You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

Giáo Viên: Lê Thị Thu Thảo

Nguyễn Thị Kim Ngân Soạn dạy: lớp 10

Nguyễn Ngọc Hiệp Ngày dạy: 25/10/2023

Trần Thị Yến Nhi

Chương VI

Một số nền văn minh trên đất nước Việt Nam

BÀI 12: VĂN MINH VĂN LANG – ÂU LẠC

(Tiết 2)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiếm thức: học xong bài học, học sinh có thể:
˗ Học sinh biết được cơ sở hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
˗ Biết được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc về
đời sống vật chất, đời sống tinh thần, tổ chức xã hội, Nhà nước.
˗ Biết vận dụng hiểu biết về văn minh Văn Lang – Âu Lạc để giới thiệu về đất
nước con người Việt Nam. Nhận thức được giá trị của nền văn minh đầu tiên
trên đất nước Việt Nam. Có ý thức trân trọng và trách nhiệm trong việc góp
phần bảo tồn các di sản văn hóa của dân tộc.
2. Về năng lực: thông qua bài học này, học sinh phát triển các năng lực:

* Năng lực chung


˗ Học sinh phát triển năng lực tự học thông qua việc: tự đọc sách giáo khoa, tài
liệu giáo viên giới thiệu.
˗ Học sinh phát triển năng lực giao tiếp thông qua: trả lời câu hỏi của giáo viên,
đặt câu hỏi cho giáo viên. Thuyết trình về nội dung bài học.
˗ Học sinh phát triển năng lực làm việc nhóm thông qua việc: giao bài tập tìm
hiểu, tìm đồ dùng trực quan, thuyết trình.
˗ Học sinh phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ trong quá trình trình bày kết quả
bài tập nhóm, tranh luận, đánh giá,....
˗ Học sinh phát triển năng lực đọc, tìm kiếm tài liệu, thông tin ....

* Năng lực chuyên biệt

˗ Tìm hiểu lịch sử: Nhận diện nguồn tài liệu liên quan đến bài học. Trình bày
được sự kiện, hiện tượng, vấn đề lịch sử cụ thể gắn với bài học
˗ Nhận thức và tư duy lịch sử: giải thích/ Đánh giá sự kiện, hiện tượng, vấn đề
lịch sử trong bài học.
˗ Vận dụng kiến thức đã học: Vận dụng kiến thức để học các nội dung mới/ Vận
dụng trong thực tế đối với đời sống

3. Về phẩm chất:

˗ Trân trọng những giá trị của các thành tựu văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
˗ Có ý thức trách nhiệm, góp phần bảo tồn những thành tựu văn minh thế giới.
˗ Phát triển phẩm chất trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ khi tham gia hoạt động
nhóm để tìm hiểu về các thành tựu chủ yếu của nền văn minh Văn Lang – Âu
Lạc.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
˗ Sách giáo khoa, sách giáo viên.
˗ Hình ảnh phác họa thành Cổ Loa.
˗ Ảnh bản đồ nhà nước Văn Lang, bản đồ nhà nước Âu Lạc.
˗ Hình ảnh dấu vết vỏ trấu được tìm thấy.
˗ Ảnh bản vẽ rìu cân và rìu xéo; hoa văn người và động vật trên rìu đồng.
˗ Ảnh rìu lưỡi hài, rìu gót vuông, Rìu cân xòe (hay rìu hình đuôi cá), trống đồng
Đông Sơn, Chiếc vòng tay Đông Sơn, vòng chân bằng đồng, trâm cài tóc có
hình muôn thú, đồ gốm có tráng men, lẫy nỏ và tên.
˗ Ảnh mặt trống đồng Đông Sơn.
˗ Ảnh hoa văn hình thuyền trên trống Đồng, hoa văn nhà ở trên trống đồng và
hình vẽ phục dựng, trang phục người Việt thời Văn Lang, hình vẽ thuyền bè của
người Âu Lạc, hình vẽ mô phỏng vũ công mặc áo dài nhảy múa, dựa theo hình
khắc trên trống đồng Đông Sơn.
˗ Ảnh tượng 2 người cưỡi voi trên cán dao.
˗ Hình ảnh đền hạ thờ các vua Hùng (Phú Thọ)
˗ Hình vẽ sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ.
˗ Hình vẽ nhuộm răng, tục xăm mình của người Việt cổ.
˗ Hình 12.9 trầu cau, 12.10 bánh chưng bánh giày, 12.11 hình vẽ mô phỏng nhà
sàn từ hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu:
Khơi gợi sự chú ý của học sinh. Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài học
mới.

b. Nội dung:

Học sinh: quan sát hình ảnh, sử dụng sự hiểu biết của bản thân và nội dung bài học
và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi.
Giáo viên: trình bày vấn đề, trình chiếu cho học sinh hình ảnh trên máy chiếu.
c. Sản phẩm:

Học sinh trả lời được câu hỏi.

d. Tổ chứ hoạt động:


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

˗ Giáo viên cho học sinh xem hình ảnh phác họa thành Cổ Loa.

?Qua hình ảnh em có thể cho cô biết đây là công trình kiến trúc gì? Thuộc nhà
nước nào?

˗ Học sinh suy nghĩ cá nhân và trả lời câu hỏi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

˗ Học sinh vận dụng hiểu biết của bản thân và thực hiện nhiệm vụ.
˗ Giáo viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

˗ Giáo viên mời đại diện học sinh trả lời câu hỏi, mời học sinh khác nhận xét,
bổ sung.
˗ Học sinh trả lời câu hỏi, nhận xét bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

˗ Giáo viên đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, bổ sung, chuyển sang nội
dung mới.
 Công trình thành Cổ Loa.
 Công trình này thuộc nhà nước Âu Lạc.
B. Hoạt động: HÌNH THÀNH KIẾM THỨC MỚI

Hoạt động 1: Tìm hiểu những thành tựu văn minh tiêu biểu

a) Sự ra đời của nhà nước

a. Mục tiêu:

Thông qua hoạt động học sinh biết được sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu
Lạc.

b. Nội dung:

Giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh. Dựa vào nghiên cứu sách giáo khoa, tìm hiểu
trên mạng, vận dụng trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm:

Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở sự ra đời của nhà nước, tổ
chức bộ máy nhà nước.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nhà nước Văn Lang tồn tại từ
Nhiệm vụ 1: Nhà nước Văn Lang ra đời và khoảng thế kỷ VII TCN đến năm 208
kết thúc khi nào? Ai là người đứng đầu? TCN, kinh đô đặt ở Phong Châu (nay
Nhiệm vụ 2: Nhà nước Âu Lạc ra đời và kết thuộc Phú Thọ). Đứng đầu nhà nước
thúc khi nào? Ai là người đứng đầu? Văn Lang là vua Hùng Vương.
Nhà nước Âu Lạc (khoảng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 208 TCN – 179 TCN) do An Dương
Học sinh làm việc cá nhân, dựa vào tư duy Vương đứng đầu, kinh đô đặt ở Cổ
của bản thân và nội dung trong sách giáo Loa (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội).
khoa, trả lời câu hỏi. Tổ chức bộ máy 2 nhà nước:
Bước 3: Báp cáo kết quả hoạt động đứng đầu là vua. Dưới vua có Lạc
Giáo viên gọi học sinh lần lược trả lời câu hầu, Lạc tướng. Ở địa phương có các
hỏi bộ, mỗi bộ gồm nhiều đơn vị cơ sở
Các học sinh khác nhận xét, đánh giá kết quả được gọi là Chiềng, Chạ.
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.

 Nhà nước Văn Lang từ khoảng thế kỷ


VII TCN đến năm 208 TCN. Đứng
đầu nhà nước Văn Lang là vua Hùng
Vương.
 Nhà nước Âu Lạc (khoảng 208 TCN
– 179 TCN). Do An Dương Vương
đứng đầu.

b) Hoạt động kinh tế

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động học sinh biết được hoạt động kinh tế của văn minh Văn Lang
– Âu Lạc.
b. Nội dung:

Giáo viên đặt ra câu hỏi. Học sinh dựa vào tư duy của bản thân và nội dung trong
sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở hoạt động kinh tế của văn
minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Nông nghiệp:


Nhiệm vụ 1: Các em có biết kinh tế chính Trồng lúa nước là chính, ngoài ra họ
của người Văn Lang – Âu Lạc là gì không? trồng dâu, bông. Chăn nuôi gia súc,
Nhiệm vụ 2: Các em có biết đây là vật dụng gia cầm.
gì không. Và công dụng của nó là gì? Thủ công nghiệp:
Nhiệm vụ 3: Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc Có các thành tựu: kĩ thuật luyện
còn hoạt động kinh tế nào khác không? đồng, hợp kim đồng – thiếc. chế tác
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ trống đồng Đông Sơn.
Học sinh làm việc cá nhân, dựa vào tư duy Họ biết dệt vải bông, vải từ tơ tằm,
của bản thân và nội dung trong sách giáo nghề gốm, đan lát, đống thuyền,chế
khoa, hình ảnh trống đồng Đông Sơn trên tác trang sức,…
máy chiếu trả lời câu hỏi. Thương nghiệp:
Bước 3: Báp cáo kết quả hoạt động Giao lưu buôn bán, giữa các địa
Giáo viên gọi học sinh lần lược trả lời câu phương và các nước láng giềng.
hỏi
Các học sinh khác nhận xét, đánh giá kết quả
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sinh.

 Kinh tế chính của họ là nông nghiệp.


 Đây là hình ảnh trống đồng Đông
Sơn. Là nhạc khí, biểu tượng cho
quyền lực, tôn giáo… Trống được
dùng trong các lễ hội, nghi lễ tôn giáo
và trong chiến đấu. Khi có giặc ngoại
xâm, tiếng trống vang lên là lời hiệu
triệu nhân dân khắp nơi tụ về chiến
đấu.
 Ngoài nông nghiệp, thủ công nghiệp
họ còn hoạt động kinh tế thương
nghiệp.

c) Đời sống vật chất

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động học sinh biết được đời sống vật chất của văn minh Văn Lang
– Âu Lạc.
b. Nội dung:
Giáo viên chia lới thành 4 nhóm. Dựa vào nghiên cứu sách giáo khoa, quan sát
tranh ảnh gợi ý, tìm hiểu trên mạng, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên.

c. Sản phẩm:

Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở đời sống vật chất của văn
minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Ăn uống: Gạo là nguồn lương thực
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về ăn uống chính của người Việt cổ gồm: cơm,
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về nhà ở rau, cá được chế biến cùng nhiều loại
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về trang phục gia vị. Nhiều loại bánh cho lễ tết:
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu về phương tiện di bánh chưng, bánh giầy.
chuyển Nhà ở: Người Việt cổ sống định cư
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ thành làng, xóm và làm nhà sàn để ở.
Học sinh thảo luận theo nhóm, quan sát. Cư trú trong nhà sàn có mái cong
Hình 12.9 trầu cau, 12.10 bánh chưng bánh hình thuyền hoặc mái tròn hình mui
giày, 12.11 hình vẽ mô phỏng nhà sàn từ hoa thuyền.
văn trên trống đồng Ngọc Lũ. Hoặc hình ảnh Trang phục: Nữ mặc áo, váy, biết
trên trình chiếu. Kết hợp đọc thông tin, tư làm đẹp và sử dụng đồ trang sức,
liệu sách giáo khoa trang 67,68 tìm hiểu nam đóng khố.
thêm kiến thức bên ngoài tài liệu. Phương tiện di chuyển: Phương
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo tiện đi lại và vận chuyển phổ biến là
luận thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như
Giáo viên gọi đại diện các nhóm lần lượt lên trâu, bò, ngựa,..
bảng viết kết quả thảo luận.
Các học sinh khác nhận xét, đánh giá kết quả
của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
vụ học tập
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh
giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.
Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành
cho học sich.

Gạo là nguồn lương thực chính của người


Việt cổ. Cơ cấu bữa ăn của người Việt cổ
gồm: cơm, rau, cá được chế biến cùng
nhiều loại gia vị. Người Việt còn làm nhiều
loại bánh, độc đáo nhất là bánh chưng,
bánh giầy.
Người Việt cổ sống định cư thành làng,
xóm và làm nhà sàn để ở. Hình khắc trên
trống đồng cho biết họ cư trú trong nhà sàn
có mái cong hình thuyền hoặc mái tròn
hình mui thuyền.
Về trang phục, nữ mặc áo, váy; nam đóng
khố, mùa đông có thêm áo chui đầu. Họ
biết làm đẹp và sử dụng đồ trang sức.
Phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến
là thuyền và xe kéo bởi vật nuôi như trâu,
bò, ngựa,..
d) Đời sống tinh thần

a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động học sinh biết được đời sống tinh thần của văn minh Văn
Lang – Âu Lạc.
b. Nội dung:

Giáo viên đặt ra câu hỏi. Học sinh dựa vào tư duy của bản thân và nội dung trong
sách giáo khoa, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm:

Học sinh hoàn thành tìm hiểu kiến thức và ghi vào vở đời sống tinh thần của văn
minh Văn Lang – Âu Lạc.

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của giáo viên và học sinh Sản phẩm dự kiến

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Tín ngưỡng:


Nhiệm vụ 1: Theo các em tại sao hình ảnh Cư dân Việt cổ có tín ngưỡng thờ
mặt trời lại nằm ở giữa trung tâm và nó thể Mặt Trời , tổ vật ( chim Lạc , Giao
hiện điều gì ? Long )sùng bái tự nhiên , tín ngưỡng
phồn thực , thờ tổ tiên , thờ Mẫu ,
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ thờ cúng những người có công dựng
Học sinh làm việc cá nhân nhìn vào hình mặt nước và giữ nước.
trống đồng, dựa vào tư duy của bản thân và Đời sống xã hội:
nội dung trong sách giáo khoa, trả lời câu Văn học:
hỏi. Cư dân Văn Lang – Âu lạc có nền
Bước 3: Báp cáo kết quả hoạt động văn học truyền miệng phát triển: sự
Giáo viên gọi học sinh lần lược trả lời câu tích Lạc Long Quân và Âu Cơ bánh
hỏi chưng bánh dày, Sơn Tinh Thủy
Các học sinh khác nhận xét, đánh giá kết quả Tinh,….
của bạn. Hoạt động giải trí :
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm Đời sống xã hội cư dân Văn Lang –
vụ học tập Âu Lạc được gắn liền với các lễ hội.
Giáo viên bổ sung, phân tích, nhận xét, đánh giá Người cư dân Văn Lang –Âu Lạc
kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. Chính xác còn có tục lệ ăn trầu cau , nhuộm
hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. răng , xăm mình.

 Là biểu tượng đẹp nhất của trống đồng


Đông Sơn: đại diện cho hình ảnh tối cao
trong thiên nhiên đó là mặt trời. Người
xưa quan niệm mặt trời cung cấp năng
lượng và ánh sáng cho họ nên họ tôn
sùng và biết ơn.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu:
Thông qua hoạt động, học sinh củng cố lại kiến thức căn bản và kĩ năng thực
hành về nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc
b. Nội dung:
Giáo viên đặt ra câu hỏi. Học sinh dựa vào tư duy của bản thân và nội dung đã
học trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm:
Hoàn thành câu trả lời và ghi chép vào vỡ làm tư liệu học tập
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Câu 1: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc thuộc nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn.

B. Văn hóa Óc Eo.

C. Văn hóa Sa Huỳnh.


D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2: Quốc gia nào sau đây là nhà nước đầu tiên ở Việt Nam?
A. Phù Nam.
B. Chăm-pa.
C. Âu Lạc.
D. Văn Lang.
Câu 3: Người đứng đầu nhà nước Âu Lạc là
A. Hùng Vương
B. Trưng Vương.
C. Ngô Vương.
D. An Dương Vương.
Câu 4: Văn học thời kì Văn Lang - Âu Lạc là nền văn học
A. chữ viết.
B. chữ Hán.
C. truyền miệng.
D. chữ Quốc ngữ.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Giáo viên mời học sinh trả lời câu hỏi.
Bước 4: Kết luận, nhận định của giáo viên
Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Đáp án:

Câu: 1 2 3 4

Đáp án: A D D C

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu:
Học sinh rèn luyện được khả năng tìm kiếm, tiếp cận và xử lí thông tin từ nhiều
nguồn khác nhau, góp phần hình thành và phát triển năng lực tự tìm hiểu lịch sử,
tự học lịch sử.
b. Nội dung:
Giáo viên đặt câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi phần Vận dụng sách giáo
khoa trang 69; học sinh vận dụng kiến thức thực tế, và thực hiện nhiệm vụ.
c. Sản phẩm:
Một số tư liệu phản ánh thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Trả lời được câu hỏi của giáo viên, hiểu được giá trị của ngày giỗ tổ Hùng
Vương.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh:
Câu 1: Em hãy sưu tầm một số tư liệu phản ánh thành tựu tiêu biểu của văn
minh Văn Lang – Âu Lạc.
Câu 2: em hiểu gì về câu ca dao “Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ tổ mùng
mười tháng ba”.
Bước 2: Học sinh tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
Học sinh vận dụng kiến thức đã học, sưu tầm, tìm hiểu thông tin, tư liệu, hình
ảnh về những thành tựu tiêu biểu của văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Học sinh vận dụng kiếm thức đã học, sự hiểu biết của bản thân hiểu ý nghĩa của
câu ca dao.
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
Giáo viên tiết sau mời đại diện học sinh lên báo cáo kết quả.
Giáo viên mời đại diện học sinh khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
Giáo viên nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

You might also like