You are on page 1of 10

RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VĂN HỌC VỀ TÁC PHẨM

ĐÂY THÔN VĨ DẠ - HÀN MẶC TỬ


PHẦN 1: HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả
a) Cuộc đời: (1912 – 1940)
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí
- Quê quán: làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, nay thuộc TP. Đồng Hới (Quảng Bình).
- Gia đình: xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
- Cuộc đời:
+ Tốt nghiệp trung học ở Huế, ông vào Bình Định làm ở sở Đạc Điền, sau đó vào
Sài Gòn làm báo.
+ 24 tuổi (1936) mắc bệnh phong.
+ 28 tuổi (1940) ông mất tại trại phong Quy Hòa.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm chính: Gái quê (1936); Thơ Điên (1938); Duyên kì ngộ (kịch thơ
1939); Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi 1940).
- Phong cách thơ: Thơ Hàn Mặc tử là một thế giới nghệ thuật kì dị. Ở đó có sự đan
xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí ẩn. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình
ảnh đó là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đời, chan chứa khát khao sống. Đây
chính là căn cốt lành mạnh trong hồn thơ Hàn Mặc Tử.
* Vị trí văn hoc sử:
- Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong
phong trào Thơ mới: “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt Nam” (Chế Lan Viên).
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được sáng tác năm 1938. Ban đầu bài thơ có tên Ở
đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ. Theo một số tài liệu, bài thơ
được gợi cảm hứng từ tấm bưu thiếp của Hoàng Thị Kim Cúc – một cô gái ở thôn
Vĩ Dạ gửi cho Hàn Mặc Tử, khi tác giả đang dưỡng bệnh ở Quy Hoà, Quy Nhơn.
b. Xuất xứ: In trong tập “Thơ điên”, phần “Hương thơm”.
c. Bố cục bài thơ:
- Khổ 1: Cảnh Vĩ Dạ lúc ban mai trong niềm tiếc nuối của nhân vật trữ tình.
- Khổ 2: Cảnh Vĩ Dạ lúc đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của
của nhân vật trữ tình.
- Khổ 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trạng
của của nhân vật trữ tình.
d) Giá trị nội dung và nghệ thuật
* Nội dung tư tưởng:
- Bài thơ là bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng,
tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được
miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ.
- Mạch tâm tư như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết
tha sống đến khắc khoải của nhân vật trữ tình. (Từ ao ước đắm say – hoài vọng
phấp phỏng – mơ tưởng, hoài nghi. Nhưng cốt lõi của dòng tâm tư vẫn là niềm
thiết tha với đời, mối khát khao gắn bó khôn nguôi- nỗi u hoài của một tâm hồn
trong trẻo lành mạnh)
=> Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương của
nhà thơ, mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệtcủa HMT. (không biểu hiện theo
lối xuôi chiều mà đầy uẩn khúc trong cảm xúc của thi sĩ)
* Nghệ thuật
- Mạch thơ đứt nối không theo tính liên tục của thời gian và duy nhất của không
gian nhưng lại diễn tả mạch vận động nhất quán của dòng tâm tư.
– Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích. (Vườn ai
mướt quá…Thuyền trăng, áo em trắng quá…=> hợp thành diện mạo một cõi trần
gian tuyệt đẹp mà thi sĩ càng mang nặng mặc cảm chia lìa bao nhiêu thì càng thiết
tha gắn bó hơn bao giờ hết)
- Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải chi phối toàn bài
thơ.
- Nhịp điệu thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa trong mỗi khổ thơ.
PHẦN II. ĐỀ MINH HỌA
1. Đề 1:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục, 2007, tr.39)
Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật
trữ tình trong đoạn thơ?
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: phân tích, chứng minh, kết hợp một ý nâng cao.
2. Trọng tâm:
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ. Từ đó, nhận xét về vẻ đẹp bức
tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ
3. Phạm vi: vận dụng kiến thức về đoạn thơ, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ và tác giả
Hàn Mặc Tử.
II. Hướng dẫn HS lập dàn ý:
1. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng
tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt
Nam” (Chế Lan Viên). Bài thơ được sáng tác năm 1938. Ban đầu bài thơ có tên Ở
đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ, in trong tập “Thơ điên”.
- Vấn đề nghị luận: Đây là đoạn thơ đặc sắc của thi phẩm giúp chúng ta hiểu thêm
về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục, 2007, tr.39)
2. Giải quyết vấn đề:
a. Cảm nhận về đoạn trích:
* Về nội dung:
- Câu mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? gợi nỗi băn khoăn về chủ thể của
câu hỏi tu từ.
+ Có thể là lời cô gái xứ Huế trách móc, nhắc nhở, mời gọi người bạn lâu không về
thăm.
+ Có thể là lời của chính tác giả tự vấn, trách bản thân không về thôn Vĩ.
-> Khát khao, mong mỏi hướng về thôn Vĩ.
- Cảnh đẹp thôn Vĩ:
+ Hình ảnh: Nắng mới lên (Sự trong trẻo, tinh khôi, dịu dàng), hàng cau, vườn ai,
(gần gũi thân thương), mướt (sự non tơ, mỡ màng, trù phú của khu vườn).
+ Màu sắc: Xanh như ngọc -> Hình ảnh so sánh gợi cảm, gợi sự phản chiếu của
ánh nắng khiến khu vườn màu xanh có ánh sáng, có sương long lanh của buổi sớm
mai.
-> Bức tranh thiên nhiên đẹp, trong sáng, gợi cảm.
- Vẻ đẹp con người thôn Vĩ:
+ Là trúc che ngang: Sự kín đáo, dịu dàng.
+ Mặt chữ điền: Vẻ đẹp hài hòa, phúc hậu.
-> Vẻ đẹp của con người xứ Huế ngay thẳng, phúc hậu hài hòa với thiên nhiên.
=> Khổ thơ là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Huế
trong sáng dịu dàng.
* Về nghệ thuật:
- Thể thơ: 7 chữ hiện đại (Thất ngôn).
- Từ ngữ: tinh tế, có sức gợi cảm …
- Hình ảnh thơ: độc đáo, thể hiện sưc sáng tạo riêng của Hàn Mặc Tử.
- Biện pháp nghệ thuật: so sánh, câu hỏi tu từ ...
- Giọng điệu: tha thiết, bồi hồi.
b. Nhận xét về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình
trong đoạn thơ:
- Bức tranh thiên nhiên đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống.
- Vẻ đẹp hài hòa giữa thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Tâm trạng khát khao mong ước được trở về thôn Vĩ.
3. Kết thúc vấn đề:
- Đoạn thơ mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, khẳng định
vị trí của nhà thơ trong phong trào Thơ mới.
- Qua đoạn thơ, người đọc thấy được một hồn thơ lãng mạn. Đằng sau đó là tình
yêu cuộc sống, niềm khát khao giao cảm với cuộc đời của Hàn Mặc Tử.
2. Đề 2:
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ
tình trong đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay? 

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai,
NXBGD, 2007, tr.39)
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: phân tích.
2. Trọng tâm:
- Phân tích khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ
3. Phạm vi: vận dụng kiến thức về đoạn thơ, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc
Tử.
II. Hướng dẫn HS lập dàn ý:
1. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng
tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt
Nam” (Chế Lan Viên). Bài thơ được sáng tác năm 1938. Ban đầu bài thơ có tên Ở
đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ, in trong tập “Thơ điên”.
- Vấn đề nghị luận: Đây là đoạn thơ đặc sắc của thi phẩm giúp chúng ta hiểu thêm
về vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay? 

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, tập hai,
NXBGD, 2007, tr.39)

2. Giải quyết vấn đề:


a. Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình trong đoạn
thơ:
* Bức tranh thiên nhiên:
- Thiên nhiên buồn vắng, chia lìa: các hình ảnh gió, mây tách rời nhau, dòng nước,
hoa bắp mang nặng tâm sự cô đơn, hiu hắt, của con người.
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
- Thiên nhiên thơ mộng, lãng mạn:
+ Các hình ảnh thuyền chở trăng, sông trăng, bến trăng gợi vẻ đẹp lãng mạn, thi vị
đặc trưng của xứ Huế. Đó là không gian huyền ảo, tràn ngập ánh trăng.
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó 
Có chở trăng về kịp tối nay? 
+ Hình ảnh sương khói gợi nên vẻ đẹp mộng mơ của mảnh đất cố đô, càng làm cho
bóng áo trắng của em thêm nhòe mờ, hư ảo.
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra 
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
* Tâm trạng nhân vật trữ tình:
- Nỗi buồn, mặc cảm chia lìa, niềm khát khao hướng về cái đẹp và sự giao hòa, gặp
gỡ:
+ Nỗi buồn, mặc cảm chia lìa: Khung cảnh thiên nhiên chia lìa bộc lộ nỗi buồn,
mặc cảm cô đơn của nhân vật trữ tình, cảm thấy sự ngăn cách giữa bản thân với
cuộc đời.
+ Niềm khát khao hướng về cái đẹp và sự giao hòa, gặp gỡ: Các hình ảnh bến sông
trăng, thuyền chở trăng thể hiện niềm khát khao được giao duyên, hội ngộ với cuộc
đời. Cụm từ kịp tối nay hé mở tâm thế chạy đua với thời gian, tranh thủ từng giây
phút để sống của nhân vật trữ tình.
- Nỗi hoài nghi, trăn trở về tình đời, tình người:
+ Cảm nhận sâu sắc về sự mong manh, hư ảo của cái đẹp: Điệp ngữ khách đường
xa lặp lại trong một dòng thơ khiến hình ảnh con người càng trở nên nhạt nhòa. Lối
viết cực tả Áo em trắng quá nhìn không ra ẩn chứa niềm mặc cảm, nuối tiếc của
con người với cái đẹp tuyệt mĩ nhưng xa vời, hư ảo.
+ Hoài nghi về sự mong manh của hạnh phúc, của tình người: Ai biết tình ai có
đậm đà? Đại từ ai lặp lại 2 lần trong 1 dòng thơ, cấu trúc câu hỏi tu từ thể hiện tâm
trạng day dứt, hoài nghi về sự bền chặt của tình đời, tình người, gửi gắm niềm khát
khao được đồng điệu, sẻ chia của nhân vật trữ tình.
* Về nghệ thuật:
- Kết cấu độc đáo, vừa đứt đoạn vừa nhất quán trong mạch cảm xúc.
- Hình ảnh vừa thực vừa ảo, giàu sức gợi.
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, sử dụng linh hoạt lớp từ cực tả, phép nhân hóa,
phép điệp, câu hỏi tu từ.
- Giọng điệu đau thương, khắc khoải.
3. Kết thúc vấn đề:
- Đoạn thơ góp phần khẳng định vị trí, sức sống lâu bền của tác phẩm trong phong
trào Thơ mới và văn học hiện đại Việt Nam.
- Đoạn thơ thể hiện rõ bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhân vật trữ tình, qua đó
bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn đáng trân trọng của Hàn Mặc Tử: một hồn thơ yêu đời, yêu
người, yêu sống thiết tha.
PHẦN 3: LUYỆN TẬP
1. Đề 1:
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục 2007, tr 39)
Từ đó phát biểu cảm nhận về cái tôi trữ tình của nhà thơ.
I. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề:
1. Kiểu bài: phân tích.
2. Trọng tâm:
- Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Đây thôn Vĩ Dạ. Từ đó phát biểu cảm
nhận về cái tôi trữ tình của nhà thơ.
3. Phạm vi: vận dụng kiến thức về đoạn thơ, tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc
Tử.
II. Hướng dẫn HS lập dàn ý:
1. Đặt vấn đề:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có sức sáng
tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào thơ mới: “Ngôi sao chổi trên bầu trời thơ Việt
Nam” (Chế Lan Viên). Bài thơ được sáng tác năm 1938. Ban đầu bài thơ có tên Ở
đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ, in trong tập “Thơ điên”.
- Vấn đề nghị luận: Đây là đoạn thơ đặc sắc của thi phẩm giúp chúng ta hiểu thêm
về cái tôi trữ tình của nhà thơ:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay…
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục 2007, tr 39)
2. Giải quyết vấn đề:
a. Cảm nhận về đoạn trích:
* Về nội dung:
- Đoạn thơ vẽ ra bức tranh thiên nhiên mây trời sông nước xứ Huế nhuốm màu tâm
trạng:
+ Thiên nhiên đượm buồn, gợi mặc cảm chia lìa (gió mây chia tách về hai ngả,
dòng nước buồn thiu)
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay…
+ Bức tranh thiên nhiên vừa đẹp lung linh, huyền ảo tràn ngập ánh trăng vừa đơn
côi trôi giữa đôi bờ hư - thực (thuyền đậu bến sông trăng)
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
+ Cảnh mơ ảo đầy sương khói (sương khói mờ nhân ảnh)
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
- Đoạn thơ thể hiện tâm trạng nhân vật trữ tình.
+ Hoài niệm, lo âu, phấp phỏng, khắc khoải, đau đớn. Nhân vật trữ tình không biết
mình có còn đủ thời gian để quay trở về thăm thôn Vĩ, thăm cảnh cũ người xưa:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
+ Khát khao chờ đợi tri âm để chia sẻ (mơ khách đường xa, áo em trắng quá). Tâm
trạng hoài nghi, mong ngóng, khát khao giao cảm với thiên nhiên và con người:
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
* Về nghệ thuật:
- Thể thơ: thất ngôn
- Hình ảnh: độc đáo, đẹp, gợi cảm, vừa hư vừa thực.
- Biện pháp nghệ thuật: đối lập, nhân hóa, ẩn dụ, so sánh
- Giọng điệu: tha thiết, khắc khoải.
- Ngôn ngữ: trong sáng, tinh tế, đa nghĩa.
b. Phát biểu cảm nhận về cái tôi trữ tình của nhà thơ Hàn Mặc Tử:
- Hàn Mặc Tử bộc lộ một cái tôi say đắm trước thiên nhiên, vẻ đẹp cuộc sống. Cái
tôi mang trong mình một tình yêu sâu nặng với con người và cuộc đời, tha thiết
gắn bó với cuộc đời, với con người mà ông yêu bằng một tình yêu trần thế.
- Cái tôi cô đơn, đau đớn đến tuyệt vọng luôn hoài nghi trước tình người và tình
đời.
- Cái tôi đầy nghị lực, luôn đấu tranh vượt lên những đau đớn thể xác, luôn khao
khát yêu, khao khát sống mãnh liệt.
3. Kết thúc vấn đề:
- Đoạn thơ mang đậm dấu ấn phong cách nghệ thuật thơ Hàn Mặc Tử, khẳng định
vị trí của một nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong phong trào Thơ mới.
- Cho thấy một sự cô đơn, u uất đến cùng cực trong hồn thơ khao khát yêu, khao
khát sống mà gặp phải bi kịch cuộc đời.
2. Đề 2:
Đọc đoạn thơ dưới đây:
Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ Văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục 2007, tr.39)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép so sánh được sử dụng trong dòng thơ sau:
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Câu 4. Từ nội dung của đoạn thơ, anh/chị suy nghĩ gì về tình cảm với quê hương
của tác giả?
Gợi ý:
1. Phương thức biểu đạt chính: phương thức biểu cảm
2. Nội dung chính của đoạn thơ:
- Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ lúc hừng đông qua hoài niệm của nhà thơ.
- Tình yêu của Hàn Mặc Tử dành cho mảnh đất và con người thôn Vĩ.
3. Phép tu từ so sánh: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
- Hiệu quả:
+ Đặc tả vẻ đẹp xanh non, tinh khôi, giàu sức sống của khu vườn thôn Vĩ.
+ Tạo lời thơ giàu sức biểu cảm, giàu giá trị tạo hình.
4. Học sinh có thể trả lời câu hỏi theo suy nghĩ riêng nhưng phải lí giải hợp lí,
thuyết phục, đúng chuẩn mực đạo đức và pháp luật. Có thể tham khảo gợi ý sau
đây:
+ Có tình cảm yêu quý, gắn bó với quê hương, đất nước.
+ Có ý thức xây dựng và bảo vệ đất nước.
3. Đề 3:
Đọc đoạn trích dưới đây:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà ?
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử - Ngữ văn 11, tập hai,
NXB Giáo dục, 2007, tr.39)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào ?
Câu 2. Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong dòng thơ:
Áo em trắng quá nhìn không ra
Câu 3. Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong dòng thơ:
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Câu 4. Suy nghĩ của anh/chị về khát khao tình đời, tình người của tác giả được thể
hiện trong đoạn thơ.
Gợi ý:
1. Thể thơ: 7 chữ (Thất ngôn).
2. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong dòng thơ:
- Nghĩa sự việc: Áo em trắng, nhìn không ra.
- Nghĩa tình thái: Đánh giá mức độ trắng cao (quá)
3. Hiệu quả phép điệp:
- Điệp ngữ: Khách đường xa, khách đường xa.
- Tác dụng:
+ Nhấn mạnh niềm khát khao tình người, tình đời.
+ Tạo giọng điệu xót xa, ngậm ngùi
4. HS bộc lộ duy nghĩ cá nhân, có thể là:
- Khát khao tình đời tình người của tác giả:
+ Yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.
+ Khát khao tìm kiếm tri âm.
- Suy nghĩ bản thân: Học sinh có thể trả lời theo suy nghĩ riêng nhưng phải lí giải
hợp lý, thuyết phục, đúng chuẩn mực đạo đức.

You might also like