You are on page 1of 12

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2

CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (3 TIẾT)


Tiết 22
Chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương.
I. MỤC TIÊU:
- HS chia sẻ, trao đổi về những nhận xét thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương
- HS xác định được các biện pháp trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương

- HS xác định được những nội dung cần tuyên truyền trong cộng đồng.
- Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội
tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải
quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- HS biết cách mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào việc bảo vệ môi trường ở
địa phương
- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ, trao đổi về những nhận xét, đánh giá
hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
b. Nội dung: trả lời câu hỏi trắc nghiệm
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
- GV cho HS xem video “Thực trạng ô nhiễm môi trường Việt Nam”
https://www.youtube.com/watch?v=JLCxOcnrs8I&pbjreload=102 (từ đầu -> 2:00)
- GV đặt câu hỏi cho HS: Sau khi xem video, em có suy nghĩ gì về thực trạng ô nhiễm ở
Việt Nam hiện nay?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ, trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS trả lời.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời, chia sẻ của HS.

- GV đặt vấn đề, dẫn dắt HS: Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, môi trường của
chúng ta đang ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng và đạt đến mức báo động. Là những thế
hệ trẻ của tương lai, là những công dân của đất nước, mỗi chúng ta cần phải hành động
để bảo vệ môi trường. Chúng ta hành động như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nội dung chủ
đề 8. Bảo vệ môi trường tự nhiên .

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS chia sẻ, trao đổi về kết quả hoạt động phát triển cộng đồng
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ, trao đổi về những nhận xét, đánh giá
hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường ở địa phương
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:
1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:
* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục với những lỗi mà HS mắc phải
* Kế hoạch tuần 20:
- Lao động, vệ sinh lớp học, khu vực được phân công
- Phân công lao động

2. Chia sẻ, trao đổi về những nhận xét, đánh giá về thực trạng môi trường ở địa
phương
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu các nhóm HS chia sẻ kết quả khảo sát thực trạng môi trường tự nhiên ở địa
phương mà nhóm đã tiến hành, đặc biệt là phân tích tình hình, biểu hiện ô nhiễm môi
trường đất, nước, không khí của địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


HS thảo luận nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
- Môi trường đất: có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng do rác thải sinh hoạt và việc sử dụng chất
hóa học trong canh tác nông nghiệp.
- Môi trường không khí: bị ô nhiễm do khí thải của các phương tiện giao thông, khí thải
sinh hoạt và đặc biệt là khí thải từ các nhà máy, khu công nghiệp thải ra môi trường.
- Môi trường nước: bị ô nhiễm trầm trọng, nước chuyển sang màu xám đục, rác trôi đầy
mặt sông. Do rác thải sinh hoạt và chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp thải chưa
được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng chia sẻ, trao đổi về thực trạng môi trường ở địa
phương
b. Nội dung: Trả lời câu hỏi
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Em hãy đánh giá tác động của con người tới môi trường tự nhiên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ, làm việc theo bàn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Tác động đến môi trường đất:

+ Tích cực: người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì
nhiêu của đất.

+ Tiêu cực: một số người dân vẫn còn lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật
trong sản xuất nông nghiệp, thói quen sử dụng túi ni lông trong sinh hoạt của người
dân,....

- Tác động đến môi trường không khí:

+ Tích cực: đường phố trồng thêm nhiều cây xanh, địa phương có thêm dự án trồng rừng.

+ Tiêu cực: các phương tiện giao thông, các nhà máy xi măng, các lò nung gạch,....xả
nhiều khí thải ra môi trường.

- Tác động đến môi trường nước:

+ Tích cực: nhà máy hóa chất đã có hệ thống xử lý nước thải theo quy định.

+ Tiêu cực: vẫn còn một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông hồ.

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2


CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (3 TIẾT)
Tiết 23
Chia sẻ về kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường
tự nhiên ở địa phương
I. MỤC TIÊU:
- HS chia sẻ về kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa
phương.
- HS xác định được các biện pháp trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi
trường tự nhiên ở địa phương

- HS xác định được những nội dung cần tuyên truyền trong cộng đồng.
- Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội
tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải
quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- HS biết cách mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào kế hoạch thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực.


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ, trao đổi, phản hồi về kế hoạch thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

b. Nội dung: trả lời câu hỏi


c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn khi tuyên truyền; Kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện
tuyên truyền
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS chia sẻ, trao đổi về kết quả hoạt động phát triển cộng đồng
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ, trao đổi, phản hồi về kế hoạch thực
hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục với những lỗi mà HS mắc phải
* Kế hoạch tuần 20:
- Lao động, vệ sinh lớp học, khu vực được phân công
- Tham gia lễ giao nhận quân đúng thời gian, địa điểm, thực hiện đúng nội quy
- Đi học đầy đủ, đúng giờ chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì 2

2. Chia sẻ, trao đổi, phản hồi về kế hoạch thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường
tự nhiên ở địa phương.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tuyên truyền vận động bạn bè và người thân trong gia đình bảo vệ môi trường tự
nhiên trong cuộc sống hằng ngày.
- Tham gia hoạt động tuyên truyền do các tổ chức xã hội, đoàn thanh niên thực hiện
tại địa phương để bảo vệ môi trường tự nhiên .
- Chia sẻ hình ảnh, thông tin nhận xét về hành vi, việc làm môi trường tự nhiên và
tuyên truyền bảo vệ môi trường tự nhiên .
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thảo luận nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.
Biện pháp bảo vệ môi trường không khí:

- Trồng cây xanh, phủ xanh đồi núi để hấp thụ CO2 cũng như các chất độc hại.

- Ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng, giảm lượng khí thải thải ra mỗi ngày.

- Xử lý khí thải trước khi xả ra môi trường.

- Không vứt rác bừa bãi.

- Ứng dụng công nghệ xanh vào việc xây dựng, trồng trọt, chăn nuôi.

- Hạn chế sử dụng các hóa chất trong nông, lâm nghiệp.

- Cấm các loại xe đã hết hạn, không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải lưu thông.

- Tuyên truyền, vận động người dân để mọi người hiểu thêm về tác hại của ô nhiễm môi
trường không khí.

- Xử lý rác thải đúng cách.

- Hạn chế sử dụng các vật liệu đốt không thân thiện với môi trường

- Sử dụng các thiết bị giúp tiết kiệm điện, không thải độc ra môi trường.

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2


CHỦ ĐỀ 8: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN (3 TIẾT)
Tiết 24
Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường
Đánh giá chủ đề 8
I. MỤC TIÊU:
- HS chia sẻ về các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.
- HS xác định được các giải pháp trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường
tự nhiên ở địa phương

- HS xác định được những nội dung cần tuyên truyền trong cộng đồng.
- Làm việc nhóm hiệu quả theo sự phân công của GV, đảm bảo mỗi HS đều có cơ hội
tham gia thực hành và trình bày báo cáo trước lớp.
- Khả năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân nhằm giải
quyết một nhiệm vụ học tập, trong đó có biểu hiện của sự sáng tạo.
- HS biết cách mở rộng quan hệ và thu hút cộng đồng vào kế hoạch thực hiện các giải
pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

- Yêu nước, nhân ái, trách nhiệm, trung thực.


II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG


a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ, trao đổi, phản hồi về các giải pháp
bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

b. Nội dung: trả lời câu hỏi


c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Chia sẻ những khó khăn khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.
+ Ý thức của người dân khi thực hiện những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên như
thế nào ?
+ Nguồn kinh tế có đủ cung cấp để thực hiện giải pháp đó hay không ?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS chia sẻ, trao đổi về những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
b. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận, chia sẻ, trao đổi, phản hồi về các giải pháp
bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục với những lỗi mà HS mắc phải
* Kế hoạch tuần 20:
- Lao động, vệ sinh lớp học, khu vực được phân công
- Tham gia lễ giao nhận quân đúng thời gian, địa điểm, thực hiện đúng nội quy
- Đi học đầy đủ, đúng giờ chuẩn bị cho kiểm tra giữa kì 2

2. Chia sẻ, trao đổi, phản hồi về các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa
phương.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trình bày những giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa phương em

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


HS thảo luận nhóm
Bước 3. Báo cáo kết quả
Lần lượt từng nhóm trình bày kết quả thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tự nhiên
ở địa phương, đặc biệt là kết quả tuyên truyền, vận động các đối tượng trong và ngoài nhà
trường.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- Cả lớp thảo luận, rút ra kinh nghiệm chung

- Hs bình chọn “những nhà bảo vệ môi trường trẻ tuổi” dựa trên kết quả thực hiện các
giải pháp bảo vệ môi trường của các nhóm.

- Tổng kết, trao phần thưởng cho “những nhà bảo vệ môi trường trẻ tuổi” (nếu có điều
kiện)

ĐÁNH GIÁ CHỦ ĐỀ 8

GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả thực hiện các hoạt động trong chủ đề tự đánh gia theo
các tiêu chí sau:

- Phân tích, đánh giá được thực trạng môi trường tự nhiên ở địa phương và nguyên nhân
do tác động của con người.

- Thuyết trình được ít nhất một nhóm đối tượng về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường tự
nhiên ở địa phương.

- Đề xuất và thực hiện được ít nhất ba giải pháp để bảo vệ môi trường tự nhiên ở địa
phương.

You might also like