You are on page 1of 13

1.

TÊN CHỦ ĐỀ STEM: TRỒNG RAU MẦM (02 tiết – Sinh học 11)
2. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
Hiện nay mức sống của con người ngày càng được nâng cao, chất lượng bữa ăn cũng được cải
thiện. Nhu cầu đòi hỏi những bữa ăn ngon, đa dạng về thực phẩm, an toàn vệ sinh càng tăng. Nhưng
thực tế hiện nay nhiều loại thực phẩm nhất là rau xanh không đảm bảo vệ sinh, tồn dư thuốc hóa học
nhiều gây lo lắng cho người sử dụng. Nhiều gia đình đã tự trồng rau để cung cấp cho bữa ăn trong
gia đình. Tuy nhiên điều nay khó thực hiện ở các khu đô thị lớn. Vì vậy việc trồng rau mầm là giải
pháp tốt có thể cung cấp được lượng rau xanh cho gia đình, vừa an toàn, vừa không mất nhiều thời
gian, không tốn diện tích trồng, dễ làm, tiết kiệm vì tận dụng được một số vật dụng không sử dụng
để trồng rau (như rổ, rá, thau, chậu hỏng, ly chén..).
Đồng thời giúp học sinh có được kiến thức về vai trò của đất trồng đối với sự nảy mầm của hạt.
Ảnh hưởng của nước, ánh sáng, chất lượng hạt giống đến sự nảy mầm của hạt. Một số kỹ thuật cơ
bản trong gieo hạt, chăm sóc cây mầm. Tạo ra sự đa dạng về các loại rau xanh trong gia đình.
Rau mầm là loại rau trồng trên giá thể thu hoạch lúc còn non, chỉ có lá mầm chưa có lá thật, thời
gian canh tác ngắn (6-8 ngày tuỳ thuộc từng loại rau). Rau mầm có chứa các loại chất khoáng và các
loại vitamin B, C, E,…cao hơn rất nhiều so với các loại rau thông thường. Theo các tài liệu khoa học
thì rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn 5 lần so với rau thường.
Rau mầm rất dễ trồng, phát triển chủ yếu dựa vào dinh dưỡng có trong hạt giống. Rau mầm được
trồng trên giá thể sạch, không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại. Vì vậy có thể nói rau mầm là loại
rau sạch và an toàn nhất đối với người tiêu dùng hiện nay do đó nhu cầu sử dụng rau mầm là rất lớn.
Trong dự án này, HS sẽ thực hiện dự án thiết kế và trồng được các loại rau mầm nhằm rèn luyện
kĩ năng, phẩm chất và hướng nghiệp cho HS.
Chủ đề “ Sản xuất rau mầm” còn trang bị cho học sinh nhiều kĩ năng: Từ kĩ năng giao tiếp, hợp
tác, đoàn kết trong nhóm đến các kĩ năng phản biện, thuyết trình và kĩ năng cuộc sống như tự chọn,
mua nguyên vật liệu thích hợp, giá rẻ và kĩ năng lao động sản xuất.
Thông qua chủ đề giáo dục STEM học sinh thấy được vai trò và tầm quan trọng của rau an toàn và
vai trò của lao động và sản xuất trong đời sống.
Để thực hiện chủ đề, HS sẽ nghiên cứu tìm hiểu những kiến thức sau:
- Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước (Sinh học 10)
- Bài 12 “ Hô hấp thực vật”, Bài 14 thực hành “ Chứng minh quá trình hô hấp tỏa nhiệt” ( Sinh
học 11)
- Bài 12: Phân bón hóa học (Hóa học 11);
- Bài 5”Thực hành: Xác định sức sống của hạt ( Công nghệ 10)
- Tính toán lượng hạt giống phù hợp với diện tích gieo trồng; Tính toán chi phí, hiệu quả kinh tế
của sản phẩm làm ra; Định lượng chiều cao cây ,kích thước lá; Tính tỷ lệ số kg hạt, lượng nước; thời
gian thực hiện; tỉ lệ hạt nảy mầm (Toán học).
- Chụp ảnh hoặc quay VIDEO các bước và thao tác trồng rau mầm, biết sử dụng internet tìm tư
liệu, làm clip,..để báo cáo (Tin học)
3. MỤC TIÊU
Sau khi hoàn thành chủ đề, HS có khả năng:
a. NLSH
- Nêu được vai trò của nước và các nguyên tố hóa học đối với cây trồng.
- Quá trình sinh trưởng, phát triển của một số loại cây trồng.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển của cây.
- Quy trình trồng rau mầm.
- Tận dụng đồ vật có sẵn để thiết kế, chế tạo được các dụng cụ để sử dụng trong việc trồng cây.
b. Phát triển phẩm chất
– Quan tâm đến vấn đề sử dụng phân bón trong việc trồng cây.
– Nhận thức (Tự ý thức) được vai trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường.
– Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp.
– Yêu thích môn học, thích khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức liên môn học vào giải quyết
các vấn đề về sử dụng phân bón vào việc trồng cây.
c. Định hướng phát triển năng lực
– Năng lực tự chủ và tự học về những vấn đề liên quan đến tính chất của phân bón hóa học.
– Năng lực nghiên cứu kiến thức khoa học và thực nghiệm về trồng cây an toàn, không cần đất
– Năng lực giải quyết vấn đề: phát hiện vấn đề về sự ảnh hưởng của phân bón đến sự phát triển của
cây trồng, lựa chọn các giải pháp tác động về Hóa, Sinh, Vật lí, Công nghệ…
– Năng lực giao tiếp và hợp tác nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân công thực hiện từng phần
nhiệm vụ cụ thể tạo ra phương án thiết kế quy trình pha chế dung dịch thủy canh từ phân bón hóa
học.
4. THIẾT BỊ
Tổ chức dạy học chủ đề, GV sẽ hướng dẫn HS sử dụng một số thiết bị sau:
– Máy tính; máy chiếu.
– Tư liệu (bài báo, video, hình ảnh…) về các mô hình trồng rau thủy canh.
– Một số vật liệu tái chế đơn giản dùng để trồng rau mầm.
5. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Thời gian, nội dung và nhiệm vụ dự kiến của chủ đề:
Stt Nội Dung Thời Gian Nội dung hoạt động GV, HS
1 Tiếp nhận nhiệm vụ - Tiết 1 – 45 phút - Phân chia 4 nhóm, phân công nhóm
Xây dựng kiến thức (tiết PPCT- 14) trưởng, thư kí.
nền - Giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm
chuẩn bị.
- GV đưa tiêu chí đánh giá sản phẩm
của học sinh.
- Gợi ý tìm hiểu kiến thức nền.
- GV đưa ra các phiếu học tập.
- HS làm việc, báo cáo theo nhóm.
- GV đưa ra tiêu chí đối với tiết 2:
Báo cáo sản phẩm

Kiểm tra tiến độ thực - HS báo cáo kết quả tìm hiểu kiến
hiện nhiệm vụ thức nền và bản thiết kế
- GV nhận xét, định hướng cho HS
- HS báo cáo kết quả tìm hiểu, bản vẽ
thử hệ thống trồng rau mầm.
2 Trình bày sản phẩm - Tiết 2 - HS báo cáo theo nhóm, thuyết trình
(tiết PPCT- 24) sản phẩm trên lớp.
- Đưa câu hỏi phản biện, trả lời các
câu hỏi của nhóm khác.

3 Kết luận chung, đề - Sau tiết tiết học. - HS cải tiến mô hình trồng rau mầm
xuất phương án cải
tiến mô hình sản xuất
rau mầm.
GV xây dựng nội dung chủ đề, hướng dẫn, tổ chức HS tìm hiểu theo 05 bước sau:
*Bước 1: Nêu nội dung, mục tiêu chỉ đề, giới thiệu dự án và phân công nhóm từ 9 – 11 học sinh.
Hướng dẫn, gợi ý thực hiện chủ đề và bảng tiêu chí đánh giá các tiết học.
*Bước 2: Xác định kế hoạch học tập:
- Lập kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể trong nhóm, đánh giá mức độ và kết quả thực hiện của
các thành viên trong thời gian thực hiện chủ đề.
- Trả lời các câu hỏi, gợi ý phần kiến thức về hạt nảy mầm, vai trò của rau sạch cho tiết thứ 1.
- Vẽ bản thiết kế, thuyết trình cho tiết 1.
- Đưa ra biện pháp cải tiến sản phẩm và hoàn thiện sản phẩm cải tiến sau dự án.
*Bước 3: Các nhóm phân công nhiệm vụ cụ thể trước các tiết học
*Bước 4: Thực hiện kế hoạch học tập (theo kế hoạch ở trên).
*Bước 5: Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả trong 1 tiết học trên lớp.
A. GIAI ĐOẠN TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH CHỦ ĐỀ (TRÊN LỚP)
(1) Mục tiêu:
- Học sinh chuẩn bị được kiến thức, kĩ năng cho hoạt động xây dựng kiến thức nền.
- Thống nhất phân công nhóm trưởng, thư kí, phân công công việc
-Thống nhất về bố cục và hình thức bản vẽ kĩ thuật về mô hình sản xuất rau mầm không cần đất.
-Thống nhất về các nguyên liệu để thiết kế hệ thống trồng rau mầm.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật/Hình thức dạy học:
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai và tiêu chí đánh giá sản phẩm của dự án.
- Tự học, học nhóm (4 nhóm), thực hành.
(3) Phương tiện dạy học:
- Bản phân công nhiệm vụ, chuẩn bị nội dung kiến thức.
- Bản tiêu chí đánh giá từng hoạt động trong chủ đề.
- Bản kế hoạch tiến trình các mốc thời gian của sự án.
(4) Dự kiến sản phẩm của HS:
- Đặt tên nhóm, bản ghi nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án và phân công việc.
- Học sinh tìm hiểu trước kiến thức nền, nguyên lí hoạt động của hệ thống sản xuất rau mầm không
cần đất đơn giản.
- Lập kế hoạch chuẩn bị nguyên vật liệu, cùng nhau thống nhất xây dựng mô hình trên giấy và làm
thử nghiệm.
(5) Phương thức hoạt động:
- GV hướng dẫn HS về tiến trình dự án và yêu cầu HS ghi nhận vào nhật kí học tập
B. GIAI ĐOẠN TIẾN HÀNH CHỦ ĐỀ
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
(Xác định vấn đề cần nghiên cứu: Trải nghiệm, tình huống xuất phát, mở đầu…)
(1) Mục tiêu:
- HS quan sát được tranh và video và xác định được nội dung chung đều đề cập đến vấn đề sản xuất
rau mầm không cần đất, thấy được vai trò quan trọng của rau trong đời sống.
- Từ đó, gợi sự tò mò tìm hiểu về quy trình trồng rau mầm không cần đất.
(2) Phương pháp/Kỹ thuật/Hình thức dạy học: Trực quan, hoạt động cá nhân
(3) Phương tiện dạy học: Hình ảnh và video về sản xuất rau mầm.
(4) Dự kiến sản phẩm của HS:
- HS nêu được nội dung chung của hình ảnh và video.
- HS phân công được nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm và trao đổi phân công nhiệm vụ
(5) Phương thức hoạt động:
- GV đặt câu hỏi:Hình ảnh hoặc video trên cùng phản ánh về nội dung gì? Theo em khi để có thể
trồng rau mầm không cần đất cần đảm bảo những tiêu chí nào?
- GV nêu vấn đề: ai đã từng ăn rau mầm? em hãy mô tả về loại rau này, công dụng, cách trồng rau
mầm?
Làm thế nào để tạo ra được sản phẩm, chúng ta cùng nghiên cứu qui trình trồng rau mầm: giá thể
trồng hợp lý để hạt nảy mầm và phát triển khỏe mạnh, dụng cụ trồng để tiết kiệm chi phí. (Tăng
trưởng về chiều cao, độ mập của mầm, màu sắc kích thước lá mầm).
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
GV: Thông báo tiến trình của chủ đề HS: Các nhóm trao đổi: Đặt tên nhóm
-Thực hiện trong 2 tuần. bầu nhóm trưởng, thư kí và báo cáo.
-Gồm 2 tiết trên lớp: + Nhóm 1:Tên nhóm Hydrôôxi.
+ Tiết 1: Xây dựng kiến thức nền; Thuyết trình và + Nhóm 2: Tên nhóm Suối đá.
bảo vệ bản thiết kế hệ thống sản xuất rau mầm. + Nhóm 3: Tên nhóm H2O.
+ Tiết 2: trình bày sản phẩm. + Nhóm 4: Tên nhóm Aquaman.
- Trước các tiết học HS có thời gian chuẩn bị kiến HS: Lắng nghe và ghi chép nội dung
thức và thực hành theo định hướng câu hỏi. yêu cầu chuẩn bị, phân công và lên kế
GV:Chia lớp thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm trao hoạch hoạt động nhóm.
đổi và bầu nhóm trưởng, thư kí, đặt tên nhóm trong
thời gian 5 phút.
GV:Yêu cầu các nhóm báo cáo.
GV: Đưa tiêu chí đánh giá và nội dung chuẩn bị
cho tiết 1 – kiến thức nền.

HOẠT ĐỘNG 2: NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC


VỀ RAU MẦM VÀ VAI TRÒ CỦA RAU MẦM TRONG ĐỜI SỐNG
(1 tiết trên lớp – 45 phút)
(1). Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm của rau mầm
(2)Phương pháp, kĩ thuật, hình thức dạy học:
- Dạy học tích hợp liên môn, báo cáo của học sinh, dạy học nhóm
(3)Phương tiện dạy học:
- Tranh, hình ảnh về rau mầm.
(4)Sản phẩm của hoạt động:
- Câu trả lời của học sinh về đặc điểm của rau mầm
(5)Phương thức hoạt động:

GV: Phát phiếu học tập cho các nhóm 1. Đặc điểm của rau mầm(HS
HS: Hoạt động nhóm, trao đổi, thảo luận và hoàn thành nghiên cứu tại nhà theo hướng
phiếu học tập số 1. dẫn của GV)
GV: Yêu cầu các nhóm đưa đáp án phiếu học tậpchuyển
sang nhóm khác để đánh giá.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 01: Hoàn thành đoạn thông tin sau:
-Rau mầm là loại rau thu hoạch sau khi hạt nảy mầm được từ …(1)…ngày. Rau mầm được chia làm
hai loại chính là rau ……(2)….. và ……(3)……
-Rau mầm trắng: Được trồng hoàn toàn trong tối, thân mầm phát triển mạnh, lá mầm không phát
triển màu ……(4)……... Các lọai mầm trắng phổ biến nhất là giá đỗ tương, đỗ xanh, mầm cải mù
tạt, mầm hành.
- Để sản xuất rau mầm cần phải đảm bảo được các điều kiện tối ưu cho hạt nảy mầm đồng đều:
………(5)……………và thu hoạch ở thời điểm và điều kiện thích hợp để rau mầm ở trạng thái tốt
nhất về dinh dưỡng. Sản xuất rau mầm đòi hỏi phải có tính vệ sinh cao, từ các giai đoạn trong quỉnh
trình sản xuất cho đến khi thu hoạch, sơ chế và bảo quản luôn phaỉ tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh,
khử trùng nghiêm ngặt, tránh hiện
Đáp án phiếu học tập số 1.
(1) 4- 10 ngày. (2) rau mầm trắng (3) mầm xanh (4) vàng nhạt (5) độ ẩm, nhiệt độ, ánh sáng

HOẠT ĐỘNG 3: THUYẾT TRÌNH VÀ BẢO VỆ BẢN THIẾT KẾ


HỆ THỐNG SẢN XUẤT RAU MẦM

1.Mục đích.
- HS mô tả được bản thiết kế dụng cụ trồng rau mầm.
- Vận dụng các kiến thức về sự hô hấp của thực vật và điều kiện nảy mầm của hạt và các kiến thức
liên môn khác để lí giải và bảo vệ thiết kế.
- Lựa chọn phương án thiết kế tối ưu để làm dụng cụ trồng giá đỗ.
2.Nội dung.
- HS làm việc theo nhóm để hoàn thành bản thiết kế .
- Báo cáo phương án thiết kế, thảo luận và điều chỉnh để đưa ra phương án tối ưu.
3.Dự kiến sản phẩm.
- Bản ghi chép ý kiến đóng góp, nhận xét.
- Bản thiết kế mô hình sản phẩm.
4.Cách thức tổ chức hoạt động.
* Tổ chức báo cáo:
 GV: thông báo tiến trình báo cáo
- Thời gian báo cáo 3 phút.
- Thời gian đặt câu hỏi 3 phút.
- Trong khi nhóm báo cáo các học sinh phải ghi chú ý kiến nhận xét và đặt câu hỏi.
 GV thông báo vê tiêu chí đánh giá của bản thiết kế.
(1) Tiến trình báo cáo:
- Nhóm HS báo cáo, ghi nhận và trả lời các câu hỏi phản biện.
- Giáo viên nhận xét, tư vấn.
(2) GV: Đánh giá về phần báo cáo của các nhóm dựa trên các tiêu chí:
- Nội dung.
- Hình thức bài báo cáo.
- Kỹ năng thuyết trình.
- Yêu cầu HS tổng hợp ý kiến và điều chỉnh bản thiết kế, lựa chọn phương án tối ưu.
- Phân công nhiệm vụ:
STT Thành viên Nhiệm vụ

Các nguyên vật liệu và dụng cụ sử dụng:


STT Tên nguyên vật liệu, dụng cụ Số lượng dự kiến

Quy trình thực hiện dự kiến:


Các
Nội dung Thời gian dự kiến
bước
HOẠT ĐỘNG 4: CHẾ TẠO VÀ THỬ NGHIỆM DỤNG CỤ TRỒNG RAU MẦM KHÔNG
CẦN ĐẤT.
1.Mục đích.
- Chế tạo dụng cụ ươm rau mầm theo phương án tối ưu đã lựa chọn.
- Thử ngiệm sản phẩm và điều chỉnh.
2.Nội dung.
- HS tiến hành chế tạo dụng cụ theo nhóm ngoài giờ học, giáo viên hỗ trợ.
3.Dự kiến sản phẩm.
- Dụng cụ trồng rau mầm, sản phẩm rau mầm thử nghiệm.
- Bản thiết kế điều chỉnh nếu có.
- Trình bày kinh nghiệm nếu có khi tiến hành làm dụng cụ và thử nghiệm.
4.Cách thức tổ chức hoạt động.
GV: Yêu cầu hs làm theo nhóm ngoài giờ, giáo viên kiểm tra tiến độ qua hình ảnh HS gửi cho giáo
viên qua gmail
Yêu cầu các nhóm thống kê lại 3 lần thử nghiệm theo bảng số liệu sau:
Thực hành Tên nguyên liệu Kích thước của mầm Mầu sắc của hạt mầm/ nhận xét
1: ………………..
2: ………………..
Lần thứ 1 3: ………………..
4: ………………..
5: ………………..
1: ………………..
2: ………………..
Lần thứ 2 3: ………………..
4: ………………..
5: ………………..
1: ………………..
Lần thứ 3 2: ………………..
3: ………………..
4: ………………..
5: ………………..
Nhận xét và thống nhất về mô hình sản xuất rau mầm cuối cùng:
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

HOẠT ĐỘNG 5: TRÌNH BÀY SẢN PHẨM


(1 tiết trên lớp)
1. Mục đích.
- Học sinh trình bày được cách sử dụng dụng cụ, tác dụng của các bộ phận.
- Giải thích được sự thành công, thất bại của sản phẩm.
- Đề xuất ý tưởng cải tiến dụng cụ.
2. Nội dung.
- HS báo cáo sản phẩm và kết quả thử nghiệm 
 GV, HS nêu câu hỏi 
 HS giải thích sự thành công hoặc thất bại của dụng  cụ.
3. Dự kiến sản phẩm.
- Đề xuất cải tiến của dụng cụ trồng rau mầm, sản phẩm rau mầm.
- Hồ sơ hoàn chỉnh dự án “Sản xuất rau mầm”.
4. Cách thức tổ chức hoạt động.
* GV: Thông báo quy trình báo cáo cho cả lớp.
1. Trình bày sản phẩm : Rau mầm đã sản xuất
2. Nhóm đưa ra câu hỏi phản biện và phản biện lại để bảo vệ thiết kế.
3. Đưa ra hướng cải tiến sản phẩm.
4. Tổng kết đánh giá về dự án.
PHỤ LỤC

I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH


1. Tìm hiểu kiến thức nền
1. Theo em dựa vào sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra sản phẩm nào để cung cấp thực phẩm cho
con người ?
2.Nêu các dụng cụ và các bước trồng rau mầm ?
3.Trong quá trình làm rau mầm cần lưu ý những điều kiện gì ?
4.Vai trò của rau mầm đối với con người?
5. GV cho HS thảo luận và đề xuất lựa chọn làm một sản phẩm (định hướng các loại hạt dễ nảy
mầm: rau cải, đậu)
6.Tại sao trước gieo khi cho vào dụng cụ ngâm vào nước 8 tiếng (hoặc ngâm nước ấm khoảng 4-5
tiếng sau đó vớt ra)?
7. Tại sao trong quá trình trồng rau mầm phải che kín?
8.Tại sao dụng cụ là chai nhựa chậu thì phải đục lỗ?
9. So sánh sản phẩm của nhóm với các nhóm khác và nhận xét về sự tăng trưởng của cây mầm. Giải
thích vì sao có sự khác nhau đó?
10. Để làm được trồng được rau mầm ta phải dựa vào những kiến thức nào?
2.Dự kiến sản phẩm của học sinh
1. Sự nảy mầm của hạt ta có thể tạo ra các sản phẩm như: Giá đỗ xanh, đỗ tương, rau mầm (Định
hướng các loại rau, đậu)
2. Mỗi nhóm đưa ra ý tưởng chọn các dụng cụ khác nhau ( hộp sữa cắt 2 đầu, hộp cô ca đục lỗ, rổ,
rá, thau, chậu, chai nhựa…)
3. Các bước trồng rau mầm (HS về nhà tự nghiên cứu: có thể hỏi bố mẹ, mạng internet,..)
4. Trong quá trình trồng rau mầm cần lưu ý những điều kiện: Nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm (nước), thời
gian ngâm ủ hạt, chất lượng hạt.
5. Vai trò của rau mầm: làm thực phẩm chống lão hóa, tốt cho xương khớp, tim mạch, giải độc, chữa
bệnh,…
6. Vỏ mỏng, hạt to khả năng nảy mầm nhanh hơn
- Ngâm nước để hạt hút nhiều nước, trương lên tạo điều kiện hạt nảy mầm nhanh hơn.
7. Không để hạt tiếp xúc với ánh sáng tránh giúp ổn định độ ẩm, giúp tăng nhiệt độ hô hấp tăng
hạt nhanh nảy mầm.
Chọn hạt mẩy và chất lượng hạt tốt…
8. Dụng cụ là chai nhựa thì phải đục lỗ để dễ thoát nước, hạt không bị úng.
9. HS so sánh
10.Quy trình:
Chọn hạt giống, chọn giá thể trồng, chọn thiết bị trồng cho giá thể vào thiết bị trồngrải hạt trên
giá thểtưới ẩm hàng ngày (sau 7 ngày thu được sản phẩm)
3. Kĩ năng làm việc nhóm
- Các thành viên trong nhóm phải cùng nhau trao đổi bài, cùng lên ý tưởng thiết kế mô hình trên giấy
và tìm, mua nguyên vật liệu làm hệ thống sản xuất rau mầm.
- Các thành viên hoạt động tích cực, nhóm trưởng chỉ đạo phân việc hiệu quả.
 Kế hoạch có tiến trình rõ ràng và phân công nghiệm vụ rõ ràng và hợp lí
 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án
II. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TỪNG PHẦN
1. Dành cho giáo viên

Phiếu 1: Tiêu chí đánh giá bài báo cáo và bản thiết kế hệ thống trồng rau mầm
Stt Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt
được
Bản vẽ thiết kế hệ thống trồng rau mầm
1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1
2 Có liệt kê rõ danh mục các nguyên liệu cần sử dụng 1
3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (khối lượng…..) 1
Hình thức bản thiết kế
4 Hình vẽ đẹp, chú thích rõ ràng, dễ quan sát 2
5 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí 1
Kỹ năng thuyết trình
6 Mô tả được nguyên lí hoạt động của hệ thống 1
7 Trình bày thuyết phục 1
8 Trả lời được các câu hỏi phản biện 1
9 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện 1
chất lượng cho nhóm báo cáo
TỔNG ĐIỂM 10

Phiếu 2: Tiêu chí đánh giá thực hành làm hệ thống sản xuất rau mầm

STT Yêu cầu Điểm tối đa Điểm đạt được


Hệ thống sản xuất rau mầm (12)

1 Có nguyên liệu, tỉ lệ và cách sắp xếp các vật liệu đúng 2


với bản thiết kế cuối cùng của nhóm

2 Hạt nảy mầm đồng đều, kích thước chuẩn, màu sắc 6
đẹp.

3 Mô hình có hình thức đẹp. 2

4 Chi phí làm mô hình tiết kiệm. 2

Bài báo cáo, thuyết trình và phản biện (8)

5 Nêu được tiến trình thử nghiệm, đánh giá để có được 2


phiên bản hiện tại.

6 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm. 2

7 Trả lời được các câu hỏi phản biện. 2

8 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện. 2

TỔNG ĐIỂM 20

2.Dành cho học sinh


Phiếu 1: Phiếu tự đánh giá bản thân khi tham gia học tập
Ngày …………tháng ………….năm………………
Tên người tự đánh giá: …………………………… Nhóm: ………………………
Stt Tiêu chi đánh giá Điểm
1 Tham gia tích cực vào dự án
2 Thực hiện đúng tiến độ về thời gian
3 Có ý tưởng sáng tạo
4 Đoàn kết, hợp tác làm việc nhóm
5 Hoàn thành tốt công việc được phân công
6 Lắng nghe và tôn trọng ý kiến các bạn khác
7 Tiếp nhận tích cực các góp ý của người khác
8 Phản biện tốt, có căn cứ thuyết phục
Tổng điểm
*Quy định tính điểm:Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 mức sau đây: Mức Yếu – 1 điểm; Mức
trung bình – 2 điểm ; Mức Khá – 3 điểm; Mức Tốt – 4 điểm.
Phiếu 2: Phiếu đánh giá từng Học sinh trong nhóm khi tham gia học tập
Ngày …………tháng ………….năm……………………
+ Tên dự án: …………………………………………………
+ Họ và tên người đánh giá: …………………………..…….
Nội dung đánh giá
Đóng Tư duy Tích Nghiêm Đoàn Đúng Hiệu
Stt Họ Tên góp ý logic cực túc kết, thời quả Tổng điểm
tưởng trong hợp gian công
học tập tác việc
1
2
3
4
5
6
7
8
9
*Quy định tính điểm:Mỗi tiêu chí đánh giá theo 4 mức sau đây: Mức Yếu – 1 điểm; Mức trung
bình – 2 điểm ; Mức Khá – 3 điểm; Mức Tốt – 4 điểm.
Điểm mỗi cá nhân = Trung bình cộng điểm của các thành viên tham gia đánh giá
Phiếu 3: Phiếu tự đánh giá và đánh giá chéo giữa các nhóm
Ngày …………tháng ………….năm……………………….
+ Tên dự án: …………………………………………………
+ Nhóm đánh giá: ……………………………………………
Stt Yêu cầu Điểm tối Nhóm
đa 1 2 3 4
Thiết kế mô hình trồng rau mầm (10 điểm)
A. Bản vẽ thiết kế hệ thống trồng rau mầm (3)
1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1
2 Liệt kê rõ danh mục các nguyên liệu sử dụng 1
3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (khối lượng..) 1
B. Hình thức thiết kế (3)
4 Hình vẽ đẹp, chú thích rõ ràng, dễ quan sát. 2
5 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1
C. Kỹ năng thuyết trình bản thiết kế (4)
6 Mô tả nguyên lí hoạt động của hệ thống sản 1
xuất rau mầm
7 Trình bày thuyết phục. 1
8 Trả lời được các câu hỏi phản biện. 1
9 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản 1
biện chất lượng cho nhóm báo cáo.
Hệ thống sản xuất rau mầm(20 điểm)
A. Chất lượng sản phẩm (12)
10 Có nguyên liệu, tỉ lệ cách sắp xếp các vật liệu 2
lọc đúng với bản thiết kế cuối cùng của nhóm
11 Hạt nảy mầm, mầm rau đẹp 6
12 Mô hình sản xuất rau mầm có hình thức đẹp. 2
13 Chi phí làm mô hình tiết kiệm. 2
B. Bài báo cáo, thuyết trình và phản biện (8)
14 Nêu được tiến trình thử nghiệm, đánh giá để 2
có được phiên bản hiện tại.
15 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm. 2
16 Trả lời được các câu hỏi phản biện. 2
17 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản 2
biện.
Kỹ năng làm việc nhóm (10 điểm)
19 Kế hoạch có tiến trình, phân công nhiệm vụ rõ 5
ràng và hợp lí.
20 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, 5
hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.
TỔNG 40

Phiếu 4: Phiếu đánh giá của giáo viên cho các nhóm
Stt Yêu cầu Điểm tối Nhóm
đa 1 2 3 4
Kiến thức nền (10 điểm)
Thiết kế mô hình trồng rau mầm(10 điểm)
A. Bản vẽ thiết kế hệ thống lọc nước (3)
1 Có chú thích đầy đủ các bộ phận của thiết bị 1
2 Liệt kê rõ danh mục các nguyên liệu sử dụng 1
3 Có đầy đủ các thông số kĩ thuật (khối lượng..) 1
B. Hình thức thiết kế (3)
4 Hình vẽ đẹp, chú thích rõ ràng, dễ quan sát. 2
5 Poster có màu sắc hài hòa, bố cục hợp lí. 1
C. Kỹ năng thuyết trình bản thiết kế (4)
6 Mô tả nguyên lí hoạt động của mô hình. 1
7 Trình bày thuyết phục. 1
8 Trả lời được các câu hỏi phản biện. 1
9 Tham gia đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản 1
biện chất lượng cho nhóm báo cáo.
Hệ thống sản xuất rau mầm(20 điểm)
A. Chất lượng sản phẩm (12)
10 Có nguyên liệu, tỉ lệ cách sắp xếp các vật liệu 2
lọc đúng với bản thiết kế cuối cùng của nhóm
11 Hạt nảy mầm, mầm rau đẹp 6
12 Mô hình sản xuất có hình thức đẹp. 2
13 Chi phí làm mô hình tiết kiệm. 2
B. Bài báo cáo, thuyết trình và phản biện (8)
14 Nêu được tiến trình thử nghiệm, đánh giá để 2
có được phiên bản hiện tại.
15 Nêu được nguyên lí hoạt động của sản phẩm. 2
16 Trả lời được các câu hỏi phản biện. 2
17 Đóng góp ý kiến, đặt câu hỏi phản biện. 2
Kỹ năng làm việc nhóm (10 điểm)
19 Kế hoạch có tiến trình, phân công nhiệm vụ rõ 5
ràng và hợp lí.
20 Mỗi thành viên tham gia đóng góp ý tưởng, 5
hợp tác hiệu quả để hoàn thành dự án.

You might also like