You are on page 1of 25

Tuần: 15 - 18 Ngày soạn: 10/12/2023

Lớp: 11A6 Ngày dạy: 13/12/2023

CHỦ ĐỀ 4: TỔ CHỨC CUỘC SỐNG GIA ĐÌNH VÀ


TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ


1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên những người thân trong gia đình.
- Thể hiện sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình.
- Thể hiện sự tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động khác nhau trong gia
đình.
- Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện được mục
tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.
- Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một cách hợp lí.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin,
ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành
phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; khiêm tốn học hỏi các
thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo
khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình và tích cực, tự tin tổ chức, sắp xếp hợp lí
công việc gia đình.
- Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình và thực hiện mục tiêu
tiết kiệm tài chính trong gia đình.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ


Gợi ý:
- Tham gia buổi nói chuyện về trách nhiệm quan tâm, chăm sóc thường xuyên những
người thân trong gia đình;
- Tham gia tọa đàm về vai trò của quản lí tài chính cá nhân và gia đình;
- Tham gia buổi chia sẻ về những việc học sinh có thể thực hiện để góp phần phát triển
kinh tế gia đình;
- ...
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
- Thảo luận về kế hoạch chi tiêu phù hợp với kinh tế gia đình;
- Trao đổi về các hoạt động lao động trong gia đình mà em có thể tham gia;
- Chia sẻ về kinh nghiệm quan tâm, chăm sóc thường xuyên người thân;
- ....
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để đạt được
mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua thử thách, trò chơi và giới thiệu với HS về ý
nghĩa chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: HS chơi trò chơi và biết thêm nhiều thông tin về gia đình; ý nghĩa của
tranh chủ đề.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhớ nhiều thông tin về gia đình nhất?
- GV yêu cầu mỗi HS lấy một tờ giấy và viết vào đó đáp án ngay sau mỗi câu hỏi GV đặt ra.
Sau đó, HS giơ đáp án của mình.
Gợi ý:
+ Hãy viết vào giấy đáp án:
● Sinh nhật của ông nội;

● Sinh nhật của bố;


● Sinh nhật của bà ngoại;

● Sinh nhật của mẹ;

● ...
+ Hãy viết vào giấy đáp án:
● Món ăn yêu thích nhất của bà nội;

● Món ăn yêu thích nhất của bố, mẹ;

● Món ăn yêu thích nhất của chị, em;

● Sở thích giải trí của anh, chị, em;

● Sở thích giải trí của bố, mẹ;

● ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và tích cực tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức và hướng dẫn HS tham gia trò chơi tích cực.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- GV khuyên HS: Các em nên nhớ những thông tin cơ bản của các thành viên trong gia đình.
Điều này cũng thể hiện sự quan tâm của chúng ta đến gia đình.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.33 và quan sát
tranh chủ đề - SHS tr.32:
- GV đặt thêm một số câu hỏi:
+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 4?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 4 giúp chúng ta biết cách tổ chức cuộc sống gia đình hợp lí và lập được kế hoạch tài
chính phù hợp trong gia đình:
● Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình;

● Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình;

● Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình;

● Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình để thực hiện mục tiêu tiết
kiệm tài chính;
● Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Hình ảnh hiện lên ba thành viên trong gia đình đang thực hiện
những công việc tưới nước, trồng rau ở khu vườn nhỏ trước nhà. Người bố cùng 2 con đang
hăng hái lao động, cho thấy được sự tổ chức hợp công việc trong gia đình và sự quan tâm,
giúp đỡ nhau giữa các thành viên.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động giáo dục
mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt động ngoại khóa
khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện
vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn luyện vào
cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Gia đình là một xã hội thu nhỏ, ở đó bạn được trải nghiệm
nhiều phương diện khác nhau của đời sống xã hội. Khi bạn cùng các thành viên trong gia đình
tổ chức tốt cuộc sống gia đình, lập kế hoạch tài chính hợp lí sẽ không chỉ góp phần xây dựng
gia đình bạn hạnh phúc, xã hội văn minh mà còn rèn luyện để tổ chức cuộc sống tương lai của
chính bạn. Để biết cách tổ chức cuộc sống gia đình hạnh phúc như thế nào, chúng ta cùng đến
với bài học ngày hôm nay
Để hiểu biết rõ hơn, chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 4: Tổ chức cuộc
sống gia đình và tài chính cá nhân.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS biết quan tâm đến gia đình, thể hiện thông qua việc nhớ được những
thông tin cơ bản của các thành viên và giúp nhắc nhở HS thực hiện việc chăm sóc người thân
một cách thường xuyên.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm và thực hiện bảng đánh giá những việc nên làm thể hiện sự
quan tâm, chăm sóc người thân.
- GV hướng dẫn HS chia sẻ những lời nói, hành động cụ thể cho các trường hợp SHS tr.34.
- GV tổ chức cho HS trao đổi về những việc làm được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện
sự quan tâm, chăm sóc người thân.
c. Sản phẩm học tập: HS biết quan tâm đến gia đình và thực hiện việc chăm sóc người thân
một cách thường xuyên.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Thảo luận và xác định những 1. Quan tâm, chăm sóc người thân
việc làm để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc trong gia đình
người thân trong gia đình a. Thảo luận và xác định những việc
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập làm để thể hiện sự quan tâm, chăm
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và viết vào sóc người thân trong gia đình
giấy A0 những việc nên làm để thể hiện sự Là HS, chúng ta hãy luôn quan tâm đến
quan tâm, chăm sóc người thân. HS thực hiện người thân vì bố mẹ vẫn luôn chờ đợi
đánh giá theo mẫu (bảng đính kèm phía dưới những hành động và lời nói yêu thương
hoạt động). từ các con của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS hoàn thành bảng khảo sát và chia sẻ về kết
quả mình đã chăm sóc người thân như thế nào.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS thể hiện những lời nói và
hành động yêu thương với người thân.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc b. Thể hiện sự quan tâm, chăm sóc
người thân bằng lời nói, hành động cụ thể người thân bằng lời nói, hành động cụ
trong các trường hợp thể trong các trường hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS cần quan sát và để ý người thân một
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS đọc cách tinh tế, thể hiện sự quan tâm, yêu
các trường hợp SHS tr.34 và thực hiện nhiệm thương.
vụ:
+ Nhóm 1: Em hãy đưa ra những phương án
về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm
sóc người thân cho trường hợp 1.
+ Nhóm 2: Em hãy đưa ra những phương án
về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm
sóc người thân cho trường hợp 2.
+ Nhóm 3: Em hãy đưa ra những phương án
về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm
sóc người thân cho trường hợp 3.
+ Nhóm 4: Em hãy đưa ra những phương án
về lời nói, hành động cụ thể thể hiện sự chăm
sóc người thân cho trường hợp 4.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, đọc trường hợp và thực hiện
nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả
lời:
+ Trường hợp 1: Nếu nghe thấy bố mẹ trao đổi
về việc chuẩn bị mừng thọ ông, bà hôm sau em
sẽ mua một bó hoa thật đẹp để tặng ông bà và
một chiếc bánh để mừng thọ.
+ Trường hợp 2: Em sẽ ra gần chỗ bố và nói
bố hãy tình tĩnh nói chuyện để mọi chuyện
được suôn sẻ hơn và khi bình tĩnh sự việc sẽ dễ
giải quyết hơn.
+ Trường hợp 3: Em sẽ mang nước ra mời bố
để bố bớt mệt và mang khăn cho bố lau.
+ Trường hợp 4: Em sẽ ra nói chuyện với em
để xem em có bị sao không hay em có chuyện
gì buồn, em hãy chia sẻ và cùng nhau tìm ra
cách giải quyết.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ những việc em đã làm c. Chia sẻ những việc em đã làm được
được hoặc chưa làm được trong việc thể hiện hoặc chưa làm được trong việc thể
sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia hiện sự quan tâm, chăm sóc người
đình. Giải thích vì sao em chưa làm được và thân trong gia đình. Giải thích vì sao
đưa ra hướng khắc phục em chưa làm được và đưa ra hướng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập khắc phục
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về những Trong quá trình thực hiện các việc làm
việc làm được hoặc chưa làm được trong việc chăm sóc, quan tâm người thân sẽ có
thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân. Sau những hạn chế riêng. Nhưng chỉ cần
đó viết vào giấy A0 thành 2 cột với nội dung: mỗi thành viên để ý, lắng nghe và quan
+ Lí do vì sao em lại làm tốt các việc làm thể sát, rèn luyện thường xuyên thì sẽ khắc
hiện quan tâm, chăm sóc. phục được những nhược điểm, điểm mà
+ Lí do vì sao em chưa làm tốt các việc làm thể bản thân chưa thực hiện tốt.
hiện quan tâm, chăm sóc.
- GV tiếp tục yêu cầu HS bổ sung vào SBT
những việc em muốn làm để thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ những việc làm
được/ chưa làm được trong thể hiện sự quan
tâm, chăm sóc người thân, sau đó viết thông tin
vào giấy A0 theo hướng dẫn của của GV.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS về việc các em thu nhận
được gì sau khi các bạn chia sẻ kinh nghiệm.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, kết luận.
- GV chuyển sang hoạt động mới.

BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG VIỆC NÊN LÀM THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM, CHĂM
SÓC NGƯỜI THÂN
Thường Thỉnh
Việc làm Hiếm khi
xuyên thoảng
1. Trực tiếp nói lời yêu thương, quan tâm đến
người thân.
2. Nhắn những lời yêu thương, chúc mừng người
thân.
3. Lựa chọn quà theo sở thích của người thân để
tặng nhân ngày kỉ niệm.
4. Thực hiện hành động yêu thương.
5. Thực hiện hành động chăm sóc người thân.
6. San sẻ công việc gia đình.
...
Hoạt động 2: Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện thường xuyên công việc nhà, biết sắp xếp công việc hợp lí,
học cách tổ chức hiệu quả việc nhà, từ đó phát triển tư duy logic và sắp xếp trong công việc.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS chia sẻ trong nhóm về công việc gia đình mà HS thực hiện và cách thực
hiện.
- GV hướng dẫn các nhóm sắp xếp những công việc nhà sao cho hợp lí.
- GV tổ chức cho HS lựa chọn hoạt động phù hợp và tổ chức tại nhà.
c. Sản phẩm học tập: HS thực hiện thường xuyên công việc nhà, biết sắp xếp công việc hợp lí,
học cách tổ chức hiệu quả việc nhà, từ đó phát triển tư duy logic và sắp xếp trong công việc.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định các công việc trong gia 2. Tổ chức, sắp xếp hợp lí công việc
đình và cách em thực hiện những công việc đó gia đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định các công việc trong gia
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và chia sẻ về đình và cách em thực hiện những
các công việc gia đình mà em đã thực hiện, sau công việc đó
đó nêu cách thực hiện. Tham gia công việc gia đình là trách
Gợi ý: nhiệm và nghĩa vụ của mỗi thành viên
trong việc góp phần tổ chức, phát triển
gia đình hạnh phúc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS làm việc nhóm, liên hệ bản thân để chia sẻ
về các công việc mình đã thực hiện ở nhà.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp các công
việc HS thực hiện trong gia đình.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Sắp xếp công việc của gia đình b. Sắp xếp công việc của gia đình
theo bảng sau và giải thích sự hợp lí khi sắp theo bảng sau và giải thích sự hợp lí
xếp những công việc đó khi sắp xếp những công việc đó
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Mỗi HS cần sắp xếp hợp lí thời gian,
- GV yêu cầu các nhóm sắp xếp những công việc công việc cụ thể để tham gia thực hiện
nhà dưới đây sao cho hợp lí về tính thường công việc nhà cùng mọi người trong
xuyên và thời điểm thực hiện (bảng đính kèm gia đình.
phía dưới hoạt động). - Để sắp xếp hợp lí giữa công việc cá
- GV mở rộng kiến thức, đưa ra tình huống và nhân và gia đình trong tổ chức cuộc
yêu cầu HS thảo luận sắp xếp những việc cần sống gia đình, mỗi người cần liệt kê
làm khi nấu một bữa cơm sao cho hợp lí: công việc cá nhân, công việc gia đình
Tình huống: để xác định thời gian thực hiện phù
Chủ nhật, mẹ đi chợ để chuẩn bị nấu bữa cơm hợp.
gia đình. Về nhà, mẹ giao cho G làm “bếp
trưởng” với các nguyên liệu sau và trong
khoảng thời gian nấu bếp giới hạn. Mẹ dặn, nếu
thiếu gia vị gì thì G đi mua thêm.
Nguyên liệu:
+ Thịt lợn
+ Thịt bò,
+ Cá quả (cá lóc)
+ Cà rốt
+ Rau muống
+ Dứa (thơm)
+ Rau xà lách, rau thơm
+ Dọc mùng (bạc hà)
+ Hành lá, thi là, hành tây.
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét và đánh giá kết quả
của nhóm nào hợp lí nhất:
+ Có bao nhiêu món ăn? Món ăn có đặc sắc
không?
+ Thứ tự các món nấu sắp xếp có hợp lí không?
+ Việc chuẩn bị các nguyên liệu để nấu sắp xếp
có hợp lí không?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận: Khi xây dựng
kế hoạch, em đã làm thế nào để dự trù cho các
công việc đột xuất?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, sắp xếp công việc nhà hợp lí theo
bảng GV cho.
- HS thảo luận về cách sắp xếp những việc cần
làm khi nấu một bữa cơm sao cho hợp lí với tình
huống GV đưa.
- HS chia sẻ với lớp về khoản dự trù cho các
công việc đột xuất xảy ra khi xây dựng kế hoạch.
- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ (khi
cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm chia sẻ kết quả, đưa
ra những điểm chung và khác nhau giữa việc sắp
xếp các công việc.
- GV mời đại diện các nhóm trình bày cách sắp
xếp những việc cần làm trong tình huống mở
rộng.
- GV mời đại diện chia sẻ trước lớp khoản dự trù
cho các công việc đột xuất xảy ra khi xây dựng
kế hoạch.
Gợi ý:
+ Không sắp xếp công việc hoàn toàn kín lịch
mà cần dự phòng một khoảng thời gian;
+ Cố gắng mỗi hoạt động cần làm nhanh hơn
thời lượng dự kiến để dành thời gian cho việc
đột xuất có thể xảy ra;
+ ...
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh
giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét về cách làm của các nhóm, kết
luận:
Việc sắp xếp nấu một bữa cơm cũng thể hiện
tính tổ chức trong tư duy công việc. Điều này
giúp chúng ta luôn có tư duy sắp xếp khoa học
khi thực hiện bất cứ công việc gì.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 3: Lựa chọn và tổ chức một hoạt c. Lựa chọn và tổ chức một hoạt
động chung cho gia đình động chung cho gia đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS tích cực hợp tác xây dựng kế
- GV yêu cầu HS thảo luận và chia sẻ một số hoạch và thực hiện hoạt động tổ chức
hoạt động chung cho gia đình của mình. gia đình theo kế hoạch đã xây dựng.
- GV đặt câu hỏi:
Em lựa chọn hoạt động nào phù hợp với gia
đình mình?
Gợi ý:
+ Cùng chơi thể thao ngoài trời;
+ Đi cắm trại, dã ngoại;
+ Về quê thăm ông bà;
+ Tổ chức sinh nhật cho người thân;
+ Đi xem phim, xem biểu diễn văn nghệ;
+ ...
- GV yêu cầu: Các em hãy về nhà tổ chức một sự
kiện phù hợp cho gia đình của mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, chia sẻ một số hoạt động chung
cho gia đình.
- HS thực hiện tổ chức một sự kiện phù hợp cho
gia đình mình ở nhà.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen ngợi
HS.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

BẢNG SẮP XẾP CÔNG VIỆC NHÀ HỢP LÍ VỀ TÍNH


THƯỜNG XUYÊN VÀ THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN
Hằng ngày/ Hằng tuần/ Hằng tháng/
Việc làm
thời gian thời gian thời gian
1. Đưa ông đi khám bệnh.
2. Lau chùi quạt máy.
3. Dọn dẹp, sắp xếp tủ quần áo và gom
những đồ đạc bị ngắn, chật để riêng vào
một túi.
4. Dọn vườn, cắt tỉa cây cối.
5. Cùng mẹ đi chợ và nấu bữa cơm mừng
sinh nhật bố.
6. Giặt chăn, chiếu,...
7. Tổng vệ sinh nhà cửa.
...
Hoạt động 3: Tự giác và trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động trong gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm về biểu hiện của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt
động lao động trong gia đình.
- GV hướng dẫn HS chia sẻ theo nhóm về trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, tăng thu
nhập cho gia đình với hình thức phù hợp.
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà thực hiện hoạt động góp phần tạo thu nhập cho gia đình
phù hợp với bản thân.
c. Sản phẩm học tập: HS tự giác thực hiện các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những biểu hiện của sự tự 3. Tự giác và trách nhiệm tham gia
giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động các hoạt động lao động trong gia
trong gia đình đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Chia sẻ về những biểu hiện của sự
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về biểu hiện tự giác và trách nhiệm đối với hoạt
của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao động lao động trong gia đình
động trong gia đình. Những biểu hiện của sự tự giác và
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trách nhiệm đối với hoạt động lao
- HS liên hệ bản thân, chia sẻ với các bạn trong động trong gia đình:
nhóm. - Chủ động trong công việc, không
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. cần nhắc nhở;
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Có kế hoạch, thời gian dành cho hoạt
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp về biểu hiện động lao động trong gia đình;
của sự tự giác và trách nhiệm đối với hoạt động lao - Tự giác sắp xếp việc cá nhân để đảm
động trong gia đình. bảo hoàn thành việc chung của gia
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). đình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ - Sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong
học tập gia đình, không tị nạnh nhau;
- GV nhận xét, tổng kết. - ...
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Xác định công việc mà em đã thực b. Xác định công việc mà em đã thực
hiện trách nhiệm tham gia lao động sản xuất, góp hiện trách nhiệm tham gia lao động
phần tăng thu nhập cho gia đình sản xuất, góp phần tăng thu nhập
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho gia đình
- GV yêu cầu HS chia sẻ theo nhóm về trách nhiệm HS nên tích cực thực hiện những công
tham gia lao động sản xuất, tăng thu nhập cho gia việc góp phần tạo thu nhập cho gia
đình với hình thức phù hợp. đình.
Gợi ý:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS thảo luận, chia sẻ về trách nhiệm tham gia lao
động sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình của bản
thân.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, tổng hợp ý kiến.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi tự giác, c. Chia sẻ cảm xúc của em khi tự
trách nhiệm tham gia các hoạt động lao động và giác, trách nhiệm tham gia các hoạt
giúp gia đình tăng thêm thu nhập động lao động và giúp gia đình tăng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập thêm thu nhập
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy thực hiện hoạt HS chủ động thực hiện trách nhiệm
động góp phần tạo thu nhập cho gia đình phù hợp tham gia các hoạt động lao động sản
với bản thân. xuất của gia đình để tăng thu nhập và
- GV yêu cầu HS viết báo cáo kết quả việc đã làm. cải thiện đời sống của nhà mình.
Gợi ý:
+ Thu nhập em tạo được thông quan các hoạt động
lao động đã thực hiện;
+ Cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động lao
động và giúp tăng thêm thu nhập;
+ Ý nghĩa của sự tự giác cùng như hạnh phúc của
bố mẹ, người thân khi con cháu có ý thức trách
nhiệm với gia đình;
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà và chia sẻ kết quả
báo cáo vào giờ học tiếp theo.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày báo cáo kết quả
trước lớp vào tiết học tiếp theo.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 4: Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách lập chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm về cách lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong
gia đình.
- GV hướng dẫn HS về nhà thảo luận cùng bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch chi tiêu
phù hợp với thu nhập của gia đình theo mẫu SHS tr.37.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách lập chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách xây dựng kế hoạch 4. Lập kế hoạch chi tiêu phù
chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình hợp với thu nhập trong gia đình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Thảo luận về cách xây dựng
- GV yêu cầu ccas nhóm thảo luận về cách lập kế kế hoạch chi tiêu phù hợp với
hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập trong gia đình. thu nhập trong gia đình
Gợi ý: Kế hoạch chi tiêu luôn cần sự phù
+ Liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình; hợp với thu nhập chính, vì vậy
+ Tính tổng thu nhập của các thành viên trong gia nhu cầu chi tiêu cần phải được
đình; giới hạn và kiểm soát.
+ Phân bổ chi tiêu theo các khoản chi phù hợp với
thu nhập;
+ ...
* Thực hành xây dựng kế hoạch chi tiêu theo tình
huống
- GV yêu cầu HS cùng thảo luận về tình huống dưới
đây và đưa ra kế hoạch phù hợp với gia đình K.
Tình huống
Nhà K có 4 người gồm bố, mẹ, K và em gái học lớp
6. K biết bố mẹ có thu nhập trung bình mỗi tháng
khoảng 20 triệu đồng.
Em hãy giúp K lập kế hoạch chi tiêu cho gia đình
bạn ấy theo một trong các cách đã gợi ý ở trên.
Gợi ý:
+ Liệt kê các khoản chi tiêu trong gia đình;
+ Phân bổ các khoản chi tiêu trong gia đình theo
phương pháp nào?
+ ...
* Thảo luận về sự thay đổi thu nhập
- GV yêu cầu một số nhóm thay đổi tỉ lệ xem kết quả
sẽ như thế nào nếu thu nhập của gia đình là 15 triệu
đồng/ tháng; các nhóm khác tính tỉ lệ thay đổi nếu
thu nhập tăng lên là 30 triệu đồng.
- GV cho so sánh kết quả của 3 mức thu nhập: Nội
dung nào giữ nguyên? Nội dung nào thay đổi?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, xác định tiêu chí đánh giá hiệu quả
hoạt động phát huy truyền thống nhà trường.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện HS chia sẻ kinh nghiệm trước lớp.
- GV mời các nhóm trình bày trước lớp kế hoạch phù
hợp với gia đình K trước lớp và lựa chọn, hoàn thiện
phương án tối ưu.
- GV mời các nhóm lên chia sẻ phương án của nhóm
mình trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp với gia b. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp
đình em để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính với gia đình em để thực hiện
trong gia đình mục tiêu tiết kiệm tài chính trong
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập gia đình
GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy thảo luận cùng Tiết kiệm tài chính trong gia đình
bố mẹ, người thân để xây dựng kế hoạch chi tiêu phù cũng là trách nhiệm của mỗi thành
hợp với thu nhập của gia đình. viên, thực hiện kế hoạch chi tiêu
Gợi ý: (đính kèm phía dưới hoạt động) phù hợp, nâng cao đời sống gia
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập đình.
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS trình bày kế hoạch chi tiêu phù
hợp với thu nhập của gia đình trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học
tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.

KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH TRONG 6 THÁNG


Tổng thu Chi phí Chi phí không Chi phí Mục tiêu
Tháng
nhập/ tháng thiết yếu thiết yếu phát sinh tiết kiệm

1 ... ... ... ... ...

2 ... ... ... ... ...

3 ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ...

Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách xây dựng, thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
b. Nội dung:
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân theo gợi ý.
- GV hướng dẫn HS về nhà hoàn thiện và thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo mẫu thiết
kế trong SHS tr.38.
- GV tổ chức cho HS giải thích sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá nhân của HS và chia sẻ
những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách xây dựng, thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về cách xây dựng kế hoạch 5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
tài chính cá nhân tài chính cá nhân hợp lí
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Trao đổi về cách xây dựng kế
- GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch tài chính hoạch tài chính cá nhân
cá nhân theo gợi ý. Cách xây dựng kế hoạch tài chính cá
- GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm để điều chỉnh nhân:
kế hoạch cá nhân cho hợp lí hơn. - Xác định các khoản thu mà em có
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trong một tháng;
- HS tìm hiểu cách xây dựng và thực hiện kế - Lập danh mục những khoản cần
hoạch tài chính cá nhân theo gợi ý. chi;
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. - Phân bổ kinh phí hợp lí cho các
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo khoản chi;
luận - Linh hoạt điều chỉnh kế hoạch khi
- GV mời đại diện HS chia sẻ kế hoạch của mình. có những vấn đề ưu tiên xuất hiện;
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - ...
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài b. Xây dựng và thực hiện kế hoạch
chính cá nhân của em tài chính cá nhân của em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Sau khi xác định được cách xây
GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy hoàn thiện và dựng kế hoạch tài chính cá nhân, HS
thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân theo mẫu tiến hành xây dựng nội dung cụ thể
thiết kế trong SHS tr.38. và thực hiện kế hoạch tài chính cá
Gợi ý: (bảng đính kèm phía dưới hoạt động) nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS trình bày kế hoạch tài chính
cá nhân vào giờ học tiếp theo.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Giải thích sự hợp lí trong kế hoạch c. Giải thích sự hợp lí trong kế
tài chính cá nhân của em hoạch tài chính cá nhân của em
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Sau khi xây dựng được kế hoạch tài
GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy chia sẻ theo chính cá nhân, mỗi HS đã nắm rõ
nhóm về sự hợp lí trong kế hoạch tài chính cá được những việc làm mà bản thân
nhân, đặc biệt đưa ra những bằng chứng trong cần phải làm, những khoản chi tiêu
quá trình thực hiện để thấy rõ hơn tính hợp lí của cần thiết. Phải hiểu rõ thì chúng ta
nó. mới thực hiện được đúng theo kế
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập hoạch một cách hợp lí.
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ với các bạn.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS giải thích sự hợp lí trong kế
hoạch tài chính cá nhân trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV tổng hợp ý kiến và nhận xét.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ những thuận lợi, khó khăn b. Lập kế hoạch chi tiêu phù hợp
khi em thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân với gia đình em để thực hiện mục
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập tiêu tiết kiệm tài chính trong gia
GV yêu cầu HS chia sẻ trong nhóm về thuận lợi và đình
khó khăn khi thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân. Trong quá trình thực hiện kế hoạch
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập tài chính cá nhân sẽ gặp những khó
- HS chia sẻ thuận lợi và khó khăn với các bạn khăn riêng. Vì vậy, mỗi HS cần chủ
trong nhóm. động điều chỉnh kế hoạch sao cho
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. phù hợp nhất với thực tế chi tiêu của
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo mình.
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.

BẢNG GỢI Ý XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN


KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Tổng các khoản thu/ tháng
Phân bổ các khoản chi Tỉ lệ Khoản chi cụ thể Thành tiền
Chi phí thiết yếu
Chi phí không thiết yếu
Chi phí phát sinh
Chi phí đầu tư
Hoạt động 6: Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự tiến
bộ của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
c. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản thân để
có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng 6. Đánh giá kết quả trải nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Đánh giá đồng đẳng
- GV yêu cầu mỗi HS sẽ thảo luận với các bạn
trong nhóm về:
+ Điều mình ghi nhận về tinh thần làm việc
nhóm của bạn khi thực hiện các hoạt động trong
chủ đề;
+ Kĩ năng và trách nhiệm gia đình của bạn nếu
em biết;
+ Ý kiến mong bạn tiến bộ hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá và tổng hợp
ý kiến hợp lí ghi vào SBT.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời HS chia sẻ về những điều bạn nhận xét
về em từ những điều HS đã làm được, chưa làm
được và cảm nhận của em.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.
- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận
những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát tự đánh giá và đánh giá b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá
tổng hợp tổng hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS mở SBT và tự đánh giá kết quả
hoạt động theo chủ đề: Em hãy tự đánh giá kết
quả hoạt động theo chủ đề qua các gợi ý sau:
+ Suy nghĩ về những thuận lợi, khó khăn khi
thực hiện chủ đề.
+ Bài học lớn nhất rút ra được từ chủ đề là gì?
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tự đánh giá kết quả
Những điều em đã làm được ở các Hoạt động
của chủ đề 1 và cộng điểm của mình theo thang
điểm:
(bảng đính kèm cuối mục)
+ Tốt: 3 điểm
+ Đạt: 2 điểm
+ Chưa đạt: 1 điểm
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy tính điểm trung bình của toàn bảng và
đưa ra một vài lời nhận xét từ số liệu thu được.
+ Viết vào SBT ý kiến nhận xét của GV về cả lớp
và về cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào gợi ý để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ
học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Mức độ đạt được


Nội dung đánh giá
Tốt Đạt Chưa đạt
1. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên
người thân trong gia đình bằng lời nói và việc làm cụ
thể.
2. Thể hiện được sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp
hợp lí công việc gia đình.
3. Thể hiện được sự tự giác và trách nhiệm tham gia
các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
4. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập
trong gia đình.
5. Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong
gia đình.
6. Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một
cách hợp lí.
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng đã được học.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 5 – Hoạt động phát triển cộng đồng.
D. HỒ SƠ DẠY HỌC
Hoạt động 1:

BẢNG KHẢO SÁT NHỮNG VIỆC NÊN LÀM THỂ HIỆN SỰ QUAN TÂM, CHĂM
SÓC NGƯỜI THÂN
Thường Thỉnh
Việc làm Hiếm khi
xuyên thoảng
1. Trực tiếp nói lời yêu thương, quan tâm đến
người thân.
2. Nhắn những lời yêu thương, chúc mừng người
thân.
3. Lựa chọn quà theo sở thích của người thân để
tặng nhân ngày kỉ niệm.
4. Thực hiện hành động yêu thương.
5. Thực hiện hành động chăm sóc người thân.
6. San sẻ công việc gia đình.
...

Hoạt động 2:
BẢNG SẮP XẾP CÔNG VIỆC NHÀ HỢP LÍ VỀ TÍNH
THƯỜNG XUYÊN VÀ THỜI ĐIỂM THỰC HIỆN
Hằng ngày/ Hằng tuần/ Hằng tháng/
Việc làm
thời gian thời gian thời gian
1. Đưa ông đi khám bệnh.
2. Lau chùi quạt máy.
3. Dọn dẹp, sắp xếp tủ quần áo và gom
những đồ đạc bị ngắn, chật để riêng vào
một túi.
4. Dọn vườn, cắt tỉa cây cối.
5. Cùng mẹ đi chợ và nấu bữa cơm mừng
sinh nhật bố.
6. Giặt chăn, chiếu,...
7. Tổng vệ sinh nhà cửa.
...

Hoạt động 3:
BẢNG KHẢO SÁT SỰ TỰ GIÁC VÀ TRÁCH NHIỆM ĐỐI
VỚI HOẠT ĐỘNG LAO ĐỘNG TRONG GIA ĐÌNH
Thường Thỉnh
Việc làm Hiếm khi
xuyên thoảng
1. Chủ động trong công việc, không cần nhắc
nhở.
2. Có kế hoạch, thời gian dành cho hoạt động lao
động trong gia đình.
3. Tự giác sắp xếp việc cá nhân để đảm bảo hoàn
thành việc chung của gia đình.
4. Sẵn sàng hỗ trợ các thành viên trong gia đình,
không tị nạnh nhau.
...

Hoạt động 4:

Họ và tên: ..............................................................................
KẾ HOẠCH CHI TIÊU CỦA GIA ĐÌNH TRONG 6 THÁNG

Tổng thu Chi phí Chi phí không Chi phí Mục tiêu
Tháng
nhập/ tháng thiết yếu thiết yếu phát sinh tiết kiệm

1 ... ... ... ... ...

2 ... ... ... ... ...

3 ... ... ... ... ...


... ... ... ... ... ...

Hoạt động 5:
BẢNG XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN
Họ và tên: ................................................................................
Tổng các khoản thu/ tháng
Phân bổ các khoản chi Tỉ lệ Khoản chi cụ thể Thành tiền
Chi phí thiết yếu
Chi phí không thiết yếu
Chi phí phát sinh
Chi phí đầu tư

Hoạt động 6:
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ 4
Mức độ đạt được
Nội dung đánh giá
Tốt Đạt Chưa đạt
1. Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên
người thân trong gia đình bằng lời nói và việc làm cụ
thể.
2. Thể hiện được sự tự tin trong việc tổ chức, sắp xếp
hợp lí công việc gia đình.
3. Thể hiện được sự tự giác và trách nhiệm tham gia
các hoạt động lao động khác nhau trong gia đình.
4. Lập được kế hoạch chi tiêu phù hợp với thu nhập
trong gia đình.
5. Thực hiện được mục tiêu tiết kiệm tài chính trong
gia đình.
6. Thực hiện được kế hoạch tài chính cá nhân một
cách hợp lí.

You might also like