You are on page 1of 8

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả Hàn Mặc Tử
a. Cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940), tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí, quê ở tỉnh Quảng Bình, sinh
ra trong một gia đình công chức theo đạo Thiên Chúa.
- 1936, mắc bệnh phong, ông về hẳn Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở trại phong Quy Hòa.
b. Sự nghiệp văn học
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng
tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
- Ông làm thơ từ sớm, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đương luật, sau chuyển sang sáng tác theo
khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Nếu Xuân Diệu nổi bật với những vần thơ chịu ảnh
hưởng thuyết tương giao của thơ tượng trưng Pháp, thì thơ Hàn Mặc Tử phảng phất màu
sắc siêu thực của trường thơ điên.
- Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử (như Hoài Thanh trong
“Thi Nhân Việt Nam” nhận xét: “Từ cổ chí kim không gì kinh dị hơn”), người ta vẫn thấy
rõ một tình yêu đến đau đớn hướng vào cuộc đời trần thế.
- Tác phẩm chính: Gái quê (1939), Thơ Điên (1938)… Ngoài tập “Gái quê” in lúc sinh thời,
còn toàn bộ thơ Hàn Mặc Tử chỉ được in thành tập sau khi ông mất.
2. Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”
a. Hoàn cảnh sáng tác
- “Đây thôn Vĩ Dạ” (Lúc đầu có tên “Ở đây thôn Vĩ Dạ”) sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ
Điên (Về sau đổi thành Đau thương).
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” ra đời gắn liền với câu chuyện về Hoàng Thị Kim Cúc, người
con gái xứ Huế mà Hàn Mặc Tử thầm yêu, trộm nhớ từ khi chưa bị bệnh. Song Hàn Mặc
Tử chưa dám ngỏ lời và Hoàng Cúc cũng không hề hay biết. 1937, biết tin Hàn Mặc Tử bị
bệnh nặng ở Quy Nhơn, Hoàng Cúc theo lời khuyên của một người em thúc bá với Hàn
Mặc Tử đã gửi cho ông vài lời hỏi thăm viết đằng sau bức bưu ảnh chụp cảnh bến nước, con
thuyền è Chính lời thăm hỏi của người xưa ấy đã khơi dậy trong thi nhân một dòng hồi ức
tươi sáng về mảnh vườn thôn Vĩ, về bến sông Hương… và thôi thúc ông sáng tác “Đây thôn
Vĩ Dạ”.
b. Ý nghĩa nhan đề
- Bài thơ ban đầu có tên là “Ở đây thôn Vĩ Dạ”, như một lời giới thiệu về thôn Vĩ, bến sông
Hương, gợi nhắc đến những kí ức tươi sáng được gợi ra trong thi nhân từ tấm bưu ảnh của
Hoàng Cúc.

1
- Sau đó, bài thơ đổi tên thành “Đây thôn Vĩ Dạ”, nhan đề lúc này không đơn thuần là một
lời giới thiệu, mà đã trở thành một lời cảm thán chất chứa biết bao tâm trạng. Nhan đề vừa
gợi ra bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, vừa là tiếng lòng tha thiết của một con người
yêu đời, yêu người.
3. Đặc trưng của “Thơ điên”
- Ở trường hợp của Hàn Mặc Tử, “Thơ điên” ra đời từ chính hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo,
éo le của ông. Đối với những thi sĩ khao khát yêu đời và có một tâm hồn nhạy cảm như Hàn
Mặc Tử, càng mắc những bệnh trầm trọng lại càng ám ảnh. Thi sĩ sống trong dự cảm khôn
nguôi về lúc chia lìa, thường đẩy mình đến điểm chót cùng của tuyệt vọng để nuối đời, níu
đời è Niềm tuyệt vọng, đau thương trở thành cảm hứng sáng tạo, nó chi phối sự vận động
của các hình ảnh thơ, của kết cấu bài thơ.
- “Thơ điên” có những biệu hiện như sau:
1. Cảm xúc chủ đạo chính là đau thương. Trong nỗi đau đớn tận cùng chứng kiến sự tan rã
của thể xác và linh hồn, thi sĩ để đau thương kéo đi, những vần thơ bắt nguồn từ đau thương
đó như một hồi kí của đau thương.
2. Hình tượng chủ thể trữ tình là cái tôi li – hợp bất định (Vừa là mình, vừa tự phân thân).
3. Hệ thống hình ảnh đặc thù là những hình ảnh kì dị, kinh dị.
4. Mạch liên kết trong tập thơ là dòng tâm tư bất định với những đứt nối đầy bất ngờ. Bố cục
bài thơ tưởng như rời rạc, siêu logic như một giấc mơ, nhưng thật ra tất cả đều châu tuần về
cảm xúc của nhân vật trữ tình – sợi chỉ xuyên suốt kết nối mạch thơ.
5. Lớp ngôn từ nổi bật chính là lớp ngôn từ cực tả.

II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN


1. KHỔ 1: CẢNH BÌNH MINH THÔN VĨ
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
a. Câu hỏi tu từ nhiều sắc thái
- Bài thơ mở đầu bằng một câu hổi tu từ mang nhiều sắc thái, câu hỏi vang ra không phải
đợi câu trả lời để trở thành đối thoại, mà cứ buông ra như thể để trở thành dòng độc thoại
bộc bạch tâm tình: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
ü Đó là chất giọng ngọt ngào như gió thoảng của người thôn Vĩ, vừa như nhắc nhớ, vừa như
trách móc, vừa như mời mọc.
ü Hay đó cũng chính là câu hỏi trong tâm tưởng của chính thi nhân. Hàn Mặc Tử như phân
thân để tự hỏi chính mình, hỏi để nhắc nhớ một việc cần làm, đáng phải làm, nhưng không
biết giờ đây còn cơ hội để làm hay không: Trở về thôn Vĩ – thăm lại chốn cũ, cảnh xưa.
èCâu hỏi ấy như chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa của hồi ức và hoài niệm, đưa tâm hồn
thi nhân trở về với kí ức thôn Vĩ trong một sớm bình minh tinh khôi, trong lành.

2
b. Hình ảnh hàng cau và sắc nắng thôn Vĩ
- Ấn tượng đầu tiên hiện về trong tâm trí đó chính là hình ảnh _______________________.
ü Thi nhân nhớ về hàng cau trước tiên, bởi những hàng cau xanh mướt vươn cao là hình ảnh
đặc trưng thôn Vĩ. Mặt khác, trong cuộc trở về bằng tâm tưởng, trong tầm mắt của người
phương xa – thi sĩ, những hàng cau cao vút chính là những ấn tượng đầu tiên về thôn Vĩ.
ü _________ là một motíp (motif) ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử: nắng tươi, nắng ửng, nắng
chang chang, nắng loạn… Vậy mà trong mảnh vườn này, Hàn Mặc Tử viết giản dị: “nắng
hàng cau nắng mới lên”. Câu thơ êm dịu hài hòa xuất hiện hai từ “nắng”, nắng như lan tỏa
tràn ngập khắp không gian, làm cảnh vật thôn Vĩ như bừng sáng.
- ______________________________ đã truyền được cái thần của sắc nắng thôn Vĩ. “Nắng
mới” là______________________________, rực rỡ nhưng không gay gắt, ấm áp mà
không chói chang, trong trẻo tràn ngập khắp không gian. “Nắng mới” còn là cái nắng lung
linh huyền ảo _______________________________________________, như thơ Lưu
Trọng Lư:
______________________________
______________________________
______________________________
______________________________
(Nắng mới)
ü _________________________________________ của thi sĩ đầy sức gợi tả. Đó là những
tia nắng tinh khôi nhất hãy còn len lỏi trong không trung qua những hàng cau thẳng tắp.
Hơn thế, ________________________________________________________________
è Sự phối màu hài hòa, trong trẻo, thanh thoát, tạo nên một bức tranh ban mai tươi tắn, gợi
cảm.
c. Hình ảnh vườn tược thôn Vĩ
- Điểm nhìn của thi nhân chuyển từ viễn cảnh sang cận cảnh, để rồi hình ảnh khu vườn thôn
Vĩ hiện lên mướt mát, tươi tắn, đầy sức sống. Câu thơ cất lên vừa như một sự xúc động
khi gặp lại chốn cũ cảnh xưa, vừa như một lời ngợi khen chân thành: “Vườn ai mướt quá
xanh như ngọc”.
- Thơ Hàn Mặc Tử thường sử dụng lớp từ đặc tả. Chỉ một từ “mướt”, thi nhân đã làm sống
dậy trong tâm trí ta sức sống mơn mởn của bức tranh vườn tược. Là “mướt” chứ không phải
là “mượt”. Nếu từ “mượt” chỉ gợi được hình dung về những sóng cỏ mềm mại, thì mướt____
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
________________________________________________________, óng ả đầy xuân sắc,
căng tràn sức sống.
- Thi nhân đã ưu ái ví cái vẻ non tơ mơn mởn ấy “xanh như ngọc”. Ngọc là một tinh thể
trong suốt, nên _______________________________________ è Vườn thôn Vĩ như một
viên ngọc không chỉ rời rợi sắc xanh mà còn đang tỏa vào ban mai những ánh xanh đó nữa

3
è Hình ảnh so sánh dùng theo lối trực quan, so sánh ở mức tuyệt đối để cực tả vẻ đẹp thôn
Vĩ.
- Thấp thoáng sau bức tranh thiên nhiên tinh khôi óng ả là bóng dáng con người, như một nét
họa thổi hồn vào bức tranh: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”. Câu thơ này có nhiều cách
hiểu:
ü “Mặt chữ điền” có thể là ________________________, một cô gái thôn Vĩ, dịu dàng e ấp
nép mình sau khóm trúc è Hình ảnh thơ như gợi nhắc cố nhân từ quá khứ, man mác hoài
niệm.
ü “Mặt chữ điền” cũng có thể là ____________________________________, là hình tượng
của chính cái tôi thi sĩ, thấp thoáng giấu mình để quan sát vẻ đẹp thôn Vĩ è Câu thơ gợi
lên tình yêu cuộc đời tha thiết, mãnh liệt, đồng thời cũng ngậm ngùi một nỗi mặc cảm về
thân phận, nỗi mặc cảm chia lìa.
ð Dường như hình bóng con người trong thơ Hàn Mặc Tử không cụ thể rõ ràng, mà thường
chỉ _____________________________________________ nào đó. Chính sự mơ hồ này là
cơ sở để thi nhân dựng nên ________________________________________________,
vừa là chính mình lại vừa phân thân.
NHẬN XÉT
Ø Đối với Hàn Mặc Tử, chuẩn mực quan trọng nhất của cái đẹp chính là sự thanh khiết. Ở
cảnh vật, nó hiện ra ở vẻ thanh tú (thiên nhiên lí tưởng theo quan niệm của Hàn Mặc Tử
phải là “chốn nước non thanh tú”). Ở khổ thơ đầu tiên, có thể thấy, mỗi câu thơ đều là
một chi tiết vườn, mỗi hình ảnh đều gợi lên vẻ thanh tân, tươi mới, tinh khôi, trong trẻo è
Tất cả các vẻ đẹp ấy hòa quyện vào nhau, để bức tranh bình minh thôn Vĩ trở thành một
“chốn nước non thanh tú” hoàn toàn.
Qua đó, ta nhận ra tấm lòng yêu cuộc sống đến tha thiết của thi nhân, dù ở trong bóng tối
của bệnh tật, chịu đựng nỗi đau tâm hồn và thể xác tan rã, thì thi nhân vẫn ngưỡng vọng về
cuộc sống ngoài kia với tất cả tình yêu mến chân thành. Dẫu vậy, thấp thoáng sau bức tranh
trong trẻo tinh khôi của thôn Vĩ vẫn là một nỗi mặc cảm thân phận và dự cảm chia lìa.
Những cảm xúc này dần hiện ra rõ ràng và khắc khoải ở khổ thơ sau.

2. KHỔ 2: CẢNH SÔNG NƯỚC XỨ HUẾ


Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Đến khổ 2, dự cảm chia lìa và mặc cảm thân phận càng hiện lên rõ rệt, làm nên những hình
ảnh dòng sông phiêu tán, chia lìa: “Gió theo lối gió, mây đường mây”.
- Nhịp thơ 4/3 thể hiện sự đứt đoạn, giống như một bức tường ngăn cách, chia phôi mây và
gió. Cấu trúc khép kín “gió… gió’’, “mây… mây” như một sự đoạn tuyệt, chia lìa è
Trong thực tế vận hành của quy luật vốn có xưa nay là mây với gió cùng đường, gió thổi
mây bay. Như vậy, quy luật tình cảm đã phá vỡ quy luật tự nhiên, đây không còn là hình
4
ảnh của thị giác mà là hình ảnh của mặc cảm è chính dự cảm về sự chia lìa luôn ám
ảnh trong tâm trí thi nhân đã thấm vào cảnh vật, tạo ra sự vật động đứt gãy, xa lìa của hình
ảnh thơ.
- Mây với gió quay lưng lại với nhau để lại một dòng nước âm thầm buồn bã: “Dòng nước
buồn thiu hoa bắp lay”. Tự bản thân ____________ vốn không mang sắc thái cảm xúc,
nhưng đặt trong ngữ cảnh bài thơ, âm hưởng man mác của vần ____________________
__________________________________ lại gợi nỗi buồn hiu hắt è Tất cả mây gió lìa
bỏ nhau, hình ảnh hoa bắp lại tĩnh tại, không thể lưu chuyển, phải chăng vì thế mà động thái
“lay” như một ____________________________________________________________?
- Trước sự rời bỏ, tan tác, chia lìa của mây, gió, thi nhân tìm về với trăng như một niềm an
ủi, như tìm về với một tri âm, một cứu tinh, một cứu chuộc:
“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
Thật vậy, trăng chính là tri âm tri kỉ, hiện hữu trong thế giới thơ của Hàn Mặc Tử:
_______________________________
_______________________________
(Huyền ảo)
- Hình ảnh dòng sông trăng bồng bềnh, bay bổng hiện ra dưới
___________________________ à (từ dùng của TS. Chu Văn Sơn).
- Nhưng điểm tựa ấy hiện ra mông lung và xa vời. Một loại các ______________________
, “đó”, “tối nay” đặt trong câu hỏi tu từ vang vọng khiến cho hình ảnh trăng như một ảo
ảnh của cõi mộng, xa vời khó nắm bắt.
- Chữ “kịp” chất chứa tâm trạng của thi nhân và mang nặng bi kịch của tâm hồn, thân phận
Hàn Mặc Tử.
ü Đó là ____________________________________________________________ trước
trăng – một tri âm, tri kỉ, tượng trưng cho cuộc sống mà thi nhân tha thiết yêu quý.
ü Đó còn là ________________________________________________________ về số
phận. Dường như, nếu trăng không về “kịp” thì kẻ bị số phận bỏ rơi bên lề cuộc đời, bỏ rơi
dưới “trời sâu” sẽ hoàn toàn tuyệt vọng, vĩnh viễn đau thương.
ü Chữ “kịp” mở ra một tâm thế sống: _______________________________________.
Nhưng tâm thế sống này khác với “vội vàng” của Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu chạy đua với
thời gian để hưởng tổi đa mọi hạnh phúc của trần giới, thì Hàn Mặc Tử chỉ mong tối thiểu,
__________________________________________________________, bởi quỹ thời gian
của thi nhân còn ngắn ngủi vơi đi từng giờ từng khắc, cuộc chia lìa vĩnh viễn đã sát gần.
NHẬN XÉT: Ở khổ hai, dường như trước nhà thơ, _________________________________
________________________. Hình ảnh và nhịp điệu cuộc sống trong thơ đều khắc khoải,
chia lìa, thấm đẫm nỗi buồn. Đó là hình ảnh nhìn qua lăng kính của mặc cảm thân phận, của
dự cảm chia lìa. Hình ảnh thơ phảng phất tâm trạng u buồn, cô đơn của nhà thơ trước sự thờ
ơ, xa cách của cuộc đời đối với mình. è “Thơ là sự lên tiếng của thân phận”, định nghĩa ấy
hoàn toàn đúng với Hàn Mặc Tử.

5
3. KHỔ 3: CẢNH CÕI MỘNG HƯ ẢO
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
- Đến khổ thơ thứ ba, _____________________________________ trong thơ Hàn Mặc Tử
thể hiện rõ rệt nhất. Cõi thực đã trở thành cõi mơ, ý thức đã trở thành vô thức, cảm giác biến
thành ảo giác, kết cấu logic đã biến thành kết cấu siêu logic. Cánh cửa chuyển tiếp giữa hai
thế giới đó chính là _________________.
- Bản thân ________________________________ của khổ thơ cũng góp phần khắc họa
không gian cõi mộng hư hư ảo ảo:
ü _______________ ở cuối các câu thơ (xa, ra, đà) vang vọng gợi sự man mác, bâng khuâng
như lãng du trong cõi mộng.
ü Các _____________________________________________ như những bóng hình trong
giấc mộng: “khách đường xa” là ai? “Em” là ai? “Ở đây” là ở đâu? “Ai” là ai? Tất cả
đều nhạt nhòa, mờ ảo.
ü ________________________________ càng làm cho không gian thêm phần huyền bí,
khiến tất cả trở thành ảo giác mong manh, mơ hồ.
ü Từ Hán Việt ___________________ hiện ra lan tỏa trong không gian cảm giác bàng bạc,
hoài niệm, xa vắng.
- Khổ thơ thứ ba, __________________________ đã biểu hiện thành nhịp điệu thơ, càng lúc
càng gấp gáp hơn, khẩn khoản hơn trong cấu trúc điệp “khách đường xa, khách đường xa”.
Ở đây thi nhân cũng tự phân thân mình để bộc lộ nhiều nỗi niềm:
ü Phải chăng “khách đường xa” chính là sự ghé thăm của một người khách phương xa đến
nơi bóng tối, chốn “trời sâu” này è ___________________________________________.
ü Phải chăng “khách đường xa” chính là thi nhân trong cuộc hành trình về với chốn cũ, người
xưa? è _________________________________________________.
- Lý tưởng thẩm mỹ của Hàn Mặc Tử chính là ________________________. Nếu khổ một
sự thanh khiết hiện lên qua vẻ thanh tú của vườn tược thôn Vĩ thì đến đây, vẻ thanh khiết
ấy lại một lần nữa hiện lên qua sự trinh khiết của nhân vật em: “Áo em trắng quá nhìn
không ra”.
ü Sắc trắng là gam màu ám ảnh trong thơ Hàn Mặc Tử, nó tượng trưng cho _______________
________________________________, vẻ đẹp mà thi nhân luôn ngưỡng vọng, như trong
Mùa xuân chín: “Chị ấy năm nay còn gánh thóc/Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”.
ü ______________________________________________, đẩy sắc trắng lên đến tột độ è
“Áo em trắng quá nhìn không ra” chính là một tiếng kêu, một cách cực tả sắc trắng ở sắc
độ tuyệt đối, tột cùng.
ü Như vậy, hình ảnh thơ vừa mang ________________________________ với vẻ đẹp của
em, trung tâm của thế giới ngoài kia, cuộc sống Hàn Mặc Tử luôn khát khao, yêu quý (áo

6
em trắng quá), vừa mang ________________________________________________(nhìn
không ra) è Thi sĩ như vươn tay rướn mình để chạm vào vẻ đẹp thanh khiết của cuộc
sống và tình yêu, để rồi bàng hoàng nhận ra tất cả tan biến như một ảo ảnh hư ảo, càng khát
khao lại càng đau đớn, càng hy vọng lại càng tuyệt vọng, càng yêu thương lại càng bi đát
è Bi kịch thân phận đau đớn tận cùng.
ü Kết thúc bài thơ là một ______________________________________________________
ü Câu hỏi tu từ ____________________________________________________________
______________________________________________________________. Những câu
chữ như ______________________________________ mà ta nghe được từ bài “Những
giọt lệ”: “Tôi còn ở đây hay ở đâu? – Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?”; “Trời hỡi bao giờ tôi
chết đi? – Bao giờ tôi hết được yêu vì?”
ü ____________________________ như một sự phân thân của cái tôi thi sĩ với tầng tầng lớp
lớp những nỗi băn khoăn, hoài nghi. “Ai” là anh, hay “ai là em”? “Ai biết tình ai có đậm
đà”: Không biết tình em dành cho tôi có đậm đà? Không biết em có biết tình tôi đậm đà?
Những câu hỏi, những nỗi niềm ấy cứ xoáy sâu trong lòng thi nhân tạo ra những dư ba miên
mang, bâng khuâng mà khắc khoải, day dứt.
NHẬN XÉT:
Ø Như vậy, khổ thơ thứ ba đã chuyển tiếp mạch thơ từ cõi thực sang cõi hư ảo, thể hiện rõ
nhất ________________________________. 24 tuổi, Hàn Mặc Tử phát hiện mình bị mắc
bệnh nan y. Chàng trai đang ở độ tuổi thanh xuân với nhiều hoài bão phải đối mặt với cái
chết. Thi sĩ với tình yêu cuộc đời tha thiết phải rời bỏ chính cuộc sống mà mình yêu thương
nhất để giam mình trong bóng tối của trại phong Quy Hòa. Đau thương đến với thi sĩ vừa
như một lời nguyền của số phận vừa như một cảm hứng sáng tạo – và vì vậy như một sự
cứu chuộc tình thần.
Ø Thi nhân trở thành một con người quằn quại, đớn đau cả về thể xác lẫn tinh thần, khuynh
hướng siêu thực trong thơ Hàn Mặc Tử cứ _____________________________________
________________________________________________________________________
________________________.
Ø Nhưng dù cho yếu tố siêu thực có mạnh mẽ đến đâu, người đọc vẫn nhận ra ở những vần
thơ ứa máu và ứa lệ ấy là __________________________________________________.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Ở bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” nổi bật lên là ______________________________________
________________, trái chiều, đứt đoạn:
ü Về văn bản hình tượng, thi phẩm được dệt nên bằng chuỗi hình ảnh liên kết với nhau bất
định: đang ngoại cảnh chuyển thành tâm cảnh, hãy còn tươi sáng đã chợt u tối…
ü Về cảm xúc, tâm trạng cũng gấp khúc chợt sáng chợt tối: Khi thì ước ao khi thì hoài niệm,
một nỗi ước mong khẩn khoản bỗng hóa thành một hoài vọng chới với, một niềm mong
ngóng vội vàng đã hóa thành một mối hoài nghi…

7
ü ________________________________: ba cảnh chính vườn xa, thuyền xa, khách đường
xa tạo thành thế giới Ngoài kia (cuộc sống mà thi nhân hằng ngưỡng vọng) đối lập với Ở
đây (bóng tối đau thương và bệnh tật mà thi nhân đang phải nếm trải).
- Đau thương chính là cảm xúc chủ đạo, tạo ra tâm trạng đầy tính bi kịch:
ü Càng yêu đời tha thiết càng mặc cảm, đau đớn.
ü Càng khát khao yêu thương càng chới với, hoài nghi.
- Nhưng dù là những vần thơ ứa máu, ứa lệ, thì độc giả vẫn tìm được trong đó niềm yêu cuộc
sống tha thiết:
ü Nỗi đau đớn, tuyệt vọng tận cũng cũng chính là niềm khát khao sống mãnh liệt đến tận cùng.
ü Tình yêu cuộc sống kết tinh trong vẻ đẹp của thôn Vĩ – vẻ đẹp của chốn “nước non thanh
tú” được tuyệt đối hóa qua lăng kính của hoài niệm.
2. Nghệ thuật
ü Về mặt cấu trúc, mạch thơ tưởng như đứt đoạn về bề ngoài nhưng thực chất gắn kết bởi bề
sâu, mà sợi chỉ liên kết tất cả các yếu tố về nội dung và hình thức chính là
________________________________:
ü Mỗi khổ thơ đều xuất hiện những câu hỏi: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, “Vườn ai
mướt quá xanh như ngọc?”, “Có chở trăng về kịp tối nay?”, “Ai biết tình ai có đậm đà?” è
Những câu hỏi từ nhẹ nhàng nhắc nhớ đến khắc khoải hoài nghi chính là những chìa khóa
để khám phá những cung bậc của đau thương.
ü ________________________________ đã thấm vào toàn bộ bài thơ, trở thành những
_______________________________________với cấu trúc điệp càng lúc càng gấp gáp,
khẩn khoản.
ü Cảm hứng đau thương chi phối bố cục bài thơ: từ khổ một đến khổ ba bài, thơ đi từ cõi
thực (hiện về trong kí ức), đến cõi ảo (bị chi phối bởi quy luật cảm xúc), đến cõi mộng
(mang khuynh hướng siêu thực); đi từ ánh sáng đến bóng tối, đi từ hạnh phúc đến đau
thương…
- Về mặt ngôn từ, Hàn Mặc Tử sử dụng lớp từ cực tả để lột tả những vẻ đẹp ở sắc thái tột
cùng, sự lặp đi lặp lại của từ “quá” có tính chất đặc tả, từ “ai” có tính chất phiếm chỉ, từ
“về” như một động thái níu kéo sự sống, đã khắc họa lên bức tranh huyền ảo đầy ám ảnh
của thôn Vĩ và tâm trạng giằng xé, khát khao của thi nhân.
- Hình ảnh thơ dù là con người hay cảnh vật thì đều thiên về gợi hơn là tả è tạo ra những
khoảng trắng để cái tôi thi sĩ phân thân và để tạo ra những hình dung về cái đẹp thanh khiết
tuyệt đối – theo quan điểm thẩm mỹ của Hàn Mặc Tử.

HẾT
Chúc mấy cưng học ngoan, thi tốt <3

You might also like