You are on page 1of 11

Cô Đặng Ánh Tuyết – CVA 0979771975 

CHUYÊN ĐỀ: KỸ NĂNG NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

LUYỆN TẬP: CHÍ PHÈO

(Nam Cao)

* ĐỀ BÀI 3: Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo trong
tác phẩm cùng tên của Nam Cao.

* Xác định yêu cầu đề:

- Phạm vi kiến thức: Truyện ngắn Chí Phèo (Nam Cao)

- Yêu cầu cần đạt: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

- Dạng bài: Nghị luận văn học: Phân tích một vấn đề trong tác phẩm

* Phân tích cái gì?

I. Xác định nội dung bi kịch: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

II. Phân tích quá trình bi kịch: giằng co vật vã: Lương thiện  Lưu manh: 4
chặng: Lương thiện – lưu manh – lương thiện – chặn đứng

III. Đánh giá ý nghĩa bi kịch: Hiện thực – nhân đạo – nghệ thuật

* Phân tích như thế nào?

A. MỞ BÀI:

- Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề:

+ Tác giả: Nam Cao

+ Tác phẩm: Chí Phèo

+ Vấn đề nghị luận: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo

Ví dụ 1:

Có người cho rằng Chí Phèo tỉnh, Chí Phèo không say! Ấy là nói vậy thôi! Bởi
Chí Phèo hoàn toàn tỉnh thì vô lí. Chí Phèo hoàn toàn say thì vô nghĩa. Sự độc đáo
1
của hình tượng này chính là ở chỗ trạng thái say – tỉnh bất phân. Bởi vậy bình luận
về nhân vật Chí Phèo, có nhà phê bình cho rằng: Chí Phèo vừa là một gã mất trí,
… vừa là một đầu óc sáng sủa nhất của làng Vũ Đại. Đó phải chăng là sự kì tài của
ngòi bút Nam Cao khi xoáy sâu vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí
Phèo?

- Đặt vấn đề theo cách:


……………………………………………………………………………………..

Ví dụ 2:

Gấp trang truyện “Chí Phèo” của Nam Cao lại, tâm hồn người đọc day dứt
không yên. Những gương mặt méo mó. Những tiếng chửi nghe như khóc. Khát
vọng cháy lòng và thất vọng tái tê. Từ vực thẳm của khổ đau là cái bóng cô đơn
ngật ngưỡng của Chí Phèo. Đó là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đầy đau
đớn của Chí. Ai dám bảo Nam Cao không khóc khi viết những dòng văn nhức nhối
ấy?

- Đặt vấn đề theo cách:


……………………………………………………………………………………

B. THÂN BÀI:

(TIỀN – PHÂN – ĐÁNH)

I. KHÁI QUÁT TÁC GIẢ, TÁC PHẨM, GIẢI THÍCH, XÁC ĐỊNH BI
KỊCH CỦA CHÍ PHÈO: (TIỀN)

1. Tác giả: (Xem bài tập 1 ?)

Hai đóng góp quan trọng nhất về tư tưởng và nghệ thuật của Nam Cao cho văn
học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945:

- Đó là nỗi đau trước tình trạng con người bị lăng nhục, bị cự tuyệt quyền làm
người

- Một cây bút phân tích tâm lý cự phách

2. Tác phẩm: (Xem bài tập 2 ?)

a. Xuất xứ và nhan đề:


2
- Truyện in lần đầu, có tên Cái lò gạch cũ, sau là Đôi lứa xứng đôi (NXB Đời
mới, Hà Nội, 1941) sau cuối tác giả đổi thành Chí Phèo in trong tập “Luống cày”
(NXB Văn hóa cứu quốc, 1946)

+ Nhan đề Cái lò gạch cũ:

. Dựa vào kết cấu vòng tròn của tác phẩm: Mở đầu tác phẩm, Nam Cao đã hé
mở sự hiện hữu của Chí Phèo vốn chỉ là một đứa trẻ bị bỏ rơi bên một cái lò gạch
cũ vắng người lại qua. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh: Thị Nở nhìn nhanh xuống
bụng, thoáng thấy hiện lên một cái lò gạch cũ bỏ quên, xa nhà cửa và vắng người
lại qua

. Chỉ phản ánh vòng đời bế tắc, luẩn quẩn, không lối thoát của Chí Phèo, của
những người nông dân trước cách mạng tháng 8/1945

+ Nhan đề Đôi lứa xứng đôi:

. Đánh thức thị hiếu của bạn đọc với mục đích thương mại

. Làm hẹp đề tài của tác phẩm: Chỉ xoay quanh câu chuyện giữa Chí Phèo –
Thị Nở

+ Nhan đề Chí Phèo:

. Khắc đậm cuộc đời – thân phận của Chí Phèo – người nông dân trước cách
mạng tháng 8/1945

. Xoáy sâu vào bi kịch bị tuyệt quyền làm người của Chí Phèo, của những
người nông dân khốn khổ trước cách mạng tháng 8/1945

b. Vị trí tác phẩm:

- Chí Phèo là một đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của Nam Cao, một kiệt
tác của văn xuôi Việt Nam hiện đại, có giá trị hiện thực và nhân đạo mới mẻ sâu
sắc, thể hiện tài năng văn xuôi bậc thầy của một nhà văn.

c. Đặc sắc nội dung, nghệ thuật:

- Nội dung: Hiện thực và nhân đạo mới mẻ, sâu sắc

+ Xót thương những người nông dân bị lưu manh hóa

3
+ Phê phán xã hội thực dân thối nát

+ Trân trọng phẩm chất và khát vọng lương thiện

+ Phong cách: ngoài lạnh – trong nồng

- Nghệ thuật:

+ Nghệ thuật điển hình hóa nhân vật

+ Nghệ thuật miêu tả tâm lý

+ Nghệ thuật trần thuật xuất sắc

+ Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ

4. Giải thích, xác định và cảm nhận bi kịch của Chí Phèo:

- Bi kịch là mâu thuẫn không thể điều hoà giữa ước mơ, khát vọng đẹp đẽ và
hiện thực khắc nghiệt, phũ phàng.

-> Nhân vật bi kịch thường chìm vào nỗi đau, sự giằng xé, chán chường, tuyệt
vọng, và đôi khi là ... cái chết.

- Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người, tức là bị bóc lột
toàn diện cả vật chất lẫn tinh thần.

-> Chí Phèo là sự hiện thân của sự mất hết tất cả. Đời Chí là một số O khổng lồ.

-> Chí Phèo khao khát được làm một người nông dân lương thiện biết bao nhiêu
những cánh cửa ấy mãi mãi đóng chặt trước mắt Chí trong tuyệt vọng và bi kịch

a. Không nguồn gốc:

b. Không tài sản:

c. Bị tước đoạt nhân hình, nhân tính:

- Cuộc tước đoạt nhân hình biến Chí từ người thành quái nhân. Đây là cuộc “

II. PHÂN TÍCH BI KỊCH BỊ CỰ TUYỆT QUYỀN LÀM NGƯỜI CỦA CHÍ
PHÈO:

4
Tài năng lớn của Nam Cao là ở chỗ miêu tả bi kịch Chí Phèo không chỉ ở dạng
kết quả mà còn ở tính quá trình – một quá trình đầy giằng co vật vã giữa lương
thiện và lưu manh để rồi cuối cùng kết thúc bằng cái chết bi thảm. Quá trình này
chia thành 4 chặng:

1. Chí Phèo đã từng là người nông dân lương thiện: (Từ bé cho đến trước khi
ở tù).

- Chí Phèo đã từng có một ước mơ lương thiện: Chí không đòi hỏi danh lợi
cao sang mà chỉ “ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ
dệt vải”.

-> Mơ ước thật đơn giản, hiền lành, trong sáng, bộc lộ bản chất lương thiện của
người lao động chân chính. Tiếc rằng, giấc mơ ấy của Chí vẫn mãi là một mơ ước
xa xôi mà anh canh điền “lành như đất” ấy không bao giờ chạm tới!

2. Quá trình tha hoá của Chí Phèo:

a. Nguyên nhân làm nên sự tha hoá của Chí Phèo:

Nhưng Chí Phèo đã bị đẩy vào con đường tha hoá: Hai “tội phạm” trực tiếp của
Chí Phèo là nhà tù và Bá Kiến.

b. Quá trình tha hoá của Chí Phèo:

Từ một người nông dân lương thiện, Chí đã tha hoá cả về nhân hình và nhân
tính. Từ nay, đời Chí gắn với tiếng chửi, cơn say và những hành động bản năng thô
bạo:

-> Hắn tha hoá trở thành một - tội – ác – đáng – thương - hại. Chí tồn tại vừa như
một tội nhân, vừa như một nạn nhân!

3. Khát vọng lương thiện sống dậy trong Chí:

a. Vai trò của Thị Nở:

- Thị Nở là “cái túi đựng những lẽ trái tự nhiên nhất của người đàn bà”: nghèo,
xấu, dở hơi, nhà có “mả hủi” … Có người chê trách Nam Cao tả Thị Nở xấu đến
thế là sa vào chủ nghĩa tự nhiên, đi chệch khỏi con đường của chủ nghĩa nhân đạo.
Cách hiểu như thế là không nắm được ý đồ nghệ thuật của Nam Cao.

5
+ Nam Cao tả hình thức Thị Nở xấu xí để tạo một cặp tương xứng với Chí
Phèo (đúng như tên truyện lần đầu xuất bản: “Đôi lứa xứng đôi”. Một Chí Phèo
xệch xạc như thế, chỉ có thể tìm được một Thị Nở nhàu nát đến thế!

+ Nam Cao cũng muốn mượn hình thức xấu xí của Thị Nở như một phép đòn
bẩy: người đàn bà xấu xí ấy lại là người tử tế nhất của làng Vũ Đại đã nâng Chí
Phèo – con vật thành Chí Phèo – con người.

+ Nam Cao còn muốn bộc lộ sâu sắc mối quan hệ nội dung – hình thức. Quan
hệ này không phải lúc nào cũng thuận chiều. Nhiều khi hình thức xấu lại chứa
đựng bên trong một nội dung đẹp đẽ, tích cực.

+ Hình thức Thị Nở còn có ý nghĩa tố cáo. Thị Nở xấu như thế, tức là một hạnh
phúc nhỏ nhoi đến thế mà Chí Phèo cũng không vươn tới được, cũng bị xã hội
cướp mất, chứng tỏ xã hội ấy không còn chỗ giành cho những ước mơ chân chính
của con người. Xã hội ấy độc ác biết nhường nào!

+ Cách miêu tả chân dung Thị Nở “dị dạng” của Nam Cao cũng nằm trong mô
típ nhân vật người xấu – tốt bụng khá phổ biến trong văn học thế giới mà người
đọc từng biết tới như tiểu thuyết lừng danh: “Nhà thờ Đức bà Pari” của văn hào
Pháp Vich to Huy Gô, với hình tượng nhân vật dị dạng người gù Quadimôđô làm
nghề kéo chuông nhà thờ được kết duyên với cô vũ nữ xinh đẹp Exmmêranđa.
Nàng phát hiện ra đằng sau cái vỏ xù xì của Quadimôđô là một kho vàng nhân
phẩm mà nàng hết sức ngưỡng vọng.

- Trong tác phẩm, nếu nhân vật Chí Phèo đặt ra vấn đề tính người thì nhân vật Thị
Nở đặt ra vấn đề tình người: chỉ tình người mới cứu được tính người. Một biểu
hiện cảm động của tình người ở Thị Nở là hình ảnh bát cháo hành – một chi tiết
nghệ thuật đầy tài năng của Nam Cao, dung chứa một nội dung nhân đạo độc đáo:

+ Bát cháo hành đơn sơ mà như một “tiên dược” đã cứu đỡ linh hồn Chí Phèo.

+ Bát cháo hành mở ra một giai đoạn mới trong cuộc đời Chí, tuy không thay
đổi được số phận nhưng đủ để hồi sinh một tâm hồn. Ít nhất trong đời mình, Thị
Nở đã hai lần đánh thức Chí Phèo: Có thể thấy, nếu như trong đêm trăng, Thị Nở
đã đánh thức bản năng thật tự nhiên ở Chí, thì với bát cháo hành tình nghĩa, Thị Nở
đã đánh thức bản tính thiện ở một con người.

6
-> Trước khi có bát cháo hành, Chí Phèo là một con quỷ dữ, nhưng từ khi nhận
được bát cháo hành từ tay Thị Nở, Chí Phèo mới thực sự là một con người. Bát
cháo hành mộc mạc đơn sơ như tấm lòng Thị Nở nhưng có sức mạnh phục sinh
tâm hồn thật sâu sắc!

b. Sự thức tỉnh tâm hồn Chí thật lớn lao:

Đoạn văn Nam Cao miêu tả tâm trạng bồi hồi của Chí trước những âm vang
cuộc đời là đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ: “Mặt trời chắc đã lên cao, và nắng bên
ngoài chắc là rực rỡ. Cứ nghe chim ríu rít bên ngoài đủ biết ... Tiếng chim hót
ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói của những người đi chợ. Anh thuyền chài
gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm nay
hắn mới nghe thấy … Chao ôi là buồn!”.

- Lần đầu tiên trong cuộc đời, Chí lắng nghe và cảm nhận được những âm
thanh của cuộc sống đời thường, bình dị mà có ý nghĩa biết bao!

- Trong cuộc đời có nhiều nỗi buồn. Có những nỗi buồn làm con người ta tầm
thường đi. Nhưng cũng có những nỗi buồn làm con người ta trở nên đẹp đẽ và cao
thượng hơn. Đó là nỗi buồn thanh lọc con người, làm người ta trong sáng hơn, tốt
đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Nỗi buồn trong Chí Phèo là nỗi buồn như thế. Nỗi buồn
ùa tràn tâm trí Chí Phèo lúc này đây là biểu hiện cho sự thức tỉnh của hắn. Với nỗi
buồn, Chí đã sống dậy những cảm xúc của một CON NGƯỜI: “Hắn thấy miệng
đắng, lòng mơ hồ buồn ... Những tiếng quen thuộc ấy hôm nào chả có. Nhưng hôm
nay hắn mới thấy ... Chao ôi là buồn! ... Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn cô độc.
Buồn thay cho đời!”.

-> Cho nên, với Chí, nhưng âm thanh bình dị ấy bỗng có sức lay động thật sâu
xa. Đấy là những vang vọng thẳm sâu nhất của cuộc đời lương thiện đang vẫy gọi
Chí trở lại làm người.

- Từ nỗi bồi hồi của Chí vụt sáng lên một ước mơ da diết: “Trời ơi! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn hoà với mọi người biết bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn”.

-> Lần đầu tiên, sau bao nhiêu tội ác, hai chữ “lương thiện” trả lại cho Chí phần
con người, hai chữ “Thị Nở” đưa lại cho Chí điểm vịn mơ ước làm người.

* Nhận xét:

7
- Trong tác phẩm “Tắt đèn”, Ngô Tất Tố đã phát hiện ra vẻ đẹp tâm hồn chị
Dậu đáng quý nhưng chưa lạ vì dù sao chị Dậu cũng vẫn được là người, vẫn tỏa
sáng vẻ đẹp của một bông sen trong bùn.

- Nét độc đáo của Nam Cao là nhà văn đã khám phá ra ngọn đèn nhân tính
còn leo lét cháy nơi cõi mù sâu tối của bản năng ở Chí, điều đó thật sâu sắc và
cảm động.

-> Chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao đã phát hiện và trân trọng khát vọng
làm người mãnh liệt trong sâu thẳm tâm hồn của con người.

4. Khát vọng lương thiện ở Chí Phèo bị chặn đứng:

Chí Phèo không lấy được Thị Nở. Vì sao? Có những nguyên nhân sau:

a. Đầu tiên là do chính Thị Nở: Thị tốt bụng nhưng cũng chỉ là người đàn bà u
mê, đần độn. Thị đến với Chí thật chóng vánh và hồn nhiên, ra đi cũng thật nhanh,
chỉ sau có mấy lời đay nghiến của bà cô.

-> Có phải, tình yêu cần có tình để xây dựng nó, nhưng cũng cần có trí để bảo
vệ nó.

b. Bà cô Thị Nở cũng ngăn trở khát vọng làm người lương thiện của Chí:

- Nam Cao rất tinh tế khi để Chí Phèo uống rượu rồi vác dao đến nhà bà cô Thị
Nở trước khi rẽ vào nhà Bá Kiến. Chuyện mới “định” thôi, chưa xảy ra, nhưng
không hề vu vơ, vô tình. Bởi lẽ, bằng trực giác, Chí Phèo đã nhận ra rằng bà cô Thị
Nở - kẻ ngăn cản tình yêu của Chí – là nguyên nhân trực tiếp của bi kịch đời mình.

c. Thái độ của bà cô Thị Nở cũng là thái độ của dân làng Vũ Đại, là hiện thân
cho thành kiến hẹp hòi tồi tệ của cả xã hội, thứ thành kiến “nhũng mũi” vào mọi
thứ, trừ sự quan tâm đến tình yêu và hạnh phúc đích thực của con người.

d. Chí Phèo định đến nhà bà cô Thị Nở nhưng cuối cùng vẫn rẽ vào nhà Bá
Kiến. Lúc ấy, Chí Phèo say hay tỉnh? Vấn đề Nam Cao đặt ra thực chất lớn hơn rất
nhiều câu chuyện say, tỉnh. Cần hiểu rằng, con đường đi của nhận thức qua hai
chặng cao, thấp.

- Chí Phèo định đến nhà bà cô là chặng thấp.

8
- Nhưng đến nhà Bá Kiến là chặng cao của nhận thức. Cao, vì đây mới là lúc
Chí Phèo sáng suốt nhất để nhận ra nguyên nhân sáng suốt nhưng sâu xa của bi
kịch cuộc đời mình là Bá Kiến. Câu nói của Chí Phèo trước Bá Kiến chứa một
nghịch lý lớn: “Tao muốn làm người lương thiện?”. Câu nói của Chí Phèo phản
ánh một xung đột gay gắt giữa một bên là khát vọng đau đáu của Chí Phèo mơ ước
làm người và bên kia là thực tế phũ phàng còn “nhởn nhơ” những cái bóng đen
như Bá Kiến.

-> Trước một xã hội như thế, tất yếu Chí Phèo phải chết ngay trên ngưỡng
cửa trở về với cuộc đời. Đó là bế tắc lớn - bế tắc của anh nông dân Chí Phèo, của
những người nông dân bần cùng và tha hóa trước cách mạng và cũng là bế tắc của
nhà nghệ sĩ Nam Cao. Ông thừa lòng thương con người nhưng thiếu lòng tin vào
khả năng giải phóng số phận con người.

III. ĐÁNH GIÁ BI KỊCH CHÍ PHÈO:

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo có ý nghĩa hiện thực, nhân
đạo và nghệ thuật sâu sắc:

1. Ý nghĩa hiện thực:

Bi kịch Chí Phèo đặt ra một vấn đề xã hội đặc biệt: vấn đề tha hóa.

- Cuộc đời anh Pha, Chị Dậu đã “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) để lâm vào “Bước
đường cùng” (Nguyễn Công Hoan) nhưng dù sao cũng vẫn được là người.

- Chí Phèo không được làm người mà phải làm con vật, làm “quỷ dữ” của làng
Vũ Đại.

-> Đặt cạnh những Binh Chức, Năm Thọ, nhân vật Chí Phèo không còn là hiện
tượng cá biệt và phổ biến mà là bằng chứng cho quy luật đen tối trong xã hội cũ:
một bộ phận cố nông bị bần cùng hóa không lối thoát.

-> Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã có những đóng góp quan trọng vào
việc đào sâu, mở rộng nội dung phản ảnh hiện thực của văn học phê phán Việt
Nam.

2. Ý nghĩa nhân đạo:

9
Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí Phèo vút lên một tiếng kêu cứu
đặc biệt: cứu nhân phẩm.

- Cùng đề cập đến đề tài miếng ăn, Ngô Tất Tố và Nguyễn Công Hoan đều nói
về cái đói và cứu đói.

- Nam Cao lại đẩy vấn đề đến một tầm vóc lớn lao hơn, dữ dội hơn, đau đớn và
sâu sắc hơn: vấn đề cái nhục, vấn đề cứu nhân phẩm. Cho nên chủ nghĩa nhân đạo
của Nam Cao là nỗi đau trước tình trạng con người bị lăng nhục, bị cự tuyệt quyền
làm người. Câu hỏi của Chí Phèo: “Ai cho tao làm lương thiện” có ý nghĩa xã hội,
ý nghĩa triết học và nhân văn lớn lao: nhân tính chỉ nảy nở được trong môi trường
mang nhân tính, chỉ có tình người mới cứu được tính người, phải tiêu diệt xã hội
phi nhân tính để cứu vớt nhân tính của con người.

3. Ý nghĩa nghệ thuật:

- Nhân vật Chí Phèo còn là một sáng tạo nghệ thuật đặc biệt: đấy là nhân vật điển
hình xuất sắc của ngòi bút phân tích tâm lí cự phách Nam Cao. Chí Phèo có ý
nghĩa khái quát sâu sắc cho bi kịch của người nông dân trong xã hội cũ, đồng thời
có ý nghĩa cá biệt rất sinh động không thể trộn lẫn, có thể từ trang sách bước ra
cuộc đời và còn hứa hẹn nhiều về sự trường thọ.

C. KẾT BÀI:

- Khái quát vấn đề nghị luận + Cảm xúc

Ví dụ 1:

Chekhov đã từng nói: “Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ
trong cốt tủy”. Câu nói đó rất đúng với Nam Cao. Ông đã ngã xuống khi tuổi đời
còn rất trẻ, trong lúc bút lực còn sung mãn. Biết đâu trong trái tim ông lại đang ấp
ủ dự định về một tác phẩm “vượt lên trên tất cả bờ cõi và giới hạn. Nó ca tụng
lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho con người gần người hơn”. Hãy
tưởng tượng xem khoảng trống mà Nam Cao để lại cho văn học Việt Nam sẽ lớn
thế nào nếu không có Chí Phèo bởi bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí
mãi là một ám ảnh nhói buốt!

- Kết bài theo cách:


………………………………………………………………………………………
10
Ví dụ 2:

Chí Phèo còn đó! Một nỗi đau lớn! Một bi kịch nhói buốt – bi kịch bị cự tuyệt
quyền làm người. Một niềm tin lớn! Một yêu thương quằn quại. Nam Cao đã ngã
xuống trong đời nhưng còn trường thọ giữa áng văn bất hủ.

- Kết bài theo cách:


……………………………………………………………………………………

(Cô Đặng Ánh Tuyết – CVA 0979771975) 

11

You might also like