You are on page 1of 33

CHỦ ĐỀ : SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT

1.MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ


Học xong chủ đề này, HS cần nắm được:
*Kiến thức
-Trình bày được các khái niệm về sinh sản vô tính ở động vật.
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
- Nêu được ưu điểm và nhược điểm của sinh sản vô tính.
- Mô tả được nguyên tắc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính.
- Định nghĩa được sinh sản hữu tính.
- Nêu được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính.
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong và nêu được ưu thế của thụ
tinh trong so với thụ tinh ngoài.
- Phân biệt được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật.
- Nêu và phân biệt được chiều hướng tiến hóa trong sinh sản hữu tính ở động
vật.
- Nêu được cơ chế điều hoà sinh sản.
- Nêu rõ những khả năng tự điều tiết quá trình sinh sản ở động vật và người.
- Nêu được khái niệm tăng sinh ở động vật.
- Phân biệt được điều khiển số con và điều khiển giới tính của đàn con ở động
vật.
- Nêu được vai trò của thụ tinh nhân tạo.
- Nêu được khái quát các vấn đề về dân số và chất lượng cuộc sống.
- Vận dụng kiến thức để giải thích được:
+ Nêu được các ứng dụng của sinh sản vô tính trong nuôi cấy mô và trong chăn
nuôi.
+ Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể động vật
sinh sản vô tính bị chết?
+ Cơ sở của chiều hướng tiến hóa trong sinh sản của động vật.
+ Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm
di truyền?

1
+ Cơ sở khoa học điều khiển sinh sản ở động vật để áp dụng trong chăn nuôi.
+ Cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai ở người, đình sản ở động vật.
+ Tại sao nạo, phá thai không phải là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch mà chỉ là
biện pháp bất đắc dĩ.
- Đề ra được các biện pháp hạn chế tình trạng nạo, phá thai ở người.
- Liên hệ thực tiễn: ở địa phương em, áp dụng các biện pháp nào để điều khiển
tỉ lệ đực, cái trong chăn nuôi.
*Kỹ năng
- Kĩ năng tư duy, hình thành khái niệm và giải quyết vấn đề.
- Kĩ năng khoa học:
+ Kĩ năng quan sát: tranh hình, video.
+ Kĩ năng phân tích: các hình thức, giai đoạn.
+ Kĩ năng so sánh: các hình thức sinh sản, hình thức thụ tinh…
+ Kĩ năng tìm mối liên hệ: giữa lí thuyết và thực tiễn các biện pháp điều khiển
sinh sản ở động vật, sinh đẻ có kế hoạch ở người.
+ Kĩ năng làm việc nhóm.
+ Giao tiếp trong làm dự án.
- Kĩ năng sinh học:
+ Thu thập thông tin: các loài động vật sinh sản vô tính, hữu tính, động vật đẻ
con, đẻ trứng, các biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật trong chăn nuôi ở
từng địa phương, …
+ Làm báo cáo: trong nhóm, trên lớp…
+ Sử dụng công nghệ thông tin.
+ Sắp xếp, xử lí, phân tích và trình bày số liệu.
+ Đánh giá nhận xét.
*Thái độ
- Qua bài học, học sinh tự mình chứng minh được một số hoạt động sống của
cơ thể động vật . Điều đó giúp học sinh củng cố được thế giới quan khoa học,
tạo cho học sinh hứng thú tìm hiểu sự đa dạng trong hoạt động sống của thế
giới sinh vật. Kiến thức lí thuyết giúp học sinh nhận thức được vai trò quan

2
trọng không thể thiếu được của thiên nhiên, của môi trường, từ đó hình thành
nên thái độ yêu thích thiên nhiên, bảo vệ thiên nhiên, có ý thức lao động sản
xuất, có ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe của bản thân, tránh xa những tệ nạn xã
hội.
*.Định hướng các năng lực được hình thành
Tên năng lực Các kỹ năng thành phần
- Tự tìm hiểu: sinh sản ở động vật , ứng dụng vào sản
Năng lực tự học xuất ,chăn nuôi.
- Xác định trọng tâm chuyên đề.
Năng lực nhận biết,
-Quan sát các hình thức sinh sản ở động vật.
phát hiện và giải quyết
- Giải thích hiện tượng và vận dụng vào thực tiễn.
vấn đề
Thu nhận và xử lý - Quan sát tranh, phim về sinh sản ở động vật
thông tin - Đọc hiểu bảng biểu.
Quan sát các đối tượng sinh học .Tính toán, xử lí và
Nghiên cứu khoa học trình bày các số liệu, đưa ra các tiên đoán và hình
thành nên các giả thuyết khoa học.
Phát triển tư duy thông qua việc so sánh các hình
Năng lực tư duy
thức sinh sản ở động vật
- Diễn đạt, trình bày nội dung dưới nhiều hình thức
khác nhau (bảng biểu, phiếu học tập...) thông qua
Năng lực ngôn ngữ
trình bày, tranh luận, thảo luận về sinh sản ở động
vật.
2. CHUẨN BỊ
*Chuẩn bị của GV
+ Giáo án, SGK, SGV, STK
+ Tranh , video sinh sản phân đôi ở trùng giày, sinh sản phân mảnh ở giun dẹp,
video cá heo sinh con, video về quá trình thụ tinh ở gà, video về quá trình sinh
sản ở ếch và bò, video về sinh sản của cá kiếm.
+ Một số dụng cụ tránh thai.
+ Phiếu học tập
*Chuẩn bị của HS

3
+ Các phương tiện để thực hiện dự án sinh sản ở động vật: máy tính; các loại
phiếu phỏng vấn, điều tra về đối tượng.
+ Các hình vẽ tương tự hình 45.1, 45.2, 45.3, 45.4
+ Tranh vẽ, ảnh về một số vấn đề về môi trường.
3. Phương pháp và phương tiện dạy học
3.1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Sử dụng tranh hình
Dạy học hợp tác
3.2 Phương tiện dạy học
Phiếu học tập
4. Gợi ý tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Đặt vấn đề/ Khởi động

IV
B - SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 44: SINH SẢN VÔ TÍNH Ở ĐỘNG VẬT
1. MỤC TIÊU
* Kiến thức
Học xong bài này, HS phải:
- Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Nêu được bản chất của sinh sản vô tính
- Nêu được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính
*Kỹ năng: - Quan sát, phân tích, hình ảnh.
- So sánh, khái quát hoá nội dung kiến thức.
- Liên hệ thực tế.
*Thái độ : - Có niềm tin vào khoa học,
- Có ý thức bảo vệ cuộc sống và sinh sản của động vật.
* Năng lực hướng tới
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư

4
duy.
2. CHUẨN BỊ
* GV: + Giáo án, SGK, SGV, STK
+ Tranh phóng to H. 44.1 -> 44.3 SGK, video sinh sản phân đôi ở trùng
giày, sinh sản phân mảnh ở giun dẹp, quá trình sinh sản ở ếch và bò.
+ Phiếu học tập.
* HS: SGK, hình ảnh một số động vật có sinh sản vô tính.
3. Phương pháp và phương tiện dạy học
3.1. Phương pháp và kĩ thuật dạy học
Sử dụng tranh hình.
Dạy học hợp tác
3.2.Phương tiện dạy học
+ Tranh phóng to H. 44.1 -> 44.3 SGK, video sinh sản phân đôi ở trùng giày,
sinh sản phân mảnh ở giun dẹp, quá trình sinh sản ở ếch và bò.
+ Phiếu học tập
4. Gợi ý tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- Cho học sinh quan sát video về quá trình sinh sản của các loài động vật: thủy
tức, giun dẹp và quá trình sinh sản của ếch, bò.
- Đặt ra cho học sinh câu hỏi:
+ So sánh quá trình sinh sản của các loài trên? Em có nhận xét gì về môi trường
sinh sản của chúng?
+ Tại sao lại có sự khác nhau trong sinh sản giữa các loài?
+ Theo em có mấy hình thức sinh sản, đó là những hình thức nào?
Hoạt động GV Hoạt động HS
- GV chia lớp thành các nhóm nhoe HS phân công nhiệm vụ ghi chép,
gồm 5 - 6 học sinh quan sát video, ghi chép, phân tích câu
GV giao nhiệm vụ cho học sinh: quan hỏi, trả lời, thảo luận để đi đến các trả
sát video được trình chiếu và trả lời lời cuối cùng
các câu hỏi trong 5 phút.

5
- GV giải quyết vấn đề thắc mắc cho
học sinh và dẫn vào bài: Quá trình
sinh sản của chúng diễn ra như thế
nào, trong môi trường nào và chúng có
ứng dụng, ưu thế ra sao? Chúng ta
cùng tìm hiểu chủ đề: Sinh sản ở động
vật.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới


Hoạt động 2.1: Tìm hiểu khái niệm sinh sản vô tính ở động vật.
Mục tiêu, kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được khái niệm sinh sản vô tính ở động vật
- Phân biệt được các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
- Nêu được bản chất của sinh sản vô tính
- Nêu được ưu, nhược điểm của sinh sản vô tính
Nội dung
Quan sát tranh hình, thảo luận để thu nhận kiến thức phát triển kĩ năng.
Sản phẩm
GV: Cho VD về một số loài động vật có kiểu sinh sản vô tính mà em biết?
HS: Hải quỳ, giun dẹp, bọt biển ....
GV: Đưa hình ảnh một số loài động vật sinh sản vô tính.
GV: Đưa hình ảnh sinh sản ở sao biển và hải quỳ.
GV: Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi:
+ Sinh sản ở sao biển và hải quỳ cần bao nhiêu cá thể gốc.
+ Các hình thức sinh sản này có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng không?
+ Thế nào là sinh sản vô tính?
GV: Yêu cầu HS điền dấu x vào ô vuông cho câu trả lời đúng nhất về khái
niệm sinh sản vô tính ở động vật?
GV: Giải thích sự lựa chọn đáp án đó?
GV: Cơ sở khoa học của sinh sản vô tính?

6
HS:
Hoạt động : Tìm hiều các hình thức sinh sản vô tính ở động vật
1. Phân đôi
GV : ở động vật có những hình thức sinh sản vô tính nào?
GV: + Trình chiếu video sinh sản phân đôi ở trùng giày.
+ Đưa hình ảnh sinh sản bằng cách phân đôi ở trùng biến hình
+ Đặc điểm của hình thức sinh sản phân đôi?
+ Đại diện?
2. Nảy chồi
GV: Chiếu hình ảnh sinh sản bằng nảy chồi ở thủy tức
GV: Yêu cầu HS quan sát hình và trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm của hình thức sinh sản nảy chồi?
+ Đại diện?
3.Phân mảnh
+ Chiếu video sinh sản phân mảnh ở giun dẹp.
+ Chiếu hình ảnh sinh sản bằng phân mảnh ở sán lông.
+ Đặc điểm của hình thức sinh sản phân mảnh?
+ Đại diện?
4. Trinh sinh
+ Chiếu video sinh sản ở ong mật.
+ Chiếu hình ảnh sinh sản ở ong mật.
+ Đặc điểm của hình thức sinh sản trinh sinh?
+ Đại diện?
GV: Chia mỗi bàn một nhóm, các nhóm hoàn thành nội dung phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP
Thời gian: 10 phút
Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản
phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.
HTSS Phân đôi Nảy chồi Phân mảnh Trinh sinh
So sánh

7
Giống
nhau
Khác
nhau

HS: Thảo luận thống nhất ý kiến.


GV: Gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung phiếu học tập.
HS: Đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập, lớp bổ sung.
GV: Nhận xét và bổ sung hoàn thiện kiến thức
GV: Quan sát hiện tượng sau và cho biết đây có phải là hình thức sinh sản vô
tính không? Vì sao? Hình thức này gọi là gì

HS: Không phải là hình thức sinh sản vô tính. Vì sinh sản vô tính tạo ra các cơ
thể mới mà không cần thụ tinh. Tái sinh chỉ là tái tạo lại cơ quan, bộ phận bị
mất, không tạo ra được cơ thể mới.
GV: Sinh sản vô tính có những ưu điểm và nhược điểm gì?
HS:
* Ưu điểm của sinh sản vô tính
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

8
* Nhược điểm của sinh sản vô tính:
Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy,
khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí
toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.
GV: Tại sao cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?
HS: Các cá thể con nhận được bộ gen giống hệt cá thể mẹ,vì vậy mang các đặc
điểm giống mẹ.
GV: Bằng việc nghiên cứu và tìm hiểu sinh sản vô tính ở động vật, con người
chúng ta đã có rất nhiều ứng dụng trong nông nghiệp, y học để phục vụ cho đời
sống của con người.
Hoạt động : Tìm hiểu ứng dụng của sinh sản vô tính ở động vật
GV gợi mở: Sinh sản vô tính được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
HS: Trong việc nuôi cấy mô và nhân bản vô tính.
1. Nuôi mô sống
GV: Nuôi cấy mô là gì?
HS: TL
GV: Nuôi mô sống được ứng dụng như thế nào trong thực tiễn?
HS: - Ở động vật có tổ chức thấp có thể nuôi cấy mô để tạo ra cá thể mới.
- Ở động vật có tổ chức cao có thể nuôi cấy mô để thay thế , chữa bệnh
(VD: thay thế vùng da bị bỏng)
GV: Tại sao ở động vật có tổ chức cao, nuôi cấy mô chưa tạo ra được cá thể
mới?
HS: Do tính biệt hoá cao của tế bào động vật có tổ chức cao.
GV: Với sự thành công của nuôi cấy mô sống người ta đã ứng dụng rất nhiều
trong cấy ghép các cơ quan bị hư hỏng hay bị bệnh tật.
Ở Việt Nam chúng ta tính đến ngày 16/11/2013 cả nước đã thực hiện 900
trường hợp ghép thận, 23 trường hợp ghép gan, 9 trường hợp ghép tim mang lại
cơ hội sống cho người mắc bệnh mãn tính về tim, gan, thận.
Tuy nhiên bằng kĩ thật trên thì nguồn cung cấp các cơ quan, các nội tạng trong
tự ghép sẽ ngày càng khan hiếm đi và rất khó khăn để tìm kiếm , như vậy người

9
ta sẽ tìm đến việc dị ghép, tuy nhiên trong dị ghép sự đào thải của cơ thể với
các thành phần ngoại lai khác thể hiện rất rõ nên điều này gây cản trở rất nhiều,
để giải quyết những cản trở đó thì một kĩ thuật khác đã được ra đời đó là nhân
bản vô tính
2. Nhân bản vô tính
GV: + Chiếu hình ảnh các giai đoạn nhân bản vô tính ở Cừu Đôly
+ Yêu cầu HS quan sát và giới thiệu các giai đoạn sinh sản vô tính ở Cừu.
GV: Nhân bản vô tính là gì?
HS: Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma (2n) vào 1 tế bào
trứng đã lấy mất nhân rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành 1 phôi.
Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới.
GV: Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì đối với đời sống?
HS: -Trong y học: Áp dụng kỹ thuật nhân bản vô tính để tạo ra các mô, cơ quan
mới thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.
- Trong nông nghiệp: Nhân bản động vật có ý nghĩa trong việc khắc phục
nguy cơ tuyệt chủng ở một số loài động vật hoang dã.
GV: Thành tựu đã đạt được trong nhân bản vô tính?
HS: - Đến nay, người ta đã thành công trong nhân bản vô tính nhiều loài động
vật khác đã thành công trong nhân bản vô tính nhiều loài động vật khác nhau
như chuột, chó, lợn, bò…
GV: - Tháng 11.2008, các nhà khoa học Nhật Bản đã thành công trong việc
tạo chuột sống từ mẫu chuột chết cách đó 16 năm.

10
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH

Câu 1: Sinh sản vô tính là gì? Giải thích vì sao các cá thể con trong sinh sản
vô tính giống hệt cơ thể mẹ?
( - Là kiểu sinh sản không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, từ một
cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình.
- các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ. Không có sự tổ hợp
lại vật chất di truyền, cơ sở tế bào học của sinh sản vô tính là phân bào nguyên
nhiễm)
Câu 2: Có những hình thức sinh sản vô tính nào? Nêu đặc điểm của các hình
thức sinh sản.
( 1. Phân đôi
Đặc điểm: Dựa trên phân chia đơn giản nhân và tế bào chất

Đại diện:- Động vật đơn bào


- Giun dẹp
2. Nảy chồi
- Đặc điểm: Dựa trên nguyên phân nhiều lần tạo thành một chồi con. Từ chồi
đó phát triển thành cá thể mới
- Đại diện: Bọt biển và ruột khoang.
3.Phân mảnh
- Đặc điểm: Dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể qua nguyên phân tạo ra cơ thể
mới
- Đại diện: Bọt biển, giun dẹp
4. Trinh sinh
- Đặc điểm: Dựa trên phân chia của tế bào trứng không thụ tinh -> cơ thể mới
(n).
- Đại diện: Ong, kiến, rệp, một số loài cá và bò sát. )
Câu 3: Nhân bản vô tính là gì? Nhân bản vô tính có ý nghĩa gì?
( - Là chuyển nhân của một tế bào sinh dưỡng (2n) vào một tế bào trứng đã bị
lấy mất nhân rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành phôi -> thành cá thể
mới.

- Ứng dụng: Tạo ra các mô, cơ quan mong muốn thay thế các mô, cơ quan bị
bệnh, bị hỏng ở người bệnh.)

Câu 4: Phân biệt sinh sản vô tính với tái sinh các bộ phận cơ thể?

11
( Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới mà không cần thụ tinh. Tái sinh chỉ là
tái tạo lại cơ quan, bộ phận bị mất, không tạo được ra cơ thể mới.)

Câu 5: Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể
động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
( Do các cá thể giống hệt nhau về KG, nên ĐV chỉ thích nghi tốt với điều kiện
môi trường ổn định)
HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Câu 5: Khi điều kiện sống thay đổi đột ngột có thể dẫn đến hàng loạt cá thể
động vật sinh sản vô tính bị chết, tại sao?
( Do các cá thể giống hệt nhau về KG, nên ĐV chỉ thích nghi tốt với điều kiện
môi trường ổn định)
Câu 6: Sinh sản vô tính ở động vật có ưu điểm và nhược điểm gì?
(* Ưu điểm của sinh sản vô tính:
- Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong
trường hợp mật độ quần thể thấp
- Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.
- Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền.
- Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.
* Nhược điểm của sinh sản vô tính:
Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về mặt di truyền. Vì vậy,
khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí
toàn bộ quần thể bị tiêu diệt.)
Tuần 31 Ngày soạn:
Tiết: 48 Ngày dạy:

BÀI 45: SINH SẢN HỮU TÍNH Ở ĐỘNG VẬT


A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS phải:
- Trình bày được khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật
- Trình bày được 3 giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính

12
- Trình bày được bản chất của sinh sản hữu tính
- Phân biệt được thụ tinh ngoài với thụ tinh trong
- Nêu được các hình thức đẻ trứng và đẻ con ở động vật
2.Kỹ năng: - Quan sát, phân tích, hình ảnh.
- So sánh, khái quát hoá nội dung kiến thức.
- Liên hệ thực tế.
3. Thái độ : - Có niềm tin vào khoa học,
- Có ý thức bảo vệ cuộc sống và sinh sản của động vật.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư
duy.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: + Giáo án, SGK, SGV, STK
+ Tranh phóng to H. 45.1 -> 45.4 SGK
+ Video cá heo sinh con, video về quá trình thụ tinh ở gà, video về
quá trình sinh sản ở ếch và bò, video về sinh sản của cá kiếm.
+ Phiếu học tập
2. HS: SGK, tranh một số loài sinh sản hữu tính.
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG1: KHỞI ĐỘNG
- GV: Lấy ví dụ một số loài động vật yêu cầu học sinh nhận biết những động
vật sinh sản vô tính, những động vật còn lại sinh sản theo kiểu nào?
- HS: Sinh sản hữu tính
- GV : Vậy sinh sản hữu tính là gì? Quá trình này diễn ra như thế nào?
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Tìm hiểu khái niệm sinh sản hữu tính ở động vật.
GV: Cho VD về vài loài động vật có sinh sản hữu tính?
Đưa hình ảnh giới thiệu một số loài sinh sản hữu tính:
Yêu cầu HS thực hiện lệnh trong SGK.
HS: Phương án C

13
Hoạt động : Tìm hiểu về quá trình sinh sản hữu tính ở động vật.
GV: Cho HS quan sát video về quá trình thụ tinh của gà: Hình thành giao tử,
thụ tinh và phát triển tạo thành cá thể mới.
Sau khi quan sát video giáo viên chia lớp thành các nhóm ( Mỗi bàn một nhóm)
hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
(Thời gian 5 phút)
Câu 1: Hình 45.1 là sơ đồ về sinh sản hữu tính. Điền tên các giai đoạn của sinh
sản hữu tính vào các ô hình chữ nhật trên sơ đồ.
Câu 2: Cho biết số lượng nhiễm sắc thể của tinh trùng, trứng và hợp tử.
Câu 3: Tại sao sinh sản hữu tính tạo ra được các cá thể mới đa dạng về các đặc
điểm di truyền?
Câu 4: Cho biết ưu điểm và hạn chế của sinh sản hữu tính ( tham khảo bài 44)

HS: Thảo luận nhóm thống nhất ý kiến.


GV: Gọi đại diện nhóm trình bày nội dung phiếu học tập.
HS: Đại diện nhóm báo cáo kết quả nghiên cứu
GV: Chính xác hoá kiến thức:
Câu 1:

14
Câu 2: Số lượng NST của tinh trùng và trứng là n, của hợp tử là 2n.
Câu 3: Sinh sản hữu tính tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di
truyền, nhờ quá trình phân li tự do của NST trong quá trình giảm phân hình
thành giao tử, trao đổi chéo và thụ tinh.
Câu 4: - Ưu điểm của sinh sản hữu tính:
+ Tạo ra các cá thể mới đa dạng về các đặc điểm di truyền, nhờ đó động vật có
thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.
+ Ở một số loài tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian tương đối ngắn.
- Hạn chế của sinh sản hữu tính ở động vật: Không có lợi trong trường
hợp mật độ cá thể của quần thể thấp.
GV: Yêu cầu học sinh phân biệt động vật đơn tính( gà) động vật lưỡng
tính( giun).
HS: - Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cá thể chỉ có cơ quan sinh dục
đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
- Động vật lưỡng tính là động vật mà trên mỗi cá thể có cả cơ quan sinh
dục đực và cơ quan sinh dục cái.
GV: Sinh sản hữu tính ở động vật lưỡng tính có ưu điểm và hạn chế như thế
nào?

15
HS: - Ưu điểm: Bất kì 2 cá thể nào gặp nhau vào thời kì sinh sản, sau khi giao
phối và thụ tinh đều có thể có con.
- Hạn chế: Tiêu tốn nhiều năng lượng và vật chất cho việc hình thành, duy
trì hoạt động của cơ quan sinh sản trên một cơ thể.
Hoạt động : Tìm hiểu các hình thức thụ tinh.
GV: + Cho HS quan sát 2 video về quá trình sinh sản của ếch và bò.
+ Sự khác nhau trong quá trình sinh sản của 2 loài này ở giai đoạn nào?
Chúng khác nhau như thế nào?Có liên quan như thế nào đến môi trường sống
của chúng.
HS: + Sự khác nhau trong sinh sản ở 2 loài này là từ giai đoạn thụ tinh. Ếch
cái sau khi đẻ trứng ếch đực mới tới và thụ tinh cho trứng. Xảy ra trong môi
trường nước.
+ Ở bò, thụ tinh diễn ra trong cơ thể bò cái, trứng gặp tinh trùng tạo thành
hợp tử và tiếp tục phát triển trong cơ thể mẹ
GV: Y/C HS nghiên cứu nội dung SGK và đặt tên cho 2 hình thức thụ tinh của
ếch và của bò?
 2 hình thức thụ tinh: thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
GV: + Chia lớp thành các nhóm( Mỗi bàn một nhóm)
+ Qua quan sát video kết hợp với nghiên cứu nội dung SGK, hoạt động
nhóm hoàn thành PHT sau:
Phiếu học tập
( Thời gian: 2 phút)
Thụ tinh trong Thụ tinh ngoài
Khái niệm
Môi trường
Hiệu suất thụ tinh
Ví dụ
GV: Gọi đại diện nhóm hoàn thành bảng.
GV: Cho biết ưu thế của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài? Giải thích?
HS: Ở thụ tinh trong, tinh trùng được đưa vào cơ quan sinh dục của con cái
nên hiệu quả thụ tinh cao hơn. Còn thụ tinh ngoài, do tinh trùng phải bơi trong
nước để gặp trứng nên hiệu quả thụ tinh thấp.

16
GV: Đây cũng là một trong những lí do giải thích tại sao động vật thụ tinh
ngoài thường đẻ rất nhiều trứng.
Hoạt động: Tìm hiểu về động vật đẻ trứng và đẻ con
GV: Cho bài tập vào bài: Cho các loài động vật sau:
Gà, vịt, ngan, chó, lợn, bò, ếch, cá sấu, rùa, khỉ, chăn, thạch sùng, cóc, nhím,
hổ, chuột...
Chỉ ra các loài động vật đẻ con và đẻ trứng?
HS:+ Động vật đẻ con: chó, lợn, bò, chuột, hổ, nhím, khỉ.
+ Động vật đẻ trứng: gà, vịt, ngan, cá sấu, ếch, thạch sùng, cóc, rùa.
GV: Kết luận: Trong sinh sản hữu tính, rất nhiều loài đẻ trứng, nhìu loài khác
đẻ con.
GV: + Chia lớp thành các nhóm( Mỗi bàn một nhóm) và hoàn thành phiếu học
tập sau:
Phiếu học tập
( Thời gian 3 phút)
Cho một số đặc điểm sau:
1. Đại diện: cá, lưỡng cư( ếch, nhái, cóc), bò sát và nhìu loài động vật không
xương sống.
2. Trứng rất bé, được thụ tinh và phát triển trong dạ con, phôi được bảo vệ và
thu nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ.
3. Trứng có thể được thụ tinh trước khi đẻ hoặc thụ tinh ngoài sau khi đẻ.
4. Đại diện: tất cả thú ( trừ thú thấp)
Xếp các đặc điểm trên vào đúng ô dưới đây:
Động vật đẻ trứng Động vật đẻ con

GV: Gọi đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập.
GV: + Cho HS quan sát video về sinh sản của cá Kiếm.
+ Sau khi quan sát video, nêu các đặc điểm về sinh sản của cá kiếm.
HS: Sinh sản của cá Kiếm có đặc điểm: Thụ tinh trong nhưng trứng thụ tinh
không phải ở dạ con mà ở ống dẫn trứng, phôi phát triển nhờ chất dinh dưỡng
có ở noãn hoàng (gọi là noãn thai sinh), không phải qua nhau thai như ở thú.

17
GV: Theo em sinh sản của cá Kiếm thuộc loài động vật đẻ con hay đẻ trứng?
GV: Giới thiệu về hình thức sinh sản đẻ trứng thai ( noãn thai sinh)
GV: Hướng tiến hoá của sinh sản hữu tính là gì? Giải thích?
HS: Hướng tiến hoá của sinh sản hữu tính: Động vật đẻ trứng  noãn thai sinh
 động vật đẻ con.
GV: Tại sao nói hình thức thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài? Tại sao đẻ
con tiến hoá hơn đẻ trứng?
HS: Hình thức thụ tinh trong tiến hoá hơn thụ tinh ngoài: Thụ tinh ngoài cần có
môi trường nước để con đực phóng tinh, hiệu suất thụ tinh thấp hơn do trong
môi trường nước chịu tác dụng của ngoại cảnh tinh trùng có thể không gặp
trứng, trong ổ trứng có trứng được thụ tinh có trứng không. Trứng sau khi đẻ có
thể bị xâm phạm khi gặp kẻ thù.
Thụ tinh trong, tinh trùng gặp trứng và phát triển trong dạ con của con cái, đảm
bảo hiệu suất thụ tinh cao, sự phát triển của trứng phụ thuộc vào cơ thể mẹ và
tránh tác động của bên ngoài.
Đẻ con tiến hoá hơn đẻ trứng: Con sinh ra là một cá thể độc lập, nếu khoẻ mạnh
có thể tự kiếm ăn, đa số con non sau khi sinh được bố mẹ chăm sóc cho đến khi
tự kiếm ăn. Động vật đẻ trứng như gà, vịt ...con mẹ ấp trứng một thời gian, sau
khi nở tiếp tục được chăm sóc, trong thời gian trứng nở có thể gặp kẻ săn mồi,
các tác động ngoại cảnh.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Thế nào là sinh sản hữu tính ở động vật?
(Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử
phát triển thành cá thể mới.)
Câu 2: Sự thụ tinh là gì? Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô
tính?
( - Thụ tinh là quá trình kết hợp 2 loại giao tử: giao tử đực và giao tử cái để tạo
ra hợp tử.
- Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp bộ NST đơn bội của trứng và tinh trùng
tạo thành hợp tử lưỡng bội. Trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp
gen thích nghi với môi trường sống hơn cơ thể bố mẹ. Đây là nguồn nguyên
liệu cho chọn giống và tiến hóa.)

18
Câu 3: Cho biết ưu điểm của mang thai và sinh con ở thú so với đẻ trứng ở
các động vật khác?
(- Nguồn cung cấp chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ cho thai rất lớn giúp thai phát
triển tốt trong bụng mẹ.
- Thai nhi trong bụng mẹ được bảo vệ tốt trước kẻ thù và các tác nhân ngoài
môi trường.)
Câu 4: Thế nào là thụ tinh ngoài?

(- Là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở bên ngoài cơ
thể con cái

VD: cá, ếch,...)

Câu 5: Thế nào là thụ tinh trong? Cho VD?

(- Là hình thức thụ tinh trong đó trứng gặp tinh trùng và thụ tinh ở trong cơ
quan sinh dục của con cái.

VD: rắn,..)

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG


Câu 1: Sự thụ tinh là gì? Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô
tính?
( - Thụ tinh là quá trình kết hợp 2 loại giao tử: giao tử đực và giao tử cái để tạo
ra hợp tử.
- Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp bộ NST đơn bội của trứng và tinh trùng
tạo thành hợp tử lưỡng bội. Trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện các tổ hợp
gen thích nghi với môi trường sống hơn cơ thể bố mẹ. Đây là nguồn nguyên
liệu cho chọn giống và tiến hóa.)
Câu 2: Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn
sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được
khắc phục như thế nào?
( Trong quá trình tiến hoá, động vật tiến từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp
những trở ngại liên quan đến sinh sản:
+ Thụ tinh ngoài không thực hiện được vì không có môi trường nước.
+ Trứng đẻ ra sẽ bị khô và dễ bị các tác nhân khác làm hư hỏng như nhiệt độ

19
quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng mặt trời mạnh, vi trùng xâm nhập...
Khắc phục:
+ Đẻ trứng có vỏ bọc dày hoặc phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ.
+ Thụ tinh trong.)
Câu 3: Nêu chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật?
( Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật:
- Về cơ quan sinh sản:
+ Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính.
+ Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng.
+ Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể ( lưỡng tính) đến
các cơ quan này nằm trên các cơ thể riệng biệt ( đơn tính)
- Về phương thức sinh sản:
+ Từ đẻ trứng đến đẻ trứng thai đến đẻ con.
+ Từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong.
+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo.
- Bảo vệ và chăm sóc con:
Từ chỗ con sinh ra không được bảo vệ và chăm sóc chu đáo đến được bảo vệ
và chăm sóc chu đáo.
- Từ giao đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xen kẽ đến sinh sản hữu tính hoàn
toàn.
- Từ chỗ số trứng ( con) sinh ra trên một lứa hoặc số lứa nhiều đến ít.

20
Tuần 32 Ngày soạn:
Tiết: 49 Ngày dạy:
BÀI 46: CƠ CHẾ ĐIỀU HOÀ SINH SẢN
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Học xong bài này, HS phải:
- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh tinh
- Trình bày được cơ chế điều hoà sinh trứng
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng
hoá.
3. Thái độ: Nâng cao tính tự giác, cố gắng vươn lên của HS.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư
duy.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: + Giáo án, SGK, SGV, STK
+ Tranh phóng to H. 46.1 -> 46.2 SGK
2.HS: SGK, vở ghi.
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC

21
HOẠT ĐỘNG1: KHỞI ĐỘNG
GV: - Tại sao ở nhiều loài động vật người ta thấy có mùa sinh sản? Tại sao có
những loài sinh sản quanh năm? Do ảnh hưởng của môi trường hay cơ thể động
vật? Giải thích?
- Để trả lời câu hỏi đó chúng ta cùng tìm hiểu cơ chế điều hoà sinh sản.
- Cơ chế điều hoà sinh sản chủ yếu là cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh
trứng. Hệ thần kinh và môi trường sống, đặc biệt là hoocmôn đóng vai trò quan
trọng trong cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
GV: Nêu vấn đề: Trong điều hoà sinh tinh và sinh trứng, hệ nội tiết đóng vai
trò chủ yếu.
Hoạt động : Tìm hiểu về cơ chế điều hoà sinh tinh và sinh trứng
1. Cơ chế điều hoà sinh tinh.
GV: Tinh hoàn là cơ quan sản sinh ra tinh trùng, tinh hoàn có cấu tạo hai phần
cơ bản đó là ống sinh tinh và tế bào kẽ, ống sinh tinh sẽ sản sinh ra tinh trùng
và tế bào kẽ sẽ sản sinh ra testostêrôn. Bên trong nòng ống sinh tinhcác tế bào
sinh dục sơ khai sẽ thực hiện 2 lần giảm phân sau đó biến đổi để tạo thành tinh
trùng.
GV: Cho HS quan sát video về quá trình sản sinh tinh trùng.
Việc sản sinh ra tinh trùng được các hoocmôn điều khiển như thế nào?
GV: Chiếu hình ảnh cơ chế điều hoà sinh tinh và hướng dẫn HS nghiên cứu sơ
đồ. Khi nghiên cứu sơ đồ chú ý một số nội dung:
+ Tên hoocmôn và tác dụng của chúng, nơi sản sinh ra hoocmôn.
+ Ảnh hưởng của hệ thần kinh.
+ Tại sao nồng độ hoocmôn testostêrôn trong máu lại có thể ảnh hưởng đến sản
xuất các hoocmôn của tuyến yên và vùng dưới đồi( lưu ý đường liên hệ
ngược)?
GV: Chia lớp thành các nhóm( mỗi bàn một nhóm) . Thảo luận nhóm và hoàn
thành bảng sau
PHIẾU HỌC TẬP

22
( Thời gian : 3 phút)
Tên hoocmôn Nơi sản sinh Tác dụng

GV: + Gọi đại diện nhóm trình bày phiếu học tập và phân tích hình.
+ Điều gì sẽ xảy ra khi nồng độ hooc môn testostêrôn trong máu tăng cao?
GV: Chuẩn và kết luận kiến thức.
2. Cơ chế điều hoà sinh trứng
GV: Chiêú hình ảnh cấu tạo buồng trứng.
GV: Trong buồng trứng có các trứng non hay còn gọi là nang noãn sơ cấp. Khi
đến tuổi dậy thì thì các nang noãn này phát triển.
GV: Chiếu sơ đồ cơ chế điều hoà sinh trứng và hướng dẫn học sinh nghiên cứu
sơ đồ. Khi nghiên cứu sơ đồ chú ý một số nội dung:
+ Tên các hoocmôn và tác dụng của chúng, nơi sản sinh ra hoocmôn.
+ Hệ thần kinh cụ thể là vỏ não và vùng dưới đồi ( thuộc não trung gian) có ảnh
hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình sản sinh trứng?
+ Tại sao nồng độ prôgetêrôn trong máu lại có thể ảnh hưởng đến sản xuất các
hoocmôn của tuyến yên và vùng dưới đồi ( lưu ý đường liên hệ ngược)?
GV: Chia lớp thành các nhóm( mỗi bàn một nhóm) . Thảo luận nhóm và hoàn
thành bảng sau
PHIẾU HỌC TẬP
( Thời gian : 3 phút)
Tên hoocmôn Nơi sản sinh Tác dụng

GV: + Gọi đại diện nhóm trình bày phiếu học tập và phân tích hình.
+ Khi nồng độ hoocmôn ơstrôgen và prôgestêrôn trong máu lại tăng cao
thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất các hoocmôn?

23
GV: Chuẩn và kết luận kiến thức.
GV: Sau khi trứng chín và rụng buồng trứng tạo ra các thể vàng.
GV: Trứng chín và rụng có tính chu kì và chu kì này khác nhau ở mỗi loài động
vật khác nhau và ngay cả ở một loài cũng có sự dao động.
VD: Ở người là 28 ngày và có thể dao động vài ngày.
GV: Lấy 1 số VD về chu kì trứng chín và rụng của một số loài động vật?
Hoạt động: Ảnh hưởng của thần kinh và môi trường sống đến quá trình
sinh tinh và sinh trứng.
GV: Ngoài các nhân tố bên trong cụ thể là các hoocmôn tham gia và điều hoà
sinh tinh và sinh trứng thì các điều kiện môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình sinh tinh và sinh trứng. Cụ thể chúng ta xét một số ví dụ sau:
GV: Nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở thí nghiệm trên?
HS: Ánh sáng.
GV: Thí nghiệm 2: Ở cá rô phi
 Ở nhiệt độ trung bình 30oC: đẻ 11 lứa/ năm.
 Ở 16-18oC: ngừng đẻ.
GV: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở thí nghiệm trên?
HS: Nhiệt độ.
GV: Thí nghiệm 3: ở các Dể rộ trong tháng 4 - > khối lượng 2 buồng trứng
giảm. Sâu đó, nếu được ăn uống đầy đủ -> buồng trứng phục hồi khối lượng ->
lại có khả năng sinh đẻ.
GV: Yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh sản ở thí nghiệm trên?
HS: Chế độ dinh dưỡng.
GV: Quá trình sinh tinh và sinh trứng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
HS: - Căng thẳng thần kinh kéo dài (Stress), sợ hãi, lo âu, buồn phiền,...
- Sự hiện diện và mùi của con đực
- Thiếu ăn, suy dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lí,...
- Người nghiện thuốc lá, nghiện rượu, nghiện ma tuý,...
GV: Nam giới ở tuổi dậy thì không ăn mặc quần áo quá bó sát hoặc để các thiết
bị có khả năng sinh nhiệt lớn ở gần tinh hoàn như laptop... vì nhiệt độ cao sẽ

24
tác động đến tinh hoàn và làm cho tinh trùng có thể bị chết hoặc bị thay đổi về
hình dạng hoặc không còn có chức năng hoạt động tốt nữa.
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Cho biết tên các loại hoocmôn kích thích sản sinh tinh trùng ở tinh
hoàn?Từng hoocmôn đó có ảnh hưởng như thế nào đến quá trình sinh tinh?

(- Tên hoocmôn tham gia vào cơ chế điều hoà sinh tinh:

+ FSH, LH của tuyến yên

+ Testosterôn của tinh hoàn

+ Yếu tố giải phóng GnRH của vùng dưới đồi.

- Tác dụng của từng hoomôn:

+ FSH: kích thích ống sinh tinh sản sinh tinh trùng

+ LH: kích thích tế bào kẽ sản xuất ra testosterôn.

+ Testosterôn: kích thích phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.

+ GnRH: kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.)

Câu 2: Tại sao nồng độ hoocmôn testosterôn trong máu tăng cao lại có thể ảnh
hưởng đến việc sản xuất các hoocmôn của tuyến yên và vùng dưới đồi?

(- Cơ chế điều hoà: Khi nồng độ testoterôn trong máu tăng cao, cả vùng dưới
đồi và tuyến yên đều bị ức chế nên giảm tiết GnRH, FSH và LH (còn gọi là
ICSH) (Cơ chế điều hoà ngược âm tính).)

Câu 3: Cho biết tên các hoocmôn ảnh hưởng đến quá trình phát triển, chín và
rụng trứng như thế nào? Từng hoocmôn đó có ảnh hưởng đến quá trình sinh
trứng như thế nào?

(- Tên hoomôn tham gia vào cơ chế điều hoà:

+ FSH và LH của tuyến yên

+ GnRH của vùng dưới đồi

- Tác dụng của từng hoocmôn:

+ FSH: kích thích phát triển nang trứng (nang trứng bao gồm tế bào trứng và
các tế bào hạt bao quanh tế bào trứng, nang trứng sản xuất ra ostrôgen).

25
+ LH: kích thích nang trứng chín và rụng trứng, hình thành và duy trì hoạt động
của thể vàng. Thể vàng tiết ra hoomôn prôgesterôn và ostrôgen.

+ GnRH: kích thích tuyến yên tiết FSH và LH.)

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Câu 1: Tại sao nồng độ hoocmôn prôgesterôn trong máu lại có thể ảnh hưởng
đến việc sản xuất các hoocmôn của tuyến yên và vùng dưới đồi?

(- Cơ chế điều hoà: Khi nồng độ prôgesterôn và ostrôgen trong máu tăng cao
thì vùng dưới đồi và tuyến yên bị ức chế -> giảm tiết hoocmôn GnRH, FSH và
LH.)

Câu 2: Hằng ngày, phụ nữ uống viên thuốc tránh thai (chứa prôgesterôn hoặc
prôgesterôn + ơstrôgen) có thể tránh được mang thai, tại sao?

( Uống viên thuốc tránh thai ( chứa prôgesterôn hoặc prôgesterôn + ơstrôgen)
hằng ngày làm cho nồng độ các hoocmôn prôgesterôn và ơstrôgen trong máu
cao và do vậy gây ức chế lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH,
FSH, LH.

- Do tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH, LH nên trứng không
chín và không rụng, giúp tránh được mang thai.)

26
Tuân 33 Ngày soạn:
Tiết: 50 Ngày dạy:
BÀI 47: ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT VÀ
SINH ĐẺ CÓ KẾ HOẠCH Ở NGƯỜI
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này, HS phải:
- Trình bày được một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
- Nêu được sinh đẻ có kế hoạch ở người là gì và giải thích được vì sao phải sinh
đẻ có kế hoạch.
- Kể tên được một số biện pháp tránh thai chủ yếu và trình bày được cơ chế tác
dụng của chúng.
2. Kỹ năng: Quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng
hoá.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ sức khoẻ sinh sản của bản thân và những người
xung quanh.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực ngôn ngữ, năng lực tư
duy.
B. CHUẨN BỊ
1. GV: + Giáo án, SGK, SGV, STK, một số dụng cụ tránh thai.
+ PHT bảng 47 SGK

27
2.HS: SGK, tranh vẽ, ảnh về một số vấn đề về môi trường.
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
GV: Đưa hình ảnh về một số vấn đề ô nhiễm môi trường và yêu cầu học sinh
quan sát.
GV: Em có nhận thấy điều gì từ mấy bức ảnh trên?
GV: Hướng học sinh vào vấn đề ô nhiễm môi trường. Vậy nguyên nhân nào
dẫn đến hậu quả trên?
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường là do sự bùng nổ dân số
trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Vậy làm thế nào để cải tạo tình trang trên?
HS: Cần phải nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng và phải chủ động điều
chỉnh dân số, giảm tỉ lệ tăng dân số.
GV giới thiệu: Hiện nay, VN là một trong những nước có quy mô dân số rất
lớn. Năm 2007, dân số VN đã đạt trên 84 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới
về đông dân. Điều này đã và đang gây nên những áp lực rất lớn đến nhiều mặt
của cuộc sống như: cung cấp lương thực, y tế, giáo dục, việc làm,...Vì vậy, một
mặt cần nâng cao năng suất chăn nuôi, cây trồng; mặt khác phải chủ động điều
chỉnh dân số, giảm tỉ lệ tăng dân số.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động : Tìm hiểu một số biện pháp điều khiển sinh sản ở động vật.
GV: Yêu cầu HS thực hiện lệnh 1.1 SGK và hoàn thành phiếu học tập.
GV: Chia mỗi bàn 1 nhóm hoàn thành PHT
PHIẾU HỌC TẬP
( Thời gian: 5 phút)
CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU KHIỂN SINH SẢN Ở ĐỘNG VẬT
Các biện pháp điều khiển Tác dụng của biện pháp Các phương pháp tiến
sinh sản ở động vật đó. hành

GV: Gọi đại diện nhóm hoàn thành phiếu học tập.
HS: Đại diện nhóm trình bày phiếu học tập

28
GV: Nhận xét và chính xác hóa.
Các biện pháp điều khiển Tác dụng của biện Các phương pháp tiến
sinh sản ở động vật pháp đó. hành
1.Biện pháp làm thay đổi Tăng nhanh số lượng - Sử dụng hoocmôn
số con cá thể (tự nhiên hoặc nhân tạo)
- Thay đổi các yếu tố MT
- Thay đổi các yếu tố MT
- Thụ tinh nhân tạo
2.Biện pháp điều khiển Chủ động lựa chọn - Tách tinh trùng
giới tính giới tính theo nhu cầu - Sử dụng hoocmôn

GV: Điều khiển giới tính ở đàn con có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi?
HS: Tạo ra nhiều con đực hay con cái tuỳ con người.
GV: Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người?
HS: Giúp một số cặp vợ chồng vô sinh có thể có con.
GV: Tại sao hiện nay cấm xác định giới tính của thai nhi?
HS: Hiện nay vẫn con tồn tại những quan niệm không đúng về sinh con trai,
con gái nên nhiều cặp vợ chồng tìm mọi cách để xác định giới tính của thai nhi.
Nếu là con gái thì có thể huỷ bỏ. Điều này gây nên sự mất cân bằng giới tính
trong xã hội, hậu quả của mất cân bằng giới tính khó có thể lường hết được.
Hoạt động : Tìm hiểu sinh đẻ có kế hoạch ở người
1. Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
GV: Sinh đẻ có kế hoạch là gì?
HS: TL
GV: Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
HS: Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã
hội. ( Cải thiện điều kiện chăm lo sức khoẻ, học hành, giải trí..., làm giảm áp
lực đối với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.)
GV: Vậy cần phải là gì để sinh đẻ có kế hoạch?
2. Các biện pháp tránh thai
GV: Y/C HS hoàn thành PHT số 2

29
Đáp án PHT

- Trong những biện pháp tránh thai trên thì biện pháp nào có tác dụng kép?
HS: Sử dụng bao cao su
GV: Phá thai có phải là biện pháp sinh đẻ có kế hoạch không? Tại sao?
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
Câu 1: Em hãy cho biết một số kinh nghiệm làm tăng sinh sản trong chăn
nuôi?

(a. Sử dụng hooc môn hoặc chất kích thích tổng hợp.

VD: Tiêm huyết thanh ngựa chửa cho trâu, bò làm trứng nhanh chín và rụng...

b. Thay đổi các yếu tố môi trường

VD: Thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà -> gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

30
c. Nuôi cấy phôi

VD: Tiêm hoocmôn thúc đẩy sự chín và rụng của nhiều trứng -> Cho thụ tinh
nhân tạo trong ống nghiệm -> Hợp tử phát triển thành phôi -> Cấy phôi vào tử
cung của con cái.

d. Thụ tinh nhân tạo

- Làm tăng hiệu quả thụ tinh

- Có thể thụ tinh bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.)

Câu 2: Nêu một số biện pháp điều khiển giới tính ở động vật?

(- Sử dụng các biện pháp kĩ thuật như: lọc, li tâm, điện di để tách tinh trùng
thành 2 loại: X và Y.

- Nuôi cá rô phi bột (cá nhỏ) bằng 17 - mêtyltestosterôn kèm theo VTM C sẽ
Câu 3. Tại sao phải sinh đẻ có kế hoạch?
Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
( Cải thiện điều kiện chăm lo sức khoẻ, học hành, giải trí..., làm giảm áp lực đối
với kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường.)
tạo ra 90% cá rô phi đực.)

HOẠT ĐỘNG 4: TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Câu 3: Nuôi cấy phôi giải quyết được vấn đề gì trong sinh đẻ ở người?

(Giúp một số cặp vợ chồng vô sinh có thể có con.)

Câu 4: Vì sao phải sinh đẻ có kế hoạch ở người?

(Để nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã
hội.)

Câu 5: Tại sao nữ vị thành niên không nên sử dụng biện pháp đình sản mà nên
sử dụng các biện pháp tránh thai khác?

(Vì việc nối lại ống dẫn tinh hoặc ống dẫn trứng để các ống này trở lại tình
trạng như ban đầu là rát khó khăn, chi phí cao. Có thể nói là sau khi triệt sản rất
khó có thể có con. Người ta yêu cầu những người đi triệt sản phải trên 35 tuổi
và đã có 2 con, đứa con thứ 2 phải trên 3 tuổi)

31
32
33

You might also like