You are on page 1of 4

Đây thôn vĩ dạ

1.Hoàn cảnh sáng tác:


Đây thôn Vĩ Dạ lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên (về
sau đổi thành Đau thương). Bài thơ lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử
dành cho người con gái xứ Huế:
. 2, Vẻ đẹp khu vườn thôn vĩ trong buổi sớm mai ( khổ 1)

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

- Bài thơ mở đầu và một câu hỏi "sao anh không về chơi thôn Vĩ?"
- Ta có cảm giác như đây là một lời trách yêu của một người con gái, trong đó ẩn dấu sự dỗi hờn
cả sự ngóng trông da diết
-Đây còn giống như một lời mời thiết tha và cũng là chính là lời giục giã trong tâm hồn tác giả.
Câu thơ dùng hai chữ “về chơi” mang sắc thân mật tự nhiên chân tình.
- Thực tế thì không có một người con gái nào đang trực tiếp đối mặt với Hàn Mặc Tử, bởi vậy có
lẽ lời trách yêu này là cất lên từ những bức ảnh những bức tâm thư, nó xôn xao, nó rạo rực
sống dậy trong lòng nhà thơ, hướng trái tim người thi sĩ về với quê hương xứ Huế thân yêu
- Ngay tiếp đó câu thơ thứ hai khiến chúng ta bất ngờ vì ngay lập tức cảnh thiên nhiên xứ Huế,
cảnh vật nơi thôn Vĩ Dạ được mở ra
- Rõ ràng câu hỏi lên thì trước mắt nhà thơ đã là không gian của thôn Vĩ Dạ đây chắc chắn là
một cuộc hành trình trong tâm thức
- Cái nắng hiện lên trong quan sát của nhà thơ, một cái nắng hiện lên trong vẻ tinh khôi, tươi
mới, chẳng phải là cái nắng rực rỡ của mùa hè cũng chẳng phải cái nắng dịu nhẹ của mùa thu
mà nó là "nắng mới lên" tức là nắng của buổi bình minh
- Câu thơ có hai từ nắng làm cho không gian như tràn ngập ánh sáng, chẳng từ ngữ miêu tả màu
sắc, nhưng ánh nắng hiện ra cứ trong trẻo và tinh khôi biết nhường nào
- Điểm nhìn của Hàn Mặc Tử dường như là từ trên cao nhìn xuống từ xa lại gần, đôi mắt của
Hàn Mặc Tử trong cuộc hành trình như xé toạc bầu trời để nhìn thấy ánh bình minh cùng ánh
nắng diệu kỳ thắp lên từ những ngọn cau cao vút, để có một cái nhìn bao quát thấy được với
màu xanh bao trùm lên khu vườn
- "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc", câu thơ là một lời cảm thán thốt lên trước vẻ đẹp của
khu vườn
- Tính từ “mướt” kết hợp với hình ảnh so sánh xanh như ngọc đã làm hiện lên vẻ đẹp tuyệt diệu
của khu vườn thôn Vĩ.
- Câu thơ không chỉ đem lại cho ta cảm nhận về thị giác mà còn gợi lên cái cảm giác như được
chạm vào những lá xanh mượt mà, đây chính là một trong những nét đặc trưng của các nhà thơ
mới chịu ảnh hưởng bởi thơ tượng trưng siêu thực Pháp khi cảm nhận vạn vật bằng nhiều giác
quan.
- Đến câu thơ thứ tư thì hình ảnh con người mới xuất hiện "Lá trúc che ngang mặt chữ điền",
làm cho cảnh vật thêm sống động. Với câu thơ này , Hàn Mạc Tử càng gợi rõ cái thần thái của
thôn Vĩ : Cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hòa với nhau trong một
vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Có người cho rằng "mặt chữ điền" chính là khuôn mặt của người con gái đã mời Hàn Mặc Tử về
chơi thôn - Nhưng cũng có người cho rằng đó chính là tác giả trong cuộc hành hương tâm
tưởng, Hàn Mặc Tử đã gặp lại chính mình với gương mặt chữ điền thời còn là chàng trai tài hoa
nổi danh trên đất Huế. Dường như nhà nhà thơ muốn quên mình trong hiện tại với căn bệnh
hiểm nghèo để đươc yêu, để được trở về quá khứ
-> trong khổ thơ này khu vườn hiện lên thật đẹp với hàng cau thẳng tắp vươn lên đón nắng
mai, là sắc xanh cây lá nõn nà đầy sức sống, là gương mặt chữ điền thấp thoáng sau lá trúc, gợi
cảm giác thân thuộc đầm ấm. Cảnh hiện lên tươi trong sắc nét, gieo vào lòng người một cảm
xúc nhẹ nhàng hân hoan.
3. Khắc họa vẻ đẹp xứ Huế và thể hiện kín đáo nỗi niềm ( khổ 2)
Sang khổ thơ thứ hai, thì cảnh dần trở lên bất định, mơ hồ được bao bọc trong ánh trăng mơ
màng, da diết, biểu hiện nỗi khắc khoải , bất an của một cõi lòng tràn đầy dự cảm về sự chia lìa.
- Hai câu đầu , nhà thơ tả thực vẻ êm đềm, nhịp điệu khoan thai của xứ Huế

“Gió theo lối gió, mây đường mây,


Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...”

Gió mây nhè nhẹ bay đi , dòng nước chảy lững lờ, cây cỏ khẽ đung đưa. Đáng chú ý là sắc thái
cảm xúc của hai câu thơ này, vì nhà thơ đã dùng biện pháp nhân hóa với cả cỏ cây, mây và dòng
sông. Sự chuyển động ngược chiều của gió làm mây tăng thêm sự trống vắng của không gian;
hay nói đúng hơn, rất ít mây và gió làm cho dòng sông lặng lẽ buồn thiu.
Không gian hình ảnh đẹp nhưng thật lạnh lẽo, phảng phất tâm trạng u buồn cô đơn của nhà
thơ.

- Câu thơ "Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay", theo lẽ thường gió thổi làm hoa bắp lay thì sóng
nước cũng phải theo đó mà gợn mà lay động, ấy thế nhưng dòng nước lại đứng im, chẳng khác
nào lứa đôi dù ở gần kề nhau nhưng lại chẳng thể đồng điệu, trong gần gũi lại có mùi gì của sự
chia phôi.
- Phải chăng đây là cảm giác của nhà thơ trong xa cách nhớ thương, và đây cũng là mặc cảm của
những con người xưa trong cuộc sống. Nỗi buồn về sự chia li, tiễn biệt đọng lại trong lòng người
phảng phất buồn và mang một nỗi niềm xao xác
- Nếu khổ thơ đầu ta cảm nhận một tình yêu sắp nảy nở tuyệt vời nhưng đến khổ thơ sau thì ta
lại gặp một cuộc tình tan nát chia phôi.
- Phải chăng, thông qua cách nói hình tượng Hàn Mặc Tử đã chua chát phủ định người mời
mình về thăm thôn Vĩ:
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?"
- Hình tượng trăng trong thơ Hàn Mặc Tử xuất hiện rất nhiều. Trăng muôn đời là biểu tượng
của hạnh phúc, đặc biệt là hạnh phúc lứa đôi. Quá khao khát hạnh phúc nên hai câu thơ của
Hàn Mặc Tử tràn ngập ánh trăng: bến trăng, sông trăng, thuyền trăng, chở trăng.
- Tác giả đã gửi gắm một tình yêu khát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng,
vào cả dòng sông trăng.
- Vầng trăng trong hai câu thơ này là vầng trăng nguyên vẹn của thi nhân trước mảnh tình yêu
chưa bị phôi pha.
- Câu hỏi làm nhịp thơ chùng xuống biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai.
--> những câu thơ của khổ hai cho thấy tâm hồn nhà thơ buồn và cô đơn nhưng vẫn chan chứa
tình yêu con người và thiên nhiên xứ Huế. Cảnh ở đây thực mà như ảo , vì dòng sông ở đây
không là sông nước nữa mà dòng sông của ánh trăng , dòng sông của mộng tưởng
. 4.Thế giới mộng ảo đầy tâm trạng ( khổ 3)

“ Mơ khách đường xa, khách đường xa,


Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà?”

- Thi sĩ buồn cho cái số phận ngắn ngủi, cho ước mơ vẫn còn dở dang, nhưng rồi người nghệ sĩ
lại tiếp tục sống trong khao khát của mình
- Hình ảnh "khách đường xa" nhấn mạnh hai lần đã nói lên phần nào nỗi trông ngóng, nhớ
thương của tác giả dành cho người thương.
- Màu áo trắng cũng là màu ánh nắng của Vĩ Dạ mà nhìn vào đó tác giả choáng ngợp, thấy ngây
ngất trước sự trong trắng, thanh khiết, cao quý của người yêu
"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh / Ai biết tình ai có đậm đà?"
- Câu thơ đã tả thực cảnh Huế - kinh thành sương khói. Trong màn sương khói đó con người
như nhoà đi và có thể tình người cũng nhoà đi
- Câu hỏi tu từ cuối cùng cất lên như một tiếng ngậm ngùi, tự vấn qua một trái tim khao khát
với tình yêu nhưng trước mắt lại có quá nhiều gian truân trở ngại
- Hai đại từ "ai" ở câu thơ này tạo nên nhiều cách hiểu: Làm sao mà biết được tình người xứ
Huế có đậm đà không, hay cũng mờ ảo , dễ chóng tan như sương khói kia . tuy vậy người xứ
Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế thắm thiết đậm đà? Dù hiểu
theo nghĩa nào câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha
thiết yêu con người và cuộc đời
- Một câu hỏi trong thơ nhưng ẩn chứa biết bao nhiêu câu hỏi đằng sau nó, càng hỏi càng thấy
"mờ nhân ảnh", càng tuyệt vọng.
- Càng tha thiết một tình yêu đậm đà Hàn Mặc Tử càng thấy sự đổ vỡ tuyệt vọng với tình yêu. Vì
thế mà cảm hứng chủ đạo của "Đây thôn Vĩ Dạ" chính là cảm hứng đau xót về một tình yêu
tuyệt vọng. Trái tim của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái này rất chân thành, tha thiết, sâu
đậm
Luận điểm nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hào quyện giữa thực và ảo
- Cảnh đẹp xứ Huế đậm nét tả thực mà lại có tầm cao sự tượng trưng.
• Giá trị nội dung :
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trí tưởng
tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương khát vọng
- Bài thơ là bức trang phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà
thơ trong mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế , đó là tấm lòng thiết tha của tác giả đối với thiên
nhiên, cuộc sống và con người.
**** Cái tôi của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm:
- Cái tôi cô đơn đang dần chìm sâu vào mặc cảm chia lìa, với cảm giác lo âu, hoài nghi của
một thân phận đầy bi kịch
- Một cái tôi thiết tha với thiên nhiên, cuộc sống và con người luôn ghi tạc trong tâm hồn
bao kỷ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ đáng yêu , đáng yêu với xứ Huế.
- Một hồn thơ độc đáo khi sáng tạo nên những vần thơ tha thiết, lắm khăn khoăn, hình
ảnh thơ đầy sáng tạo, đa nghĩa, có sự hòa quyện giữa thực và ảo

You might also like