You are on page 1of 4

Ngày soạn: 9/3/2022 Tuần: 23

Ngày dạy: 10/3/2022 Tiết PPCT: 34

Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học
so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc
trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
2. Kỹ năng
- Kỹ năng hợp tác nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng phân loại, nhận dạng, quan sát.
- Rèn luyện tư duy hệ thống và rèn luyện phương pháp tự học.
3. Thái độ
- Giáo dục quan điểm khoa học, giải thích được một số hiện tượng diễn ra trong tự nhiên
- Hình thành thái độ yêu thích khoa học tìm tòi nghiên cứu
4. Tích hợp môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu: không

II. CÁC NĂNG LỰC, PHẨM CHẤT HƯỚNG TỚI HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN Ở HỌC
SINH
1. Phát triển năng lực
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác.
- Năng lực quan sát và phân tích hình ảnh,
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên, thẩm mỹ.
2. Phát triển phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Hình SGK và những tranh ảnh có liên quan đến bài học mà giáo viên và học sinh sưu tầm được.
- Bài giảng powerpoint
2. Học sinh
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về sự phát sinh loài người.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC


A. HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động
1. Mục đích
- Tạo tâm thế vui vẻ, thoải mái cho học sinh, kích thích sự tò mò, mong muốn tìm hiểu bài học mới.
- Làm bộc lộ những hiểu biết, quan niệm sẵn có của học sinh.
- Tạo mối liên tưởng giữa kiến thức đã có
- Học sinh huy động được những kiến thức kĩ năng kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến bài học mới,
kích thích mong muốn tìm hiểu bài học mới.
2. Nội dung
- hóa thạch người cổ nhất được tìm thấy
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh:
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ, trình bày hiểu biết của mình.
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV yêu cầu HS thảo luận, giải quyết tình huống sau: Em hãy trình bày hiểu biết về hóa thạch người cổ nhất
được tìm thấy?
- Học sinh trao đổi, suy nghĩ, thảo luận theo bàn, 2-3 học sinh báo cáo kết quả.
- GV: Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- GV chưa kết luận, từ đó dẫn dắt vào bài mới
B. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức mới
a. Mục tiêu
- Giải thích được nguồn gốc động vật của loài người dựa trên các bằng chứng giải phẫu so sánh, phôi sinh học
so sánh, đặc biệt là sự giống nhau giữa người và vượn người.
- Trình bày được các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người, trong đó phản ánh được điểm đặc
trưng của mỗi giai đoạn : các dạng vượn người hoá thạch, người tối cổ, người cổ, người hiện đại.
b. Nội dung
- Bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người :
+ Bằng chứng giải phẫu so sánh : Sự giống nhau về các đặc điểm giải phẫu giữa người và động vật có xương
sống và đặc biệt là với thú.
+ Bằng chứng phôi sinh học : Sự giống nhau về quá trình phát triển phôi giữa người và động vật có xương sống
và đặc biệt là với động vật có vú.
- Sự giống nhau giữa người và vượn người :
+ Vượn người có kích thước cơ thể gần với người (cao 1,5 – 2m).
+ Vượn người có bộ xương cấu tạo tương tự người, với 12 – 13 đôi xương sườn, 5 -6 đốt cùng, bộ răng gồm
32 chiếc.
+ Vượn người đều có 4 nhóm máu, có hêmôglôbin giống người.
+ Bộ gen người giống tinh tinh trên 98%.
+ Đặc tính sinh sản giống nhau : Kích thước, hình dạng tinh trùng, cấu tạo nhau thai, chu kì kinh nguyệt....
+ Vượn người có một số tập tính giống người : biết biểu lộ tình cảm vui, buồn....
Những đặc điểm giống nhau trên đây chứng tỏ người và vượn người có nguồn gốc chung và có quan hệ họ
hàng rất thân thuộc.
* Sự phát sinh loài người trải qua ba giai đoạn
- Người tối cổ : Chuyển từ đời sống trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng hai chân nhưng vẫn khom
về phía trước, não bộ lớn hơn vượn người. Biết sử dụng công cụ thô sơ, chưa biết chế tạo công cụ lao động.
Sống thành bầy đàn. Chưa có nền văn hoá.
- Người cổ : Đã có tư thế đứng thẳng, đi bằng hai chân, não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ lao động, có tiếng
nói, biết dùng lửa. Sống thành bầy đàn. Bắt đầu có nền văn hoá.
- Người hiện đại : Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, nhưng răng to khoẻ hơn. Biết chế tạo và sử dụng
nhiều công cụ tinh xảo. Sống thành bộ lạc, đã có nền văn hoá phức tạp, có mầm mống mỹ thuật, tôn giáo.
c. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS hoàn thành nhiệm vụ
d. Kỹ thuật tổ chức
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
vụ sau theo nhóm: hoàn thành nhiệm vụ
- hoàn thành PHT
Bảng các bằng chứng về nguồn gốc động vật của loài người
Tên bằng chứng Giải phẫu so Sinh học phân tử
sánh

-Từ PHT, hãy rút ra nguồn gốc động vật của loài người

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
GV yêu cầu học sinh tham khảo SGK và hoàn thành nhiệm
vụ sau theo nhóm:
- hoàn thành PHT sau: - Hoạt động theo nhóm, tham khảo SGK và
Bảng mô tả các dặc điểm của người hiện đại hoàn thành nhiệm vụ
Đặc điểm cấu tạo Đặc điểm sinh lí Đặc điểm văn hóa

Theo dõi cá nhân học sinh, quan sát cách đọc sách để phát
hiện khó khăn của HS trong quá trình học tập
Yêu cầu HS trình bày, phản biện
GV nhận xét, đánh giá và giúp hs hoàn thiện kiến thức. - Trình bày, lắng nghe, tư duy, phản biện
- Lắng nghe, tiếp thu kiến thức
C. HOẠT ĐỘNG 3: Luyện tập
1. Mục tiêu
- HS vận dụng trực tiếp kiến thức vừa học được ở phần trên, để trả lời câu hỏi liên quan đến bài học
2. Nội dung
Các câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Khi nói về sự phát sinh loài người, điều nào sau đây không đúng?
A. Loài người xuất hiện vào đầu kỉ đệ tứ ở đại tân sinh.
B. Vượn người ngày nay là tổ tiên của loài người.
C. Chọn lọc tự nhiên đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn tiến hóa từ vượn người thành người.
D. Có sự tiến hóa văn hóa trong xã hội loài người.
Câu 2 Hoá thạch cổ nhất của người H.sapiens được phát hiện ở đâu?
A. Châu Phi B. Châu Á C. Đông nam châu Á D. Châu Mỹ
Câu 3. Dạng vượn người nào sau đây có quan hệ họ hàng gần gũi với người nhất?
A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrilia D. vượn
Câu 4. Dạng vượn người hiện đại có nhiều đặc điểm giống người nhất là
A. tinh tinh B. đười ươi C. gôrila D. vượn
Câu 5. Đặc điểm nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?
A. Người có đuôi hoặc có nhiều đôi vú B. Lồng ngực hẹp theo chiều lưng bụng
C. Mấu lồi ở mép vành tai D. Chi trước ngắn hơn chi sau
Câu 6. Quá trình làm cho ADN ngày càng phức tạp và đa dạng so với nguyên mẫu được gọi là:
A. Quá trình tích luỹ thông tin di truyền B. Quá trình biến đổi thông tin di truyền
C. Quá trình đột biến trong sinh sản D. Quá trình biến dị tổ hợp
Câu 7. Loài cổ nhất và hiện đại nhất trong chi Homo là:
A. Homo erectus và Homo sapiens B. Homo habilis và Homo erectus
C. Homo neandectan và Homo sapiens D. Homo habilis và Homo sapiens
Câu 9. Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là
A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng.
C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương.

3. Dự kiến sản phẩm học tập của học sinh


- HS đưa ra câu trả lời chưa đầy đủ, hoặc chưa đúng
- GV hướng dẫn giúp HS hoàn chỉnh
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa đề bài, yêu cầu HS thảo luận,trả lời
- HS thảo luận để làm bài tập
- GV: Gọi một số HS lên bảng làm bài, cho HS khác nhận xét
- GV đưa ra đáp án các câu hỏi, từ đó đánh giá kết quả hoạt động của HS.

D. HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng, mở rộng


1. Mục tiêu
- Mở rộng kiến thức liên quan đến chủ đề bài học, khơi gợi cho HS tìm hiểu sâu hơn về chủ đề bài học
2. Nội dung
- Sưu tầm hình ảnh về hóa thạch người cổ đại
3. Dự kiến sản phẩm của học sinh
- HS tìm hiểu các nguồn thông tin để sưu tầm hình ảnh về hóa thạch người cổ đại
4. Kĩ thuật tổ chức
- GV đưa câu hỏi vào cuối bài học, HS về nhà làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi

E. DẶN DÒ
- Học bài, trả lời lại các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 35: môi trường sống và các nhân tố sinh thái.

You might also like