You are on page 1of 3

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

(Hàn Mặc Tử)


I.KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM:
-Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) là một cuộc đời đau thương, bất hạnh: cha mất sớm,
mắc bệnh phong, tình yêu trắc trở, mất khi 28 tuổi.
Nhà thơ lạ nhất trong phong trào Thơ mới. Sức sáng tạo mãnh liệt “Ngôi sao chổi
trên bầu trời thơ Việt Nam”(Chế́ Lan Viên). Hàn Mặc Tử để lại sự nghiệp thơ với
diện mạo phức tạp đầy bí ẩn và có một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời
trần thế. Thơ ông Có hai cung bậc Vừa đau đớn, quằn quại, vừa trong sáng, thiết
tha yêu mến cuộc đời .
- “Đây thôn Vĩ Dạ” được rút từ tập Thơ điên (1938). Bài thơ được gợi cảm hứng từ
mối tình thầm kín của thi sĩ với người con gái vốn quê Vĩ Dạ. Bài thơ tiêu biểu cho
cảm hứng thơ trong sáng của Hàn Mặc Tử. Đúng như tác giả Nguyễn Trọng Hoàn
đã nhận xét “Bên cạnh những vần thơ điên, thơ say, thơ siêu thực với một thế giới
đầy ma quái là một giọng thơ trữ tình đằm thắm. Tất cả thể hiện một tình yêu đời
tha thiết, khao khát tình người đến cháy bỏng”.
II. ĐỌC HIỂU
1. Khổ 1: *Câu thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?”
-Hình thức câu hỏi tu từ ; nhiều thanh bằng gợi âm hưởng nhẹ nhàng, bâng khuâng,
da diết.
-Câu thơ đa thanh:
+ Vừa như lời trách móc nhẹ nhàng của người con gái thôn Vĩ; lời mời mọc về
thăm của người xứ Huế.
+ Lời tự vấn của Hàn Mặc Tử : tự hỏi mình, cũng là ước ao thầm kín của nhà thơ
chứa đựng niềm xót xa day dứt, nuối tiếc; phải chăng cũng là mặc cảm bởi căn
bệnh hiểm nghèo.
=>Câu thơ đa thanh nhưng chiều sâu là tiếng lòng của Hàn Mặc Tử , là ước ao
thầm kín, là niềm khát khao được trở về thôn Vĩ, được thăm lại cảnh cũ, người xưa.
Ba câu thơ tiếp….
-Thiên nhiên Vĩ Dạ buổi sớm mai:
+ Ấn tượng bởi “Nắng mới lên” là tia nắng đầu tiên trong trẻo, tinh khiết của ánh
bình minh; đặc biệt là “Nắng hàng cau”- một khái niệm mới, rất riêng của Hàn Mặc
Tử. Trước hết nhà thơ đem đến nhận thức Cau là cây cao nhất trong vườn nên sớm
đón được những tia nắng đầu tiên. Để từ đó nâng lên thành cảm nhận thấy nét đặc
sắc chỉ riêng có nơi vườn cây Vĩ dạ Cau như cây thước của thiên nhiên được dựng
sẵn trong vườn để đo mực nắng.
+ Phép So sánh “xanh như ngọc” kết hợp với từ chỉ giác quan xúc giác “mướt quá”,
them đại từ “ai” phiếm chỉ đã cho ta cảm nhận vườn cây Vĩ Dạ tươi tốt, xanh mỡ
màng, tràn trề nhựa sống.
=>Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức
sống.
-Hình ảnh con người thôn Vĩ:
+ “Ai”, đại từ phiếm chỉ, không xác định, nhưng đã hàm ý chỉ con người.
+Con người Vĩ Dạ nổi bật bởi khuôn “Mặt chữ điền” - khuôn mặt đẹp, phúc hậu.
Mà lại thấp thoáng trong vòm cây lá “Lá trúc che ngang” thì gợi vẻ đẹp kín đáo,
dịu dàng.
→ hình ảnh thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hoá, tức là chỉ gợi chứ không
tả. Chính vì lẽ đó đã tạo cái duyên thầm kín của con người Vĩ Dạ….
Tóm lại, Thiên nhiên Vĩ Dạ đẹp gợi cảm, đầy sức sống. Con người Vĩ Dạ phúc hậu,
dịu dàng. Từ đó hé mở niềm ao ước, khao khát muốn trở về chốn xưa của nhà thơ.
2. Khổ 2:
-Hai câu đầu: Cảnh sông nước (không gian dòng sông Hương)
+ Biện pháp nhân hoá để diễn tả tâm trạng “Dòng nước - buồn thiu”: Dòng sông
như bất động, không muốn trôi chảy, như không còn sự sống.
+ điệp từ “gió, mây” kết hợp phép tương phản diễn tả cái ngược “đường” của gió,
của mây gợi sự chia li đôi ngả; khắc sâu nỗi đau thân phận.
+ động từ “lay” trong “Hoa bắp lay” gợi sự lay động rất nhẹ như hòa nhịp với dòng
nước càng khắc sâu cái hiu hắt.
→ Cảnh vật bị chi phối bởi cái buồn của lòng người.
Như vậy, Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa…Thiên nhiên ẩn giấu
nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc mong manh.
-Hai câu đầu: Cảnh sông nước (không gian dòng sông Hương)
+ Biện pháp nhân hoá để diễn tả tâm trạng “Dòng nước - buồn thiu”: Dòng sông
như bất động, không muốn trôi chảy, như không còn sự sống.
+ điệp từ “gió, mây” kết hợp phép tương phản diễn tả cái ngược “đường” của gió,
của mây gợi sự chia li đôi ngả; khắc sâu nỗi đau thân phận.
+ động từ “lay” trong “Hoa bắp lay” gợi sự lay động rất nhẹ như hòa nhịp với dòng
nước càng khắc sâu cái hiu hắt.
→ Cảnh vật bị chi phối bởi cái buồn của lòng người.
Như vậy, Bức tranh thiên nhiên ảm đạm, nhuốm màu chia lìa…Thiên nhiên ẩn giấu
nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc mong manh.
3. Khổ 3:
- Ý thơ có sự thay đổi: có hình bóng con người - “khách đường xa” và “em”.
+ Cách dùng từ “Mơ” – Không có thực, chỉ có trong tưởng tượng….
+ “khách đường xa” điệp lại 2 lần – nhấn mạnh khoảng cách xa xôi, sự cách trở: Có
lẽ đó là khoảng cách địa lí giữa Quy Nhơn và Vĩ Dạ. Hay đó còn là khoảng cách
trong lòng người ???
+ “áo em trắng quá” và “ở đây sương khói mờ nhân ảnh” – gợi không gian sống
của con người xứ Huế. Xứ Huế mộng mơ, sương khói và ấn tượng một thời bởi nữ
sinh Đồng Khánh áo dài trắng mỗi lúc tan trường…
-Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của tình yêu
và hạnh phúc: “Ai biết tình ai có đậm đà?”
+ Điệp từ “ai” - đại từ phiếm chỉ, có nhiều cách hiểu: Là thi sĩ; là người xứ Huế; là
em…
+Câu hỏi tu từ kết hợp điệp từ “ai” càng làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng của
một tâm hồn tha thiết yêu thương. Cũng hé mở cho ta cảm nhận sự xót xa của tình
yêu thầm kín chưa kịp nói….
III.TỔNG KẾT
1. Nội dung :
+ Bức tranh phong cảnh thiên nhiên, con người, tình người xứ Huế.
+ Nỗi buồn sâu kín trong dự cảm hạnh phúc chia xa và lòng thiết tha với cuộc đời
của nhà thơ.
2. Nghệ thuật:
+ Hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, gợi hình.
+ Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa
+ Các biện pháp nghệ thuật: câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa được sử dụng hiệu quả.

You might also like