You are on page 1of 16

Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2

TIẾT 8
CHIA SẺ NHỮNG KHÓ KHĂN CẦN VƯỢT QUA VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG
VƯỢT KHÓ CẦN THỰC HIỆN.
I. MỤC TIÊU:
- HS chia sẻ được về những khó khăn đang tồn tại và những hành động vượt khó cần
thực hiện.
- Nhận diện được trách nhiệm của bản thân, những khó khăn cần vượt qua, học hỏi
được ý chí vượt khó của các bạn khác
- Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu
học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập
hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân
- Có trách nhiệm trong công việc và với bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ những khó khăn của bản thân và
những hành động của bản thân đã vượt qua khó khăn như thế nào.
b. Nội dung: HS xem video và trả lời câu hỏi
Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận
https://www.youtube.com/watch?v=n0SwOUenhjY
Em học được điều gì ở thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
HS xem video
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi cặp đôi
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS chia sẻ được những việc làm thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó
của bản thân.
b. Nội dung: HS chia sẻ dưới sự định hướng của GV
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi
phạm.
* Kế hoạch tuần 9:
- Kiểm tra giữa học kì 1. Yêu cầu học sinh ôn tập và thực hiện nghiêm túc thi
- Hoàn thành Tập san kỉ niệm 40 năm Ngày nhà giáo VN
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Tập và chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ

2. Chia sẻ những những khó khăn đang tồn tại và những hành động vượt khó cần
thực hiện.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Hãy chia sẻ những khó khăn đang tồn tại và những hành động vượt khó cần thực hiện.
theo định hướng sau

Những khó khăn Những hành động Cần sự giúp đỡ Kết quả
của bản thân đã làm như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


HS làm việc cá nhân
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét.

HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng những việc làm bản thân đã vượt qua những khó
khăn
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Trường của Thanh ở khá xa nhà. Ngày nào Thanh cũng phải vượt qua con đường dài,
lởm chởm đất đá để tới trường. Tan học, Thanh vội về nhà thật nhanh để lo cơm nước và
chăm sóc mẹ. Vừa lo học, vừa chăm mẹ bệnh vì bố đi làm xa, dù rất khó khăn nhưng
Thanh chưa khi nào có ý nghĩ thôi học.
Suy nghĩ của em về nhân vật Thanh? Em học được điều gì ở bạn? Để rèn luyện ý chí vượt
khó theo em cần phải làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
Thanh là hiểu hiện của ý chí vượt khó.
+ Vượt đường xa, đất đá lởm chởm để đi học.
+ Tan học về nhà nhanh để lo cơm nước và chăm mẹ.
+ Không bao giờ nghĩ thôi học.
Để rèn luyện Ý chí vượt khó:
+ Kiên định thực hiện mục tiêu đã đề ra.
+ Dự kiến trước khó khăn, trở ngại có thể gặp phải trong việc hoàn thành mục tiêu.
+ Bình tĩnh, kiên trì khắc phục khó khăn…
+ Quyết tâm cao độ và huy động sự hỗ trợ khi cần thiết để đạt mục tiêu;...
Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2
TIẾT 9
CHIA SẺ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN
I. MỤC TIÊU:
- HS chia sẻ được việc thay đổi các quan điểm về sự vật, hiện tượng khi sử dụng tư
duy phản biện.
- Nhận diện được việc thay đổi các quan điểm về sự vật, hiện tượng khi sử dụng tư
duy phản biện.
- Thể hiện sự tự chủ, có chính kiến cá nhân khi thực hành. luyện tập tư duy phản biện;
tự học hỏi, rút kinh nghiệm bản thân để biết điều chính tư duy theo hướng tích cực.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thể hiện khả năng sáng tạo trong việc tìm các vấn đề
có thể phản biện trong xã hội.
- Trách nhiệm: Thể hiện trách nhiệm và tự giác trong việc rèn luyện bản thân để hình
thành tư duy tích cực, tư duy phản biện.
- Trung thực: Thể hiện sự trung thực, khách quan khi thu thập dẫn chứng, số liệu,...
trong quá trình phản biện các vấn đề.
- Chăm chỉ: Tích cực tham gia các hoạt động học tập, hoạt động tập thể phù hợp để rèn
luyện tư duy phản biện, tư duy tích cực cho bản thân.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với GV:
- Bài soạn, SGK, SGV
- Một số câu hỏi trắc nghiệm
- Máy tính, ti vi
- Phiếu học tập, giấy nhớ
2. Đối với HS:
- SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 10
- Bút, giấy nhớ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS khi muốn chia sẻ những khó khăn của bản thân và
những hành động của bản thân đã vượt qua khó khăn như thế nào.
b. Nội dung: HS trả lời câu hỏi:
c. Sản phẩm học tập: Chia sẻ của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Xác định những ý nào dưới đây là biểu hiện của tư duy phản biện.
- Có chính kiến
- Biết rõ những điểm mạnh của bản thân
- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin.
- Ứng phó được với trạng thái căng thẳng của bản thân
- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau
- Không phàn nàn khi gặp khó khăn, thử thách
- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận
- Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn
- Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu về một vấn đề.
- Luôn tìm kiếm cách giải quyết khó khăn
- Không đổ lỗi cho người khác về chuyện đã xảy ra.
- Học hỏi, kết nối với những người luôn suy nghĩ lạc quan
- Sẵn sàng thay đổi góc nhìn, quan điểm
- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trao đổi nhóm theo bàn
Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động
HS báo cáo kết quả thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả hoạt động
- GV đánh giá, nhận xét, dẫn dắt HS vào bài học mới.
Có chính kiến.
- Có khả năng phân tích, tổng hợp thông tin.
- Xem xét các phương án giải quyết vấn đề khác nhau.
- Đánh giá kĩ mọi thông tin trước khi đi đến kết luận.
- Có thói quen tham khảo thông tin từ nhiều nguồn.
- Đặt nhiều câu hỏi để tìm hiểu một vấn đề.
- Học hỏi, kết nối với những người luôn suy nghĩ lạc quan.
- Đề xuất nhiều cách thực hiện cho một vấn đề.

HOẠT ĐỘNG II. KHÁM PHÁ – KẾT NỐI

a. Mục tiêu:
- Sơ kết các hoạt động trong tuần, triển khai kế hoạch của tuần sau
- HS chia sẻ được những việc làm thể hiện trách nhiệm, tự chủ, tự trọng, ý chí vượt khó
của bản thân.
b. Nội dung: HS chia sẻ dưới sự định hướng của GV
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời, phiếu học tập
d. Tổ chức hoạt động:

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi
phạm.
* Kế hoạch tuần 10:
- HS tham gia ngoại khóa vào sáng 7/11
- Hoàn thành Tập san kỉ niệm 40 năm Ngày nhà giáo VN
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Chuẩn bị cho hội diễn văn nghệ vaò ngày 13/11

2. Chia sẻ việc thay đổi các quan điểm về sự vật, hiện tượng khi sử dụng tư duy phản
biện.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS chia sẻ theo tổ về:
+ Những quan điểm, cách nhìn nhận về sự vật, hiện tượng của bản thân đã thay đổi khi
sử dụng tư duy phản biện.
+ Sự thay đổi về thái độ, cảm xúc, hành vi của bản thân sau khi thay đổi quan niệm.
+ Những kết quả đã nhận được sau khi thay đổi.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS làm việc cá nhân
Bước 3. Báo cáo kết quả
HS trình bày
HS khác nhận xét, bổ sung, chia sẻ
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV khích lệ các bạn cùng nhau thẳng thắn chia sẻ, kiểm tra những lập luận và chứng cứ
trong quan điểm của bạn.
- GV đề nghị HS lắng nghe quan điểm của các bạn và điểu chỉnh lại quan điểm của em,
nếu cần thiết.
Các bước hình thành tư duy phản biện
HOẠT ĐỘNG III. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nhận biết, vận dụng chia sẻ các quan điểm về sự vật, hiện tượng khi sử
dụng tư duy phản biện.
b. Nội dung: Giải quyết tình huống
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d. Tổ chức hoạt động:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Thảo luận về vấn đề Vấn nạn thực phẩm bẩn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận cặp đôi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
HS chia sẻ trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- B1: Vấn đề phản biện: Vấn nạn thực phẩm bẩn
- B2: Thu thập thông tin
+ Khái niệm thực phẩm bẩn.
+ Biểu hiện
+ Dẫn chứng minh họa.
- B3: Phân tích, tổng hợp thông tin đã thu thập để đưa ra đánh giá.
- B4: thể hiện quan điểm cá nhân.
+ Đồng tình/bác bỏ…
Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2
TIẾT 10
ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá nhận thức của HS về quan điểm sống, về biểu hiện của các phẩm chất trách
nhiệm, lòng tự trọng, sự tự chủ, ý chí vượt khó.

- Đánh giá các năng lực sau HS:

+ Năng lực điều chỉnh bản thân: Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được cách giải quyết thể hiện tính trách
nhiệm.

II. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

Bài kiểm tra viết

III. NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ

Câu 1. Hãy điều chỉnh suy nghĩ tiêu cực trong mỗi tình huống dưới đây thành suy
nghĩ tích cực.

Tình huống Suy nghĩ tiêu cực Suy nghĩ tích cực

a. Minh xin bố mẹ một số tiền lớn Bố mẹ “chặt chẽ” với


để tổ chức sinh nhật thật hoành tráng mình quá! Tổ chức
giống như một vài bạn trong lớp đã sinh nhật mà không
từng làm. Bố mẹ Minh không đồng bằng các bạn trong lớp
ý. Bố mẹ Minh cho rằng: Minh cần thì xấu hổ lắm
chi tiêu phù hợp với hoàn cảnh kinh
tế của gia đình. Sau đó, bố mẹ cho
Minh một số tiền vừa đủ để mua hoa
quả, bánh kẹo mời các bạn.

b. Hòa và Lê là đôi bạn thân. Hôm Lê không phải là bạn


trước, Hòa bị một bạn lớp khác chê tốt! Một người bạn tốt
bai trên Facebook. Hòa tức giận, rủ cần hết lòng vì bạn của
Lê và một vài bạn khác sau giờ học mình, không nên từ
cùng đi “dằn mặt” bạn đó. Nhưng chối bất cứ yêu cầu gì
Lê từ chối và khuyên Hòa không của bạn.
nên làm như vậy.

Câu 2. Em tán thành hay không tán thành với mỗi quan điểm sống dưới đây? Vì sao?

Quan điểm 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn (Tục ngữ Việt Nam)

Quan điểm 2. Đồng tiền đi trước là đồng tiền không (Khuyết danh)

Quan điểm 3. Người hạnh phúc không phải là người có những thứ tốt đẹp nhất, mà là
người biến mọi thứ họ có trở nên tốt đẹp (Khuyết danh)

Câu 3. Nối mỗi biểu hiện ở cột A với những phẩm chất ở cột B sao cho phù hợp
Câu 4. Xử lí tình huống:

Lớp Huy tổ chức đi dã ngoại có cuộc cắm trại giữa các tổ. Huy được phân công mang
bạt để dựng trại. Đêm trước ngày đi dã ngoại Huy đã bị sốt, mặc dù bạn đã chuẩn bị
sẵn bạt.

Nếu là Huy, em sẽ làm thế nào để thể hiện mình là người có trách nhiệm?

IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

Câu hỏi Câu trả lời Đạt Chưa đạt

Câu 1 Đưa ra được một số suy nghĩ tích cực trong tình
huống (a)

Đưa ra được một số suy nghĩ tích cực trong tình


huống (b)

Tán thành với quan điểm (1) và giải thích được lí do


phù hợp
Câu 2 Không tán thành với quan điểm (2) và giải thích
được lí do phù hợp.

Tán thành với quan điểm (3) và giải thích được lí do


phù hợp.

Nối đúng các biểu hiện (2), (3), (6) với ô chữ Trách
nhiệm

Câu 3 Nối đúng các biểu hiện (1), (4) với ô chữ Tự trọng

Nói đúng các biểu hiện (3), (7), (8) với ô chữ Tự
trọng

Nối đúng các biểu hiện (5), (9) với ô chữ Vượt khó

Câu 4 Chọn được cách giải quyết phù hợp

● Đạt: HS đạt được từ 6 tiêu chí trở lên

● Chưa đạt: HS đạt được từ 5 tiêu chí trở xuống


Ngày dạy: …/…/…Lớp 10A2
TIẾT 11
ĐÁNH GIÁ CUỐI CHỦ ĐỀ 3
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá nhận thức của HS về quan điểm sống, về biểu hiện của các phẩm chất trách
nhiệm, lòng tự trọng, sự tự chủ, ý chí vượt khó để đạt được mục tiêu đề ra.

- Đánh giá các năng lực sau HS:

+ Năng lực điều chỉnh bản thân: Điều chỉnh tư duy của bản thân theo hướng tích cực

+ Năng lực giải quyết vấn đề: Lựa chọn được cách giải quyết thể hiện tính trách
nhiệm.
+ Hình thành được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

II. HÌNH THỨC ĐÁNH GIÁ

Tự đánh giá, đánh giá theo tổ

III. NỘI DUNG

1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau:


* Đánh giá lại những hoạt động trong tuần:
- Từng tổ trưởng lần lượt báo cáo tình hình học tập cũng như việc thực hiện nội quy
trường lớp của các thành viên trong tổ
- Lớp trưởng nhận xét ưu điểm, khuyết điểm về các họat động của lớp trong tuần vừa qua:
nề nếp, học tập, đạo đức...
- GV CN
+ Tuyên dương những em học tập tốt, tham gia tốt các phong trào của lớp mà nhà trường
đề ra:
+ Phê bình những em không học bài, làm bài tập ở nhà; nhắc nhở và yêu cầu HS về nhà
suy nghĩ xem sẽ có những hình phạt như thế nào đối với những em thường xuyên vi
phạm.
* Kế hoạch tuần 12:
- Nhắc nhở HS ôn tập chuẩn bị cho kiểm tra cuối kì 1
- Phát gạo cho HS theo kế hoạch của nhà trường
- Thi đua Ngày học tốt, tuần học tốt
- Hoàn thành bài thi Pháp luật
2. Đánh giá

2.1. Cá nhân tự đánh giá

GV yêu cầu HS căn cứ vào kết quả thực hiện các hoạt động trong chủ để để tự đánh giá
theo các tiêu chí sau:

- Hoàn thành được trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Thể hiện được sự tự chủ, lòng tự trọng trong hoạt động học tập ở lớp và thực hiện kế
hoạch tài chính cá nhân.

- Biết vượt qua được những khó khăn của bản thân.

- Tham gia hỗ trợ được các bạn khi thực hiện nhiệm vụ.

- Sử dụng được tư duy phản biện khi đánh giá sự vật, hiện tượng.

- Xây dựng và thực hiện được ít nhất một bản kế hoạch tài chính hợp lí của cá nhân.

● Đạt: Đạt ít nhất 4 trong 6 tiêu chí;

● Chưa đạt: Chỉ đạt được từ 3 tiêu chí trở xuống.

2.2 Đánh giá theo nhóm/ tổ

Tổ lập danh sách và đánh giá thành viên của tổ theo các tiêu chí ở trên
2.3. Đánh giá chung của GV

You might also like