You are on page 1of 12

Ngày soạn: 12/09/2021

CHỦ ĐỀ 2. GIỐNG CÂY TRỒNG


(Tổng số tiết: 05; từ tiết: 02 đến tiết: 06)
* Giới thiệu chung chủ đề: Chủ đề này gồm các bài nằm trong chương I ( trồng trọt, lâm nghiệp đại
cương) thuộc phần 1 nông, lâm, nghiệp - Công nghệ 10 THPT
Chủ đề này gồm các bài từ 2 - 6 với các nội dung:
Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
Bài 3, 4: Sản xuất giống cây trồng
Bài 5: Thực hành: Xác định sức sống của hạt
Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ
* Kiến thức:
- Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
- Nêu được mục đích, nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm
sản xuất quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
- Phân biệt và chỉ ra được mối liên hệ giữa 3 loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng.
- Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
- Nêu được các cấp trong hệ thống tổ chức sản xuất giống và giải thích được đặc điểm của mỗi cấp trong
quá trình sản xuất giống cây trồng.
- Phân biệt được khái niệm giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng, xác nhận.
- Nêu và phân biệt được quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì và sơ đồ phục tráng ở cây trồng tự
thụ phấn
- Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo
- Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống ở cây trồng nhân giồng vô tính
- Trình tự và quy trình sản xuất giống cây rừng
- Biết cách xác định sức sống của hạt 1 số cây nông nghiệp.
- Nêu được cơ sở khoa học của qui trình thực hành.
* Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích thông tin từ kênh hình, tổng hợp, khái quát hóa kiến thức
từ thông tin sưu tầm được.
- Vận dụng được kiến thức mới hình thành để giải quyết vấn đề được phát hiện trong bài học và một số
tình huống sử dụng giống cây trồng trong thực tiễn.
- Quan sát, phân tích, xử lí số liệu thực hành.
- Hoạt động nhóm, thuyết trình trước lớp.
- Tư duy, sáng tạo, giải quyết vấn đề, giải thích các hiện tượng thực tiễn.
- Sử dụng phần mềm power point.
* Thái độ:
- Giúp cho học sinh yêu thích bộ môn và có ý thức bảo vệ thực vật.
- Thấy được tầm quan trọng của công tác sản xuất giống cây trồng, có ý thức trong tôn trọng lao động.
- Có ý thức bảo vệ cây xanh, giữ gìn nguồn gen quí hiếm của thực vật.
- Có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự đảm bảo an toàn lao động và giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Hiểu được tầm quan trọng của việc xác định sức sống của hạt trong khảo nghiệm hạt giống trước khi
đưa vào sản xuất.
2. Định hướng các năng lực có thể hình thành và phát triển
- Năng lực tự học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực giao tiếp, hợp tác, sử dụng CNTT
- NL nghiên cứu khoa học.
+ NL thực hiện trong phòng thí nghiệm.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Bài giảng power point.
- Phiếu học tập.
- Sơ đồ quá trình phát triển của thực vật từ hợp tử đến cây trưởng thành:
2. Học sinh
- Mẫu vật thực hành: hạt giống (đậu đen, đậu tương…) đã tiến hành làm giá đỗ ở nhà.
- Chuẩn bị bài thuyết trình theo theo nhiệm vụ giáo viên đã phân công, chuẩn bị đáp án nội dung phiếu
học tập .
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động I: Tình huống xuất phát/Khởi động(15 phút)
- Mục tiêu hoạt động: Tạo tình huống/vấn đề học tập mà học sinh chưa giải quyết được ngay. Kích thích
nhu cầu tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh:
+ Học sinh thực hiện trước ở nhà 2 thí nghiệm trồng hạt đậu xanh trên giá thể, gieo trồng ở điều kiện
tương đương nhau:
TN 1: Chọn 20 hạt đậu xanh có chất lượng tốt.
TN 2: Lấy 20 hạt đậu xanh ngẫu nhiên.
+ Giao nhiệm vụ cho các nhóm nhận xét và thảo luận các câu hỏi:
1. Nhận xét sự khác nhau giữa 2 chậu cây ở TN1 và TN2.
2. Nguyên nhân chính dẫn đến sự khác nhau giữa 2 chậu cây.
3. Để cây trồng đạt năng suất cao, yếu tố đầu tiên quyết định là gì?
+ Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm nhận xét, bổ sung, phản biện.
- Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động:
+ Mỗi nhóm có hai chậu cây thí nghiệm với kết quả khác nhau:
TN1: Tỉ lệ nảy mầm cao, đồng đều hơn, sinh trưởng, phát triển nhanh, cây khỏe, thẳng, …
TN2: Tỉ lệ nảy mầm thấp hơn, không đồng đều, sinh trưởng, phát triển chậm hơn, 1 số cây sinh trưởng
phát triển kém, thân, lá bất thường, …
Hoạt động II: Hình thành kiến thức(200 phút)
1. Nội dung 1(30 phút): KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG
- Mục tiêu hoạt động:
+ Trình bày được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng.
+ Nêu được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật, thí nghiệm sản xuất
quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết
quả hoạt động
a. Phương thức tổ chức hoạt động:
- Nếu có một giống tốt nhập nội không qua khảo nghiệm, đưa ra sản - Có thể tốt nhưng thường không có
xuất đại trà ngay thì điều gì sẽ xảy ra? hiệu quả vì không qua khảo
- GV gới thiệu nội dung ba loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây nghiệm.
trồng.. + Không biết có phù hợp điều kiện
- GV phát phiếu học tập. sinh thái địa phương hay không.
- Đại diện nhóm 1 trình bày bài thuyết trình của nhóm. + Không biết đặc tính của giống và
- Các nhóm còn lại bổ sung, đặt câu hỏi. yêu cầu kỹ thuật canh tác.
- GV nhận xét, bổ sung, hoàn thiện kiến thức.  Hiệu quả không cao
- GV giải thích “Hội nghị đầu bờ”: là hội nghị tổ chức báo cáo kết - Các nhóm HS hoàn thành được
quả việc gieo trồng giống mới trên diện tích rộng kết hợp với việc các nội dung trong PHT
khảo sát thực tế trên đồng ruộng của các đại biểu nhằm xác định
tính ưu việt và qui trình kĩ thuật của giống. Từ đó quảng cáo để
giống được sử dụng rộng rãi.
- Chiếu bài tập trắc nghiệm để HS làm bài củng cố kiến thức.
b. Nội dung
I. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
1. Khái niệm:
- Khảo nghiệm giống cây trồng là quá trình khảo sát và công nhận
một giống cây trồng đạt tiêu chuẩn đưa vào sản xuất do cơ quan
chuyên môn của nhà nước tiến hành.
2. Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng
- Mục đích: Nhằm đánh giá khách quan, chính xác và công nhận
kịp thời giống cây trồng mới phù hợp với từng vùng và hệ thống
luân canh.
- Ý nghĩa: Cung cấp những thông tin chủ yếu về yêu cầu kĩ thuật
canh tác và hướng dẫn sử dụng những giống mới được công nhận
II. Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng
Phiếu học tập 1: “ Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây
trồng”
2. Nội dung 2(80 phút): SẢN XUẤT GIỐNG CÂY TRỒNG
- Mục tiêu hoạt động:
+ Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng
+ Nêu được các cấp trong hệ thống tổ chức sản xuất giống và giải thích được đặc điểm của mỗi cấp trong
quá trình sản xuất giống cây trồng.
+ Phân biệt được khái niệm giống SNC, NC, XN.
+ Nêu được quy trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì.
+ Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống ở cây thụ phấn chéo
+ Biết được trình tự và quy trình sản xuất giống ở cây trồng nhân giồng vô tính
+ Trình tự và quy trình sản xuất giống cây rừng
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
học sinh hoạt động
a. Phương thức tổ chức hoạt động
- Sau khi khảo nghiệm để cung cấp đủ số lượng giống cho - Nhân nhanh số lượng giống cây trồng.
sản xuất thì chúng ta cần phải làm gì? - Các nhóm cử đại diện lên trình bày bài
- Đại diện nhóm 2 trình bày bài thuyết trình của nhóm theo thuyết trình của nhóm . Hs trả lời được
nội dung câu hỏi: chính xác các nội dung
- Theo em trong 3 mục đích thì mục đích nào là quan trọng - Trong công tác sản xuất giống cây trồng
nhất? Vì sao? thì việc tạo ra số lượng giống cần thiết là
- Sản xuất giống gồm những giai đoạn nào? quan trọng hơn cả còn việc duy trì, cũng cố
- Hoàn thành PHT 2 “so sánh 3 loại hạt giống” độ thuần chủng, sức sống và tính trạng
- Tại sao hạt giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng điển hình của giống là việc làm thường
cần được sản xuất ở các trung tâm sản xuất giống chuyên xuyên và việc đưa giống tốt phổ biến
trách? nhanh vào sản xuất là hệ quả của việc tạo
- Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 3 loại hạt giống ra số lượng nhiều để cung cấp cho sản
trên về các mặt : di truyền, số lượng, chất lượng. xuất.
- Quy trình sản xuất giống cây trồng nông nghiệp được xây - Hệ thống sản xuất giống cây trồng: Có 3
dựng dựa trên đặc điểm chủ yếu nào ? giai đoạn :
- Dựa vào phương thức sinh sản cây trồng nông nghiệp + Giai đoạn 1 : sản xuất hạt giống siêu
được chia thành những nhóm nào ? nguyên chủng (SNC)
- Trình bày các qui trình sản xuất giống theo sơ đồ duy trì, + Giai đoạn 2: sản xuất hạt giống nguyên
thụ phấn chéo và sinh sản vô tính ? chủng (NC)
- Trình bày quy trình sản xuất giống cây rừng ? + Giai đoạn 3: sản xuất hạt giống xác nhận
- GV bổ sung, giải thích các khái niệm: (XN)
+ Độ thuần chủng: kiểu gen đồng hợp - Phần phụ lục PHT 2
+ Sức sống : khả năng chống chịu - Vì so với hạt giống xác nhận 2 loại hạt
+ Tính trạng điển hình: năng suất và chất lượng sản phẩm. giống này đòi hỏi các yêu cầu kĩ thuật sản
+ Hạt SNC: Là lô hạt giống được nhân ra từ giống tác giả xuất cao và sự theo dõi chặt chẽ, yêu cầu
hoặc phục tráng giống sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng. này chỉ có ở những co sở sản xuất giống
+ Hạt NC: Là lô hạt chất lượng cao được nhân ra từ lô hạt chuyên nghiệp mới đáp ứng được.
SNC theo quy trình của Bộ NN và PTNT và đạt tiêu chuẩn - Về mặt DT : SNC (P) → NC (F 1) → XN
chất lượng. (F2)
+ Hạt XN: Hạt chất lượng cao, được nhân ra từ hạt NC; + Về mặt số lượng : SNC < NC < XN
Sản xuất tại cơ sở nhân giống địa phương. + Về mặt chất lượng : SNC > NC > XN
* Giáo dục bảo vệ môi trường : - Chủ yếu dựa vào phương thức sinh sản
- Yêu cầu học sinh trình bày vai trò của rừng ? của cây trồng
- Trồng rừng và bảo vệ rừng để đảm bảo cân bằng sinh - 3 nhóm : tự thụ phấn, thụ phấn chéo và
thái, không gây ô nhiễm môi trường. sinh sản vô tính
- Chiếu sơ đồ quy trình sản xuất giống cây trồng → yêu - Quy trình sản xuất giống cây trồng
cầu HS xác định đó là sơ đồ nào? - Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn
b. Nội dung + Sản xuất giống theo sơ đồ duy trì.
1. Mục đích của công tác sản xuất giống cây trồng * Vật liệu khởi đầu : Hạt tác giả hoặc có
- Duy trì, cũng cố độ thuần chủng, sức sống và tính trạng hạt giống siêu nguyên chủng .
điển hình của giống . Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (hạt SNC),
- Tạo ra số lượng giống cần thiết để cung cấp cho sản xuất chọn cây ưu tú
đại trà . Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo
- Đưa giống tốt phổ biến nhanh vào sản xuất thành từng dòng. Chọn các dòng đúng
2. Hệ thống sản xuất giống cây trồng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt ( hạt SNC)
- Có 3 giai đoạn : . Năm thứ ba: Nhân giống NC từ giống
+ Giai đoạn 1 : sản xuất hạt giống siêu nguyên chủng SNC
(SNC) . Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống XN từ
+ Giai đoạn 2: sản xuất hạt giống nguyên chủng (NC) giống NC
+ Giai đoạn 3: sản xuất hạt giống xác nhận (XN) + Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn
3. Quy trình sản xuất giống cây trồng chéo
3.1. Sản xuất giống cây trồng nông nghiệp *Vụ 1: Chọn ruộng ở khu cách li, chia 500
a. Sản xuất giống ở cây tự thụ phấn ô, gieo hạt SNC.
- Sản xuất giống theo sơ đồ duy trì. - Mỗi ô chọn 1 cây đúng giống, thu hạt →
* Vật liệu khởi đầu : Hạt tác giả hoặc có hạt giống siêu gieo riêng một hàng ở vụ tiếp theo.
nguyên chủng . *Vụ 2: Loại bỏ những hàng không đạt yêu
+ Năm thứ nhất: Gieo hạt tác giả (hạt SNC), chọn cây ưu tú cầu, những cây xấu trong hàng đạt yêu cầu
+ Năm thứ hai: Hạt của cây ưu tú gieo thành từng dòng. trước khi cây tung phấn.
Chọn các dòng đúng giống, thu hoạch hỗn hợp hạt ( hạt *Vụ 3: Thu hạt → trộn lẫn với nhau được
SNC) lô hạt SNC
+ Năm thứ ba: Nhân giống NC từ giống SNC *Vụ 4: - Nhân hạt giống SNC. Loại bỏ
+ Năm thứ tư: Sản xuất hạt giống XN từ giống NC những cây không đạt yêu cầu trước khi
b. Sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo tung phấn.
*Vụ 1: Chọn ruộng ở khu cách li, chia 500 ô, gieo hạt siêu - Thu hạt → ta được lô hạt NC.
nguyên chủng. - Nhân hạt giống NC
- Mỗi ô chọn 1 cây đúng giống, thu hạt để riêng. - Loại bỏ cây xấu trước khi tung phấn
*Vụ 2: Gieo hạt 1 cây đúng giống → thành từng hàng. - Hạt của các cây còn lại là hạt xác nhận
Loại bỏ những hàng không đạt yêu cầu, những cây xấu c. Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô
trong hàng đạt yêu cầu trước khi cây tung phấn. Thu hạt tính:
cây còn lại là hạt siêu nguyên chủng. 3 giai đoạn:
*Vụ 3: Nhân hạt giống siêu nguyên chủng ở khu cách li. - Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt siêu
Loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi tung phấn nguyên chủng.
→ Thu hạt các cây còn lại được lô hạt nguyên chủng. Thu - Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu
hạt cây còn lại là hạt nguyên chủng. cấp nguyên chủng từ siêu nguyên chủng
*Vụ 4: Nhân hạt giống nguyên chủng ở khu cách li. Loại - Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống
bỏ cây xấu trước khi tung phấn. Hạt của cây còn lại là hạt đạt tiêu chuẩn thương phẩm từ giống
xác nhận. nguyên chủng.
- Chú ý: Chọn lọc cây trước khi tung phấn. - Sản xuất giống cây rừng
+ Khử đực ở cây làm mẹ. + Chọn những cây trội, khảo nghiệm và
c. Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính: chọn lấy các cây đạt tiêu chuẩn cấp siêu
- 3 giai đoạn: nguyên chủng để xây rừng giống hoặc
+ Chọn lọc duy trì thế hệ vô tính đạt tiêu chuẩn cấp siêu vườn giống.
nguyên chủng. + Lấy giống từ rừng hoặc vườn giống
+ Tổ chức sản xuất củ giống hoặc vật liệu cấp nguyên nhân lên để cung cấp cho sản xuất.
chủng từ siêu nguyên chủng - Rừng giữ không khí trong lành, điều tiết
+ Sản xuất củ giống hoặc vật liệu giống đạt tiêu chuẩn nước, phòng chống lũ lụt, xói mòn, chống
thương phẩm từ giống nguyên chủng. cát di động ven biển, môi trường sống của
3.2. Sản xuất giống cây rừng các loài động vật.
- Chọn những cây trội, khảo nghiệm và chọn lấy các cây
đạt tiêu chuẩn để xây rừng giống hoặc vườn giống.
- Lấy giống từ rừng giống hoặc vườn giống nhân lên để
cung cấp cho sản xuất.
* Giống cây rừng có thể nhân ra bằng hạt hoặc bằng công
nghệ nuôi cấy mô và giâm hom.

3. Nội dung 3(50 phút):ỨNG DỤNG NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG CÂY
TRỒNG
- Mục tiêu hoạt động:
+ Trình bày được khái niệm nuôi cấy mô tế bào và cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
+ Trình bày được một số ứng dụng của công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong tạo và nhân giống cây trồng
nông, lâm nghiệp.
+ Trình bày được quy trình công nghệ nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô và một số
thành tựu.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết
sinh quả hoạt động
a. Phương thức tổ chức hoạt động - Các nhóm cử đại diện lên trình bày
- GV giới thiệu các tranh, ảnh về nuôi cấy mô tế bào bài thuyết trình của nhóm. HS trả lời
- Chiếu video quá trình nuôi cấy mô thành công ở một số loài được chính xác các nội dung:
hoa. 1. Khái niệm về phương pháp nuôi
- Đại diện nhóm 3 trình bày bài thuyết trình của nhóm cấy mô tế bào
- Các nhóm còn lại bổ sung, đặt câu hỏi. - Nuôi cấy mô tế bào là việc cấy tế
- Chiếu video mô tả quy trình nuôi cấy mô tế bào. Yêu cầu HS bào vào môi trường thích hợp, cung
nêu quy trình nuôi cấy mô tế bào. cấp đủ chất dinh dưỡng, qua nhiều
- GV bổ sung: lần phân bào và biệt hóa tế bào sẽ
Nhân giống bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào có ý nghĩa rất quan phát triển thành cơ thể mới.
trọng: 2. Cơ sở khoa học của phương
+ Chủ động cung cấp giống với số lượng đủ sản xuất, không phụ pháp nuôi cấy mô tế bào
thuộc điều kiện thiên nhiên, đảm bảo thời vụ - Học sinh tự tìm hiểu
- Ví dụ: Để có giống khoai tây đủ trồng trên diện tích 1ha phải 3. Quy trình công nghệ nhân giống
có hàng tạ khoai tây giống nhưng bằng nuôi cấy mô chỉ cần một bằng nuôi cấy mô tế bào
củ đã cho ra khoảng 2000 triệu mầm đủ trồng cho 40ha. 3.1. Ý nghĩa
- GV nêu thêm một số thành tựu của nuôi cấy mô tế bào đã nhân - Có thể nhân giống cây trồng ở quy
giống thành công: mô công nghiệp.
+ Các giống lúa chịu mặn, kháng đạo ôn, khoai tây, súplơ, măng - Có hệ số nhân giống cao.
tây… - Cho ra các sản phẩm đồng nhất về
+ Các giống cây công nghiệp: mía, cà phê… mặt di truyền và sạch bệnh.
+ Các giống cây ăn quả: chuối, dứa, dâu tây… 3.2.Quy trình công nghệ nhân
+ Các giống hoa: hoa lan, cẩm chướng, đồng tiền… giống bằng nuôi cấy mô tế bào
+ Các cây lâm nghiệp: bạch đàn, keo lai, thông, trầm hương Chọn vật liệu nuôi cấy →Khử trùng
- GV đánh giá, ghi điểm → Tạo chồi→Tạo rễ →Cấy cây vào
môi trường thích ứng→Trồng cây
b. Nội dung
trong vườn ươm.
1. Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
a. Chọn vật liệu nuôi cấy
- Nuôi cấy mô tế bào là phương pháp tách rời tế bào nuôi cấy
- Thường là tế bào mô phân sinh,
trong môi trường thích hợp, vô trùng và cung cấp đủ chất dinh
không bị nhiễm bệnh.
dưỡng để chúng tiếp tục phân bào, biệt hóa thành mô, cơ quan
để phát triển thành cây mới b. Khử trùng bề mặt:
2. Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào - Phân cắt đỉnh sinh trưởng, rửa bằng
nước sạch và khử trùng.
3. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
c. Tạo chồi trong môi trường nhân
3.1. Ý nghĩa
tạo:
- Có thể nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.
- Mẫu được nuôi cấy trong môi
- Có hệ số nhân giống cao.
trường dinh dưỡng nhân tạo để tạo
- Cho ra các sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền và sạch bệnh.
3.2. Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế chồi.
bào - Môi trường dinh dưỡng nhân tạo
- Chọn vật liệu nuôi cấy → Khử trùng → Tạo chồi → Tạo rễ → thường dùng là môi trường M. S
Cấy cây vào môi trường thích ứng → Trồng cây trong vườn (Murashige & Skoog).
ươm. d. Tạo rễ: Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn
a. Chọn vật liệu nuôi cấy về kích thước (chiều cao) thì cắt chồi
- Thường là tế bào mô phân sinh, không bị nhiễm bệnh. và chuyển sang môi trường tạo rễ.
b. Khử trùng bề mặt: Cho vào môi trường chất kích thích
- Phân cắt đỉnh sinh trưởng, rửa bằng nước sạch và khử trùng. sinh trưởng..
c. Tạo chồi trong môi trường nhân tạo: e. Cấy cây trong môi trường thích
- Mẫu được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo để hợp: Sau khi chồi cây đã ra rễ, tiến
tạo chồi. hành cấy cây vào môi trường thích
d. Tạo rễ: hợp.
- Khi chồi đã đạt tiêu chuẩn về kích thước (chiều cao) thì cắt g. Trồng thành cây trong vườn ươm:
chồi và chuyển sang môi trường tạo rễ. Cho vào môi trường chất Sau khi cây phát triển bình thường và
kích thích sinh trưởng.. đạt tiêu chuẩn giống, thì đưa cây ra
môi trường bình thường ở khu cách
e. Cấy cây trong môi trường thích hợp:
li.
- Sau khi chồi cây đã ra rễ, tiến hành cấy cây vào môi trường
thích hợp.
g. Trồng thành cây trong vườn ươm
- Sau khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống,
chuyển cây ra vườn ươm.

4. Nội dung 4(30 phút):Thực hành: XÁC ĐỊNH SỨC SỐNG CỦA HẠT
- Mục tiêu hoạt động:
+ Biết cách xác định sức sống của hạt 1 số cây nông nghiệp.
+ Nắm được cơ sở khoa học của quy trình thực hành.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả
học sinh hoạt động
a. Phương thức tổ chức hoạt động
- Chất lượng hạt giống là một tiêu chí quan trọng quyết - Quy trình thực hành nhuộm màu hạt
định đến năng suất của cây trồng. chúng ta sẽ tìm hiểu về thay bằng làm giá đỗ.
phương pháp xác định sức sống của hạt. - Bước 1: Lấy mẫu: lấy 50 hạt (số lượng
- GV kiểm tra dụng cụ, mẫu vật, phân nhóm thực hành. tùy loại hạt), lau sạch rồi cho tiến làm giá
- Đại diện nhóm 4 trình bày quy trình trực hành. đỗ trước ở nhà 2 ngày.
- GV nhắc nhở một số lưu ý. - Bước 2: Tiến hành đếm số hạt nảy mầm
- HS tiến hành thực hành. - Bước 3: Tính tỉ lệ hạt sống:
- GV theo dõi, giúp đỡ, nhắc nhở HS. 
A% = × 100%
- GV nhận xét, đánh giá. C
- GV yêu cầu HS vệ sinh phòng thực hành, hoàn thành bài Trong đó: B là số hạt nảy mầm; C là tổng
thu hoạch và nộp lại. số hạt sử dụng làm giá đỗ.
b. Nội dung
HS viết thu hoạch theo bảng ghi kết quả thực hành của các
nhóm theo bảng phần phụ lục.

Hoạt động III: Luyện tập(5 phút)


- Mục tiêu hoạt động: Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã học.
Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
tập của học sinh
- Phát bài tập kiểm tra, đánh giá, yêu cầu HS hoàn 1. Trong công tác sản xuất giống cây trồng thì việc
thiện và lên bảng làm bài. tạo ra số lượng giống cần thiết là quan trọng hơn
1. Theo em trong 3 mục đích sản xuất giống cây cả còn việc duy trì, cũng cố độ thuần chủng, sức
trồng thì mục đích nào là quan trọng nhất? Vì sao? sống và tính trạng điển hình của giống là việc làm
thường xuyên và việc đưa giống tốt phổ biến
nhanh vào sản xuất là hệ quả của việc tạo ra số
lượng nhiều để cung cấp cho sản xuất.

Hoạt động IV: Vận dụng, tìm tòi mở rộng (5 phút)


- Mục tiêu hoạt động: Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng thực tế.
Nội dung, phương thức tổ chức Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
hoạt động học tập của học sinh
Câu 1. Khi nuôi cấy mô, tế bào vì 1. Vì nguyên liệu ban đầu được lựa chọn kĩ và được khử trùng
sao giống được nhân sạch bệnh? hoàn toàn sạch bệnh, giống được nuôi cấy trong điều kiện đảm
Câu 2. Tại sao hạt giống SNC và bảo vô trùng và các cây giống đều được tạo nhờ cơ chế nguyên
NC cần được sản xuất ở các trung phân.
tâm sản xuất giống chuyên trách? 2. Vì so với hạt giống xác nhận 2 loại hạt giống này đòi hỏi các
yêu cầu kĩ thuật sản xuất cao và sự theo dõi chặt chẽ, yêu cầu
này chỉ có ở những co sở sản xuất giống chuyên nghiệp mới đáp
ứng được.

IV. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC
1. Bảng mô tả ma trận kiểm tra, đánh giá theo các mức độ nhận thức
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao
- Nêu được mục - Phân tích được - Xác định được - So sánh 3 loại
đích của công tác nội dung, cách loại thí nghiệm thí nghiệm khảo
khảo nghiệm khảo nghiệm giống trong trường hợp nghiệm giống
giống. mới chọn tạo hay cụ thể. cây trồng.
- Nêu được cơ sở mới nhập nội.
di truyền của công
Khảo nghiệm
tác khảo nghiệm
giống cây trồng
đối với một giống
mới.
- Nêu được các
loại thí nghiệm
khảo nghiệm giống
cây trồng.
- Nêu được mục - Giải thích được - Phân biệt được
đích, ý nghĩa của đặc điểm mỗi bước các khái niệm hạt
công tác sản xuất trong quy trình sản giống siêu nguyên
xuất giống cây chủng, giống
giống cây trồng.
trồng nông nghiệp, nguyên chủng,
- Nêu được hệ cây rừng. giống xác nhận.
thống sản xuất - Phân biệt được
giống cây trồng. quy trình sản xuất
Sản xuất giống - Nêu được quy giống ở cây trồng
cây trồng trình sản xuất tự thụ phấn, cây
giống cây trồng trồng thụ phấn
chéo và cây trồng
theo sơ đồ duy trì ở
nhân giống vô tính.
cây tự thụ phấn,
giống cây trồng thụ
phấn chéo, giống
vô tính, giống cây
rừng.
Thực hành: Xác - Cách xác định - Xác định được
định sức sống sức sống của hạt sức sống của hạt
trong trường hợp
của hạt
thực tế
Ứng dụng công - Nêu được quy - Giải thích được ý
nghệ nuôi cấy trình công nghệ nghĩa các bước
mô tế bào trong nhân giống bằng trong quy trình
nhân giống cây nuôi cấy mô tế công nghệ nhân
trồng nông, lâm bào. giống bằng nuôi
nghiệp cấy mô tế bào.
2. Câu hỏi/Bài tập
a) Câu hỏi/Bài tập 1 –[NB]
Câu 1.1: Mục đích của nhân giống cây trồng là:
A. Tăng cường sự thay đổi tính trạng để làm phong phú bộ giống cây trồng
B. Duy trì những tính trạng đã có sẵn của giống cây trồng
C. Tạo ra sự thay đổi những tính trạng để cung cấp cho đại trà
D. Làm cho tính trạng của giống trở nên phong phú.
Câu 1.2: Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống có chất lượng như thế nào:
A. Chất lượng cao
B. Chất lượng trung bình
C. Chất lượng thấp
D. Độ thuần kém
Câu 1.3: Trong thí nghiệm so sánh thì giống mới được bố trí so sánh với giống nào?
A. Giống nhập nội. B. Giống mới khác.
C. Giống thuần chủng. D. Giống phổ biến đại trà.
Câu 1.4: Bước nào sau đây không có trong sơ đồ duy trì của quy trình sản xuất cây trồng nông nghiêp?
A. Thí nghiệm so sánh giống. B. Sản xuất hạt SNC. C. Chọn cây ưu tú. D. Sản xuất hạt XN.
Câu 1.5: Trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp, ở cây trồng tự thụ phấn chéo người ta loại bỏ hàng
xấu, cây xấu trên hàng tốt ở thời điểm nào ?
A. Trước khi tung phấn B. Đang tung phấn
C. Sau khi tung phấn D. Khi thu hoạch
Câu 1.6: Qui trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào là:
A. Chọn vật liệu, tạo rễ, tạo chồi, khử trùng, trồng cây, cấy cây
B. Chọn vật liệu, khử trùng, tạo chồi, tạo rễ, cấy cây, trồng cây
C. Chọn vật liệu, tạo rễ, tạo chồi, trồng cây, khử trùng, cấy cây
D. Chọn vật liệu, tạo rễ, tạo chồi, khử trùng, cấy cây, trồng cây
Câu 1.7: Trong quy trình nhân giống ở cây trồng tự thụ phấn, theo sơ đồ duy trì thì vật liệu ban đầu là:
A. Hạt giống siêu nguyên chủng B. Hạt giống nguyên chủng
C. Hạt giống bị thoái hóa D. Hạt giống xác nhận
Câu 1.8: Sản xuất giống cây trồng thụ phấn chéo cần loại bỏ cây xấu khi
A. Cây chưa ra hoa. B. Hoa đực chưa tung phấn.
C. Hoa đực đã tung phấn. D. Cây đã kết quả.
Câu 1.9: Sản xuất giống cây trồng nhân giống vô tính yêu cầu
A. Cách ly nghiêm ngặt B. Cách ly không cao
C. Không cần cách ly D. Vừa cách ly, vừa không cách ly
Câu 1.10: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận
B. Hạt xác nhận dùng để sản xuất đại trà
C. Hạt siêu nguyên chủng được tạo ra từ hạt nguyên chủng
D. Hạt nguyên chủng được tạo ra từ hạt xác nhận
Câu 1.11: Ý nghĩa của công nghệ nuôi cấy mô tế bào là:
A. Chỉ nhân giống ở trong phòng thí nghiệm
B. Có thể nhân giống ở qui mô công nghiệp
C. Nhân giống ở qui mô nhỏ
D. Chỉ áp dụng đối với loại cây lấy hạt
Câu 1.12: Hệ thống sản xuất giống cây trồng, có sơ đồ theo thứ tự như sau là đúng:
A. XN – SNC –NC B. NC – SNC – XN
C. SNC – NC - XN D. SNC – XN – NC
Câu 1.13: Theo em những câu dưới đây thì câu nào là câu đúng ?
A. Hệ thống sản xuất giống cây trồng gồm 2 giai đoạn
B. Hạt giống SNC được tạo ra từ hạt NC
C. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo được tiến hành qua 4 vụ.
D. Sản xuất giống ở cây trồng tự thụ phấn theo sơ đồ duy trì được tiến hành qua 5 năm.
Câu 1.14: Mục đích của thí nghiệm kiểm tra kỹ thuật là
A. Phát hiện giống mới vượt trội về các chỉ tiêu C. Đưa giống mới nhanh vào sản xuất
B. Đề xuất với cơ quan chọn tạo về kỹ thuật gieo trồng D. Cả A,B,C
Câu 1.15: Hạt giống siêu nguyên chủng là hạt giống có:
A. Chất lượng cao. B. Chất lượng trung bình. C. Chất lượng thấp. D. Độ thuần kém
Câu 1.16: Quy trình sản xuất giống cây rừng được thực hiện theo sơ đồ nào:
A. Khảo nghiệm – chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất
B. Chọn cây trội – khảo nghiệm –chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất
C. Chọn cây trội – khảo nghiệm – nhân giống cho sản xuất
D. Chọn cây trội – chọn cây đạt tiêu chuẩn – nhân giống cho sản xuất
Câu 1.17. Giống được cấp giấy chứng nhận quốc gia khi giống đáp ứng yêu cầu khi đã tổ chức thí
nghiệm:
A. Thí nghiệm sao sánh giống. B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo. D. Không cần thí nghiệm
Câu 1.18. Cây trồng được sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô, TB có đặc điểm:
A. Sạch bệnh, đồng nhất về di truyền
B. Không sạch bệnh, đồng nhất về di truyền
C. Sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền
D. Hệ số nhân giống cao.
b) Câu hỏi/Bài tập 1 – [TH]
Câu 2.1: Quy trình của sản xuất giống cây thụ phấn chéo khác với cây tự thụ phấn là:
A. Sản xuất ra hạt giống xác nhận
B. Lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li
C. Không cần lựa chọn ruộng sản xuất giống ở khu cách li
D. Chọn lọc ra các cây ưu tú
Câu 2.2. Tại sao hạt giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng cần được sản xuất tại các cơ sở sản xuất
giống chuyên nghiệp?
A. Vì hạt giống có chất lượng và độ thuần khiết cao
B. Đủ điều kiện về phương tiện, thiết bị hiện đại
C. Có đủ phương tiện và trình độ thực hiện quy trình kĩ thuật gieo trồng
D. Cơ sở sản xuất giống được trung ương quản lý
Câu 2.3. Hình thức nào được người dân sử dụng để nhân giống hữu tính?
A. Gieo hạt B. giâm cành C. Trồng bằng củ D. Trồng bằng dây ( dây khoai)
Câu 2.4: Sản phẩm cuối cùng của quy trình sản xuất giống cây trồng là giống:
A. Hạt giống xác nhận B. Hạt giống siêu nguyên chủng
C. Hạt giống nguyên chủng D. Tất cả đều sai
Câu 2.5. Công nghệ nuôi cấy mô TB có đặc điểm
A. Hệ số nhân giống cao, cây con sạch bệnh, đồng nhất về di truyền
B. Hệ số nhân giống cao, cây con sạch bệnh, không đồng nhất về di truyền
C. Hệ số nhân giống thấp, cây con nhiễm bệnh, đồng nhất về di truyền
D. Hệ số nhân giống thấp, cây con nhiễm bệnh, khôngđồng nhất về di truyền
Câu 2.6: Quy trình sản xuất hạt ở cây trồng thụ phấn chéo bắt đầu từ hạt SNC cần lưu ý gì khác so với
các quy trình sản xuất hạt giống khác?
A. Chọn lọc qua mỗi vụ. B. Đánh giá dòng lần 1
C. Đánh giá dòng lần 2. D. Luôn thay đổi hình thức sản xuất vì cây xảy ra thụ phấn chéo
Câu 2.7: Cây tự thụ phấn có đặc điểm
A. Cơ quan sinh sản đực, cái cùng một cây B. Cơ quan sinh sản đực cùng một hoa
C. Cơ quan sinh sản đực, cái khác cây D. Cơ quan sinh sản đực cái khác hoa
Câu 2.8. Tổ chức hội nghị đầu bờ là một hình thức của
A. Thí nghiệm khảo sát chất lượng B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
C. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo D. Thí nghiệm so sánh giống
Câu 2.9. Chọn công thức tính tỷ lệ hạt sống?. Cho biết B là số hạt sống, C là tổng số hạt thí nghiệm
A. A%=C×100% / B B. A%=B×100% / C
C. A%=B×C / 100% D. A%=B – C / 100%
Câu 2.10. Quy trình thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng:
A. TN kiểm tra kĩ thuật → TN so sánh giống → TN sản xuất quảng cáo.
B. TN so sánh giống →TN kiểm tra kĩ thuật →TN sản xuất quảng cáo.
C. TN sản xuất quảng cáo →TN kiểm tra kĩ thuật →TN so sánh giống
D. TN so sánh giống →TN sản xuất quảng cáo → TN kiểm tra kĩ thuật.
c) Câu hỏi/Bài tập 1– [VD]
Câu 3.1. So sánh quy trình sản xuất giống ở 3 nhóm cây trồng
Cây tự thụ phấn Cây thụ phấn chéo Cây nhân giống vô tính
Giống nhau
Khác nhau
Đáp án:
Cây tự thụ phấn Cây thụ phấn chéo Cây nhân giống vô tính
Giống nhau Qua 3 giai đoạn: sản xuất Qua 3 giai đoạn Qua 3 giai đoạn: sản xuất thế
hạt SNC, hạt NC và hạt hệ vô tính SNC, thế hệ NC,
XN thế hệ XN
Khác n1hau -Vật liệu khởi đầu là hạt - vật liệu khởi đầu là Vật liệu khởi dầu là thế hệ vô
tác giả, hạt nhập nội hoặc hạt SNC: hạt tác giả tính đạt tiêu chuẩn cáp SNC
hạt thoái hóa - Yêu cầu cách li - Không yêu cầu cách li
- Không đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt
cách lí cao
Câu 3.2: Xã X mới nhập về một giống lúa mới đang được sản xuất phổ biến ở nơi đưa giống đi, để mọi
người sử dụng giống này trước hết họ phải làm gì?
A. Làm thí nghiệm so sánh giống
B. Làm thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
C. Làm thí nghiện sản xuất quảng cáo
D. Không làm thí nghiệm mà đưa vào sản xuất đại trà
Câu 3.3. Trong quá trình khảo nghiệm giống cây trồng, tính ưu việt của giống được xác định nhờ thí
nghiệm?
A. Thí nghiệm khảo nghiệm
B. Thí nghiệm so sánh giống
C. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật
D. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo
Câu 3.4. Trong môi trường tạo rễ có bổ sung chất kích thích sinh trưởng:
A. Chất dinh dưỡng.
B. Các chất auxin nhân tạo ( αNAA và IBA ).
C. Các chất auxin nhân tạo ( NAA và IBA ).
D. Các nguyên tố vi lượng.
Câu 3.5. Người ta làm thí nghiệm xác định sức sống với 50 hạt giống thì thấy 6 hạt bị nhuôm màu. Tỉ lệ
hạt sống là bao nhiêu
A. 87% B. 86% C. 85% D. 88%
Câu 3.6. Các lọai cây lâm nghiệp thường được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô:
A. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, trầm hương.
B. Cây keo lai, bạch đàn, mía, tùng, trầm hương.
C. Cây keo lai, bạch đàn, cà phê, thông, tùng.
D.Cây keo lai, bạch đàn, thông, tùng, trầm hương.
d) Câu hỏi/Bài tập 1– [VDC]
Câu 4.1. Trong quy trình sản xuất giống ở cây trồng thụ phấn chéo:
a/ Tại sao cần chọn ruộng sản xuất ở khu cách li?
b/ Tại sao để đánh giá thế hệ chọn lọc ở vụ 2,3 cần loại bỏ những cây không đạt yêu cầu trước khi cây
tung phấn?
Hướng dẫn: a/ Vì đây là cây thụ phấn chéo, không để cây giống được thụ phấn từ những cây không mong
muốn, đảm bảo độ thuần khiết cao.
b/ Để những cây này không có điều kiện phát tán hạt phấn vào những cây tốt.
Câu 4.2. Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa 3 loại hạt giống trên về các mặt : di truyền, số lượng,
chất lượng?
Hướng dẫn: Về mặt DT : SNC (P) → NC (F1) → XN (F2)
- Về mặt số lượng : SNC < NC < XN
- Về mặt chất lượng : SNC > NC > XN
Câu 4.3. Giống được cấp giấy chứng nhận Giống Quốc Gia khi đã đạt yêu cầu của:
A. Thí nghiệm sản xuất quảng cáo.
B. Thí nghiệm kiểm tra kĩ thuật.
C. Thí nghiệm so sánh giống.
D. Không cần thí nghiệm.
V. PHỤ LỤC
Nội dung Phiếu học tập 1: “ Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng”
Nội dung Phạm vi tiến
Mục đích Nội dung Kết quả
Loại TN hành
So sánh giống mới So sánh toàn diện Được tiến hành ở Nếu giống mới
chọn hoặc nhập nội về các chỉ tiêu các cơ quan chọn vượt trội so với
Thí nghiệm so với giống phổ biến sinh trưởng, phát tạo giống giống phổ biến
sánh rộng rãi trong sản triển, năng suất, trong sản xuất đại
xuất đại trà chất lượng nông trà thì được chọn
sản, tính chống và gửi đến trung
chịu với các điều tâm khảo nghiệm
kiện ngoại cảnh. giống quốc gia.
Kiểm tra những đề Xác định thời Được tiến hành Xây dựng qui
Thí nghiệm
xuất của cơ quan vụ, mật độ gieo trong mạng lưới trình kĩ thuật gieo
kiểm tra kĩ
chọn tạo giống về trồng, chế độ phân khảo nghiệm trồng để mở rộng
thuật
qui trình kĩ thuật bón của giống giống quốc gia sản xuất đại trà.
gieo trồng
Để tuyên truyền Tổ chức hội nghị Được triển khai Đưa giống mới
giống mới đưa vào đầu bờ để khảo trên diện tích rộng vào sản xuất đại
sản xuất đại trà sát, đánh giá kết lớn trà.
Thí nghiệm
quả, đồng thời cần
sản xuất quảng
phổ biến quảng
cáo
cáo trên các
phương tiện thông
tin đại chúng.

PHT 2 “so sánh 3 loại hạt giống”


Loại hạt giống Chất lượng Nơi sản xuất Nhiệm vụ giai đoạn sản xuất
Hạt siêu nguyên Thuần chủng – chất Trung tâm sản xuất giống Duy trì, phục tráng và sản xuất
chủng lượng rất cao chuyên trách giống siêu nguyên chủng
Hạt nguyên Thuần chủng – chất Trung tâm giống cây Sản xuất hạt giống nguyên chủng
chủng lượng cao trồng từ hạt siêu nguyên chủng
Hạt xác nhận Thuần chủng – chất Cơ sở nhân giống liên kết Sản xuất hạt giống xác nhận từ
lượng rất cao, số hạt nguyên chủng
lượng lớn

You might also like