
Củi kho vô hạn biết ngày nào vơi”
Cách diễn đạt phiếm chỉ “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó” tạo ra cảm
giác bóng tối lạnh lẽo như bao trùm lên dòng sông, lên cảnh vật, thi sĩ
như khát khao có con thuyền chở trăng về, phải chăng là để chở những
khát khao hy vọng đến khắc khoải về một sự gặp gỡ và hòa hợp? Chữ
“kịp” trong câu thơ thứ 2 càng thấm thía nỗi tiếc nuối, xót xa, lo sợ khi
luôn biết rằng chẳng bao giờ kịp nữa nhưng ông vẫn cố hỏi khiến tâm
trạng trở nên bồn chồn, chua xót, bất lực. Hỏi chỉ để tiếc, để tự dày vò
bản thân mình mà thôi. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số
phận bỏ rơi bên rìa cuộc đời này, bỏ dưới trời sâu này sẽ hoàn toàn lâm
vào tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương:
“Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?”
Cụm từ “tối nay” càng làm thi nhân thêm khắc khoải bởi khi tối là
khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, “tối nay” lại mang ý nghĩa xác
định khiến quỹ thời gian vốn ngắn ngủi nay lại càng ngắn ngủi. Chỉ có
“tối nay”, chỉ còn “tối nay” nữa mà thôi, dường như với Hàn, sống là
chạy đua với thời gian. Nếu như Xuân Diệu chạy đua với thời gian để
sống tận hưởng và tận hiến hết mình, ông chỉ sợ thời gian cướp đi tuổi trẻ
cũng như tình yêu thì ở Hàn Mặc Tử đang đứng ở giữa hai bờ sinh tử,
lưỡi hái của tử thần đã huơ lên lạnh buốt sau lưng bởi vậy gã lo sợ từng
khắc từng giờ sẽ sớm vĩnh viễn rời xa cõi đời. Trong cảnh ngộ ấy, trăng
dường như là điểm tựa duy nhất, là bấu víu cuối cùng của kẻ cô đơn đang
chới với trong mơ hồ. “Thơ là sự lên tiếng của thân phận”, thật trớ trêu,
định nghĩa ấy hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử.
Đọc thơ Hàn Mặc Tử đôi khi khiến ta liên tưởng đến những vần thơ của
Lamartine, tứ thơ vừa lãng mạn vừa chứa đựng mầm mống của chủ nghĩa
tượng trưng, nhiều lúc phát ngẫu, cõi lòng nhà thơ có khi như chìm đắm
vào trong cõi sương mù bởi vậy cảnh trí ngoại giới được tái hiện chỉ có
tính chất như những âm thanh của tâm hồn đó chính là kiểu thơ “Phong
cảnh nội tâm” như trong bài “Tình hồ” có viết:
“Dưới đá sâu lòng hồ gào thét
Tự vỗ mình đau xiết tâm can
Gió xua bọt sóng miên man
Trên đôi chân đẹp của nàng dấu yêu.”
Thơ Hàn cũng vậy, mặc dù đang sống với cảnh mộng và sống với người
trong mộng, câu thơ đang bồng bềnh phút chốc như trở nên hụt hẫng khi
thi sĩ rơi về hiện thực của cuộc đời:
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Khi không còn ánh nắng ấm áp, cũng không còn ánh trăng mộng ảo thi
nhân đưa người đọc tới một cõi xa xăm, không gian đã chuyển sang hoàn
toàn thế giới mộng ảo. Màu sắc, âm thanh, đường nét đều mờ nhòa, chỉ
còn một bóng hình ai đó đang chập chờn xuất hiện, phải chăng đó là hình
bóng xa xôi của một nữ sinh Đồng Khánh thuở nào… Chữ “mơ” đầu câu
thể hiện niềm mong ước cháy bỏng của thi nhân muốn được cảm nhận,
gần gũi với những hình bóng, hơi ấm của con người và cuộc đời nơi trần
thế song điệp từ “khách đường xa” trong hai vế câu như tái hiện hình ảnh
con người nơi trần thế đang xa dần, mờ khuất dần trong ánh nhìn tiếc
nuối mà vô vọng của thi nhân. Hình ảnh người con gái xứ Huế xuất hiện
trực diện bằng tiếng “em” rất mơ hồ. Em gần gũi đấy nhưng mà sao lại
quá đỗi xa vời? Gần gũi vì đây là hình ảnh thường trực trong cõi lòng thi
nhân, xa vời vì giữa hai người là khoảng cách thời gian cùng màn khói
sương của quá khứ mờ ảo hay là vì xuất phát từ sự mặc cảm tự ti trong
tình yêu:
“Em lớn quá làm sao anh giữ nổi
Nên lúc nào em muốn cứ xa anh!”
(Sechxpia)
Dường như bóng dáng em xa khuất chỉ còn đọng lại sắc áo trắng – một vẻ
đẹp thánh thiện, tinh khôi đúng như Huy Cận từng viết:
“Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
Hôm xưa em đến, mắt như lòng.”
Hàn Mặc Tử muốn cực tả sắc trắng trong câu thơ “Áo em trắng quá nhìn
không ra” ở độ tuyệt đối, tột cùng. Nó choáng cả không gian làm lập lòe
cả thị giác. Ta dễ thường thấy trong thơ Tử hình bóng giai nhân bao giờ
cũng là hiện thân sống động của vẻ đẹp trinh khiết xuân tình và gắn vào
làm một với hình bóng họ là sắc áo trắng tinh khôi: “Chị ấy năm nay còn
gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”, đôi lúc khiến câu thơ
trở nên kì quặc: “chết rồi xiêm áo trắng như tinh”. Câu thơ của Hàn làm
ta liên tưởng tới màu trắng trong thơ Xuân Quỳnh khi thi sĩ cảm thấy thời
khắc xa cách cuộc đời đã đến gần:
“Người ta khuyên lúc này đừng suy nghĩ
Mà cũng đừng xúc động, lo âu.
Phía trước, phía sau, dưới đất, trên đầu
Dường trong suốt một màu vô tận trắng.”
Hình ảnh “khách đường xa” đã trở về trong cõi mộng khiến nhà thơ ngơ
ngẩn, bâng khuâng, Hàn như bất lực trước cuộc đời khi thấy nó mỗi ngày
một xa dần tưởng như nắm bắt được rồi lại tuột ra khỏi tay…
Say đến đâu rồi cũng phải tỉnh, mơ mộng đến mấy rồi cũng phải quay lại
thực tại, Hàn Mặc Tử cũng vậy, ông đã đến lúc phải quay về với thực tại
u ám dù chẳng muốn chút nào, ấy là chốn lãnh cung ảm đạm mờ mịt
chẳng biết tương lai ngày mai ra sao:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
Cụm từ “ở đây” đã vẽ ra hai không gian hoàn toàn đối lập. “Ở đây” là nơi
nhà thơ đang sống, là không gian nghiệt ngã và tăm tối đang bủa vây
xung quanh Tử tựa một lãnh cung nơi không có “niềm trăng và ý nhạc”,
nơi có “người cung nữ nhớ thương vua”. Không gian ấy bây giờ chìm
trong sương khói mông lung, lạnh lẽo của xứ Huế buồn lắm nắng, nhiều
mưa. Dường như bóng dáng của người đang dần nhòa mờ “nhân ảnh”
làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Gia Thiều:
“Con quay búng sẵn lên trời
Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”
Dù tất cả đều chìm vào ảo ảnh nhưng tâm hồn thi nhân vẫn luôn băn
khoăn, day dứt với một câu hỏi:
“Ai biết tình ai có đậm đà?”
Từ cõi hư vô ấy, câu hỏi cuối cùng vang lên như một nỗi xót xa, tuyệt
vọng của một con người tha thiết mê đắm với cuộc đời, khao khát bộc lộ
tình yêu đời và khắc khoải tìm kiếm sự đồng cảm, đồng điệu. Câu thơ sử
dụng đến hai lần đại từ phiếm chỉ “ai” gợi nhiều liên tưởng đến mối giao
cảm của nhà thơ với người con gái xứ Huế. Chẳng biết thôn Vĩ có hiểu
cho mối tình đơn phương mà tha thiết đó không? Chẳng hay người thôn
Vĩ có tình cảm đậm đà với mình không? Đó là câu hỏi của tình yêu và
cũng là câu hỏi muôn thuở của tất cả những người đang yêu tha thiết như
nữ sĩ Xuân Quỳnh đã từng viết:
“Anh có nghe hoa rơi
Quanh chỗ mình đứng đó
Hoa ơi sao chẳng nói
Anh ơi sao lặng thinh
Đốt lòng em câu hỏi:
Yêu em nhiều không anh?”
Câu thơ của Tử rất mơ hồ, một câu hỏi đã hàm ý vô vọng nhưng vẫn thể
hiện được niềm khao khát của thi nhân. Hai chữ “đậm đà” khép lại bài
thơ như muốn nói dẫu vô vọng nhưng thi nhân vẫn khao khát, vẫn mong
ai đó biết và thấu hiểu cho tình yêu, cho sự đậm đà của tình người.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Trước không có ai, sau không
có ai, Hàn Mặc Tử như một ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với
cái đuôi chói lòa rực rỡ của mình”. Biết bao ống kính thiên văn đua nhau
chĩa về “ngôi sao chổi” kì lạ ấy, song tiếc thay, cái vừng sáng vừa trong
trẻo, vừa chói lói, vừa ma quái phát ra từ ngôi sao có sức cuốn hút bao
nhiêu cũng có sức xô đẩy bấy nhiêu. Dù xuất hiện trên thi đàn văn học
Việt Nam vỏn vẹn 12 năm, song những gì ông để lại cho hậu thế là cả
một vườn thơ “rộng không bờ, không bến, càng đi xa càng ớn lạnh”, càng
thấy “nhọc” bởi lớp lớp tầng nghĩa của những vần thơ vẫn chưa được lật
mở.
Ba câu hỏi ở ba khổ thơ là ba sắc thái tình cảm hoàn toàn khác nhau. Câu
hỏi thứ nhất là để nhớ mong, tiếc nuối, câu hỏi thứ hai là khắc khoải, lo
âu và câu hỏi cuối cùng cho ta thấy khát khao cũng như hoài nghi của thi
nhân. Ba câu hỏi như sợi dây vô hình gắn kết các khổ thơ trong mặt cảm
xúc thống nhất, bài thơ thể hiện một tâm hồn rạo rực tình đời, tình người
tha thiết hướng về cuộc sống đến khắc khoải của thi nhân. Bài thơ đã để
lại một bức tranh ngoại cảnh và tâm cảnh thật đẹp vương vấn mãi trong
lòng người đọc như nhà thơ Thu Bồn đã viết:
“Xin chào Huế một lần anh đến
Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
Xin đừng lầm em với cố đô”

You might also like