You are on page 1of 3

C.

Khổ thơ thứ ba


“Bèo dạt về đâu………..tiếp bãi vàng”
-> Cảnh vật được tô đậm
+ Trên mặt sông những, những lớp bèo nối đuôi nhau trôi dạt -> Gợi nỗi buồn mơ
hồ, ngơ ngác như những kiếp người lưu lạc, lªnh ®ªnh trên dòng đời.
+ Thiên nhiên trở nên xa vắng hoang sơ: ven bờ những bờ xanh nối tiếp bài vàng.
+ Tín hiệu của sự giao hòa sự sống thân mật, ấm cũng cũng không có: không có đò
mà chỉ có dòng nước mênh mông, không bóng dáng 1 cây cầu gợi chút niềm thân mật.
=> Đây là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
Hình ảnh những cánh bèo trôi dạt lênh đênh. Bên cạnh nhữnh hình ảnh thuyền và
nước như cùng về cõi vô biên, hình ảnh cành củi khô lưu lạc, bập bềnh trên sóng
nước ở khổ thơ đầu, đến khổ thơ này, ấn tượng về sự chia li tan tác dược láy một
lần nữa càng gợi thêm về một nỗi buồn mênh mông. Toàn cảnh sông nước, trời
rộng tuyệt nhiên không có bóng dáng con người. “Không một chuyến đò” và cũng
không có lấy một cây cầu để có thể tạo nên sự gần gũi giữa con người với con người
; mà chỉ có thiên nhiên (bờ xanh) với thiên nhiên (bãi vàng) xa vắng, hoang vu. Vì
thế nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước cảnh trời rộng
sông dài – như nhiều người đã nhận xét – mà còn là nỗi buồn về cuộc đời, về nhân
thế.

D. Khổ thơ thứ tư


-> Nhuốm màu sắc thơ đường
-> Thiên nhiên thật tráng lệ nhưng buồn
+ Mùa thu, những đám mây trắng đùn lên trùng điệp ở phía chân trời. Ánh dương
phản chiếu lấp lánh như những núi bạc.
“Lớp lớp…………….núi bạc”
+ Trước cảnh sông nước, mây trời bao la và hùng vĩ, hiện lên 1 cánh chim bé nhỏ bay
nghiêng là cả bóng chiều sa xuống.
=> Thiên nhiên hiện lên đối lập giữa cánh chim đơn độc, b¬ v¬, nhỏ bé ®Õn téi nghiÖp
với vũ trụ bao la, hùng vĩ.
-> Tâm trạng nhân vật trữ tình: Nỗi lòng thương nhớ quê hương trở thành cảm giác
thấm thía. Niềm nhớ quê dâng trào như tiếng sóng lòng quê:
“Không khói……….nhớ nhà”
=> Từ câu thơ của Thôi Hiệu:
“Nhật mộ………….nhân sầu”
Huy Cận không cần có khói sãng, không cần có cái gợi nhớ mà lòng vẫn dợn dợn
nhớ quê -> Nỗi nhớ da diết hơn, thường trực hơn và cháy bỏng hơn.
=> §ã lµ nçi buån cña thÕ hÖ thanh niªn, trÝ thøc trong nh÷ng n¨m th¸ng mÊt n-íc,
ngét ng¹t, bÕ t¾c -> Nçi buån trong s¸ng, nçi buån tõ long yªu n-íc kÝn ®¸o cña nhµ th¬.

2. Nghệ thuật:
-Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại (sự xuất hiện của những cái tưởng
tầm thường, vô nghĩa và cảm xúc buồn mang dấu ấn cái tôi cá nhân…).
-Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu
cảm (lơ thơ, đìu hiu, chót vót,…)
3.Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm
khát khao hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương, đất nước thiết tha của tác giả.
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
I/ Tìm hiểu chung:
1.Tác giả: Hàn Mặc Tử (1912 – 1940)
- Hàn Mặc Tử là người có số phận bất hạnh.
- Ông là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào Thơ mới;
“ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên)
2- Tác phẩm:
*Hoàn cảnh sáng tác: viết năm 1938, in trong tập “Thơ điên”, được khơi nguồn cảm
hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử với Hoàng Thị Kim Cúc.
* Chủ đề:
Bài thơ là 1 bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật và con người xứ Huế. Qua đó, thể hiện 1
tình yêu quê hương đất nước thiết tha và bộc lộ một mối tình thầm lặng, sâu kín, mênh
mang, mờ ảo hư sương khói của thi nhân.
II/ Đọc - hiểu văn bản:
1-Nội dung
a.Khổ thơ 1: Cảnh ban mai thôn Vĩ và tình người tha thiết:
-Câu thơ mở đầu là 1 câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái: một câu hỏi hay lời mời mọc ân
cần tha thiết và cũng có thể là 1 lời trách móc nhẹ nhàng đầy thân mật:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nỗi nhớ thương, niềm yêu mến không kìm nén và ước muốn được về lại thôn Vĩ 1
lần.

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên; Vườn ai mướt quá xanh như ngọc; Lá trúc che ngang
mặt chữ điền.
1 loạt h/ả hiện lên khiến thôn Vĩ mang vẻ đẹp vừa rất thực, vừa như trong mơ. Ấn
tượng sâu sắc nhất là cảnh vườn Vĩ Dạ tắm trong ánh bình minh.
-Bằng NT tăng cấp, t/g muốn nhấn mạnh đến h/ả nắng: nắng mới lên là nắng ban mai,
cái nắng tinh khôi, non tơ, dịu dàng, sáng bóng và trong trẻo, lại được tắm mình trong
cây lá ướt đẫm sương đêm nên có sự phản chiếu long lanh; Thêm vào đó, hai từ nắng
trong 1 câu thơ 7 chữ đã tạo cho nắng sự chuyển động trên cây lá thể hiện cách diễn đạt
thật tinh tế!
-Còn ý thơ Vườn ai mướt quá như lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca; xanh như ngọc
là 1 so sánh thật đẹp gợi h/ả những lá cây xanh mướt, mượt mà được tắm ánh nắng rực
rỡ buổi sớm mai trở nên trong suốt và ánh lên như ngọc.
-Ở câu cuối, tác giả càng gợi rõ hơn cái thần thái của thôn Vĩ: cảnh xinh xắn, người
phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong 1 vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
Ba câu thơ gợi lên vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên thôn Vĩ trong khoảnh khắc hừng
đông. Đằng sau bức tranh phong cảnh là tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhien, con
người tha thiết, cùng niềm băn khoăn, day dứt của tác giả.
b- Khổ thơ 2: Thôn Vĩ và niềm đau cô lẻ, chia lìa:
-Màu sắc hư ảo trùm lên toàn cảnh. Vĩ Dạ vừa mới hừng đông, thoắt 1 cái đã là 1 Vĩ Dạ
huyền ảo trong đêm trăng:

Gíó theo lối gió/ mây đường mây


Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay.
1 loạt những h/ả nối tiếp cùng lối điệp từ gió- mây với 2 chữ buồn thiu đặt giữa câu
thơ chứa đựng nỗi buồn bâng khuâng, man mác, một nỗi buồn thật khó tả, khó gọi tên,
cứ tan ra, loang ra như tác động sâu thẳm tới tâm linh người đọc và đọng lại rưng rưng
trong cõi hồn thi nhân.
Hai câu thơ bao quát toàn cảnh với hình ảnh gió mây chia lìa đôi ngả, gợi nỗi
buồn hiu hắt.

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó


Có chở trăng về kịp tối nay?
Hi vọng vẫn còn nhưng hoài nghi đã lấn át hi vọng. Câu hỏi tu từ vang lên 1 chữ kịp
đầy khắc khoải, lo âu. Mới biết trong nỗi đau, trong sự bất lực của mối tình vô vọng vẫn
là 1 tấm lòng tha thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người!
Hai câu thơ sau tả cảnh dòng sông trong đêm trăng lung linh, huyền ảo vừa thực
vừa mộng,Đằng sau cảnh là tâm trạng vừa đau đớn, khắc khoải vừa khao khát cháy
bỏng của nhà thơ.

c-Khổ thơ 3: Nỗi niềm thôn Vĩ:


Mơ khách đường xa, khách đường xa; Áo em trắng quá nhìn không ra.
Điệp ngữ khách đường xa nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà
thơ với chính mình: Trước lời mời của cô gái thôn Vĩ (ở đầu bài thơ), có lẽ nhà thơ chỉ
là người khách quá xa xôi, hơn thế chỉ là người khách trong mơ mà thôi.
Nói đến vẻ đẹp của cô gái Huế nhà thơ lại lùi ra xa, giữa nhà thơ với cô gái là một
khoảng cách mịt mờ sương khói. Vì thế mới có câu thơ cuối cùng:
Ai biết tình ai có đậm đà ?
T/g đã sử dụng rất tài tình đại từ phiếm chỉ ai mang chút hoài nghi mà lại chan
chứa niềm thiết tha với con người, cuộc đời.
2. Nghệ thuật:
- Trí tưởng tượng phong phú.
- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa; thử pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.
3/ Ý nghĩa văn bản:
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc
của nhà thơ.

You might also like