You are on page 1of 3

MB: Trong vườn Thơ mới với trăm hương sắc ngọt ngào, người ta đã phong cho Hàn

Mặc Tử là thống soái của


một trường thơ:“Thơ điên”. Chỉ với 28 tuổi đời thanh xuân ngắn ngủi cùng một phong cách thơ hết sức phức tạp
và bí ẩn, ông đã để lại cho nền văn học dân tộc hàng trăm vần thơ đẹp. Hồn thơ của ông mãnh liệt nhưng luôn
quằn quại đau đớn, dường như có một vật lộn và giằng xé dữ dội giữa linh hồn và thể xác. Những tưởng bước
vào đó chỉ có “hồn” và “trăng”, cuồng điên và bệnh hoạn nhưng những vần thơ trong trẻo như “Đây thôn Vĩ
Dạ” buộc mỗi độc giả chúng ta phải có cái nhìn khác đi về nhà thơ đa tài nhưng bạc mệnh này. “Đây thôn Vĩ
Dạ” ban đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ”, được in vào năm 1938 trong tập Thơ Điên, về sau đổi thành “Đau
thương”, được gợi cảm hứng từ mối tình đơn phương của nhà thơ với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ. Bài thơ khiến
lòng người phải nghiêng nghiêng về một tình yêu vô bờ bến của tác giả đối với Vĩ Dạ, với những con người
Huế.
Nếu ở khổ thơ thứ nhất, HMT phác họa ra trước mắt người đọc bức tranh Vĩ Dạ thôn vào buổi hừng đông - đó là
một bức tranh trong trẻo, tinh khôi, thanh tân, tràn đầy sức sống, biêng biếc sắc màu, và ấm nóng tình người thì
sang khổ thơ thứ 2, cảnh vật và tâm trạng đã có sự dịch chuyển từ khu vườn thôn Vĩ sang cảnh sông nước mây
trời xứ Huế, tâm trạng từ hạnh phúc, háo hức, trước vẻ đẹp khu vườn thôn Vĩ sang cảm giác mặc cảm, lo âu,
khắc khoải. Phải chăng nhà thơ đã thoát khỏi hoài niệm, kí ức để đối diện với thực tại. Đây được coi là đoạn thơ
hay và đặc sắc nhất bài thơ.
Trích thơ: “..”
TB(K1):Đầu tiên không mở cho khổ thơ là câu hỏi của một cô gái: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Thực
chất đây là một lời trách móc, một nỗi niềm thể hiện nỗi khắc khoải vô vọng của cô gái thôn Vĩ. Nhưng trong
thực tế, không có cô gái nào đối đầu trực tiếp với Hàn Mặc Tử. Những lời dịu dàng thân thương ấy là những lời
trong tấm bưu ảnh, nó ngọt ngào, lay động, sống dậy, trở thành giai điệu và phát ra tiếng nói khi được Hàn Mặc
Tử viết với 6/7 thanh bằng. Ở 3 câu thơ tiếp theo, ta vô cùng bất ngờ vì từ mới vừa thốt ra thì ngay lập tức Hàn
Mặc Tử đã có mặt trong không gian của Đây thôn Vĩ Dạ. Rõ ràng đây là một hành trình trong tâm trí. Thôn Vĩ –
một ngôi làng nhỏ nằm ở ngoại vi thành phố Huế, bên bờ sông Hương hiền hòa, thơ mộng. Mảnh đất này nổi
tiếng bởi vẻ đẹp trầm lắng, thanh tao, với lối kiến trúc nhà vườn - nhà thường nằm giữa khu vườn, cây cối xanh
tươi bốn mùa. Vĩ Dạ là nơi các quan chức Huế thường chọn làm nơi nghỉ ngơi sau khi về hưu. Đặc biệt, đây
cũng là mảnh đất gợi bao cảm hứng cho các thi nhân để viết lên những vần thơ tuyệt tác. Ấn tượng đầu tiên của
người đọc về khu vườn thôn Vĩ là Là một khu vườn ăm ắp ánh nắng: “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”.
Trong thơ Hàn Mặc Tử, đây không phải lần đầu tiên nhà thơ nhắc về hình ảnh của “nắng”, ta đã từng bắt gặp
qua những câu thơ:  “Trong làn nắng ửng, khói mơ tan”
Hay: 
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc.
Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang”
Tiếp tục bước chân của Hàn Mặc Tử người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của khu vườn: “Vườn ai mướt quá, xanh
như ngọc”. Câu thơ đã mở ra một không gian tràn ngập sắc xanh. Từ “mướt” gợi lên độ xanh tươi, mơn mởn và
độ óng ả, mượt mà, bóng loáng của khu vườn. Từ “mướt” kết hợp với từ chỉ tình thái “quá” vừa có ý nghĩa cực
tả sự xanh tươi óng ả, đầy sức sống của khu vườn vừa bộc lộ được cảm xúc ngỡ ngàng trầm trồ, thích thú của thi
sĩ trước bức tranh cảnh vật thiên nhiên tươi mát, tràn đầy sức sống. Cũng trong câu thơ này, tác giả tiếp tục sử
dụng biện pháp nghệ thuật so sánh: ”xanh như ngọc” nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của khu vườn. Xanh ngọc là màu
xanh trong đi liền với ánh sáng, nhưng không chói chang mà dịu mát. Và như vậy, trong cảm nhận của Hàn Mặc
Tử, khu vườn thôn Vĩ như viên ngọc rười rượi sắc xanh, lung linh dưới ánh nắng mặt trời => Góp phần khẳng
định vẻ đẹp thơ mộng, căng tràn sức sống. Khu vườn thôn Vĩ càng trở nên đẹp đẽ hơn bởi sự xuất hiện của con
người trong câu thơ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Vỹ Dạ thôn nổi tiếng bởi màu xanh của trúc - một loại cây thường trồng trước ngõ. Và thấp thoáng sau lá trúc là
khuôn mặt phúc hậu đoan trang của người con thôn Vĩ. Vẻ đẹp của khuôn mặt chữ điền ấy đã từng được ca dao
ca ngợi: 
“Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất, có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thủy chung”
// Như vậy sự xuất hiện của con người đã thổi thêm một luồng sinh khí mới, tạo nên vẻ đẹp hài hòa giữa con
người và cảnh vật thôn Vĩ. Qua đó, ở khổ thơ đầu tiên, nếu nói “Thi trung hữu họa” thì Hàn Mặc Tử đã vẽ lên
bức tranh thôn Vĩ buổi hừng đông. Đó là một khu vườn vừa gần gũi, bình dị vừa thơ mộng, căng tràn sức sống,
một khu vườn rười rượi sắc xanh và ấm nóng tình người.
Bức tranh thiên nhiên Vĩ Dạ hiện lên trước mắt người đọc qua những hình ảnh trong sáng, gợi cảm, vừa mang
nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu liên tưởng; kết hợp cùng với các thủ
pháp nghệ thuật như câu hỏi tu từ, so sánh, điệp từ, mang đậm dấu ấn của thơ tượng trưng siêu thực.
KB: Như vậy, bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nói riêng và khổ thơ thứ nhất nói chung đã để lại cho người đọc một ấn
tượng sâu sắc về thiên nhiên của nơi thôn Vĩ cũng như nỗi niềm tâm trạng của tác giả được gửi gắm trong bài
thơ.Thời gian dù có qua đi nhưng khổ thơ 1 trong “ Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử vẫn sống mãi trong trái
tim bạn đọc và bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã đi vào bất tử cùng năm tháng lòng người.

TB(K2): Ở hai câu thơ đầu, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên êm ả, thấm đẫm nỗi buồn rất đặc
trưng của Huế: gió hiu hắt, dòng nước lững lờ, mây bồng bềnh, hoa bắp khe khẽ lay động. 
Thi nhân đã cảm nhận bức tranh cảnh vật có gió, có mây, có hoa, có nước, nhưng lại không gợi nên một khung
cảnh thơ mộng, lãng mạn mà gợi cảm giác buồn bã, hiu hắt. Bởi lẽ dường như nhà thơ đã cảm nhận được sự
chia lìa của cảnh vật: “Gió theo lối gió, mây đường mây”. Trong câu thơ đầu tác giả đã sử dụng nghệ thuật điệp:
gió mở đầu vế thứ nhất kết thúc ở vế thứ nhất, mây ở đầu vế thứ hai và kết thúc ở vế thứ hai, tạo cảm giác tách
rời hai ngả giữa hai hình ảnh gió và mây. Đây là điều trái với tự nhiên bởi gió và mây là những vật đi liền với
nhau: gió thổi mây bay. Vậy mà trong câu thơ của Hàn Mặc Tử, gió và mây lại chia lìa. Phải chăng sự chia lìa
của cảnh vật chính là sự mặc cảm buồn bã trong tâm hồn nhà thơ? Ở câu thơ thứ hai, sông Hương vốn là một
dòng sông thơ mộng của xứ Huế, dòng sông ấy bao đời nay vẫn chạy chầm chậm lặng tờ và trong cảm nhận của
Hàn Mặc Tử thì đó là dòng nước buồn thiu. Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa biến dòng sông đó
thành một sinh thể mang tâm trạng buồn bã, uể oải. Dòng sông Hương- cái dòng chảy chậm rãi, buồn bã - đã
từng được nhà thơ Thu Bồn miêu tả như sau:
Con sông dùng dằng, con sông không chảy.
Sông chảy vào lòng nên Huế rất thơ.
Còn với Hoàng Phủ Ngọc Tường thì điệu nhảy lững lờ chậm chậm ấy chính là điệu “slow tình cảm” mà sông
Hương dành cho Xứ Huế.
Dòng sông thì buồn bã, cảnh bên sông lại càng hiu hắt qua hình ảnh “hoa bắp lay”. Hoa bắp gợi sắc màu nhàn
nhạt, đơn điệu. Bông hoa đó là sự vận động nhẹ nhàng, khe khẽ qua từ “lay” - gợi cảm nhận về một thiên nhiên
buồn bã, hiu hắt, tựa như một “vũ trụ lạc điệu”, vô sắc vô hương. Từ “lay” còn gợi cho ta nhớ đến câu thơ:
Có ngô lay ở bờ sông
Bờ sông vãn gió, người không thấy về
Như vậy ở hai câu thơ đầu tác giả tả cảnh nhưng cảnh đó nhuốm đầy tâm trạng. Đó là tâm trạng buồn bã, cô
đơn, mặc cảm, chia lìa.
Đến với hai câu thơ sau, Nhà thơ không tìm thấy niềm vui ở gió, mây, sông, nước thì nhà thơ lại tìm đến
với trăng. Trăng là một hình ảnh quen thuộc trong thơ Hàn Mặc Tử ông viết rất nhiều về Trăng:
 “Ai mua trăng tôi bán trăng cho”
Hay:
 “Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi.”
Và trong câu thơ này - một câu thơ đầy ắp ánh trăng - ánh trăng làm cho cảnh vật trở nên huyền ảo, như thực
như hư. Con sông trở thành sông trăng, thuyền trở thành thuyền chở trăng, bến cũng là bến sông trăng và trong
cõi hư ảo nhà thơ đặt ra một câu hỏi đầy khắc khoải: “Có chở trăng về kịp tối nay”. Câu hỏi tu từ thể hiện sự băn
khoăn, hoài nghi, đầy lo lắng, khắc khoải của nhà thơ. Câu thơ bắt nhịp 4/3, trọng âm rơi vào từ “kịp” mang
thanh trắc, gợi cảm giác trĩu nặng trong nỗi lòng của thi sĩ. “Tối nay” là thời gian chót, thời gian đã được hạn
định, nhà thơ lo sợ rằng con thuyền chở trăng - chở hạnh phúc - chở tình yêu sẽ không kịp cập bến tối nay, sẽ
không kịp đến với mình, bởi lẽ người thanh niên trẻ tuổi bất hạnh ấy ý thức vô cùng rõ quỹ thời gian ít ỏi còn lại
của bản thân. Không chỉ thế, câu hỏi tu từ này còn thể hiện niềm hy vọng, niềm khao khát chờ đợi con thuyền
chở trăng - chở hạnh phúc-  chở tình yêu sẽ kịp về tối nay. Như vậy sự lo âu, khắc khoải, hoài nghi hay nỗi khát
vọng, khát khao, chờ đợi đều bắt nguồn từ tình yêu đời, yêu cuộc sống sâu sắc, thiết tha của Hàn Mặc Tử.
Như vậy, ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã phác họa nên bức tranh non nước hữu tình, vừa thơ mộng vừa man mác,
đượm buồn của xứ Huế. Bức tranh cảnh vật xứ Huế hiện lên trước mắt người đọc qua những hình ảnh trong
sáng, gợi cảm, vừa mang nghĩa thực, vừa mang nghĩa biểu tượng; ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm, giàu liên tưởng;
kết hợp cùng với các thủ pháp nghệ thuật như câu hỏi tu từ, điệp từ, ẩn dụ mang đậm dấu ấn của thơ tượng trưng
siêu thực. Qua hình ảnh gió mây, sông nước của vùng đất kinh đô, người đọc cảm nhận được những nỗi niềm
tâm sự của một hồn thơ vừa hoài nghi, vừa thiết tha yêu đời, yêu người.
Đặt bài thơ này vào HCST của nhà thơ, khi nhà thơ đã mang trong mình trọng bệnh, chúng ta lại càng thêm trân
quý tình yêu khắc khoải, tha thiết của một người thanh niên trẻ tuổi trong hoàn cảnh bất hạnh, éo le của cuộc
đời.

You might also like