You are on page 1of 10

PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH MỘT

BÀI THƠ, MỘT ĐOẠN THƠ


Thế nào là phân tích và cảm nhận một bài
thơ, đoạn thơ?
– Phân tích: Học sinh dựa vào nội dung của tác phẩm để tìm ra những
nội dung, những ý chính để làm bật lên giá trị tư tưởng của tác phẩm

– Cảm nhận: Học sinh dựa vào nội dung và nghệ thuật của tác phẩm để
lựa chọn những câu thơ đắt giá để cảm nhận, lí giải. Khi cảm nhận
một bài thơ, đoạn thơ thiên về cảm xúc, cái tôi của người viết được thể
hiện rõ ràng hơn so với đề văn phân tích.
`
I. Kiến thức cần có trước khi làm bài:
1. Kiến thức về tác giả:
+ Cuộc đời: Năm sinh- mất, quê hương, xuất thân, thời đại,...
+ Sự nghiệp: Những tác phẩm chính nổi bật, phong cách sáng tác (đề tài,
thể loại, quan điểm,...)
( Phải có đủ một vài nét trong 2 ý trên- cuộc đời+ sự nghiệp)
2. Thuộc thơ
3. Nắm được nội dung chính của tác phẩm
Bài thơ chia làm mấy phần, đoạn, nói về vấn đề gì -> thể hiện một ý nghĩa
thông điệp gì?
4. Đặc sắc nghệ thuật
Lưu ý: Phân tích thơ không có nghệ thuật chỉ là diễn xuôi. Không phân
tích đặc sắc nghệ thuật thì không thấy cái hay của thơ. Chỉ ra đặc sắc nghệ
thuật mới thấy cái hay của từng câu chữ, hình ảnh.
4. Đặc sắc nghệ thuật
Lưu ý:
- Phân tích thơ không có nghệ thuật chỉ là diễn xuôi. Không phân tích đặc
sắc nghệ thuật thì không thấy cái hay của thơ. Chỉ ra đặc sắc nghệ thuật
mới thấy cái hay của từng câu chữ, hình ảnh.
- Nghệ thuật bao gồm:
+ Thể thơ: tự do, thất ngôn bát cú, lục bát,...
+ giọng điệu: mỉa mai, hào hùng, tha thiết
+ Vần/ nhịp thơ: bằng trắc, theo luật, gấp gáp, chậm rãi,...
+ Ngôn ngữ (bình dân, bác học, thành ngữ , tục ngữ,...) ,
+ Hình ảnh (người phụ nữ, trí thức, nông dân,...),
+ Từ ngữ (láy, động từ, tính từ, cảm thán,...)
+ Các biện pháp tu từ: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh,...
( Như vậy có rất nhiều cái để phân tích, chỉ ra→ HS không thể nói em ko
biết nghệ thuật gì để phân tích )
II. Xác định yêu cầu của đề:
1. Giới hạn của đề: Đề yêu cầu phân tích một đoạn, câu hay cả bài
thơ.
2. Bắt vào đề yêu cầu: Tức là đề yêu cầu làm gì thì ta tập trung
vào làm nổi bật phần đó ( thường hiện ngay trên đề)
VD: Quan niệm về thời gian và tuổi trẻ của Xuân Diệu trong “ Vội vàng”
III. Dàn ý:
1. Mở bài
• Giới thiệu qua về tác giả.
• Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm.
• Nội dung ý nghĩa của đoạn, câu thơ các em chuẩn bị phân tích (nếu đề
cho ra đoạn, câu thơ)
• Bắt vào phần đề bài yêu cầu/ Dẫn nguyên nhận định nếu có, thường
để trong “ngoặc kép”
VD: Nhận định về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu có ý kiến rằng
"Đó là tiếng nói của cá nhân tích cực". Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý
kiến trên.
Lưu ý: Phần mở bài cần tự nhiên, đủ nội dung và sáng tạo.
III. Dàn ý:
2. Thân bài
• Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể
loại, xuất xứ (nếu phần mở bài chưa nêu)
• Sau đó khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các
đề chỉ yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ (dẫn thơ).
• Giải thích nhận định (nếu có)
• Giải quyết vấn đề nêu ở phần mở bài: chia ra làm các luận điểm
lớn
+ Mỗi luận điểm là một đoạn (như vậy phần thân bài phải có nhiều
đoạn- ít nhất cũng 3- 5 đoạn)
+ Vì là phân tích thơ nên phải chú ý đến nghệ thuật (xem phần trên)
+ Nếu đề có nhận định: phải đưa quan điểm của mình (đồng ý
hoặc ko). Sau đó bàn luận mở rộng vấn đề.
III. Dàn ý:
2. Thân bài
• Đoạn đầu tiên của thân bài các em nên Nêu hoàn cảnh sáng tác, thể loại,
xuất xứ (nếu phần mở bài chưa nêu)
• Sau đó khái quát nội dung nghệ thuật của cả tác phẩm, đặc biệt là các đề chỉ
yêu cầu phân tích đoạn, câu thơ (dẫn thơ).
• Giải thích nhận định (nếu có)
• Giải quyết vấn đề nêu ở phần mở bài: chia ra làm các luận điểm lớn
+ Nếu đề có nhận định: phải đưa quan điểm của mình (đồng ý hoặc
ko). Sau đó bàn luận mở rộng vấn đề.
+ So sánh, mở rộng các tác phẩm có cùng chủ đề.
Lưu ý: Trong quá trình phân tích phải dẫn thơ
• Đánh giá chung: khái quát nội dung và nghệ thuật (cả bài thơ); khái
quát nội dung và nghệ thuật(1 đoạn thơ) nhưng phải đặt trong tổng thể
cả bài thơ.
III. Dàn ý:
3. KẾT BÀI
- Khẳng định giá trị của bài thơ (vị trí của bài thơ, của nhà thơ)
đối với nền văn học (nước nhà hoặc thế giới)
- Liên hệ bản thân
Lưu ý:
- Dẫn thơ phải ở giữa trang giấy
- Các đoạn phải ngắt rõ ràng, liên kết với nhau
- Trong một bài văn bao giờ cũng có sự kết hợp của các thao tác
lập luận: giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bình luận,
bác bỏ (nếu có)
- Đề yêu cầu phân tích cả bài thơ thì ko cần dẫn bài thơ rồi phân
tích mà phân tích đến đâu dẫn thơ đến đó
- Đề yêu cầu phân tích 1 đoạn/ câu thì BẮT BUỘC phải dẫn đoạn/
câu thơ đó trong phần mở bài hoặc ngay đầu phần thân bài

You might also like