You are on page 1of 5

A/ Kiến thức cơ bản:

I - Tác giả:
1) Vị trí:
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) có vị trí đặc biệt trong nền thơ lãng mạn VN 1930 - 1945.
- Nhà thơ Chế Lan Viên đã viết khi HMT qua đời: “Nếu thơ Mới để lại cái gì cho hậu thế thì đó chỉ có thể
là Hàn Mặc Tử”. Vào những năm 40 của thế kỉ XX, giữa lúc Chế Lan Viên khẳng định như thế thì người đời
lại có sự đánh giá trái ngược nhau về HMT: Ngay trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” (Hoài Thanh - Hoài Chân),
HMT cũng chưa có một vị trí danh dự. Sau CMT8 năm 1945, tên tuổi HMT cũng gần như vắng bóng chỉ khoảng
20 năm trở lại đây, HMT mới sống lại trong sự ngưỡng mộ, tôn vinh của độc giả và một lần nữa chúng ta có
thể khẳng định lời nhận xét của Chế Lan Viên mấy chục năm trước là đúng đắn.
→ Như vậy, HMT là một hiện tượng thơ gây nhiều tranh cãi trong cả một thế kỉ nhưng ông đã khẳng định
được giá trị thơ của mình.
2) Phong cách nghệ thuật thơ:
a. Một số yếu tố cuộc đời và con người HMT ảnh hưởng đến phong cách nghệ thuật thơ ông:
HMT là một cuộc đời đầy tài năng nhưng bất hạnh.
- HMT (1912 - 1940) → cuộc đời đoản mệnh.
- Tên thật là Nguyễn Trọng Trí. Bút danh: Hàn Mặc Tử hoặc Hàn Mạc Tử.
- Quê ở: Đồng Hới,Quảng Bình.
- Sống trong một gia đình viên chức nghèo theo đạo Thiên chúa.
- Bản thân: Cuộc đời đầy tài năng nhưng bất hạnh.
b. Đặc điểm phong cách HMT:
- Thơ HMT luôn tồn tại hai thế giới đó là thế giới “trong này” và thế giới “ngoài kia”. TG trong này là TG
của bóng tối, bệnh tật, của những đau buồn, bất hạnh. Trong khi đó đối lập với TG “trong này” là TG “ngoài
kia” lấp lánh ánh sáng và tràn đầy sự sống, niềm vui. TG “trong này” đc khái quát qua hình ảnh hồn và TG
“ngoài kia” đc hình dung qua hình ảnh trăng. HMT luôn từ TG “trong này” hướng ra TG “ngoài kia”. Vì thế,
HMT từng viết:
“Xuân ở ngoài kia đã thắm chưa?
Trời ở trong đây chẳng có mùa,
Chẳng có niềm trăng và ý nhạc,
Có người cung nữ nhớ thương vua”
→ Chính vì vậy trong thơ Hàn luôn xuất hiện hệ thống hình ảnh đối lập: Nếu TG ngoài kia đẹp bao nhiêu với
hình ảnh trăng, hương hoa, hạnh phúc thì TG trong này là hồn, là máu, là nước mắt, yêu ma, là tăm tối, đau
thương.
- Thơ HMT chịu ảnh hưởng của thơ truyền thống phương Đông và trường thơ tượng trưng, siêu thực phương
Tây → Vì vậy có rất nhiều hình ảnh thơ đa nghĩa mang tính cách điệu phảng phất màu sắc liêu trai.
- Lối thơ “đầu Ngô mình Sở” (HMT thường không chú ý đến liên kết bề ngoài của câu chữ mà chỉ chú ý đến
mạch cảm xúc bên trong cho nên các khổ thơ thường rời rạc, mới đọc tưởng không ăn nhập vào nhau nhưng
thực chất nội dung lại hết sức chặt chẽ).
II - Tác phẩm:
1) Xuất xứ:
- Năm 1938, đưa vào tập “Đau thương” (Thơ Điên).
- Đặc trưng của tập thơ: “điên” ở đây không phải là trạng thái bệnh thần kinh mà là trạng thái tinh thần
sáng tạo miên man, mãnh liệt, mang quan điểm thẩm mĩ của HMT với những đặc trưng cơ bản sau:
+ Cảm xúc chính của tập là đau thương.
+ Nhân vật trữ tình tự phân thân thành nhiều nhân vật khác.
+ Xuất hiện nhiều hình ảnh kì dị.
+ Mạch thơ đứt nối đầy bất ngờ.
+ Từ ngữ đặc tả, giàu tính biểu tượng.
→ Đây là bài thơ tiêu cho lối thơ điên của HMT.
2) Chủ đề:
- Thông qua nỗi nhớ xứ Huế và con người Huế bài thơ bộc lộ niềm say mê cuộc sống, tình yêu đến đau dớn
khi tác giả hướng về cuộc đời trần thế.
3) Bố cục: 3 phần:
- Khổ 1: Nỗi nhớ của nhà thơ về cảnh vườn tượng thôn Vĩ.
- Khổ 2: Nỗi nhớ trước cảnh sông nước buồn chia ly.
- Khổ 3: Tâm sự về 1 mối tình.
B/ Luyện đề:
Đề 1: Cảm nhận của anh/chị về một đoạn trong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mạc Tử.
Đề 2: Cảm nhận của anh/chị về 3 câu hỏi trong 3 khổ của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Đề 3: Có ý kiến cho rằng: “Bài thơ là 1 sự hoài nghi trước cuộc đời”. Ý kiến khác lại khẳng định: “Tác gỉả
thể hiện tình yêu tha thiết đối với vẻ đẹp của một miền quê đất nước.” Anh/chị có tán thành với các ý kiến
trên không? Vì sao?

ĐỀ 1
I - Mở bài:
- MB gián tiếp dẫn từ: Tràng Giang - Huy Cận, Sóng - Xuân Quỳnh, Vội vàng - Xuân Diệu, Mùa xuân chín -
Hàn Mặc Tử,…
II - Thân bài:
1) Giới thiệu chung:
- Tác giả: 2 ý:
+ Vị trí của tác giả trong nền VH.
+ Phong cách nghệ thuật của tác giả (chỉ nêu PCNT của các tác giả hiện đại).
- Tác phẩm: 3 ý:
+ Vị trí của tác phẩm trong nền VH.
+ Hoàn cảnh sáng tác/Xuất xứ.
+ Chủ đề của tác phẩm.
- Đoạn thơ cần phân tích: 2 ý:
+ Vị trí của đoạn trong bài.
+ Nêu đại ý của đoạn.
→ Chú ý:
+ Nếu đề yêu cầu phân tích phần đầu của tác phẩm thì sau khi phân thích xong phần đó cần phải nêu
ngắn gọn nội dung chính các phần còn lại (2-5 câu) ở cuối của thân bài, liền trước bước đánh giá chung.
+ Nếu đề yêu cầu phân tích đoạn sau của tác phẩm thì ngay trong ý giới thiệu về đoạn thơ cần phân tích
(thuộc bước giới thiệu chung) người viết phải nêu đại ý của đoạn đầu của tác phẩm sau đó mới đi vào phân
tích các đoạn mà đề yêu cầu.
VD:
- HMT là cây bút tiêu biểu cho trường thơ loạn Bình Định, dù vậy 30 năm sau khi giã biệt cõi đời tên tuổi
ông vẫn gần như vắng bóng. Tên tuổi ấy dường như chỉ sống lại trong sự ngưỡng mộ, tôn vinh của độc giả
trong khoảng 20 năm trở lại đây. HMT là một hiện tượng thơ làm hao tổn nhiều giấy mực của giới phê bình
nhưng cho đến nay, với phong cách thơ kì lạ, HMT đã có một vị trí xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt
Nam.
- Trong những vần thơ đặc sắc của HMT, bài “Đây thôn Vĩ Dạ” đã trở thành ấn tượng khó phai mờ trong
lòng người đọc. Bài thơ được đưa vào tập “Đau thương” hay còn gọi là “Thơ điên” năm 1938 đã thể hiện
tình yêu đời đến đau đớn, lòng ham sống mãnh liệt của HMT.
- Điều đó được bộc lỗ rõ nét trong … của bài thơ → nêu đại ý đoạn thơ.
2) Cảm nhận về 1 đoạn trong bài thơ:
a. Khổ thơ đầu:
- Khổ thơ đầu vẫn được xem nhưu mộ bức tranh tưoi tắn trong trẻo vô cùng về thôn Vĩ Dạ xứ Huế:
+ Mở đầu khổ thơ là một câu hỏi mà chủ thể câu hỏi ấy có thể là người con gái thôn Vĩ, cũng có thể là
người dân thôn Vĩ tự hào về miền quê của mình, cũng có thể là chính anh - HMT. Nếu là câu hỏi của cô gái
thôn Vĩ thì đó vừa là lời mời, vừa có ý trách cứ nhẹ nhàng: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Nếu là lời của
người dân ở thôn Vĩ thì gửi gắm trong đó là niềm tự hào về miền quê của họ. Còn nếu là lời của chính nhà
thơ thì đó là nỗi niềm khắc khoải tiếc nuối và đầy dự cảm về bệnh tật. Cho dù hiểu theo cách nào thì hàm
ý câu hỏi vẫn là lời tự bộc bạch của nhân vật trữ tình - một con người dù đau đớn nhưng vẫn đang hi vọng
có thể mở ra, hướng tới TG đẹp vô cùng ở ngoài kia. Câu hỏi thực chất là một cái cớ để trí tưởng tượng
của HMT hướng tới TG ngoài kia. HMT sử dụng ngữ “không về” như để bộc bạch niềm thiết tha, mong ước
gắn bó cũng như sự dự cảm về việc mình không thể trở lại mảnh đất mà mình nhớ thương.
+ Đặc biệt, câu thơ đó có bảy tiếng thì tới sáu tiếng dùng thanh bằng liên tiếp làm nổi bật nỗi lòng bâng
khuâng xao xuyến đầy hi vọng.
- Trong tâm trạng ấy, HMT hình dung ra một TG thôn Vĩ ngoài kia bừng sáng lên với hình ảnh “nắng hàng
cau nắng mới lên”:
+ Trước hết, đây là chi tiết tả thực gợi hình ảnh thôn Vĩ Dạ trù phú, quen thuộc.
+ Điệp từ “nắng” gợi hình ảnh nắng lan toả khắp nơi, “nắng mới” là ánh nắng tinh khôi, tươi mới. Cách dùng
từ tả hình ảnh “nắng” đã khiến ta hình dung những tia nắng sớm đầu tiên đang đậu trên tàu lá cau còn đẫm
sương đêm, những thân cau cao thẳng kia là thước đo chiều cao của nắng. Cả câu thơ phác hoạ nên vẻ đẹp
tươi sáng của hàng cau nơi đây. Không vô cớ mà nhà thơ ấn tượng về hình ảnh hàng cau Vĩ Dạ vì cau Vĩ Dạ
là niềm tự hào của xứ Huế và đây cũng là hình ảnh mở rộng trường liên tưởng cho người đọc về mối tình
thắm thiết.
+ Đến hai câu thơ tiếp, nhà thơ lại tả thôn vĩ dạ trong sắc lá tuyệt đẹp:
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
● Mở đầu câu thơ là từ để hỏi “vườn ai”, đại từ “ai” mang đậm phong vị dân gian gợi ta nhớ đến câu dân
ca Huế:
“Chiều chiều trên bến Văn Lâu
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai mong…”
Vì thế, đại từ “ai” khiến câu thơ mang màu sắc phương Đông; vậy thì vườn ai ở đây có thể hiểu là những khu
vườn của người dân thôn Vĩ, cũng có thể là khu vườn của người con gái mà nhà thơ đang khát khao được hội
ngộ. Phải chăng, nhờ đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo chăm sóc thì khu vườn ấy mới có thể “xanh như ngọc”.
● Biện pháp tu từ so sánh “xanh như ngọc” đã làm nổi bật sắc xanh quý giá, huyền diệu, vừa có độ xanh,
độ sáng, độ bóng bởi những tia nắng ban mai chiếu rọi qua tán lá xanh còn đẫm sương đêm.
● Đặc biệt, NT đảo ngữ đưa tính từ “mướt quá” lên trước từ “xanh” và hai chữ “mướt quá” laị mang thanh
trắc đã khiến cho giọng đọc vút hẳn lên giữa các thanh bằng. Tất cả đã khiến người đọc hình dung sắc
xanh tươi sáng mơn mởn của vườn cây thôn Vĩ buổi bình minh. Ánh mắt nhà thơ như đang đắm say, ve vuốt
vườn cây xanh mát ấy. Đảo ngữ đã gợi cảm giác về độ mát lạnh mơn mởn, tươi non của vườn cây đã đến với
nhà thơ sớm hơn cả màu xanh kia. Như vậy, chỉ trong một câu thơ, HMT đã diễn tả hết được vẻ đẹp xum
xuê tươi tốt, mát mẻ, trong lành vô cùng của thôn Vĩ Dạ. Điều đó bộc lộ tình yêu tha thiết mà nhà thơ dành
cho thôn Vĩ.
● Giữa không gian “mướt quá xanh như ngọc ấy” ta bắt gặp hình ảnh: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.
Nổi bật trong câu thơ là hình ảnh “lá trúc” và “chữ điền”; “lá trúc” vốn thanh mảnh còn “chữ điền” lại gợi
vẻ đẹp đầy đặn phúc hậu. Trong quan niệm phương Đông thì khuôn mặt chữ điền là vẻ đẹp nghiêng về tinh
thần, phẩm chất cho nên ca dao miền Trung có câu:
“Mặt em vuông tựa chữ điền
Da em thì trắng, áo đen mặc ngoài
Lòng em có đất có trời
Có câu nhân nghĩa, có lời thuỷ chung”
NT đối lập đặt “lá trúc” bên khuôn mặt “chữ điền” đã giúp nhà thơ diễn tả được sự hài hoà kì lạ giữa cảnh
và người Vĩ Dạ, cảnh xinh xắn, người phúc hậu.
→ Với nhan đề “Đây thôn Vĩ Dạ” khổ đầu bài thơ đã phác hoạ hình ảnh một thôn Vĩ tươi đẹp, mĩ lệ mà đằng
sau cảnh ấy là tâm hồn nhà thơ tràn đầy cảm xúc đắm say, khát khao được sống với thôn Vĩ bằng cả tâm
hồn mình. Tuy nhiên, thấp thoáng đâu đó trong khổ thơ là dự cảm của nhà thơ về bệnh tật khiến nhà thơ
không về chơi thôn Vĩ được.
b) Khổ thơ thứ 2:
Thoạt đầu người đọc tưởng như khổ thơ thứ hai không có liên hệ gì với khổ thơ thứ nhất bởi khổ thơ thư nhất
diễn tả kí ức của nhà thơ về thôn Vĩ Dạ, còn khổ thứ hai lại là nỗi nhớ về một dòng sông và bờ bãi bên sông
nhưng thực chất hai khổ thơ có liên hệ rất chặt chẽ. Mối liên hệ ấy trước hết thể hiện ở những hình ảnh thơ.
Đó là một dòng nước, bến sông trăng, con thuyền chở trăng. Những chi tiết ấy gợi cho người đọc nhớ đến
dòng sông Hương - con sông duy nhất chảy qua Huế, chảy qua thôn Vĩ Dạ. Khi đọc khổ thơ, ta bắt gặp HMT
với cái tôi mang nỗi buồn vì chia lìa xa cách, vì dự cảm rằng mình không thể trở về thôn Vĩ. Một đặc điểm
của thơ HMT là thường không quan tâm đến sự liên kết bề ngoài, trên bề mặt ngôn từ mà chỉ chú ý đến cảm
xúc bên trong mà thôi. Vì vậy khi đọc thơ ông, chúng ta luôn thấy thi sĩ dào dạt đắm đuối rồi lại thoắt
chuyển sang nỗi buồn ám ảnh vì sự chia lìa, HMT luôn cảm giác những gì mình yêu quý sẽ không bao giờ
thuộc về mình. Do đó, khi vui HMT luôn nghĩ đến nỗi buồn; khi buồn, tuyệt vọng thì lại chính là lúc nhà thơ
le lói hi vọng. Và điều đó được thể hiện rất rõ trong khổ thơ thứ hai:
- Câu thơ đầu:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Ở câu đầu, ta thấy sự hiện diện của “gió” và “mây”. Theo quy luật tự nhiên, gió thổi chiều nào, mây bay
theo chiều ấy và gió mây vốn là biểu tượng của sự quấn quýt, giao hoà. Thế nhưng ở đây có một nghịch lí,
gió nhưng đóng khung trong gió, mây thu mình vào trong mây. Nghệ thuật nhân hoá “gió”, “mây” kết hợp
với những từ “theo lối”, “đường” đã gợi tả “gió”, “mây” mỗi người mỗi ngả. Điệp từ “gió”, “mây” đứng đầu
hai vế như diễn tả sự thu mình của mây, gió. Câu thơ ngắt nhịp 4/3 chia làm hai vế lại diễn tả sự chia lìa.
→ Rõ ràng, câu thơ thể hiện một sự phi lí, trái với quy luật tự nhiên nhưng nó lại gợi liên tưởng tới câu ca
dao:
“Anh đi đường anh, tôi đường tôi
Tình nghĩa đôi ta có thể thôi.”
→ Vì vậy cảnh đã trở nên ảo, giúp người đọc hiểu phần nào vì sao anh không về chơi thôn Vĩ. Chính vì ám
ảnh sự chia lìa cho nên câu thơ thứ hai đã miêu tả hình ảnh dòng nước và hoa bắp:
- Câu thứ hai:
“Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Trước hết, dòng nước đã được nhân hoá, mang cảm xúc buồn “dòng nước buồn thiu”. Thực ra, đây là sự liên
tưởng từ dòng sông Hương như lặng lờ đứng yên, không trôi chảy. Câu thơ bảy tiếng mà có tới năm thanh
bằng khiến cho giọng đọc giàn trải, đều đều gợi hình ảnh dòng sông buồn mênh mang. Hoá ra, trong cái
ảo có cái thực bởi sông Hương là dòng sông kì lạ; nó phẳng lặng như gương, lặng lẽ trôi qua Huế, ra cửa
Thuận để đổ về với biển. Trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã
cảm nhận sông Hương “đi chậm, thực chậm, cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Thậm chí, nhà thơ Thu
Bồn còn phải thốt lên khi nghĩ về sông Hương:
“Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu”
Nhưng độ ảo lại vẫn nguyên vẹn nhờ hình ảnh “dòng nước buồn thiu”, phải chăng dòng nước ấy đang đắm
mình vào nỗi cô đơn khi phải chia xa bờ bãi vĩnh viễn. Hình ảnh “hoa bắp lay” gợi liên tưởng tới khung cảnh
chia lìa, nước ra đi để lại bờ bãi. Phải chăng, “dòng nước buồn thiu ấy mang chính cái tôi của HMT, cái tôi
chứa chan hi vọng được về thôn Vĩ, được gắn bó với tình yêu thì lúc này, cái tôi ấy trở về với thực tại phũ
phàng vì linh cảm một sự phân li đang đến. Bởi vậy, cái tôi ấy đắm chìm trong một nỗi buồn mênh mang.
- Tuy nhiên, ngay trong phút giây thất vọng, HMT lại tìm thấy 1 cái gì có thể bù đắp được cho sự vắng vẻ,
cô đơn. Vì vậy, câu thơ ba và bốn lại thể hiện cái tôi HMT cháy lên hi vọng:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay ?”
→ Hai câu thơ thể hiện sự hình dung của nhà thơ về đêm trăng trên sông Hương đẹp hữu tình.
+ Hình ảnh “trăng”, “bến sông trăng” và “con thuyền chở trăng” là những hình ảnh đẹp của bức tranh thơ
mộng ó Trong kí ức HMT, tất cả cảnh vật thuộc về Huế đều tuyệt đẹp. → Phải chăng, bức tranh thơ bộc lộ
tình yêu thiên nhiên đất nước, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ. Mà hình ảnh còn là những ẩn dụ tượng
trưng cho hạnh phúc và tình yêu. Hình ảnh “trăng”, “bến sông trăng”, “thuyền chở trăng” mang đậm phong
vị cao dao dân ca. Tuy nhiên, trong thơ HMT thì những hình ảnh này lại có cách diễn đạt lạ. Trước hết, “bến
sông trăng” thường được hình dung là bến đỗ của tình yêu, là nơi con thuyền cập bờ hạnh phúc. Hình ảnh
con thuyền chở trăng là con thuyền chở hạnh phúc. Hai câu thơ là câu hỏi với nhịp nhanh, gấp gáp diễn tả
sự hối hả của cái tôi HMT; cái tôi ấy đang mong đợi hạnh phúc đến với mình.
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” trong ngữ “thuyền ai” chỉ sự xa xôi, mơ hồ, không xác định. Phải chăng, nhà thơ
đang mong đợi hạnh phúc nhưng lo âu, không biết ai sẽ là người đem hạnh phúc đến cho mình. Phải chăng,
con thuyền ai đang đậu ở bến bờ hạnh phúc xa kia liệu có kịp mang hạnh phúc về cho nhà thơ trong hiện
tại với những tháng ngày ngắn ngủi còn lại hay không. Nhà thơ dùng khái niệm “tối nay” là để chỉ hiện tại
mà thời gian còn rất ít ỏi; cách dùng từ “kịp” trong ngữ “kịp tối nay” đã diễn tả nỗi ám ảnh của nhà thơ
trước bước đi của thời gian. Câu thơ làm nổi bật tâm trạng phấp phỏng lo âu vì nhà thơ vừa mong đợi lại
vừa hoài nghi ó Cái tôi của HMT vừa cháy lên hi vọng vì khát khao hạnh phúc bao nhiêu thì lại càng thấy
tuyệt vọng vì nhận ra hạnh phúc không bao giờ thuộc về mình, mình chỉ luôn là người lỡ làng mà thôi.
c) Khổ thơ cuối:
Ngay giữa lúc nhà thơ thấy tuyệt vọng thì khổ thơ thứ ba lại được bắt đầu trong sự mong đợi mới:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa,
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
Ai biết tình ai có đậm đà ?”
- Mở đầu khổ ba là điệp ngữ “khách đường xa” cùng với nhịp thơ gấp gáp ngắt nhịp 1/3/3 giúp ta cảm nhận
đuọc khi vọng gặp gỡ đang trào dâng trong lòng nhân vật trữ tình. Niềm hi vọng mãnh liệt đến mức như
đang hối thúc, giục giã đến vội vàng cho dù đó chỉ là khao khát trong giấc mơ, từ “mơ” ở đầu câu đã nói
lên điều đó. Dù mơ như vậy nhưng HMT lại gọi người mình yêu là “khách” chứng tỏ giữa hai người là cả một
sự cách xa trong tâm tưởng. Điệp ngữ “khách đường xa” còn nhấn mạnh khoảng cách không gì san lấp được
giữa hai người. Rõ ràng, “đường xa” ở đây không phải chỉ là sự cách trở về không gian địa lí mà nó chính là
khoảng cách tâm lí giữa người mơ và người được mơ, đó là khoảng cách giữa mộng và thực. Mộng ở đây
chính là niềm hi vọng được đón nhận tình yêu của HMT với thực tế, những trở ngại hai người không thể đến
với nhau được. Bơie vậy, niềm hi vọng vừa trào dâng đã đột ngột vụt tắt ở câu thơ đầu.
- Hai câu thơ tiếp là sự lí giải nguyên nhân có sự thất vọng ấy, đồng thời tô đậm hơn khoảng cách giữa hai
người:
“Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh,
+ Trong câu thứ hai xuất hiện hình ảnh người con gái mà nhà thơ gọi là “em”. Cô gái ấy mang tấm áo trắng
mà nhà thơ nhìn không ra. Câu thơ: “Áo em trắng quá nhìn không ra” có nhiều cách cảm nhận. Có ý kiến
cho rằng trong mơ, cái sắc áo trắng làm cho không gian thêm huyền ảo làm nhà thơ không nhìn rõ được;
có người lại hiểu thiếu nữ là nữ sinh ở Huế, thường mặc áo dài trắng và Huế là xứ sở có nhiều sương khói
cho nên áo trắng nhạt nhoà không dễ nhìn ra. Nhưng có lẽ nên hiểu “em” xuất hiện trong tà áo trắng giữa
một thế giới tràn ngập ánh sáng, rực rỡ hào quang cho nên nhà thơ nhìn không ra. TG em đang đứng là TG
ngoài kia đầy ánh nắng, đẹp tươi còn TG mà HMT đang sống chính là TG trong này, từ trong này nhà thơ
hướng ra ngoài kia với niềm mơ ước.
+ Đặc biệt, hai từ “trắng quá” cho thấy sự trắng trong, tinh khiết của người con gái và bộc lộ được niềm
đắm say của nhà thơ trước vẻ đẹp thanh cao của cô gái mình yêu. Tuy nhiên, tất cả đã khiến hình ảnh cô
gái càng trở nên xa vời hơn.
+ Và câu thơ kế tiếp như lời lí giải vì sao nhà thơ nhìn không ra, bởi nhà thơ đang ở TG trong này cho nên
TG ấy đầy khói sương làm nhoà cả bóng người. Câu thơ chợt gợi tới ý thơ của Nguyễn Gia Thiều trong “Cung
oán ngâm khúc”: “Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm”. Điều này có nghĩa TG của HMT là TG của bệnh tật,
của bóng tối, đối lập với TG “trắng quá” ngoài kia. Bởi vậy, ta hiểu vì sao cái tôi của HMT lại chua chát
như thế với mình và với người mình yêu. Câu thơ hai và ba đã mở ra hai thế giới khác nhau trong thơ HMT
và HMT luôn có khát vọng mãnh liệt từ thế giới trong này hướng ra TG ngoài kia. Đã có lần nhà thơ viết:
“Xuân ở ngoài kia đã thắm chưa?
Trời ở trong đây chẳng có mùa,
Chẳng có niềm trăng và ý nhạc,
Có người cung nữ nhớ thương vua”
Đây là những vần thơ ám ảnh về sự cô đơn, tuyệt vọng của HMT.
- Bài thơ khép lại bằng câu: “Ai biết tình ai có đậm đà ?”
+ Đại từ phiếm chỉ “ai” đa nghĩa:
● Nếu “ai” trong ngữ “ai biết” là chỉ HMT còn “ai” trong ngữ “tình ai là chỉ Hoàng Cúc thì câu thơ là câu
hỏi tu từ thể hiện nỗi băn khoăn, trăn trở : HMT không biết Hoàng Cúc có tình cảm đậm đà với mình không.
● Nếu hiểu “ai” trong ngữ “ai biết” vần là HMT còn “ai” trong ngữ “tình ai” là người đời nói chung thì câu
hỏi tu từ ấy mang nỗi buồn của HMT vì không biết tình đời, tình người có đậm đà với mình hay không.
→ Dù hiểu theo cách nào thì câu hỏi không lời đáp ấy đã thể hiện sự mông lung đan xen hi vọng với tuyệt
vọng trong tâm hồn nhà thơ nhưng sự tuyệt vọng lấn át. Bởi trong TG đau thương của bệnh tật, nhà thơ đâu
có tin vào hạnh phúc.
→ Câu hỏi cuối lại như là lời đáp cho câu hỏi đầu của bài thơ. Cho dù chàng trai không khao khát gì hơn là
được trở về với thôn Vĩ - nơi có cảnh đẹp, có người con gái anh thầm yêu nhưng anh không đủ lí do, không
đủ niềm tin để trở về thôn Vĩ.
3) Đánh giá chung:
- Đánh giá về thành công của tác phẩm: Bài thơ là những câu hỏi đầy băn khoăn, xót xa đi đến tận cùng
nỗi khát khao được sống, được yêu nhưng lại nhận ra rằng những gì mình khao khát không bao giờ đến với
mình. Cả đến tỏng mơ mình vẫn là người lỡ làng, cô độc. → Đó chính là cái tôi của HMT, khát khao được
giao cảm với đời, khát khao được chia sẻ, cảm thông, yêu đời đến đau đớn.
- Đánh giá về vị trí và ảnh hưởng của bài thơ với nền VH: Bài thơ tưởng như rời rạc nhưng vô cùng chặt chẽ
bởi ba câu hỏi liên kết mạch thơ làm nổi bật phong cách thơ HMT. Vì thế “Đây thôn Vĩ Dạ” mang gái trị
nhân bản sâu sắc, góp một tiếng nói độc đáo vào nên thơ lãng mạn 1930 - 1945 ở Việt Nam.
- Đánh giá về giá trị giáo dục người đọc trong thực tiễn: Anh/chị suy nghĩ gì về tình người, tình đời trong
cuộc sống hôm nay?

You might also like