You are on page 1of 62

CHƯƠNG I: LỊCH SỬ VÀ SỬ HỌC.

VAI TRÒ CỦA SỬ HỌC


BÀI 1: HIỆN THỰC LỊCH SỬ VÀ NHẬN THỨC LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt được hiện thực lịch
sử và nhận thức lịch sử.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý
nghĩa của một số nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu;
hiểu và biết vận dụng đơn giản một số phương pháp cơ bản của Sử học.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Lịch sử và Sử
học.
 Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề,
hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân
về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên
quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề
do GV yêu cầu.
- Năng lực riêng:
 Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Trình bày được khái niệm Lịch sử;
Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực
lịch sử và nhận thức lịch sử; Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên
tắc cơ bản của Sử học; Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng,
nhiệm vụ của Sử học thông qua ví dụ cụ thể.
 Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được khái
niệm Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực
lịch sử và nhận thức lịch sử ; Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản
của Sử học; Phân biệt được các nguồn sử liệu: chữ viết, hiện vật lịch sử;
Nêu được một số phương pháp cơ bản của Sử học.
 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng:Bước đầu vận dụng được
một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở
mức độ đơn giản).
3. Phẩm chất
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
- Trách nhiệm: Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầy đủ các hoạt động do
GV thiết kế.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá
bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật; HS vận dụng kiến
thức, hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, hàng dọc có
liên quan đến bài học Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ bí mật, nêu vấn đề cho HS tìm ô chữ chìa
khóa của bài học. HS có quyền chọn bất kì ô chữ nào để giải đố, cá nhân HS nào
giải đúng ô chữ sẽ được điểm cộng.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô số 1 (9 chữ cái): Thái độ quan trọng và cần thiết trong nghiên cứu lịch sử.
+ Ô số 2 (6 chữ cái): Một biến cố, kỉ niệm,... mang tính chất lễ nghi, tôn vinh,...
diễn ra trong một dịp đặc biệt.
+ Ô số 3 (9 chữ cái): Một đức tính quan trọng bậc nhất của người viết sử.
+ Ô số 4 (6 chữ cái): Từ chỉ sự phát triển theo hướng tốt hơn trước, phù hợp với sự
phát triển của lịch sử.
+ Ô số 5 (9 chữ cái): Một phương pháp nghiên cứu lịch sử, kết hợp nhiều ngành để
đạt hiệu quả cao.
+ Ô số 6 (7 chữ cái): Thành tựu văn minh cơ bản, dùng để lưu trữ và phát triển tri
thức.
+ Ô chữ chủ đề (6 chữ cái).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết
thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- HS tìm ô chữ hàng dọc (ô chữ chủ đề).
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
1 K H Á C H Q U A N
2 S Ự K I Ệ N
3 T R U N G T H Ự C
4 T I Ế N B Ộ
5 L I Ê N N G À N H
6 C H Ữ V I Ế T

Ô chữ chủ đề: LỊCH SỬ.


- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử là một dòng chảy liên tục theo thời gian từ
quả khứ đến hiện tại, diễn ra một lần và không lặp lại. Lịch sử được hậu thể nhận
thức dựa vào những mảnh vỡ của sự kiện (tức sử liệu) và bị chi phối bởi quan
điểm chủ quan của con người. Vậy làm thế nào để tiếp cận lịch sử một cách khách
quan, trung thực, gần với sự thật nhất? Bài học này sẽ giúp các em lí giải điều đó.
Chúng ta cùng vào Bài 1: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thuật ngữ “Lịch sử”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Trình bày được khái niệm lịch sử.
- Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và
nhận thức lịch sử.
- Giải thích được khái niệm Sử học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu, hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung học tập ở nhà, HS trả lời câu hỏi
vào Phiếu học tập số 1.
- GV tổ chức cho HS thảo luận đến những vấn đề mà HS đã nêu trong tiến trình.
HS phân biệt được điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử và lịch sử được con
người nhận thức và nêu ví dụ cụ thể. HS hoàn thành 2 ô K,W trước ở nhà. Hai ô L,
H sẽ hoàn thành trong quá trình học tập chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: Hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô K, W).
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Thuật ngữ “Lịch sử”
- GV yêu cầu HS chuẩn bị bài ở nhà, điền sẵn câu Lịch sử là những gì đã diễn ra trong
trả lời vào số số 1 và 2 (K, W) trong Phiếu học quá khứ gắn với con người và xã hội
tập số 1. loài người.
+ K: Trong đời sống hàng ngày, thuật ngữ”lịch
sử” có nghĩa là gì? Nhờ đâu em có thể biết được
thông tin lịch sử về một quốc gia, dân tộc, một di
tích, một trường học, một lĩnh vực văn hoá,...?
+ W: Các em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có
liên quan đến lịch sử của ngôi trường mình học,
quê hương nơi mình sinh ra hoặc quốc gia nơi
mình sinh sống?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, chọn một vài ý
tưởng thú vị liên quan đến bài học và gợi ý cho
HS suy nghĩ (trường mang tên địa danh nào?
Những thông tin mà em biết có từ đâu? Em ấn
tượng điều gì về ngôi trường của mình?)
- HS tìm những cụm từ hoặc ý tưởng liên quan
đến chủ đề (Phiếu học tập số 1).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV thu phiếu học tập số 1 đã chuẩn bị ô K, W ở
nhà, tìm hiểu nhanh những kiến thức HS đã biết
và muốn biết về bài học.
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi ô K, W.
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV bước đầu tạo biểu tượng cho HS về lịch sử,
hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
- GV hướng dẫn HS hoàn thành mục L và H trong
Phiếu học tập số 1 sau khi học xong bài học.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 2: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách khai thác và sử dụng các nguồn sử liệu để tìm hiểu hiện thực lịch sử và
nhận thức lịch sử.
- Phân biệt được các nguồn sử liệu; phân biệt được hiện thực lịch sử và nhận thức
lịch sử.
- Trung thực: Báo cáo trung thực kết quả học tập của cá nhân hoặc nhóm.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư liệu từ 1.1, 1.2, 1.3 trong SGK
tr.4, 5 để trả lời câu hỏi.
- HS vận dụng kiến thức về các nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử để hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H).
c. Sản phẩm học tập:
- Hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- HS ghi được vào vở về ác nguồn sử liệu; hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 2. Hiện thực lịch sử và nhận thức
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư lịch sử
liệu từ 1.1, 1.2 SGK tr.4, 5 và trả lời câu hỏi: a. Hiện thực lịch sử
+ Hình 1.1 và Hình 1.2 khác nhau như thế nào? - Sự khác nhau giữa Hình 1.1 và Hình
+ Chúng giúp em biết gì về hiện thực lịch sử? 1.2:
+ Hình 1.1: Bãi cọc Bạch Đằng năm
1288 được tìm thấy đầu tiên ở Yên
Giang năm 1958 là minh chứng cho
thấy nơi đây đã thực sự xảy ra sự kiện
“Trận chiến trên sông Bạch Đằng”
trong cuộc kháng chiến chống Mông -
Nguyên lần thứ ba, giúp các nhà khoa
học nghiên cứu và phục dựng lại trận
-
chiến thời xưa.
GV hướng dẫn HS rút ra luận và cho biết: Hiện
thực lịch sử là gì?  Nhận thức lịch sử.
+ Hình 1.2: Mô hình phục dựng bếp
lửa và cảnh sinh hoạt của con người
thời kì văn hoá Hoà Bình dựa trên các
tư liệu lịch sử, khảo cổ,... giúp người
hiện đại hiểu về lịch sử thời xa xưa.
 Hiện thực lịch sử.
- GV hướng dẫn HS đọc và khai thác thông tin tư - Hiện thực lịch sử : là những gì đã
liệu từ 1.3, mục Em có biết SGK tr.5 và trả lời diễn ra trong quá khứ, tồn tại một
câu hỏi: cách khách quan, độc lập, ngoài ý
+ Lịch sử được con người nhận thức như thế muốn của con người.
nào? (lấy ví dụ từ câu chuyện Con ngựa gỗ thành  Lịch sử còn là hiện thực khách
Tơ-roa). quan có thể nhận thức được.
+ Sách thẻ tre giúp em nhận thức được điều gì về b. Nhận thức lịch sử
lịch sử (ghi chép, giấy viết,…) - Câu chuyện về Con ngựa gỗ thành
Tơ-roa: con người tìm hiểu về lịch sử
cuộc chiến tranh thành Troy, thể hiện
cách thức nhận thức, phản ánh và phổ
biến tri thức lịch sử của người xưa.
- Tư liệu 1.2:
+ Từ thời xa xưa, người Trung Quốc
đã biết dùng thẻ tre để tạo ra sách, trở
thành biểu tượng của nền văn hoá
Trung Hoa với lịch sử phát triển lâu
đời.
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận và cho biết:
+ Sách thẻ tre cung cấp rất nhiều
Nhận thức lịch sử là gì?
thông tin lịch sử, từ chính trị, quân sự
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS tiếp tục hoàn
đến đời sống kinh tế, văn hoá,... của
thành Phiếu học tập số 1 (ô L, H).
Trung Quốc trước khi có giấy viết.
+ L: Hãy tìm hiểu về lịch sử phát triển của ngôi
trường mà em đã học hoặc đang học. Điều gì - Nhận thức lịch sử: là những hiểu
khiến em tự hào về ngôi trường đó? biết của con người về hiện thực lịch
+ H: Qua các hoạt động, em hãy phân biệt điểm sử, được trình bày, tái hiện theo nhiều
khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức cách thức khác nhau.
lịch sử. Nêu ví dụ cụ thể.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS khai thác thông tin và Tư liệu 1.1, 1.2, 1.3
SGK tr.4, 5 để trả lời câu hỏi SGK đưa ra.
- HS rút ra kết luận hiện thực lịch sử và nhận thức
lịch sử là gì.
- HS tiếp tục hoàn thành Phiếu học tập số 1 (ô L,
H).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời các câu hỏi SGK
đưa ra và rút ra kết luận hiện thực lịch sử, nhận
thức lịch sử là gì.
- GV thu phiếu học tập số 1 (ô số L, H).
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi ô L, H.
- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung, nêu ý
kiến (nếu có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV kết luận: Hiện thực lịch sử chỉ có một
nhưng lịch sử được con người nhận thức ở nhiều
cách, nhiều góc độ khác nhau.
- GV chuyển sang nội dung mới.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
CÂU HỎI HS ĐIỀN THÔNG TIN
KNOW Em đã biết gì lịch sử, hiện thực lịch sử HS có thể điền những thông tin mình đã
và biết về lịch sử, hiện thực lịch sử và nhận
nhận thức lịch sử? thức lịch sử,...
WHAT Theo em, lịch sử có cần thiết cho bản HS điển những thông tin mình muốn
thân không? Em có muốn biết gì thêm biết về lịch sử (bản thân, gia đình,
về lịch sử? trường học, đất nước....).
LEARN Hãy viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi Sau khi học xong chủ để, HS có khả
trường mà em đã học hoặc đang học. năng viết một bài giới thiệu về lịch sử
Điều gì khiến em tự hào về ngôi trường ngôi trường các em đã học hoặc đang
của mình? học và điều khiến các em tự hào về ngôi
trường của mình.
HOW Qua các hoạt động, em hãy phân biệt - Sau khi học xong chủ để, HS phân biệt
điểm khác nhau giữa hiện thực lịch sử được điểm khác nhau giữa hiện thực lịch
và nhận thức lịch sử, đặc trưng tiêu biểu sử và nhận thức lịch sử, nêu được ví dụ
của các nguồn sử liệu. Nêu ví dụ cụ thể. cụ thể về các nguồn sử liệu.
- Trả lời được các câu hỏi hoạt động
trong SGK.
Hoạt động 3: Sử học – Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên
tắc cơ bản
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách khai thác thông tin về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc cơ
bản của Sử học.
- Trình bày được đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học.
- Nêu được ý nghĩa các nguyên tắc cơ bản của Sử học.
b. Nội dung: GV sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép, chia HS thành 4 nhóm chuyên gia,
hướng dẫn các nhóm căn cứ vào tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về đối tượng nghiên
cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học theo Phiếu học tập số 2.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 3. Sử học – Khái niệm, đối tượng,
- GV sử dụng kĩ thuật Mảnh ghép, chia HS thành chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc
4 nhóm chuyên gia, hướng dẫn các nhóm căn cứ cơ bản
vào tài liệu đã chuẩn bị, thảo luận về đối tượng a. Khái niệm Sử học
nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học theo - Sử học: là khoa học nghiên cứu về
Phiếu học tập số 2. lịch sử nhằm khôi phục lại bức tranh
Vòng 1: Nhóm chuyên gia chân thực của lịch sử, tái hiện lại quá
+ Nhóm 1: trình lịch sử, làm sống lại quá khứ.
 Giải thích khái niệm Sử học. Đối tượng  Khám phá ra bản chất, quy luật
nghiên cứu của Sử học là gì? của quá trình lịch sử, rút ra những
 Theo em, việc nghiên cứu những quy luật kinh nghiệm và bài học lịch sử.
phát triển và mối quan hệ lịch sử trong quá b. Đối tượng nghiên cứu của Sử học
khứ có cần thiết cho hiện tại và tương lai - Đối tượng nghiên cứu: là quá trình
không? phát sinh, phát triển của xã hội loài
+ Nhóm 2: Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy người trong quá khứ  mang tính
dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rông, em hiểu như toàn diện.
thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?  Việc nghiên cứu những quy luật
+ Nhóm 3: phát triển và mối quan hệ lịch sử

 Em hãy nêu những nguyên tắc cơ bản của trong quá khứ cực kì cần thiết cho
Sử học. hiện tại và tương lai, là cơ sở cho sự
 Khi nghiên cứu lịch sử, cần đảm bảo các phát triển khách quan, đúng quy luật,
nguyên tắc nào? Vì sao? tránh phải những sai lầm của quá
+ Nhóm 4: khứ.

 Sử liệu là gì? Có mấy loại sử liệu? c. Chức năng, nhiệm vụ của Sử học

 Các hình 1.5, 1.6, 1.7 thuộc loại hình sử - Chức năng:
liệu nào? + Chức năng khoa học: cung cấp tri
 Những nội dung lịch sử nào được phản ánh thức khoa học nhằm khôi phục, miêu
trong từng sử liệu đó? tả giải thích hiện tượng lịch sử một
cách chính xác, khách quan.
+ Chức năng xã hội: giúp con người
tìm hiểu các quy luật phát triển của xã
hội loài người trong quá khứ, từ đó
nhận thức hiện tại và dự đoán được
tương lai.
+ Chức năng giáo dục: thông qua
những tấm gương lịch sử, bài học lịch
sử.
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép - Nhiệm vụ:
HS tách nhóm chuyên gia, tham gia vào nhóm + Rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử
mảnh ghép, sao cho các nhóm mảnh ghép phải đủ phục vụ cuộc sống hiện tại.
thành viên 4 nhóm.
+ Góp phần bồi dưỡng nhân sinh
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ quan và thế giới quan khoa học.
- HS thảo luận nhóm theo các vòng 1, vòng 2 về + Góp phần giáo dục tư tưởng, tình
đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của cảm, đạo đức và phát triển nhân cách
Sử học. con người.
- HS ghi kết quả thảo luận vào Phiếu học tập số d. Nguyên tắc cơ bản của Sử học
2. - Khách quan: phải khách quan khi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận nghiên cứu dựa trên các sử liệu gốc,
- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày nghiên cứu về mọi mặt và mọi khía
các vấn đề được đưa ra trong Phiếu học tập số 2. cạnh, đảm bảo tính liên tục trong quá
- GV mời các nhóm nhận xét, nêu ý kiến và đặt trình vận động, phát triển.
câu hỏi (nếu chưa rõ). - Trung thực: tôn trọng sự thật lịch
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ sử, tránh xuyên tạc, bóp méo.
học tập - Tiến bộ: lịch sử là một khoa học,
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức và góp phần xây dựng giá trị tốt đẹp.
chuyển sang nội dung mới. - Toàn diện: Khi nghiên cứu dựa trên
các sử liệu gốc, nghiên cứu về mọi
mặt và mọi khía cạnh, đảm bảo:
+ Tính liên tục.
+ Tính toàn diện.
+ Tính chi tiết.
e. Khái quát về các nguồn sử liệu
- Sử liệu: là những tài liệu để nghiên
cứu và tái hiện lịch sử.
- Có hai loại sử liệu cơ bản:
+ Sử liệu trực tiếp: nguồn sử liệu ra
đời cùng thời điểm diễn ra sự kiện,
hiện tượng được nghiên cứu - sử liệu
gốc.
+ Sử liệu gián tiếp: nguồn sử liệu
phản
ánh sự kiện, hiện tượng lịch sử thông
qua thông tin gián tiếp như hồi kí, kể

chuyện lịch sử,....


 Sự phân loại sử liệu dù theo quan
điểm nào thì cũng chỉ mang tính
tương đối.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2


SỬ LIỆU LOẠI SỬ LIỆU PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CỦA SỬ LIỆU
Hình 1.5: Rìu xéo Sử liệu trực tiếp: Rìu xéo Đông Dương chứa đựng nhiều thông điệp
Đông Sơn (Hà Sử liệu hiện vật quá khứ về đời sống vật chất và tỉnh thần của người
Đông, Hà Nội) Việt cổ. Qua hoa văn, kĩ thuật đúc đồng, chức năng
rìu, các nhà nghiên cứu có thể khám phá nhiều bí ẩn
xung quanh nền văn hoá Đông Sơn,nghề nông trồng
lúa nước, kĩ thuật đúc đồng,...
Hình 1.6: Cầu Hiền Sử liệu trực tiếp: Sử liệu hiện vật và tượng hình, nơi ghi dấu ấn lịch
Lương bắc quan Sử liệu hiện vật và sử về việc nước nhà bị chia cắt suốt 21 năm (1954 -
sông Bến Hải kĩ thuật 1975) ở hai bên vĩ tuyến 17 sau Hiệp Định Giơ-ne-
(Quảng Trị) vơ 1954 về Đông Dương.
Hình 1.7: Bản nhạc Sử liệu gián tiếp: Bản nhạc Mười chín tháng Tám của Xuân Oanh ra
Mười chín tháng Sử liệu thành văn đời đúng ngay thời điểm nhạc sĩ Xuân Oanh đang
tám của Xuân Oanh hoà mình vào dòng người biểu tình giành thắng lợi
ngày 19 - 8 ở Hà Nội, ca ngợi thắng lợi của cuộc
Cách mạng tháng Tám năm 1945, giành lại độc lập
cho Việt Nam, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà.
Hoạt động 4: Một số phương pháp cơ bản của Sử học
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Nêu được một số cơ bản của Sử học.
- Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các
bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
- Có tinh thần trách nhiệm, thực hiện đầu đủ các hoạt động do GV thiết kế.
b. Nội dung: GV nêu 2 vấn đề cho HS hoạt động cá nhân.
1. Hai phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp lịch sử và phương pháp
logic) giống và khác nhau như thế nào?
2. Em đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài giới thiệu về
lịch sử ngôi trường em đã học hoặc đang học?
c. Sản phẩm học tập:
- HS vẽ được sơ đồ và trình bày về các phương pháp cơ bản của Sử học
- Nêu được phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài giới thiệu về lịch sử
ngôi trường em đã học hoặc đang học.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 4. Một số phương pháp cơ bản của
- GV nêu vấn đề cho HS hoạt động cá nhân: Hai Sử học
phương pháp cơ bản của Sử học (phương pháp - Phương pháp lịch sử: là xem xét các
lịch sử và phương pháp logic) giống và khác hiện tượng, sự vật qua các giai đoạn
nhau như thế nào? phát triển lịch sử cụ thể (ra đời, phát
- GV hướng dẫn HS: HS vẽ sơ đồ để trình bày các triển, kết thúc).
phương pháp cơ bản của Sử học. - Phương pháp logic: nghiên cứu các
- GV lấy thêm ví dụ cho HS để hiểu về các sự vật, hiện tượng trong hình thức
phương pháp cơ bản của Sử học: Trong nghiên tổng quát nhằm vạch ra bản chất, quy
cứu, giảng dạy phần Lịch sử cách mạng Việt Nam luật, khuynh hướng vận động của lịch
giai đoạn1930 - 1945 thì phương pháp logic và sử.
phương pháp lịch sử cần vận dụng và kết hợp
nhuần nhuyễn, nhằm đảm bảo gắn lí luận với thực
tiễn sẽ làm cho bài giảng thêm sinh động, tạo sự
hứng thú cho người học.
+ Phương pháp lịch sử:
 Làm rõ hoàn cảnh, đặc điểm lịch sử của
cách mạng Việt Nam những năm 1930 –
1945.
 Quá trình phát triển phong trào cách mạng,
đường lối lãnh đạo, tổ chức thực tiễn của
Đảng.
+ Phương pháp logic: tổng kết, khái quát hoá làm
rõ những kinh nghiệm, bài học chủ yếu, những
vấn đề mang tính quy luật, lí luận của 15 năm đấu
tranh cách mạng qua các cao trào cách mạng. Từ
đó, thấy rõ sự kết hợp đúng đắn mục tiêu giải
phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giữa dân
tộc và dân chủ, chống đế quốc và chống phong
kiến, giành độc lập, giành chính quyền về tay
nhân dân.
- GV mở rộng kiến thức:
+ Phương pháp logic: Là phương pháp nghiên
cứu mối liên hệ biện chứng bên trong các sự vật,
hiện tượng, từ đó nhận thức được bản chất, quy
luật phát triển của sự vật, hiên tượng.
+ Phương pháp lịch đại và đồng đại:
 Lịch đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự
kiện, nhân vật lịch sử theo trình tự thời
gian trước – sau, quá khứ - hiện tại (mối
liên hệ dọc).
 Đồng đại: tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự
kiện, nhân vật lịch sử diễn ra trong cùng
một thời gian (mối liên hệ ngang).
+ Phương pháp liên ngành: vận dụng phương
pháp, kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa
học khác nhau (KH XH&NV, KHTN, công
nghệ).
- GV yêu cầu HS liên hệ thực tế: Em đã sử dụng
phương pháp nghiên cứu lịch sử nào khi viết bài
giới thiệu về lịch sử ngôi trường em đã học hoặc
đang học?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS làm việc cá nhân, tìm hiểu về các phương
pháp cơ bản của sử học
- HS lắng nghe GV nếu ví dụ và giới thiệu thêm
một số phương pháp khác trong nghiên cứu lịch
sử.
- HS liên hệ thực tế, nêu phương pháp nghiên cứu
lịch sử khi viết bài giới thiệu về lịch sử ngôi
trường đã học hoặc đang học.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV đại diện HS trình bày về các phương pháp
cơ bản của sử học.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến
bổ sung (nếu có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng
thực hành về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
b. Nội dung:
- GV cho HS trả lời nhanh một số câu hỏi trắc nghiệm về hiện thực lịch sử và nhận
thức lịch sử.
- GV yêu cầu HS trả lời câu 1 phần Luyện tập SGK tr.8.
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập:
- HS chọn được đáp án đúng cho các câu hỏi trắc nghiệm.
- HS nêu được sự giống nhau và khác nhau về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch
sử.
d. Tổ chức hoạt động:
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1. Hiện thực lịch sử là tất cả những:
A. Điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. Điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài
người.
D. Nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân
loại.
Câu 2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 3. Trong nghiên cứu Sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.
Câu 4. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với
giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu Sử
học nào?
A. Phân kì.
B. Thống kê.
C. So sánh đồng đại.
D. So sánh lịch đại.
Câu 5. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ,
chúng ta sẽ dùng phương pháp:
A. Phân kì.
B. Thống kê.
C. So sánh đồng đại.
D. So sánh lịch đại.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
Câu 1 2 3 4 5
Đáp án B D C D C
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi 1 phần Luyện tập SGK tr.8.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận nhóm đôi: Hiện thực lịch sử và nhận thức
lịch sử giống nhau và khác nhau như thế nào? Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu
ví dụ và giải thích.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học về hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử để trả lời
câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:
Hiện thực lịch sử Nhận thức lịch sử
- Hiện thực lịch sử chỉ có một và không - Là những hiểu biết của con người về
thể thay đổi. lịch sử hiện thực, được trình bày, tái
- Diễn ra trong quá khứ, tồn tại khách hiện theo nhiều cách khác nhau.
quan, độc lập, ngoài ý muốn của con - Nhận thức lịch sử rất đa dạng, phong
người. phú.
- Mang tính khách quan, độc lập với - Nhận thức lịch sử vừa mang tính chủ
nhận thức của con người không có hiện quan vừa phụ thuộc vào hiện thực khách
thực lịch sử sẽ không có nhận thức lịch quan. Làm thế nào để nhận thức đúng về
sử. hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của các
nhà sử học và khoa học Lịch sử.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung, nếu ý kiến thêm (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mở rộng kiến thức liên quan đến nguồn sử
liệu.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.8; HS vận
dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Phân loại, đánh giá được độ tin cậy và giá trị thông tin của
các nguồn sử liệu về di tích lịch sử ở địa phương.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS: Trên cơ sở sưu tập các sử liệu và giới thiệu về một di
tích lịch sử ở địa phương em, hãy phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy của
các nguồn sử liệu ấy.
- GV hướng dẫn HS: Dựa trên kiến thức bài học, phân loại, đánh giá để xác định
độ tin cậy và giá trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy, bước đầu thực hiện nghiên
cứu khoa học ở mức cơ bản.
+ Xác định đối tượng nghiên cứu: Di tích lịch sử địa phương.
+ Phương pháp nghiên cứu và sưu tầm sử liệu:
 Phương pháp lịch sử nghiên cứu các giai đoạn lịch sử phát triển của di tích:
tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất, có thể để mô tả
quá trình hình thành, phát triển và xếp loại, đặc điểm của di tích với đầy đủ
các chi tiết cụ thể và phức tạp, theo đúng trình tự thời gian như nó đã từng
diễn ra.
 Phương pháp logic nghiên cứu di tích lịch sử ở địa phương (thời gian xây
dựng, đặc điểm và thông tin cơ bản về di tích, giá trị của di tích,....).
 Phỏng vấn nhân chứng lịch sử, người dân địa phương, ban quản lí di tích.
Chọn lọc, phân loại, mô tả, đánh giá và thẩm định nguồn sử liệu.
Xác định độ tin cậy, tính xác thực, giá trị thông tin của nguồn sử liệu đã thu
thập (nguồn gốc, thời điểm ra đời, tác giả, nội dung,...).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà theo hướng dẫn của GV.
- HS dựa trên kiến thức bài học, phân loại, đánh giá để xác định độ tin cậy và giá
trị thông tin của các nguồn sử liệu ấy.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào đầu giờ sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Khái niệm Lịch sử và Sử học; phân biệt hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
+ Đối tượng nghiên cứu, chức năng, nhiệm vụ của Sử học và ý nghĩa của một số
nguyên tắc cơ bản của Sử học; phân biệt các nguồn sử liệu; vận dụng đơn giản
một số phương pháp cơ bản của Sử học.
- Làm bài tập Bài 1 - Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống.
Trên đây là demo giáo án sử 10 Chân trời sáng tạo
Có đủ giáo án và chuyên đề cả 3 bộ sách
Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học
Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280
Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới

CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn


https://tailieugiaovien.edu.vn

Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG


I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống; biết cách sưu
tầm, xử lí thông tin, sử liệu để học tập và khám phá lịch sử; biết vận dụng tri
thức lịch sử để giải thích những vấn đề trong đời sống xã hội.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và
tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Tri thức lịch
sử và cuộc sống.
 Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề,
hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân
về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên
quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề
do GV yêu cầu.
- Năng lực riêng:
 Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm, thu thập, xử lí
thông tin, sử liệu để học tập, khám phá lịch sử; Nêu được vai trò của tri
thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví
dụ cụ thể.
 Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được được vai
trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và xã hội
hiện đại thông qua ví dụ cụ thể; Phân biệt được sự khác nhau giữa tri
thức lịch sử và kí ức lịch sử thông qua ví dụ cụ thể; Chỉ ra được mối quan
hệ giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử; Giải thích được sự cần thiết phải
học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia các hoạt động tìm hiểu
lịch sử, văn hoá; Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu
lịch sử, văn hoá của dân tộc Việt Nam và thế giới.
 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Đúc rút và vận dụng
kinh nghiệm trong thực tế cuộc sống.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hoá dân tộc.
- Yêu nước, ghi nhớ công ơn xây dựng đất nước của tổ tiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Tri thức lịch sử và cuộc sống
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá
bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS chơi trò Ô chữ; HS vận dụng hiểu
biết thức tế, kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các ô chữ hàng ngang, tìm được ô
chữ chủ đề có liên quan đến những trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân
tộc
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu vân đề: Lịch sử dựng nước của Việt Nam luôn song hành cìmg lịch sử
giữ nước. Rất nhiều bài học kiih nghiệm giữ nước chống ngoại xâm của cha ông ta
đã đánh đổi bằng máu, xương, mô hôi, nước mắt để chúng ta có cuộc sông hôm
nay. Chúng ta cùng ôn lại truyền thống hào hùng ấy qua những trận quyết chiến
chiến lược trong lịch sử dân tộc.
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ô chữ.
- GV nêu câu hỏi theo các ô chữ mà HS lựa chọn:
+ Ô số 1(13 chữ cái): Nơi điễn ra ba trận thuỷ chiến quan trọng thời Ngô, Tiên Lê
và Trần.
+ Ô số 2 (17 chữ cái): Trận quyết chiến chiến lược trong khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Ô số 3 (13 chữ cái): Trận đánh quyết định trong cuộc kháng chiến chống Tống
thời Lý.
+ Ô số 4 (14 chữ cái): Nguyễn Huệ đánh tan Xiêm trong trận đánh lịch sử nào?
+ Ô số 5 (11 chữ cái): Chiến thắng lịch sử ở Việt Nam buộc Pháp kí Hiệp định
Geneva.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lựa chọn các ô chữ hàng ngang theo ý thích, vận dụng kiến thức, hiểu biết
thực tế của bản thân để trả lời câu hỏi.
- HS tìm được ô chữ chủ đề.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS xung phong trả lời:
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
1 S O N G B A C H D A N G
2 C H I L A N G X U O N G G I A N G
3 S O N G N H U N G U Y E T
4 R A C H G A M X O A I M U T
5 D I E N B I E N P H U
Ô chữ chủ đề (chữ màu đỏ): BÀI HỌC LỊCH SỬ (Một trong những giá trị quan
trọng của khoa học lịch sử).
- GV mời đại HS khác nhận xét, trả lời câu hỏi (nếu có ý kiến khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lịch sử và cuộc sống là một quá trình phát triển mà
hiện tại bắt đầu từ sự kế thừa, phát triển quá khứ và chuẩn bị cho tương lai. Lịch
sử giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Nhưng làm thế nào để khám phá
lịch sử và tại sao phải học lịch sử suốt đời? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu
trong bài học ngày hôm nay – Bài 2 : Tri thức lịch sử và cuộc sống.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Khai thác, xử lí được thông tin, sử liệu 2.1, 2.2, Sách giáo khoa đề hiểu vai trò và
ý nghĩa của tri thức lịch sử.
- Nêu được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của cá nhân và
xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Giải thích được được vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống của
cá nhân và xã hội hiện đại thông qua ví dụ cụ thể.
- Nuôi dưỡng niềm say mê, yêu thích đối với lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt
Nam và của nhân loại.
- Biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử vào cuộc sống.
b. Nội dung:
- GV nêu vần đề cho HS tìm hiểu 2 nội dung I.1, 2 SGK tr 9. 10
1. Tri thức lịch sử có vai tò, ý nghĩa như thế nào đối với mỗi cá nhân và xã hội?
2. Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế nào với hiện tại và tương lai? Những
bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào?
3. Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo những gì trong Di
chúc?
- HS trả lời câu hỏi cá nhân, theo nhóm đôi. Từ đó rút ra kết luận vai trò và ý nghĩa
của tri thức lịch sử.
c. Sản phẩm học tập:
- Hoàn thành nhiệm vụ trao đổi nhóm đôi.
- Ghi được vào vở vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
tập a. Vai trò
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc - Để lại cho đời sau những bài học kinh
thông tin mục I.1 SGK tr.9 và cho biết: Tri nghiệm quý giá, giúp con người nhận thức
thức lịch sử có vai trò như thế nào đối với về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia
mỗi cá nhân và xã hội? đình, cộng đồng, dân tộc.
- GV rút ra kết luận:  Đây là điều kiện cơ bản để giữ gìn và
+ Việc dạy và học lịch sử dân tộc giúp HS phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại
hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ toàn cầu hoá.
quốc.  Hình thành tinh thần yêu nước và - Là nền tảng vững chắc của truyền thống
niềm tự hào dân tộc. Tìm hiểu lịch sử thế yêu nước, niềm tự hào, điểm tựa cho lòng
giới giúp chúng ta có thêm những kiến thức tin vào sức mạnh của dân tộc.
về tinh hoa văn hoá nhân loại, là cơ sở để  Giúp con người khám phá và tiếp cận
học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế. với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân
+ Học tập lịch sử giúp hiểu rõ quá khứ, là loại. Giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận
cơ sở để nhận thức hiện tại và dự báo tương thức chính mình.
lai. b. Ý nghĩa của tri thức lịch sử
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đọc - Trong quá trình tồn tại và phát triển, con
thông tin mục I.2, quan sát Hình 2.1, 2.2 người có nhu cầu tìm hiểu về bản thân và
SGK tr.9, 10 và trả lời câu hỏi: xã hội.
+ Theo em, quá khứ có mối quan hệ như thế + Khoa học - kĩ thuật càng phát triển, con
nào với hiện tượng và tương lai? Những bài người càng nhận thức chính xác, đầy đủ
học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như hơn về lịch sử xã hội loài người.
thế nào? + Quá khứ đã để lại nhiều giá trị văn hoá,
+ Em hãy tìm hiểu và cho biết Chủ tịch Hồ giá trị truyền thống, là cơ sở đề rút ra
Chí Minh dự báo những gì trong Di chúc? những kinh nghiệm lịch sử phục vụ cho
hiện tại.

- Lịch sử là cái đã qua, quá khứ, hiện tại và


tương lai gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Quá khứ luôn để lại cho đời sau những
bài học kinh nghiệm quý giá.
+ Tìm hiểu, đúc rút và vận dụng những bài
học lịch sử là nhu cầu của mỗi cá nhân và
cộng đồng xã hội trong quá trình phát triển.
 Hiểu biết quá khứ giúp ta hiểu biết sâu
sắc hiện tại để hành động tích cực hơn, từ
đó tiền đoán sự vận động, phát triển sắp tới
để tác động cho thắng lợi của tương lai.
- Cuộc đời mỗi con người tính từ bất kì
- GV trình chiếu cho HS quan sát rõ hơn
mốc thời gian nào cũng có quá khứ, hiện
bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
tại, tương lai.
+ Nghiên cứu quá khứ đề hiệu hiện tại và
hướng tới tương lai. Quá khứ, hiện tại và
tương lai gắn bó chặt chẽ với nhau.
+ Quá khứ luôn để lại cho đời sau những
bài học kinh nghiệm quý giá.
- Đối với mỗi quốc gia, dân tộc:
+ Lịch sử là nền tảng vững chắc của truyền
thống yêu nước, niềm tự hào và là điểm tựa
cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Khoa học lịch sử giúp con người khám
phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn
minh của nhân loại.
 (Gợi ý : Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo + Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp
trước tác động của di chúc đến lịch sử dân mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính
tộc, đặc biệt là cuộc kháng chiến chống đế mình trong quan hệ quốc tế.
quốc Mỹ. Cuộc kháng chiến chống đế quốcc
Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh
qua gian
khổ, hi sinh nhưng nhất định thắng lợi hoàn
toàn, đất nước nhất định sẽ thống nhất).
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm
vụ
- HS làm việc cá nhân, trao đổi nhóm đôi,
đọc thông tin mục I.1, 2 để thực hiện nhiệm
vụ GV đưa ra.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày về vai
trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu
có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội
dung mới.
Hoạt động 2: Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Khai thác, xử lí được thông tin sử liệu 2.3 đến 2.5 để học tập, khám phá lịch sử.
- Chỉ ra được mối quan hệ giữa tri thức lịch sử và kí ức lịch sử.
- Giải thích được sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham
gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân
tộc Việt Nam và thế giới.
- Nuôi dưỡng sự say mê, yêu thích đối với lịch sử và văn hoá của dân tộc Việt Nam
và của nhân loại.
- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
b. Nội dung:
- GV nêu vần đề cho HS tìm hiểu 2 nội dung II.1, 2 SGK tr 10, 11
1. Vì sao con người cần học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
2. Tri thức lịch sử là gì? Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu thập thông tin, sử
liệu?
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở sự cần thiết của việc học tập, khám phá
lịch sử suốt đời; thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
tập a. Sự cần thiết của việc học tập, khám
- GV nêu yêu cầu cho HS tìm hiểu, đọc phá lịch sử suốt đời
thông tin SGK tr.10 và cho biết: Vì sao con - Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất
người cần học tập và khám phá lịch sử suốt phong phú, rộng lớn và đa đạng. Tri thức
đời? lịch sử thu nhận ở nhà trường chỉ là một
phần rất nhỏ.
- Trong thực tế, tri thức lịch sử chưa bộc lộ
hết những diễn biến và bản chất.
 Phải theo đuổi học tập, tìm hiểu, khám
phá lịch sử đến cùng.
- Xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống, khoa
học lịch sử không ngừng phát triển để đáp
ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của
con người.
 Nghiên cứu và học tập lịch sử vì thế
phải được duy trì thường xuyên, liên tục.
- Học tập, tìm hiểu, khám phá lịch sử suốt
đời là điều kiện quan trọng giúp mỗi người
cập nhật và mở rộng tri thức, phát triển và
hoàn thiện kĩ năng
 Con người có khả năng tự tin ứng phó
với những biến đổi ngày càng gia tăng của
đời sống để nắm bắt tốt các cơ hội nghề
nghiệp, việc làm, đời sống.
b. Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu
tri thức lịch sử
- Tri thức lịch sử: gắn liền với các nguồn
sử liệu, các môn khoa học liên ngành,
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đọc
phương
thông tin mục II.2, quan sát Tư liệu 2.3, 2.4
pháp nghiên cứu, năng lực nhận thức, bài
SGK tr.11:
học kinh nghiệm....
+ Tri thức lịch sử là gì?
- Hai dạng của tri thức lịch sử:
+ Vì sao khi nghiên cứu lịch sử phải thu
+ Những tri thức đã được hiểu biết, nhận
thập thông tin, sử liệu?
thức: văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm
quả nghiên cứu,...
vụ
+ Những tri thức thu được từ sự trải
- HS tìm hiểu 2 nội dung II.1, 2 SGK tr 10,
nghiệm thực tế: niềm tin, giá trị, kinh
11 dưới sự hướng dẫn của GV để thực hiện
nhiệm vụ. nghiệm, bí quyết, kĩ năng,...
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). - Để hiểu biết sự thật lịch sử, phải bắt đầu
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo từ sử liệu, dùng sử liệu để khôi phục sự
luận kiện, sau đó mới giải thích và đánh giá sự
- GV mời đại diện 1-2 HS trình bày về: kiện.
+ Sự cần thiết của việc học tập, khám phá  Muốn tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ,
lịch sử suốt đời. chính xác, cần phải tìm kiếm và sưu tầm
+ Thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri các nguồn sử liệu, những phát hiện mới để
thức lịch sử. làm giàu tri thức cho nhân loại.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu


có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội
dung mới.
Hoạt động 3: Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết vận dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử vào cuộc sống.
- Quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá của dân
tộc Việt Nam và thế giới.
- Có ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.
b. Nội dung: GV nêu vần đề cho HS tìm hiểu: Hãy kể một số tri thức lịch sử, bài
học lịch sử em tiếp nhận trong quá trình học tập môn Lịch sử đã được em vận
đụng vào thực tiễn.
c. Sản phẩm học tập: HS ghi được vào vở sự cần thiết của việc học tập, khám phá
lịch sử suốt đời; thu thập thông tin, sử liệu, làm giàu tri thức lịch sử.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 3. Kết nối tri thức, bài học lịch sử vào
tập cuộc sống
- GV hướng dẫn HS thực hiện bài tập, tự - Lịch sử cung cấp cho con người những
điền vào Phiếu học tập số 1 bằng năng lực kinh nghiệm quý báu của người xưa trong
cá nhân để kiểm nghiệm năng lực vận dụng cuộc sống, trong xây dựng và bảo vệ Tổ
kiến thức đã học vào thực tiễn của HS: quốc. Học lịch sử là học được cái hay, cái
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 đẹp, cái ý nghĩa sâu sắc từ những sự kiện,

Bài Tri thức, Nội dung nhân vật lịch sử.

bài học lịch vận dụng - Lịch sử cho biết về những giá trị truyền

sử vào thực thống và văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc

tiễn và nhắc nhở con người phải luôn nhớ về

1 ? ? cội nguồn, để giữ gìn, bảo vệ quê hương,


đất nước.
2 ? ?
- Bảo tàng là nơi lưu giữ tập trung các
… ? ?
nguồn sử liệu của hiện thực lịch sử.
- GV cho HS quan sát thêm một số hình
ảnh:
- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về kết
nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm


vụ
- HS tìm hiểu nội dung thông tin mục II.3
SGK tr 12 dưới sự hướng dẫn của GV để
hoàn thành Phiếu học tập số 1.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
luận
- HS hoàn hành Phiếu học tập số 1. GV mời
đại diện HS trình bày kết quả làm việc.
- GV mời đại diện HS trả lời và rút ra sự kết
nối tri thức, bài học lịch sử vào cuộc sống.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu
có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng
thực hành về tri thức lịch sử và cuộc sống.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hành luyện tập dưới hình thức Phiếu bài
tập (trả lời câu hỏi trắc nghiệm). GV thu phiếu và chữa bài tại lớp.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành Phiếu bài tập và đọc đáp án trả lời câu hỏi
trắc nghiệm trước lớp.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phát cho HS Phiếu bài tập và yêu cầu HS làm tại lớp.
Trường THPT:............
Lớp:..............................
Họ và tên:.....................
PHIẾU BÀI TẬP
Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Thời gian làm bài: 7 phút

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước vào câu trả lời đúng:
Câu 1. Tri thức lịch sử là tất cả:
A. Những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân
loại.
B. Các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
C. Hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài
người.
D. Các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con
người.
Câu 2. Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng nào
dưới đây?
A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng,...
B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết,...
C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành,...
D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,...
Câu 3. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch
sử từ trải nghiệm thực tế?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ
thống giáo dục.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện,
tích lũy từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự
nghiên cứu và tích luỹ.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận
qua hệ thống giáo dục.
Câu 4. Nội dung nào đưới đây không đúng khi nói về đạng tổn tại của tri thức lịch
sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được mỗi cá nhân tự
nghiên cứu và tích luỹ.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,... được mỗi cá nhân tự rèn luyện,
tích lũy từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,... được tiếp nhận qua hệ
thống giáo dục.
D. Niềm tin, giá trị kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua
hệ thống giáo dục.
Câu 5. Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:
A. Xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại.

B. Xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
C. Xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc - phân loại, xác định đánh giá.
D. Xác định vấn để, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập
thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
C. Đề xuất phương pháp thực hiện.
D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thụ thập.
Câu 7. Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu phải:
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thụ thập.
D. Ghi chép các thông tin liên quan đến văn đề, đối tượng nghiên cứu.
Câu 8. Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào
dưới đây?
A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
Câu 9. Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới
đây?
A.Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn
bản.
C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn
bản.
D. Trí thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
Câu 10. Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục
vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hoá của công chúng?
A. Bảo tàng.
B. Thư viện.
C.Trung tâm lưu trữ.
D. Nhà văn hoá.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện Phiếu bài tập ngay tại lớp.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận
- GV thu Phiếu bài tập của HS và trình chiếu lại câu hỏi để chữa bài cho HS.
- GV mời lần lượt một số HS đọc đáp án.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D A B B A D D B A
- GV mời HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có đáp án khác).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS mở rộng kiến thức liên quan đến nguồn sử
liệu.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần Vận dụng SGK tr.8; HS vận
dụng kiến thức đã học, sưu tầm thông tin, tư liệu, hình ảnh để trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Phân loại, đánh giá được độ tin cậy và giá trị thông tin của
các nguồn sử liệu về di tích lịch sử ở địa phương.
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS: Tìm hiểu một di tích lịch sử ở địa phương và nêu suy
nghĩ của em về giá trị của di sản này đối với cuộc sống hôm nay và mai sau.
- GV hướng dẫn HS, cho HS tham khảo:
+HS tìm hiểu thông tin qua tư liệu, kiểm chứng thông tin, trình bày thông tin.
+ Giá trị: Vô giá.
+ Minh chứng duy nhất về sự tiến hoá của nền văn minh dân tộc trong lịch sử phát
triển của nhà nước quân chủ vùng Đông Nam Á và Đông Á tại vùng Đồng bằng
châu thổ Bắc Bộ từ thế kỉ VII được tiếp nối đến thế kỉ XIX, XX.
+ Khu di tích duy nhất có bề dày lịch sử văn hoá trên 10 thế kỉ liên tục với vai trò
là trung tâm quyền lực và kinh đô Quốc gia. Là không gian hội tụ đầy đủ 3 cơ sở
sử liệu về nhận thức Thăng Long - Hà Nội: Tư liệu lịch sử, di tích trên mặt đất và
di tích khảo cổ học trong lòng đất.
+ Giá trị nhân văn, nghệ thuật điêu khắc, nghệ thuật kiến trúc, kĩ thuật xây dựng,
quy hoạch đô thị và nghệ thuật tạo dựng cảnh quan độc đáo. Năm 2010, được
UNESCO ghi danh là di sản văn hoá thế giới.
+ Mở ra những cơ hội hợp tác quốc tế về nghiên cứu, bảo tồn và phát huy giá trị
cho di sản.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện nhiệm vụ ngoài giờ học theo sự hướng dẫn của GV.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả đánh giá hoạt động, thảo luận
- HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào đầu giờ sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với đời sống; sưu tầm, xử lí thông tin, sử
liệu để học tập và khám phá lịch sử; vận dụng tri thức lịch sử để giải thích những
vấn đề trong đời sống xã hội.
+ Giải thích sự cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời, cần quan tâm và tham gia
các hoạt động tìm hiểu lịch sử, văn hoá.
- Làm bài tập Bài 2 - Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác.
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…

BÀI 3: SỬ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC KHÁC

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành (kết hợp phương pháp,
tri thức từ các ngành nghiên cứu khác nhau), có mối liên hệ qua lại với các
ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công
tác nghiên cứu lịch sử (cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật,...) và sự hỗ trợ
của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp
thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển ngành,...).
2. Năng lực
- Năng lực chung:
 Tự chủ và tự học: Tìm hiểu được các vấn đề liên quan đến Sử học với
các lịn vực khoa học khác.
 Giao tiếp và hợp tác: Phối hợp cùng nhóm hoạt động tìm hiểu vấn đề,
hoàn thành nhiệm vụ thầy, cô giáo; Trình bày được ý kiến của bản thân
về các vấn đề sinh hoạt nhóm, cá nhân.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên
quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải
quyết vấn đề; Lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề
do GV yêu cầu.
- Năng lực riêng:
 Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu
lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học với các môn khoa học xã hội,
khoa học tự nhiên và công nghệ; Nêu được vai trò của các môn khoa học tự
nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên cứu lịch sử - cung cấp tri thức,
công nghệ, kĩ thuật; Nêu được tầm quan trọng của các môn khoa học liên
ngành trong nghiên cứu lịch sử.
 Phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Giải thích được Sử học là
môn khoa học liên ngành, có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã
hội và nhân văn khác; Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các lĩnh
vực và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như: Địa lí, Văn học,
Nghệ thuật; Giải thích được mỗi liên hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Sử học với
các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch
sử, lịch sử phát triển ngành,...); Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và
với các lĩnh vực và các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các ngành khoa
học tự nhiên và công nghệ khác.
 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng: Bước đầu vận dụng được
một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các bài tập cụ thể (ở mức
độ đơn giản).
3. Phẩm chất
- Yêu nước, hiểu biết về các giá trị lịch sử - văn hoá, có ý thức trân trọng, tự
hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Trách nhiệm: Ý thức được trách nhiệm của bản thân trong việc bảo tồn và
phát huy các di sản ở địa phương và của đất nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Lịch sử 10, Giáo án.
- Một số tư liệu gắn với nội dung bài học Sử học với các lĩnh vực khoa học
khác.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SGK, SBT Lịch sử 10.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Khơi dậy hứng thú cho HS học tập, tạo không khí vui vẻ khám phá
bài mới và chuyển giao nhiệm vụ học tập.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề, tổ chức cho HS tìm hiểu tài liệu; HS tìm hiểu thông
tin và trả lời câu hỏi GV đưa ra.
c. Sản phẩm học tập: HS trình bày hiểu biết về Sử học và những ngành khoa học
nghiên cứu về con người và xã hội loài người.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu yêu cầu cho HS tìm hiểu và trả lời câu hỏi:
+ Sử học thuộc khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội?
+ Theo hiểu biết của em, những ngành khoa học nào nghiên cứu về con người và
xã hội loài người? Những ngành đó được gọi chung là ngành gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế, tìm hiểu thêm tài liệu (đã đọc và
chuẩn bị trước ở nhà) để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời:
+ Sử học là khoa học xã hội, có đối tượng nghiên cứu rộng, phản ánh đầy đủ bức
tranh toàn diện của đời sống con người và xã hội loài người.
+ Khoa học xã hội là các ngành nghiên cứu con người và xã hội loài người, cách
con người tương tác với nhau, phát triển thành văn hoá và ảnh hưởng đến thế giới.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Sử học là khoa học ra đời sớm với đối tượng nghiên
cứu rộng, có liên quan đến nhiều ngành khoa học khác. Các ngành khoa học càng
phái triển càng có sự giao thoa lẫn nhau vệ tri thức của xã hội loài người. Vậy Sử
học và các khoa học khác có mối quan hệ như thế nào? Bài học này sẽ giúp các
em hiểu rõ hơn. Chúng ta cùng vào Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
khác.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Sử học – môn khoa học mang tính liên ngành
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học
với các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Nêu được vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác
nghiên cứu lịch sử - cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật.
- Giải thích được Sử học là môn khoa học liên ngành, có mối liên hệ qua lại với
các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
- Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và với các lĩnh vực và các ngành khoa
học xã hội và nhân văn, các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ khác.
b. Nội dung: GV nêu vấn đề cho HS hoạt động nhóm đôi; HS quan sát Hình 3.1,
dựa vào thông tin bài học để trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở sử học là môn khoa học mang
tính liên ngành.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Sử học – môn khoa học mang tính
- GV nêu vấn đề cho HS thảo luận nhóm đôi, liên ngành
quan sát Hình 3.1 và dựa vào thông tin trong - Sử học là ngành khoa học có đối tượng
mục I SGK tr.14 và trả lời câu hỏi: Em hãy nghiên cứu rộng, liên quan đến nhiều
giải thích vì sao Sử học là môn khoa học có ngành khoa học thuộc nhiều lĩnh vực
tính liên ngành? khác nhau, nhằm phản ánh đầy đủ bức
tranh toàn diện của đời sống con người và
xã hội loài người.
- Sử học sử dụng tri thức từ các ngành
khác
nhau để tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề một
cách toàn diện, hiệu quả, khoa học về con
người và xã hội loài người. Sử học có khả
năng liên kết các môn học, các ngành
khoa học với nhau, cả khoa học xã hội và
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
nhân văn lẫn khoa học tự nhiên và công
- HS làm việc nhóm đôi, quan sát Hình 3.1,
nghệ.
dựa vào thông tin bài học để trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
luận
- GV mời đại diện HS trình bày, lí giải vì sao
Sử học là môn khoa học có tính liên ngành
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu
có).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội
dung mới.
Hoạt động 2: Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học xã hội và nhân
văn khác
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học
với các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Nêu được tầm quan trọng của các môn khoa học liên ngành trong nghiên cứu lịch
sử.
- Phân tích được mối liên hệ giữa Sử học với các lĩnh vực và các ngành khoa học
xã hội và nhân văn khác như: Địa lí, Văn học, Nghệ thuật.
- Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và với các lĩnh vực và các ngành khoa
học xã hội và nhân văn, các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ khác.
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm theo 2 vấn đề:
1. Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như thế
nào? Vì sao nó có khả năng hỗ trợ như vậy?
2. Các hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy mối liên hệ gì giữa Sử học và các ngành khoa
học xã hội và nhân văn khác?
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 1.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học 2. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành
tập khoa học xã hội và nhân văn khác
- GV chia HS thành 2 nhóm, tổ chức cho HS Kết quả Phiếu học tập số 1: đính kèm phía
thảo luận theo 2 vấn đề vào Phiếu học tập dưới hoạt động.
số 1:
+ Nhóm 1:
 Sử học hỗ trợ tích cực cho các ngành
khoa học xã hội và nhân văn khác
như thế nào?
 Vì sao nó có khả năng hỗ trợ như
vậy?
+ Nhóm 2: Các hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy
mối liên hệ gì giữa Sử học và các ngành
khoa học xã hội và nhân văn khác?

- GV chốt lại: Trong quá trình hình thành


và phát triển, Sử học với các ngành khoa
học xã hội và nhân văn khác luôn thể hiện
mối liên hệ mật thiết với nhau.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm
vụ
- HS thảo luận theo 2 nhóm vào Phiếu học
tập số 1.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
luận
- GV mời đại diện HS 2 nhóm trình bày kết
quả thảo luận:
+ Nhóm 1: Sử học hỗ trợ tích cực cho các
ngành khoa học xã hội và nhân văn khác
như thế nào? Vì sao nó có khả năng hỗ trợ
như vậy?
+ Nhóm 2: Các hình 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy
mối liên hệ gì giữa Sử học và các ngành
khoa học xã hội và nhân văn khác?
- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
cho nhau (nêu chưa rõ).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chuyển sang nội
dung mới.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1


Nhóm 1:
Nhóm 2:
Sự tương tác Vai trò Giải thích Kể tên
Sử học hỗ trợ - Thông tin về bối cảnh - Sử học và các ngành Xã hội học, Đô
các ngành khoa hình thành, lịch sử phát khoa học xã hội và nhân thị học, Địa lí
học xã hội và triển các ngành khoa học xã văn khác đều lấy xã hội học, Kinh tế
nhân văn hội và nhân văn. loài người làm đối tượng học, Lịch pháp
- Xác định rõ những nhân tố nghiên cứu nhưng mỗi học, Cổ tiền học,
chủ quan và khách quan) khoa học chỉ nghiên cứu Đo lường học,
tác động đến quá trình hình một lĩnh vực nhất định. Địa danh học,
thành, phát triển. - Hình 3.2, 3.3, 3.4 cho Văn học, Nghệ
- Dự báo xu hướng vận thấy trong quá trình hình thuật học, Văn
động phát triển. Dựa vào sự thành và phát triển, Sử học hoá học,...
kết hợp các phương pháp và các ngành khoa học xã
nghiên cứu liên ngành và tri hội và nhân văn có mối
thức tổng hợp từ nhiều quan hệ chặt chẽ, bổ sung
ngành khác nhau, các nhà và hỗ trợ nhau.
khoa học có thể phác hoạ
bức tranh về quá trình tiến
hoá, phát triển của loài
người.
Các ngành khoa Sử học kết hợp các phương
học xã hội và pháp nghiên cứu tiếp cận, lí
nhân văn hỗ trợ thuyết nghiên cứu của nhiều
Sử học ngành khoa học khác nhau
(tổng hợp tự nhiên và xã
hội), sử dụng tri thức từ các
ngành khác nhau để giải
quyết vấn đề một cách toàn
diện, hiệu quả khoa học về
con người và xã hội loài
người (liên ngành).
Hoạt động 3: Mối liên hệ giữa sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công
nghệ
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:
- Biết cách sưu tầm và sử dụng tư liệu lịch sử để tìm hiểu mối liên hệ giữa Sử học
với các môn khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Nêu được tầm quan trọng của các môn khoa học liên ngành trong nghiên cứu lịch
sử.
- Giải thích được mỗi liên hệ, sự hỗ trợ lẫn nhau giữa Sử học với các ngành khoa
học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch sử, lịch sử phát triển
ngành,...).
- Giải thích được mối quan hệ giữa Sử học và với các lĩnh vực và các ngành khoa
học xã hội và nhân văn, các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ khác.
- Bước đầu vận dụng được một số phương pháp cơ bản của Sử học thông qua các
bài tập cụ thể (ở mức độ đơn giản).
b. Nội dung: GV chia lớp thành 3 nhóm chuyên gia, tìm hiểu mối liên hệ giữa sử
học với các ngành khoa học xã hội và nhân văn, các môn khoa học tự nhiên và xã
hội.
c. Sản phẩm học tập: Phiếu học tập số 2.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học 3. Mối liên hệ giữa sử học với các ngành
tập khoa học tự nhiên và công nghệ
- GV tổ chức cho HS sinh hoạt nhóm theo 3 Kết quả Phiếu học tập số 2: đính kèm phía
vấn đề. dưới hoạt động.
Vòng 1: Nhóm chuyên gia
- GV chia lớp thành 3 nhóm chuyên gia, tìm
hiểu mối liên hệ giữa Sử học với các ngành
khoa học xã hội và nhân văn, các môn khoa
học tự nhiên và xã hội.
+ Nhóm 1: Sử học có vai trò như thế nào
đối với các ngành khoa học tự nhiên và
công nghệ?
+ Nhóm 2: Các ngành khoa học tự nhiên và
công nghệ có vai trò quan trọng như thế
nào đối với Sử học? Khi chưa có các thành
tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử
học nghiên cứu trên cơ sở nào?
+ Nhóm 3: Kể tên các ngành khoa học tự
nhiên và công nghệ có liên quan trực tiếp
đến
Sử học? Điểm chung nhất giữa các ngành
khoa học (tự nhiên và công nghệ, xã hội và
nhân văn) là gì?
Vòng 2: Nhóm mảnh ghép
- Từ các nhóm chuyên gia, GV yêu cầu HS
đổi vị trí, hình thành 3 nhóm mới là nhóm
mảnh ghép, sao cho mỗi nhóm đều có các
thành viên đến từ 3 nhóm chuyên gia.
- Lần lượt các thành viên trong nhóm mới
chia sẻ nội dung phiếu học tập đã tìm hiểu
trong nhóm chuyên gia cho các bạn trong
nhóm. Các thành viên trong nhóm mới thảo
luận, phản biện và giải quyết nhiệm vụ mới
và thống nhất sản phẩm cuối cùng trong
Phiếu học tập 2.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm
vụ
- HS thảo luận theo 2 nhóm vào Phiếu học
tập số 2.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo
luận
- GV mời đại diện HS 3 nhóm trình bày kết
quả thảo luận:
+ Nhóm 1: Sử học có vai trò như thế nào
đối với các ngành khoa học tự nhiên và
công nghệ?
+ Nhóm 2: Các ngành khoa học tự nhiên và
công nghệ có vai trò quan trọng như thế
nào đối với Sử học? Khi chưa có các thành
tựu của khoa học tự nhiên và công nghệ, Sử
học nghiên cứu trên cơ sở nào?
+ Nhóm 3: Kể tên các ngành khoa học tự
nhiên và công nghệ có liên quan trực tiếp
đến
Sử học? Điểm chung nhất giữa các ngành
khoa học (tự nhiên và công nghệ, xã hội và
nhân văn) là gì?
- GV mời các nhóm nhận xét, đặt câu hỏi
cho nhau (nêu chưa rõ).
Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

SỰ TƯƠNG TÁC VAI TRÒ GIẢI THÍCH KỂ TÊN


Sử học hỗ trợ các Nghiên cứu quá trình phát Các môn khoa học tự Toán học, Tin
môn khoa học tự sinh, phát triển và tiêu nhiên và công nghệ có học, Vật lí học,
nhiên và công nghệ vong của sự vật, hiện vai trò quan trọng Hoá học, Thiên
tượng theo quy luật lịch trong nghiên cứu lịch văn học, Địa
sử: sử. Sử chất
- Cung cấp thông tin quá học hỗ trợ các ngành học, Cổ sinh
khứ, hiện tại và dự báo sự khoa học tự nhiên và học,...
vận động phát triển. công nghệ trong
- Xác định không gian, bối nghiên
cảnh lịch sử, bản chất sự cứu quá trình phát
hình thành và phát triển, vị sinh, phát triển và tiêu
trí vai trò của các ngành vong của sự vật, hiện
khoa học tự nhiên và công tượng theo quy luật
nghệ để chủ động trong lịch sử.
công việc.
- Phục dựng lịch sử, rút ra
đặc điểm, bài học kinh
nghiệm, lí giải nguyên
nhân thành công và thất
bại, làm cơ sở phát triển
trong tương lai.
Các môn khoa học - Cung cấp tri thức và
tự nhiên và công phương pháp tiếp cận liên
nghệ hỗ trợ Sử học ngành để Sử học nghiên
cứu về con người trong
quá trình vận động phát
triển xã hội.
- Làm sáng tỏ quá trình
phát sinh,
phát triển và tác động, hệ
quả, ý nghĩa của khoa học
vào sự tiến bộ của văn
minh nhân loại, giúp Sử
học giải quyết tốt chức
năng, nhiệm vụ xã hội.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng
thực hành.
b. Nội dung: GV yêu cầu cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Luyện tập SGK tr.17.
c. Sản phẩm học tập: Bảng thống kê các hình ảnh trong bài học (từ Hình 3.1 đến
Hình 3.5) theo mẫu.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS làm việc cá nhân, làm tại lớp: Thống kê các hình ảnh
trong bài học (từ Hình 3.1 đến Hình 3.5) theo mẫu:
STT Hiện vật, di tích lịch sử Các ngành khoa học có liên quan
1 ? ?
2 ? ?
…. ? ?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện HS viết trên bảng lớp kết quả:
STT Hiện vật, di tích lịch sử Các ngành khoa học có liên quan
1 Hình 3.2. Công cụ đá ghè một Khảo cổ học, Dân tộc học, Văn hóa
mặt và rìu tay Gò Đá (An Khê, học, Cổ sinh học, Hóa học, Toán học.
Gia Lai).
2 Hình 3.3. Nhà sàn của người Địa lí, Toán học, Dân tộc, học, Xã hội
Mường (Phú Thọ). học, Văn hóa học, Nghệ thuật học
3 Hình 3.4. Phong tục cưới hỏi của Dân tộc học, Xã hội học, Văn hóa học,
người Cơ Tu (Quảng Nam). Nghệ thuật học
4 Hình 3.5. Bàn tính gẩy truyền Toán học, Kinh tế học, Đo lường học.
thống.
- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, chuyển sang nhiệm vụ mới.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS phát triển năng lực thực hành, khả năng
vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực tế của HS.
b. Nội dung: GV yêu cầu cho HS trả lời câu hỏi bài tập phần Vận dụng SGK tr.17.
c. Sản phẩm học tập: Trình bày về sự hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên
và công nghệ hoặc khoa học xã hội và nhân văn.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giao nhiệm vụ cho HS thực hiện sau giờ học: Hãy tìm hiểu và trình bày về sự
hỗ trợ của Sử học đối với khoa học tự nhiên và công nghệ hoặc khoa học xã hội và
nhân văn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học, khả năng vận dụng kiến thức và trải nghiệm thực
tế để thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ vào tiết học sau.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức, kết thúc tiết học.
Trên đây là demo giáo án sử 10 Chân trời sáng tạo
Có đủ giáo án và chuyên đề cả 3 bộ sách
Thày cô liên hệ 0969 325 896 ( có zalo ) để có trọn bộ cả năm bộ giáo án trên.
Nhận cung cấp giáo án cho tất cả các môn học
Có đủ các mẫu giáo án theo c/v5512, c/v 4040, c/v 3280
Có đủ giáo án tất cả các môn học cho 3 bộ sách giáo khoa mới

CÁNH DIỀU, KẾT NỐI TRI THỨC, CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Thày cô có thể xem và tải tài liệu tại website: tailieugiaovien.edu.vn
https://tailieugiaovien.edu.vn

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ


- Ôn lại kiến thức đã học:
+ Sử học là môn khoa học liên ngành (kết hợp phương pháp, tri thức từ các ngành
nghiên cứu khác nhau), có mối liên hệ qua lại với các ngành khoa học xã hội và
nhân văn khác.
+ Vai trò của các môn khoa học tự nhiên và công nghệ đối với công tác nghiên
cứu lịch sử (cung cấp tri thức, công nghệ, kĩ thuật,...) và sự hỗ trợ của Sử học đối
với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ (cung cấp thông tin, bối cảnh lịch
sử, lịch sử phát triển ngành,...).
- Làm bài tập Bài 3 - Sách bài tập Lịch sử 10.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại.

You might also like