You are on page 1of 5

Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình

thức
nghệ thuật của bài thơ “Nhớ thầy” (Trương Đức Thọ) trong phần đọc hiểu.
*Sơ lược:
1. Mở bài:
Tình thầy trò vốn dĩ là đề tài không quá xa lạ, nhưng nó vẫn mang trong mình ý nghĩa sâu sắc, được
thể hiện trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt phải kể đến là bài thơ “Nhớ Thầy” của thi sĩ trẻ Trương Đức Thọ,
gợi cho ta nỗi nhớ và tình yêu thương đối với mái trường và thầy cô, khắc họa dấu ấn đẹp cho đọc giả với
các nghệ thuật vô cùng độc đáo, ẩn trong mình là ý nghĩa sâu sắc, bài thơ mang giá trị chủ đề cao, cùng hình
thức nghệ thuật ấn tượng.
2. Thân bài:
a. Trình bày chủ đề: Nỗi nhớ/Tình yêu thương đối với mái trường và thầy cô (phân tích, đánh
giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề).
- Thầy cô là những người lái đò:
+ Trau dồi kiến thức.
+ Người cha mẹ thứ hai, dạy cách sống chuẩn mực.
+ Quan tâm tinh thần học sinh.
- Tuổi học trò là khoảng thời gian tươi đẹp:
+ Đẹp nhưng thoáng qua ( như 1 giấc mơ) để lại nhiều tiếc núi
- Dẫn dắt vào tác phẩm “Nhớ thầy” của TĐT:
+ Thể hiện nỗi nhớ nhung tha thiết của tác giả đối với thầy cô.
+ Khẳng định vai trò của học, của người thầy, cô.
=> Chọn ngày 20/11 là ngày tôn sư trọng đạo, thể hiện tình cảm đối với thầy cô.
b. Chủ thể trữ tình ẩn, thể thơ, nhịp, vần (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể hiện chủ
đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả bài thơ).
*Dẫn thơ vào
- Biện pháp nghệ thuật:
+ Ẩn dụ: Mái trường.
+ Nhân hóa: Mái trường (ấp ủ), Thước phim kỉ niệm (vấn vương),…
c. Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể hiện chủ
đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả bài thơ).
- Thể thơ: lục bát.
- Vần; nhịp: vần điệu “ơi”, “ai” và “o”; Nhịp thơ 2-2-2 và 4-4.
d. Mở rộng:
- Tác phẩm tự truyện “Tôi học đại học” của Nguyễn Ngọc Ký:
+ Gian nan khó khăn của người thầy.
+ Mục tiêu của giáo viên vì trò.
- Mối liên hệ giữa hai tác phẩm:
+ Sự kính mến dành cho người thầy.
3. Kết bài:
Thông qua những câu thơ ngắn gọn dễ hiểu, cùng nhiều biện pháp nghệ thuật, tác giả Trương Đức Thọ đã
khẳng định được chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm cũng như ý nghĩa, nêu lên vai trò của người thầy cô về
sự nghiệp truyền đạt tri thức cho học sinh.

*Mẫu:
Tình thầy trò vốn dĩ là đề tài không quá xa lạ, nhưng nó vẫn mang trong mình ý nghĩa sâu
sắc, được thể hiện trong nhiều tác phẩm. Đặc biệt phải kể đến là bài thơ “Nhớ Thầy” của thi sĩ trẻ Trương
Đức Thọ, gợi cho ta nỗi nhớ và tình yêu thương đối với mái trường và thầy cô, khắc họa dấu ấn đẹp cho đọc
giả với các nghệ thuật vô cùng độc đáo, ẩn trong mình là ý nghĩa sâu sắc, bài thơ mang giá trị chủ đề cao,
cùng hình thức nghệ thuật ấn tượng.
Thầy cô, xưa nay được biết đến với cái tên là người lái đò, bởi họ đã đưa thế hệ trẻ sang sông, mở
đầu cho những trang sử sách mới, tương lai mới, cơ hội mới bằng con đường tri thức. Không chỉ vậy, giáo
viên còn như người cha, mẹ thứ hai, dạy ta cách sống có chuẩn mực, biết tác phong của bản thân và xã hội,
quan tâm tới tinh thần và truyền đạt những kiến thức về khía cạnh khác của cuộc sống. Tuổi học trò luôn là
khoảng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời mỗi người, nhưng khoảng thời gian ấy không tồn tại mãi mà
lại thoáng qua như một "giấc mơ " để lại trong lòng các cô cậu học trò biết bao tiếc nuối, nhớ nhung. Và khi
đến với bài "Nhớ thầy" của Trương Đức Thọ, bạn đọc càng cảm nhận rõ hơn về nỗi nhớ nhung cũng như
tình yêu thương tha thiết của tác giả dành cho nơi gắn bó mình và cảm tình với thầy cô. Nhờ đó, giúp chúng
ta khẳng định chắc chắn vai trò quan trọng của việc học cũng như sự đóng góp của “người lái đò” có công
dẫn dắt học trò đến bến bờ của tri thức. Để thể hiện tình cảm, công ơn đối với thầy cô, nước Việt đã chọn
20/11 là ngày tôn sư trọng đạo, thể hiện được giá trị tình cảm sâu sắc. Nhân ngày lễ “tri ân” ấy mà bài thơ
“Nhớ Thầy” của TĐT được ra đời, bằng ngòi bút tinh tế cũng như những cảm nhận sâu sắc của tác giả về
người thầy, bài thơ đã thể hiện rõ những tình cảm và cả sự tôn quý của của cậu học trò đối với thầy cô, từ
đó những giá trị về nghệ thuật cũng trở nên đặc sắc hơn bao giờ hết.
“Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỷ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai
Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo
Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn”.
Về nghệ thuật và hình ảnh, nhà thơ đã khéo léo khi sử dụng phép ẩn dụ lòng nhân hóa một cách đặc biệt và
thú vị như câu thơ:
“Mái trường ấp ủ yêu thương
Thước phim kỉ niệm vấn vương không rời
Tim tràn cảm xúc đầy vơi
Lòng xin khắc mãi một thời khó phai”
Hình ảnh “Mái trường” không chỉ được nhân hóa với động từ “ấp ủ”, nó còn thể hiện được hình ảnh
những người thầy cô chứa trong mình là tình cảm thầy trò. “Thước phim kỉ niệm” nhân hóa với động từ
“vấn vương” nêu lên sự nhớ nhung và những kí ức ấn tượng của trò đối với người lái đó một cách “không
rời”, tình cảm ấy rất lớn, thể hiện rõ qua câu “tim tràn cảm xúc đầy vơi” cũng như muốn giữ nó trong tim,
gắn bó những kí ức trở nên “khó phai”.
Trong 4 câu thơ cuối:
“Lặng nhìn bụi phấn trên vai
Nhớ hình bóng cũ vững tay lái đò
Người thầy tận tụy chăm lo
Mệt công mỏi sức giúp trò lớn khôn”.
Hình ảnh người thầy được thể hiện rõ ràng, khẳng định công lao trời biển, ân cần của người thầy.
Bài thơ “Nhớ thầy” của Trương Đức Thọ thuộc thơ lục bát, là hình thức nghệ thuật nổi bật do sự
quen thuộc và tính thẩm mĩ, nghệ thuật cao. Theo đó, có những đặc điểm nổi bật phải kể đến như chủ thể trữ
tình ẩn, giúp cho tình thầy trò xuất hiện nổi bật, ấn tượng. Nhịp thơ 2-2-2 và 4-4 cùng vần điệu “ơi”, “ai” và
“o” giúp cho bài thơ trở nên sinh động, cuốn hút, dễ nhớ và dễ đi vào lòng người. Với việc sử dụng thơ lục
bát, vận dụng từ láy, tách từ “mệt công”, “mỏi sức” cùng các yếu tố nhịp, vần đã góp phần cho tác giả thể
hiện tình yêu thương đối với mái trường và thầy cô một cách trọn vẹn, rõ nên tâm trạng nhớ nhung và biết
ơn đối với người giáo viên càng thêm sâu đậm.

Không chỉ bài thơ “Nhớ Thầy”, đại thi sĩ Nguyễn Ngọc Ký viết nên cuốn tự truyện “Tôi học đại
học”, nói về sự gian nan vất vả của bản thân bị khuyết tật, nhưng vững trong mình lòng nghị lực, trở thành
một giáo viên ưu tú, tấm gương sáng truyền đạt tri thức giáo dục cho học sinh về lòng kiên cường, bất khuất.
Thông qua những câu thơ ngắn gọn dễ hiểu, cùng nhiều biện pháp nghệ thuật, tác giả Trương Đức
Thọ đã khẳng định được chủ đề và nghệ thuật của tác phẩm cũng như ý nghĩa, nêu lên vai trò của người thầy
cô về sự nghiệp truyền đạt tri thức cho học sinh.
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của bài thơ “Bức tranh quê” (Hà Thu) trong phần đọc hiểu.
*Sơ lược:
1. Mở bài:
Bà i há t vớ i giai điệu và ca từ sâ u lắ ng, châ n tình đã đi và o biết bao trá i tim ngườ i Việt để rồ i khi nhớ về
mả nh đấ t gắ n bó vớ i mình từ thuở cò n bé, để lạ i tình quê châ n thậ t, bình dị, giú p Hà Thu viết nên tá c
phẩ m thơ “Bứ c tranh quê”, thể hiện nổ i nhớ quê hương cũ ng như sự tự hà o củ a tá c giả bở i cá c yếu tố
nghệ thuậ t, hình ả nh sá ng tạ o dướ i ngò i bú t củ a cô .
2. Thân bài:
a. Trình bày chủ đề: Nỗi nhớ quê hương /Tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương/niềm
tự hào về quê hương,... của tác giả (phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề).

b. Chủ thể trữ tình trực tiếp, thể thơ, nhịp, vần (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể
hiện chủ đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả qua bài thơ).
*Dẫn thơ vào
c. Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể hiện chủ
đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả bài thơ).
- Thể thơ: lục bát.
- Vần; nhịp:
d. Mở rộng:
3. Kết bài:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của bài thơ “Lá xanh” (Nguyễn Sĩ Đại) trong phần đọc hiểu.
*Sơ lược:
1. Mở bài:
2. Thân bài:
a. Trình bày chủ đề: Nỗi nhớ quê hương /Tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương/niềm
tự hào về quê hương,... của tác giả (phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề).
b. Chủ thể trữ tình trực tiếp, thể thơ, nhịp, vần (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể
hiện chủ đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả qua bài thơ).
*Dẫn thơ vào
c. Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể hiện chủ
đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả bài thơ).
- Thể thơ: lục bát.
- Vần; nhịp:
d. Mở rộng:
3. Kết bài:
Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật
của bài thơ “Mẹ” (Xuân Quỳ) trong phần đọc hiểu.
*Sơ lược:
1. Mở bài:
2. Thân bài:
a. Trình bày chủ đề: Nỗi nhớ quê hương /Tình yêu sâu sắc của tác giả đối với quê hương/niềm
tự hào về quê hương,... của tác giả (phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề).
b. Chủ thể trữ tình trực tiếp, thể thơ, nhịp, vần (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể
hiện chủ đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả qua bài thơ).
*Dẫn thơ vào
c. Từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,… (Phân tích, đánh giá hiệu quả trong việc thể hiện chủ
đề/Tình cảm, cảm xúc của tác giả bài thơ).
- Thể thơ: lục bát.
- Vần; nhịp:
d. Mở rộng:
3. Kết bài:

You might also like