You are on page 1of 32

Tuần: 5 - 8 Ngày soạn: 3/10/2023

Lớp: 11A6 Ngày dạy: 4,11,18, 25/10/2023

CHỦ ĐỀ 1: TỰ TIN LÀ CHÍNH MÌNH

I. MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ


1. Kiến thức
Sau chủ đề này, HS sẽ:
- Nhận diện được nét riêng và thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản
thân.
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và biết điều chỉnh để
thích ứng với sự thay đổi.
- Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện; biết thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn
thiện.
- Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, trường và cộng đồng.
2. Năng lực
Năng lực chung:
- Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày
thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương
mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung;
khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có
sáng tạo khi tham gia các hoạt động hướng nghiệp.
Năng lực riêng:
- Biết điểm mạnh, điểm yếu cả bản thân và điều chỉnh.
- Biết phấn đấu, hoàn thiện bản thân.
- Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tập thể lớp, cộng đồng.
3. Phẩm chất:
- Có ý thức tự giác, trách nhiệm, chăm chỉ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SHS, SGV, Giáo án.
- Tranh, ảnh liên quan đến chủ đề.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
- SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 – bản 2.
- Thực hiện nhiệm vụ trong SBT trước khi đến lớp.
- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trải nghiệm trong cuộc sống.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

SINH HOẠT DƯỚI CỜ


Gợi ý:
- Tham gia buổi nói chuyện về vai trò của sự tự chủ, tự trọng trong việc thực hiện
quy định của nhà trường;
- Trao đổi về các hoạt động mà học sinh có thể tham gia để phát triển điểm mạnh,
khắc phục điểm yếu của bản thân;
- Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng khi
tham gia các hoạt động chung;...
- ...
SINH HOẠT LỚP
Gợi ý:
- Thảo luận về cách tuân thủ tốt nội quy lớp học;
- Thảo luận về cách hỗ trợ nhau để phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của bản
thân;
- Thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân;
- ....
HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG VÀ GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
a. Mục tiêu: Giúp HS hứng thú với chủ đề; chỉ rõ những việc cần làm trong chủ đề để
đạt được mục tiêu.
b. Nội dung: GV giới thiệu chủ đề thông qua thử thách, trò chơi và giới thiệu với HS về
ý nghĩa chủ đề.
c. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ của GV đề ra.
d. Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Khởi động
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh nhất?”
- GV nêu luật chơi: Trong mỗi nhóm sẽ cử 1 quản trò. Quản trò lần lượt hỏi các câu hỏi
về đặc điểm của các bạn trong nhóm. Khi quản trò hỏi, các bạn trong nhóm hô vang tên
bạn đó và bạn đó sẽ đứng ra giữa nhóm.
- Một số gợi ý về đặc điểm của các bạn trong nhóm:
+ Tóc ai dài/ ngắn nhất nhóm?
+ Ai cao/ thấp nhất nhóm?
+ Ai da trắng nhất nhóm?
+ Ai có giọng nói dịu dàng nhất nhóm?
+ Ai chơi đàn hay nhất nhóm?
+...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe luật chơi, tham gia trò chơi.
- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV tổ chức trò chơi và HS tích cực tham gia.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên bố nhóm thắng cuộc.
- GV tổng kết và nêu ý nghĩa: Các em nên nhớ những đặc điểm của các bạn trong nhóm,
trong lớp để thể hiện sự quan tâm, hiểu biết của bản thân và nâng cao tình đoàn kết của
lớp học.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Giới thiệu về Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV giới thiệu về Chương trình Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp lớp 11.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm và đọc phần Định hướng hoạt động - SHS tr.6 và quan
sát tranh chủ đề - SHS tr.5:

- GV đặt thêm một số câu hỏi:


+ Em hãy nêu các hoạt động cần thực hiện trong chủ đề 1?
+ Mô tả bức tranh chủ đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời HS trả lời câu hỏi:
+ Chủ đề 1 giúp chúng ta có hiểu biết về bản thân một cách rõ ràng và tự tin thể hiện
những đặc điểm riêng của bản thân:
● Nhận diện những nét riêng của bản thân
● Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân

● Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

● Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi

● Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân

● Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

● Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường, cộng đồng.
+ Mô tả bức tranh chủ đề: Các bạn học sinh đang trò chuyện vui vẻ với nhau ở sân
trường, một số bạn đang đọc sách và đi dạo.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Định hướng rèn luyện trong chủ đề
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV định hướng: Các mục tiêu của chủ đề không chỉ thực hiện trong giờ Hoạt động
giáo dục mà còn được rèn luyện trong các giờ Sinh hoạt lớp, Sinh hoạt dưới cờ và hoạt
động ngoại khóa khác. Các em cần tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể
và vận dụng rèn luyện vào cuộc sống.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, tham gia đầy đủ, tích cực vào các hoạt động tập thể và vận dụng rèn
luyện vào cuộc sống.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV nhắc nhở HS tham gia đầy đủ vào các hoạt động tập thể.
- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương thái độ học tập của HS.
- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Mỗi cá nhân chúng ta là một màu sắc riêng biệt. Vì
vậy chúng ta cần xác định được thế mạnh, đặc điểm nổi bật của mình để thể hiện sự tự
tin trước mọi người. Em có biết được bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì
không? Để khám phá bản thân và thể hiện sự tự tin cụ thể trong mỗi người như thế nào,
chúng ta cùng đến với bài học ngày hôm nay – Chủ đề 1: Tự tin là chính mình.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nhận diện những nét riêng của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nét riêng của bản thân và chia sẻ điểm hài
lòng, chưa hài lòng về bản thân. Từ đó, HS tự tin thể hiện nét riêng và điều chỉnh những
nét riêng của mình cho phù hợp.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định được những nét riêng của bản thân và chia sẻ điểm
hài lòng, chưa hài lòng về bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định những nét riêng của 1. Nhận diện những nét riêng của
bản thân bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định những nét riêng của
- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 6 bản thân
HS, tổ chức chơi trò chơi “Bắn tên, bắn Một số nét riêng mà HS có thể tham
tên”. khảo để chơi trò chơi:
- GV phổ biến luật chơi: Khi quản trò trong - Ngoại hình: dáng người cao, hơi
nhóm “bắn tên” đến bạn nào, bạn đó sẽ giới gầy, mũi cao,...
thiệu những nét riêng của mình trước nhóm. - Phong cách: chỉn chu, kín đáo,...
Nhóm sẽ “bắn tên” tất cả thành viên trong - Tính cách: vui vẻ, thẳng thắn, hơi
nhóm. nóng tính,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Sở thích: âm nhạc, mĩ thuật,...
- HS tham gia trò chơi để trả lời câu hỏi. - Quan điểm sống: chân thành, trách
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. nhiệm,...
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Sở trường: hiểu biết nhiều về Tin
luận học, xử lí tình huống tốt, giọng nói
- GV tổng hợp kết quả của các nhóm chơi và truyền cảm.
đánh giá. -> Kết luận: Chúng ta phải biết xác
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. định được những nét riêng của bản
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm thân để dễ dàng thể hiện điểm mạnh,
vụ học tập sở trường của mình trước mọi người.
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Chia sẻ điểm hài lòng, chưa b. Chia sẻ điểm hài lòng, chưa hài
hài lòng về những nét riêng của bản thân lòng về những nét riêng của bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập thân
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu thực - Việc xác định nét riêng của bản
hiện nhiệm vụ: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ thân rất quan trọng trong cuộc sống
chia sẻ với nhau qua 2 vòng với nội dung: của chúng ta.
+ Vòng 1: Điểm hài lòng về nét riêng. - Khi đó, chúng ta sẽ biết được điểm
+ Vòng 2: Điểm chưa hài lòng về nét riêng. mạnh, điểm yếu, điểm hài lòng và
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập chưa hài lòng của bản thân để có
- HS thảo luận, vận dụng hiểu biết của bản những giải pháp điều chỉnh kịp thời.
thân, cùng chia sẻ với các bạn và thực hiện
nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- Vòng 1: Điểm hài lòng về nét riêng:
+ Sự chăm chỉ, cố gắng trong mọi công việc.
+ Dáng cao, da trắng, tóc đen dài, mượt.
+ Có khả năng ca hát tốt, nhảy múa đẹp.
+ Có khả năng chạy nhanh, học tốt các môn
thể chất.
+ Có khả năng tiếp thu ngoại ngữ nhanh,
nhạy bén.
+ Có năng khiếu nấu ăn, sáng tạo nhiều món.
+ Khả năng giao tiếp nhanh nhẹn, hoạt bát,
năng nổ.
- Vòng 2: Điểm chưa hài lòng về nét riêng:
+ Không hát được những nốt cao.
+ Tính cách còn hấp tấp, nóng nảy.
+ Chưa linh hoạt trong học tập, thời gian
biểu
+ Chưa sắp xếp được thời khóa biểu hợp lí
cho bản thân
+ Chi tiêu còn hoang phí, chưa phù hợp.
+ Chiều cao thấp nên không học được mấy
môn học thể dục yêu cầu thể lực.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về cách điều chỉnh c. Chia sẻ về cách điều chỉnh
những nét riêng để bản thân trở nên tích những nét riêng để bản thân trở
cực hơn nên tích cực hơn
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Cách điều chỉnh những nét riêng để
- GV giữ nguyên nhóm ở Nhiệm vụ 2 và yêu bản thân trở nên tích cực hơn:
cầu HS trong nhóm chia sẻ: Em hãy chia sẻ + Luôn vui vẻ, tích cực trong mọi
về cách điều chỉnh những nét riêng để bản công việc, hoạt động.
thân trở nên tích cực hơn. + Có thái độ tôn trọng, tích cực với
- GV tổng kết một số cách giúp HS điều mọi người.
chỉnh nét riêng để bản thân trở nên tích cực + Rèn luyện bản thân từng ngày để
hơn. hoàn thiện hơn.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Học hỏi, tiếp thu những tấm
- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. gương, người xung quanh có điểm
- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho riêng tốt, tự tin.
bản thân mình. + Hòa đồng, sẵn sàng lắng nghe lời
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần góp ý để khắc phục bản thân tốt hơn.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Luôn bình tĩnh để giải quyết những
luận vấn đề xung quanh cuộc sống chúng
- GV mời một số nhóm HS chia sẻ trước lớp. ta.
- GV dành khoảng 2-3 phút, yêu cầu HS ghi + Tìm kiếm cơ hội để được thuyết
lại những cách và việc làm cụ thể để điều trình, nói trước đám đông -> giúp
chỉnh nét riêng của bản thân trở nên tích cực. bản thân tự tin hơn, bớt rụt rè.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 2: Tự tin thể hiện đặc điểm riêng của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản
thân. Tạo cơ hội cho HS rèn luyện sự tự tin, thể hiện đặc điểm riêng trước mọi người.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS biết cách thể hiện sự tự tin với những đặc điểm riêng của bản
thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định những biểu hiện tự tin 2. Tự tin thể hiện đặc điểm riêng
về đặc điểm riêng của bản thân của bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định những biểu hiện tự tin
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt: Một người tự tin về về đặc điểm riêng của bản thân
đặc điểm riêng của bản thân có những biểu - Những biểu hiện tự tin về đặc
hiện nào? điểm riêng của bản thân:
- GV yêu cầu HS trả lời sau không trùng ý kiến + Tự khẳng định nét riêng của bản
với HS trả lời trước. thân
- GV rút ra kết luận về những biểu hiện tự tin + Tự tin thể hiện khả năng riêng
về đặc điểm riêng của bản thân. của bản thân trước mọi người
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + Tích cực tham gia các hoạt động
- HS làm việc cá nhân, dựa vào hiểu biết của tập thể
bản thân về những biểu hiện tự tin về đặc điểm + Suy nghĩ tích cực về bản thân.
riêng để suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học
tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV gọi một số HS trả lời và GV ghi câu trả
lời lên bảng.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV tổng kết lại ý kiến và kết luận.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 2: Thể hiện một khả năng riêng b. Thể hiện một khả năng riêng
của bản thân trước nhóm, lớp của bản thân trước nhóm, lớp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Một số khả năng riêng của bản
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu mỗi thân:
nhóm tổ chức cho lần lượt các thành viên trong
- Hát
nhóm thể hiện một khả năng riêng của bản - Múa
thân. - Trình diễn thời trang
- GV gợi ý: Các khả năng riêng như là: hát, - Hùng biện
múa, trình diễn thời trang, hùng biện, kể - Kể chuyện cười
chuyện cười,... - Sáng tác thơ
- Vẽ tranh
- Làm video, clip
- Thuyết trình một chủ đề bằng
tiếng Anh
- ...
-> Kết luận: Chúng ta phải luôn tự
tin thể hiện đặc điểm riêng của bản
- GV khích lệ, động viên HS phải luôn tự tin thân.
thể hiện đặc điểm riêng của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào khả năng của bản thân để thể
hiện và thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm tổ chức hoạt động và chọn đại diện
một thành viên tốt nhất để trình diễn trước lớp.
- GV quan sát các nhóm thảo luận và hỗ trợ
(khi cần thiết)
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày, trình
diễn trước lớp
- Các nhóm khác lắng nghe, quan sát và đánh
giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về cách làm của các nhóm, tiết
mục, phần thể hiện của từng bạn HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của c. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc
em khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của của em khi tự tin thể hiện đặc
mình điểm riêng của mình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Những suy nghĩ và cảm xúc của em
- GV mời 1 HS làm người phỏng vấn và thực khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng
hiện nhiệm vụ phỏng vấn nhanh các bạn trong của mình như:
lớp: Hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bạn - Lạc quan trong cuộc sống và công
khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình? việc.
- GV gợi ý: - Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc
+ Lạc quan hơn trong cuộc sống. điểm riêng của bản thân.
+ Mạnh dạn hơn khi thể hiện đặc điểm riêng. - Biết tôn trọng sự khác biệt về
+ Biết tôn trọng sự khác biệt về đặc điểm riêng những đặc điểm riêng của các bạn.
của các bạn. - Khám phá được những tiềm ẩn
+ Khám phá ra tiềm ẩn bên trong con người trong con người mình.
mình,... - Vui vẻ và tự hào hơn khi được
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập mọi người công nhận và khen ngợi.
- HS dựa vào cảm nhận và suy nghĩ của bản - ...
thân để trả lời câu hỏi.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học
tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV tổng kết những suy nghĩ và cảm xúc của
HS khi tự tin thể hiện đặc điểm riêng của mình.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV tổng kết lại ý kiến, động viên và khen
ngợi HS.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS biết cách phân tích điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và thực
hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong các tình huống cũng như biết cách phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS biết phân tích điểm mạnh, điểm yếu và biết cách phát huy
điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Thảo luận về cách xác định 3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu
những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân của bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Thảo luận về cách xác định
- GV chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ chuyển những điểm mạnh, điểm yếu của
phấn cho nhau để viết về những cách xác định bản thân
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Trong thời Cách xác định điểm mạnh, điểm yếu
gian 3 phút, đội nào viết được nhiều đáp án của bản thân:
hơn thì đội đó chiến thắng. - Tự đặt các câu hỏi khám phá đặc
- GV gợi ý câu hỏi khám phá đặc điểm bản điểm của bản thân;
thân: - Tham gia các hoạt động để bộc lộ
Điểm mạnh Điểm yếu và phát hiện những điểm mạnh, điểm
Em có đặc điểm Những đặc điểm yếu của bản thân;
năng lực nào nổi năng lực nào em còn - Lắng nghe nhận xét, đánh giá của
bật so với người yếu? mọi người về bản thân;
khác không? - ...
Em có nét tính Những nét tính cách,
cách, giá trị nào thói quen nào cản trở
đặc biệt? em trong học tập và
cuộc sống?

Mọi người xung Mọi người xung


quanh đánh giá về quanh đánh giá về
ưu điểm của em nhược điểm của em
như thế nào? như thế nào?

... ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ về cách xác định điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân với các bạn và tham gia trò
chơi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của
nhóm mình và đánh giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và b. Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu và
cách phát huy điểm mạnh hoặc khắc phục cách phát huy điểm mạnh hoặc
điểm yếu của nhân vật trong tình huống khắc phục điểm yếu của nhân vật
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập trong tình huống
- GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu Mỗi người đều có điểm mạnh, điểm
HS mở SBT đã thực hiện thảo luận Tình huống yếu riêng, vì vậy mỗi chúng ta cần
1, tình huống 2 trong SHS tr.9 để làm rõ các hiểu biết rõ về bản thân để tìm cách
vấn đề sau: khắc phục kịp thời điểm yếu và phát
+ Chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của nhân vật V huy điểm mạnh.
và Q trong tình huống.
+ Chỉ ra cách phát huy điểm mạnh, hạn chế
điểm yếu của 2 nhân vật đó.
+ Đóng vai là bạn của 2 nhân vật đó để phân
tích điểm mạnh, điểm yếu và khuyên bạn cách
phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp:
Tình huống 1:
+ Điểm mạnh: V là người dịu dàng, hiền lành.
+ Điểm yếu: Bạn ít nói và nhút nhát. Khi được
phân công thuyết trình bạn vì quá nhút nhát
nên không dám thuyết trình.
+ Cách khắc phục: Bạn cần phải mạnh dạn, tự
tin hơn để giám đứng trước mọi người để
thuyết trình.
Tình huống 2:
+ Điểm mạnh: Quy là người có sự quyết tâm,
không nản chí.
+ Điểm yếu: Thường nổi nóng, dễ cáu.
+ Cách khắc phục: Bạn cần kiểm soát lại
trạng thái của mình và không nổi cáu với các
bạn mà chỉ nên nhắc nhở để các bạn luyện tập
chú ý hơn.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân c. Chia sẻ về ý nghĩa của việc phân
tích được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân tích được điểm mạnh, điểm yếu của
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập bản thân
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS xem Điểm mạnh, điểm yếu của bản thân
lại Hoạt động 3 trong SBT. để từ đó có thể định hướng nghề
- GV yêu cầu HS giới thiệu sơ đồ tư duy về nghiệp và phát huy những thế mạnh
việc phát tích điểm mạnh điểm yếu của bản của mình.
thân và cách phát huy điểm mạnh, khắc phục
điểm yếu trước nhóm.
- GV đặt câu hỏi: Theo em, việc phân tích
được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân có ý
nghĩa như thế nào?
- GV kết luận về ý nghĩa của việc phân tích
điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn, thảo luận và
thực hiện nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 4: Điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi
a. Mục tiêu: Giúp HS nhận diện được những thay đổi của bản thân và thực hành điều
chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi. Từ đó, các em rèn luyện được kĩ năng thích
ứng với sự thay đổi.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS nhận diện được những thay đổi của bản thân và thực hành
điều chỉnh bản thân để thích ứng với sự thay đổi.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định những thay đổi của em 4. Điều chỉnh bản thân để thích
trong năm học vừa qua ứng với sự thay đổi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định những thay đổi của em
- GV chia lớp thành các nhóm và yêu cầu thảo trong năm học vừa qua
luận: Em hãy thảo luận về sự thay đổi của bản
thân trong năm học vừa qua. HS cần xác định được những thay
- GV gợi ý: đổi của mình để điều chỉnh bản thân
+ Thay đổi về bản thân cho phù hợp với sự thay đổi đó.
+ Thay đổi môi trường học tập
+ Thay đổi mối quan hệ bạn bè
+ Thay đổi môi trường sống
- GV khuyến khích HS xác định những thay
đổi của mình để điều chỉnh bản thân cho phù
hợp với sự thay đổi đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia sẻ trong nhóm về những thay đổi của
bản thân trong năm học vừa qua.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện một số HS chia sẻ sự thay
đổi của mình trước lớp và đánh giá:
Những thay đổi của em trong năm học vừa
qua:
+ Thay đổi về bản thân: ngoại hình, suy nghĩ,
tình cảm,...
+ Thay đổi môi trường học tập: môn học,
phương pháp học,...
+ Thay đổi mối quan hệ bạn bè: số lượng bạn
bè, chất lượng bạn bè,...
+ Thay đổi môi trường sống: nơi sinh sống,
những thay đổi trong gia đình,...
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách điều chỉnh b. Thảo luận về cách điều chỉnh
bản thân để thích ứng với sự thay đổi bản thân để thích ứng với sự thay
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập đổi
- GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu HS - Một số cách điều chỉnh bản thân để
thảo luận về cách điều chỉnh bản thân để thích thích ứng với sự thay đổi:
ứng với sự thay đổi. + Bình tĩnh đón nhận sự thay đổi;
- GV gợi ý: + Chấp nhận sự thay đổi là một quy
+ Bĩnh tĩnh đón nhận; luật của tự nhiên, xã hội; thay đổi là
+ Chấp nhận sự thay đổi; điều hiển nhiên;
+ Thấy được ý nghĩa của sự thay đổi; + Thấy được ý nghĩa của sự thay đổi:
+ ... thêm màu sắc trong cuộc sống, sự
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập trưởng thành của bản thân,...
- HS dựa vào sự hiểu biết của bản thân để nêu + Rèn luyện sức khỏe, ý chí để vượt
một số cách điều chỉnh bản thân để thích ứng qua áp lực của sự thay đổi;
với sự thay đổi. + ...
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số nhóm trình bày.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh bản thân thích ứng c. Điều chỉnh bản thân thích ứng
với sự thay đổi trong các tình huống với sự thay đổi trong các tình
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập huống
- GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi, đóng vai Khi xác định được những thay đổi
nhân vật và bạn của nhân vật trong các tình của bản thân, chúng ta cần điều chỉnh
huống trong SHS tr.10 để chia sẻ với bạn về bản thân một cách phù hợp để có thể
cách điều chỉnh bản thân thích ứng với sự thay thích ứng với sự thay đổi đó.
đổi. Các nhóm thực hiện yêu cầu sau:
+ Lượt 1: 1 bạn đóng vai nhân vật K trong
tình huống 1 (lần lượt đổi vai để chia sẻ với
bạn).
+ Lượt 2: 1 bạn đóng vai nhân vật P trong
tình huống 2 chia sẻ với bạn (lần lượt đổi vai
để chia sẻ với bạn).
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm đôi, dựa vào hiểu biết của
bản thân để xử lí các tình huống SHS tr.10.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện 2-3 nhóm trình bày trả lời
tình huống, đóng vai nhân vật:
- Tình huống 1:
Nếu là K, em sẽ cố gắng thay đổi để thích ứng
với cách dạy của thầy vì thầy dạy rất hữu ích,
luôn ứng dụng được bài học bài thực tiễn.
- Tình huống 2:
Nếu là P, em sẽ cố gắng để thích nghi với môi
trường khác, cởi mở, hòa đồng với mọi người
xung quanh để tạo sự thân thiết với mọi người
hơn vì mình là người mới chuyển tới nên cần
tạo sự thân thiết với mọi người hơn.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 4: Chia sẻ cảm xúc của em khi d. Chia sẻ cảm xúc của em khi điều
điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự chỉnh được bản thân để thích ứng
thay đổi với sự thay đổi
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Khi em thích ứng được với sự thay
- GV yêu cầu: Sau nhiệm vụ 3, em hãy chia sẻ đổi trong cuộc sống, em cảm thấy hài
cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản thân lòng và tự tin.
để thích ứng với sự thay đổi. + Em cảm thấy hài lòng vì đã vượt
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập qua được thử thách và đạt được mục
- HS thảo luận nhóm và chia sẻ những cảm xúc tiêu của mình.
của bản thân khi điều chỉnh được bản thân để + Em cũng cảm thấy tự tin hơn về
thích ứng với sự thay đổi. khả năng của mình trong việc đối
- HS chia sẻ lí do và rút ra kinh nghiệm cho mặt và vượt qua các trở ngại trong
bản thân mình. cuộc sống.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần - Em cũng cảm thấy thoải mái hơn
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo với sự thay đổi và nhận thức được
luận rằng cuộc sống là không ngừng thay
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp: đổi và phải thích ứng với sự thay đổi
Gợi ý: để tiến bộ.
+ Kể, liệt kê những tình huống em đã thực -> Điều này giúp em trở nên linh
hành các cách theo hướng dẫn để điều chỉnh hoạt và sẵn sàng đối mặt với những
bản thân thích ứng với sự thay đổi; thay đổi tiếp theo trong cuộc sống.
+ Cảm xúc của em khi điều chỉnh được bản
thân thích ứng với sự thay đổi.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 5: Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS xác định những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân và
cố gắng nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đề ra.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm học tập: HS xác định những khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân
và cố gắng nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện bản thân theo mục tiêu đã đề ra.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định và chia sẻ những khó 5. Nỗ lực rèn luyện để tự hoàn
khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định và chia sẻ những khó
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm đôi khăn trong quá trình hoàn thiện
và thực hiện chủ đề: Em hãy chia sẻ về những bản thân
khó khăn trong quá trình hoàn thiện bản thân. Những khó khăn trong quá trình
- GV lưu ý: Những HS trả lời sau không trùng hoàn thiện bản thân:
ý kiến với những HS trả lời trước. - Khó khăn thay đổi thói quen xấu
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Khó vượt qua cám dỗ
- HS thảo luận và chia sẻ những khó khăn của - Thiếu một số kĩ năng xã hội...
bản thân trong quá trình hoàn thiện bản thân. - Chưa có một thời khóa biểu cụ thể,
- GV theo dõi, hỗ trợ HS trong quá trình học rõ ràng
tập. - Chưa thực sự cố gắng
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo - Yếu tố khách quan tác động: môi
luận trường sống, gia đình, ...
- GV mời đại diện HS chia sẻ. -> Kết luận: Khi xác định được khó
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. khăn trong quá trình hoàn thiện bản
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm thân, chúng ta sẽ dễ dàng tìm ra
vụ học tập những giải pháp và cách thức để
- GV nhận xét, tổng kết. vượt qua nó.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Thảo luận cách nỗ lực rèn luyện b. Thảo luận cách nỗ lực rèn luyện
để tự hoàn thiện bản thân để tự hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS thảo thiện bản thân:
luận theo kĩ thuật khăn trải bàn về những nỗ - Đặt ra mục tiêu, lập kế hoạch và
lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân. kiên trì thực hiện mục tiêu.
- GV yêu cầu HS xem Hoạt động 5 SBT và - Luôn cố gắng vượt qua mọi khó
chia sẻ trong nhóm về những việc mình đã thực khăn, khắc phục những trở ngại.
hiện để nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản - Tích cực và chủ động tham gia các
thân. hoạt động để thử thách, rèn luyện
- GV thực hiện khảo sát nhanh HS về các cách bản thân.
nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân theo - Khích lệ, động viên bản thân ngay
bảng sau và yêu cầu cả lớp: Ai đã thực hiện sau mỗi cố gắng.
theo cách nào, khi GV hỏi đến cách đó thì giơ - ...
tay (bảng được đính kèm phía dưới hoạt động). -> Kết luận: Mỗi người cần có cho
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập mình một cách nỗ lực rèn luyện để
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ và tìm hiểu cách hoàn thiện bản thân hơn.
nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV ghi nhận và nhận xét kết quả HS trải
nghiệm.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Xử lí tình huống để thể hiện sự c. Xử lí tình huống để thể hiện sự
nỗ lực rèn luyện hoàn thiện bản thân nỗ lực rèn luyện hoàn thiện bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập thân
- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS - Người có ý chí nghị lực sẽ luôn
thảo luận cách nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện được mọi người ngưỡng mộ, cảm
bản thân và đóng vai xử lí tình huống trong phục, đồng thời tạo được lòng tin ở
SHS tr.11. người khác.
- GV bổ sung thêm tình huống: - Chúng ta cần tích cực nỗ lực rèn
Năm lên 7 tuổi, cậu bé Ký lân la đến trường, luyện để hoàn thiện bản thân.
đứng ngoài nghe cô giáo giảng bài, xem các
bạn học. Về nhà, cậu bắt đầu hì hụi tập viết
bằng ... chân. Thời gian đầu việc tập viết với
Ký quả như cực hình. Dần dần Ký viết được
chữ O, chữ V... Không những thế, Ký còn vẽ
được hình bằng thước và compa, làm được
lồng chim để chơi... Nhờ sự cố gắng tuyệt vời
đó, cậu đã được đi học và học rất giỏi.
(Câu chuyện về thầy Nguyễn Ngọc Ký)
- GV nêu câu hỏi: Từ câu chuyện trên, em cảm
nhận như thế nào về sự nỗ lực rèn luyện để
hoàn thiện bản thân của thầy Ký?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận, dựa vào hiểu biết của bản thân
để xử lí tình huống SHS tr.11.
- HS lắng nghe câu chuyện của thầy Ký và trả
lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp:
+ Nếu là D, em sẽ sống có trách nhiệm hơn,
quan tâm tới việc học hành và chăm sóc gia
đình mình hơn, giúp đỡ mẹ việc nhà, đón em,
chăm em giúp mẹ....
+ Qua câu chuyện của thầy Nguyễn Ngọc Ký,
em thấy được một tấm gương về ý chí, nghị lực
vượt lên số phận của thầy. Thầy luôn có niềm
tin vào bản thân, tinh thần lạc quan để theo
đuổi lí tưởng sống, nỗ lực hết mình để thay đổi
hoàn cảnh, sống có ích hơn.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 4: Lựa chọn một mục tiêu để hoàn d. Lựa chọn một mục tiêu để hoàn
thiện bản thân và nỗ lực thực hiện thiện bản thân và nỗ lực thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập HS cần tích cực thực hiện những
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thực việc làm mình đã đặt ra và đón nhận
hiện yêu cầu: Em hãy chia sẻ về mục tiêu và những góp ý của các bạn để kế
cách thực hiện mục tiêu của mình. hoạch, mục tiêu của mình trở nên
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập hoàn thiện hơn.
- HS thảo luận nhóm, chia sẻ mục tiêu và cách
thực hiện mục tiêu của bản thân.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số nhóm chia sẻ trước lớp:
Gợi ý:
Mục tiêu: Nâng cao năng lực hợp tác nhóm.
Cách thức thực hiện:
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể,
hoạt động xã hội;
+ Cùng bạn thực hiện tốt các nhiệm vụ được
giao,
+ Lắng nghe ý kiến của các thành viên trong
nhóm và hỗ trợ các bạn,...
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV ghi nhận và nhận xét ý kiến.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 5: Chia sẻ cảm xúc và kết quả khi e. Chia sẻ cảm xúc và kết quả khi
em nỗ lực tự hoàn thiện bản thân em nỗ lực tự hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Sau khi thực hiện nỗ lực tự hoàn
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo thiện bản thân, chúng ta sẽ thấy được
cáo kết quả quá trình thực hiện mục tiêu và sự sự thay đổi một cách tích cực và tốt
nỗ lực để hoàn thiện bản thân. đẹp hơn.
Gợi ý: - Đây cũng là một cách để bản thân
+ Mục tiêu hoàn thiện bản thân của em; trở nên năng lượng và sẵn sàng đón
+ Sự nỗ lực của em để thực hiện mục tiêu đó; nhận thật nhiều kiến thức phía trước.
+Quá trình thực hiện và kết quả em đạt được
mục tiêu đó ở mức độ nào;
+ Cảm xúc của em khi nỗ lực hoàn thiện bản
thân;
+ Kinh nghiệm, bài học của em sau quá trình
nỗ lực hoàn thiện bản thân.
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo
cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
BẢNG KHẢO SÁT CÁC CÁCH NỖ LỰC RÈN LUYỆN ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN
THÂN (NHIỆM VỤ 2)
Đã thực Chưa thực
Cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
hiện hiện
1. Đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân.
2. Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để đạt
được mục tiêu đặt ra.
3. Cố gắng vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại.
4. Chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn
luyện bản thân.
5. Khích lệ, động viên bản thân sau mỗi nỗ lực.
6. Học hỏi những điều hay, điều tốt từ mọi người để
rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
7. Thường xuyên nhìn nhận những điều bản thân làm
được, chưa làm được và rút ra bài học kinh nghiệm để
phát triển bản thân.
Hoạt động 6: Thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện kĩ năng thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản
thân.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định cách thu hút các bạn 6. Thu hút các bạn cùng phấn đấu
cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân hoàn thiện bản thân
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Xác định cách thu hút các bạn
- GV chia lớp thành 4 đội và phổ biến luật: Mỗi cùng phấn đấu hoàn thiện bản
đội sẽ chuyển phấn cho nhau để viết lên bảng thân
những việc làm thu hút các bạn cùng phấn đấu Những cách thu hút các bạn cùng
hoàn thiện bản thân. Trong thời gian 3 phút, phấn đấu hoàn thiện bản thân gồm:
nhóm nào ghi được nhiều cách phù hợp nhất, - Chia sẻ về kế hoạch phấn đầu, rèn
nhóm đó sẽ chiến thắng. luyện của bản thân.
- GV gợi ý: - Mời các bạn cùng phấn đấu, rèn
luyện.
- Động viên, thuyết phục các bạn
cùng phấn đấu.
- Hỗ trợ nhau trong quá trình phấn
đấu, rèn luyện....

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, tham gia
hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm đọc câu trả lời của
nhóm mình và đánh giá.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Đóng vai nhân vật trong các tình b. Đóng vai nhân vật trong các tình
huống sau để thuyết phục các bạn cùng phấn huống sau để thuyết phục các bạn
đấu hoàn thiện bản thân cùng phấn đấu hoàn thiện bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập thân
- GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS lần Chúng ta nên chủ động thu hút các
lượt đóng vai các nhân vật ở Tình huống 1, 2 bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản
trong SHS tr.12-13. thân.
+ Nhóm 1, 2: Đóng vai và xử lí tình huống 1.
+ Nhóm 3, 4: Đóng vai và xử lí tình huống 2.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc các tình huống 1, 2 SHS tr.12-13 để
thảo luận, đóng vai và xử lí tình huống.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả
lời:
Tình huống 1: V nên thuyết phục các bạn
bằng cách nêu ra những điểm tốt khi đọc sách,
những kiến thức khổng lồ ta sẽ nhận được khi
đọc sách và chúng ta hãy cùng lan tỏa những
điều tốt đẹp đó.
Tình huống 2: K nên tham gia câu lạc bộ
tiếng anh vì nếu bạn tham gia câu lạc bộ thì
bạn sẽ nâng cao khả năng tiếp xúc, nâng cao
trình độ nói chuyện tiếng anh của mình.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 3: Thực hiện và chia sẻ cảm xúc c. Thực hiện và chia sẻ cảm xúc
của em khi thu hút được các bạn cùng tham của em khi thu hút được các bạn
gia phấn đấu hoàn thiện bản thân cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập bản thân
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo - HS cần tích cực thực hiện kế hoạch
cáo kết quả thu hút các bạn cùng tham gia mục tiêu của bản thân, thu hút các
phấn đấu hoàn thiện bản thân. bạn cùng tham gia phấn đấu hoàn
Gợi ý: thiện bản thân.
+ Kế hoạch thu hút các bạn cùng phấn đấu - Đây là cách tạo động lực cho bản
hoàn thiện bản thân; thân và lan tỏa năng lượng tới mọi
+ Kết quả thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn người xung quanh.
thiện bản thân;
+ Cảm xúc của em khi thu hút được các bạn
cùng tham gia phấn đấu hoàn thiện bản thân;
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo
cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang hoạt động mới.
Hoạt động 7: Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường,
cộng đồng
a. Mục tiêu: Giúp HS rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường,
cộng đồng. Từ đó, các em luôn ý thức về tính tuân thủ kỉ luật trong các không gian khác
nhau.
b. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo
yêu cầu.
c. Sản phẩm: HS rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật và quy định của nhóm, lớp, trường,
cộng đồng.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Trao đổi về những nội quy, quy 7. Rèn luyện tính tuân thủ kỉ luật
định mà em thực hiện tốt, chưa tốt và những và quy định của nhóm, lớp,
thuận lợi, khó khăn khi thực hiện trường, cộng đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Trao đổi về những nội quy, quy
- GV yêu cầu HS xem Hoạt động 7 trong SBT định mà em thực hiện tốt, chưa tốt
và chia sẻ trong nhóm theo nội dung sau: và những thuận lợi, khó khăn khi
+ Vòng 1: Em hãy chia sẻ những nội quy, quy thực hiện
định mà em thực hiện tốt hoặc chưa tốt. - Nội quy thực hiện tốt: đi học đúng
+ Vòng 2: Những thuận lợi, khó khăn khi thực giờ, làm bài tập đầy đủ,...
hiện nội quy, quy định. - Nội quy thực hiện chưa tốt: Còn
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập nói chuyện trong lớp, chưa tập trung
- HS dựa vào hiểu biết của bản thân, tham gia trong giờ học, ít tham gia các hoạt
hoàn thành nhiệm vụ. động tập thể,...
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần. - Thuận lợi:
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo + Là những hoạt động thường xuyên,
luận diễn ra thường xuyên dễ tạo thói
- GV mời đại diện 2-3 HS chia sẻ trước lớp và quen.
đánh giá. + Dễ thích nghi.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Khó khăn:
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm + Đòi hỏi sự kiên trì.
vụ học tập + Hoạt động rèn luyện lâu dài.
- GV nhận xét, tổng kết.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về những cách giúp b. Thảo luận về những cách giúp
tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp tuân thủ kỉ luật, quy định của
trường, cộng đồng nhóm, lớp trường, cộng đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Cách giúp tuân thủ kỉ luật, quy định
- GV chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu HS thảo của nhóm, lớp trường, cộng đồng:
luận nhóm và thực hiện yêu cầu: - Nhận thức được ý nghĩa của việc
+ Cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, tuân thủ kỉ luật, quy định
lớp, trường và cộng đồng. - Hiểu được hậu quả của các hành vi
+ Xây dựng một kịch bản thể hiện tính tuân thủ vi phạm kỉ luật, quy định
kỉ luật, quy định của nhóm/ lớp/ trường/ cộng - Đặt ra kỉ luật, quy định cho bản
đồng. thân,...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận nhóm, dựa vào hiểu biết của bản
thân để thực hiện nhiệm vụ.
- HS phân chia công việc cho các thành viên và
xây dựng kịch bản.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời đại diện các nhóm trình bày câu trả
lời.
- GV mời các nhóm trình diễn kịch bản thể
hiện tính tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm/
lớp/ trường/ cộng đồng.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em về tính c. Chia sẻ cảm xúc của em về tính
tuân thủ nội quy, quy định của nhóm, lớp, tuân thủ nội quy, quy định của
trường và cộng đồng nhóm, lớp, trường và cộng đồng
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - Quá trình rèn luyện bản thân là một
- GV giao nhiệm vụ cho HS: Em hãy viết báo chặng đường dài, nhiều thử thách và
cáo kết quả rèn luyện tính tuân thủ nội quy, khó khăn. Vì vậy, mỗi HS cần tích
quy định của nhóm, lớp, trường và cộng đồng. cực tìm hiểu, rèn luyện và vượt qua.
Gợi ý: - Tuân thủ những quy định của
+ Kết quả rèn luyện; nhóm, lớp, trường và cộng đồng sẽ
+ Thuận lợi và khó khăn khi rèn luyện; giúp em được mọi người yêu quý và
+ Chia sẻ cảm xúc của em khi rèn luyện; tôn trọng.
+ ...
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe GV hướng dẫn và thực hiện báo
cáo tại nhà.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ tại nhà.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Hoạt động 8: Đánh giá kết quả trải nghiệm
a. Mục tiêu: Giúp HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng vì sự phát triển và GV nhìn lại sự
tiến bộ của HS.
b. Nội dung: GV tổ chức đánh giá kết quả học tập của cả lớp trong chủ đề.
c. Sản phẩm: HS tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng, biết được kết quả thực hiện của bản
thân để có sự điều chỉnh phù hợp tốt hơn ở các chủ đề học tập sau.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Đánh giá đồng đẳng 8. Đánh giá kết quả trải nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập a. Đánh giá đồng đẳng
- GV tổ chức cho HS đánh giá theo tổ: Mỗi HS
nêu 2 điểm tích cực và 1 điểm mong muốn bạn
thay đổi trong chủ đề này.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ và đánh giá.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời HS chia sẻ về những điều bạn nhận
xét về mình, những điều mình đã làm được và
chưa làm được và chia sẻ cảm nhận của bản
thân.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV tôn trọng ý kiến và đánh giá của HS.
- GV nhận xét và khuyến khích HS nhìn nhận
những điểm tích cực, tiến bộ ở bạn của em.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Khảo sát tự đánh giá và đánh b. Khảo sát tự đánh giá và đánh giá
giá tổng hợp tổng hợp
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS mở SBT và tự đánh giá kết
quả hoạt động theo chủ đề: Em hãy tự đánh giá
kết quả hoạt động theo chủ đề qua các gợi ý
sau:
+ Suy nghĩ về những thuận lợi, khó khăn khi
thực hiện chủ đề.
+ Bài học lớn nhất rút ra được từ chủ đề là gì?
- GV nêu yêu cầu: Em hãy tự đánh giá kết quả
Những điều em đã làm được ở các Hoạt động
của chủ đề 1 và cộng điểm của mình theo
thang điểm:
(bảng đính kèm cuối mục)
+ Tốt: 3 điểm
+ Đạt: 2 điểm
+ Chưa đạt: 1 điểm
- GV yêu cầu HS:
+ Em hãy tính điểm trung bình của toàn bảng
và đưa ra một vài lời nhận xét từ số liệu thu
được.
+ Viết vào SBT ý kiến nhận xét của GV về cả
lớp và về cá nhân.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS dựa vào gợi ý để hoàn thành nhiệm vụ.
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV mời một số HS chia sẻ trước lớp.
- GV mời HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV nhận xét về kết quả của HS.
- GV chuyển sang nội dung mới.

Mức độ đạt được


Nội dung đánh giá
Tốt Đạt Chưa đạt
1. Nhận diện được nét riêng của bản thân.
2. Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của
bản thân.
3. Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân.
4. Điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự
thay đổi.
5. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
6. Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện
bản thân.
7. Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp,
trường và cộng đồng.
C. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
- Ôn lại kiến thức đã học.
- Rèn luyện các kĩ năng đã được học.
- Đọc và tìm hiểu trước nội dung Chủ đề 2 - Làm chủ cảm xúc và các mối quan hệ.
D. HỒ SƠ DẠY HỌC
Hoạt động 1:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG NÉT RIÊNG CỦA BẢN THÂN
Họ và tên:.......................................................................
Nét riêng của bản thân Đặc điểm nét riêng của bản thân
Ngoại hình
Phong cách
Tính cách
Sở thích
Quan điểm sống
Sở trường

Hoạt động 2:
PHIẾU KHẢO SÁT NHỮNG BIỂU HIỆN TỰ TIN VỀ ĐẶC ĐIỂM
RIÊNG CỦA BẢN THÂN
Đặc điểm riêng của bản thân Tự tin Chưa tự tin
Hát
Múa
Trình diễn thời trang
Hùng biện
Kể chuyện cười
Nhảy hiện đại
Thiết kế thời trang
Chụp ảnh
Giao tiếp tốt
Vẽ tranh
Chơi thể thao

Hoạt động 3:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU CỦA BẢN THÂN
Họ và tên:.............................................................

Điểm mạnh, điểm yếu của Đặc điểm về những điểm mạnh, điểm yếu của
bản thân bản thân

Điểm mạnh

Điểm yếu

Cách phát huy điểm mạnh

Cách khắc phục điểm yếu

Hoạt động 4:
BẢNG XÁC ĐỊNH NHỮNG THAY ĐỔI CỦA EM TRONG NĂM HỌC VỪA
QUA
Họ và tên:............................................................. Năm học:............................

Sự thay đổi Đặc điểm của sự thay đổi

Thay đổi về bản thân

Thay đổi môi trường

Thay đổi mối quan hệ bạn bè


Thay đổi môi trường sống

Hoạt động 5:
BẢNG KHẢO SÁT CÁC CÁCH NỖ LỰC RÈN LUYỆN ĐỂ HOÀN THIỆN BẢN
THÂN
Đã thực Chưa thực
Cách nỗ lực rèn luyện để tự hoàn thiện bản thân
hiện hiện
1. Đặt mục tiêu hoàn thiện bản thân.
2. Lập kế hoạch và kiên trì thực hiện kế hoạch để đạt
được mục tiêu đặt ra.
3. Cố gắng vượt qua khó khăn, khắc phục trở ngại.
4. Chủ động tham gia các hoạt động để thử thách, rèn
luyện bản thân.
5. Khích lệ, động viên bản thân sau mỗi nỗ lực.
6. Học hỏi những điều hay, điều tốt từ mọi người để
rèn luyện bản thân ngày càng tiến bộ hơn.
7. Thường xuyên nhìn nhận những điều bản thân làm
được, chưa làm được và rút ra bài học kinh nghiệm để
phát triển bản thân.

Hoạt động 6:
PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÁCH THU HÚT CÁC BẠN CÙNG PHẤN ĐẤU HOÀN
THIỆN BẢN THÂN
Mức độ hoàn thành
Cách thu hút
Tốt Đạt Chưa đạt
Chia sẻ về kế hoạch phấn đấu, rèn
luyện của bản thân.
Mời các bạn cùng phấn đấu, rèn
luyện.
Động viên, thuyết phục các bạn
cùng phấn đấu.
Hỗ trợ, chia sẻ với các bạn trong
quá trình phấn đấu, rèn luyện,...

Hoạt động 7:
BẢNG TRAO ĐỔI RÈN LUYỆN TÍNH TUÂN THỦ KỈ LUẬT VÀ QUY ĐỊNH
CỦA NHÓM, LỚP, TRƯỜNG, CỘNG ĐỒNG
Họ và tên:...........................................................

Khi tuân thủ kỉ luật và quy định Đặc điểm

Việc em thực hiện tốt

Việc em chưa thực hiện tốt

Thuận lợi

Khó khăn

Hoạt động 8:
BẢNG TỰ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CHỦ ĐỀ 1
Mức độ đạt được
Nội dung đánh giá
Tốt Đạt Chưa đạt
1. Nhận diện được nét riêng của bản thân.
2. Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của
bản thân.
3. Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu
của bản thân.
4. Điều chỉnh được bản thân để thích ứng với sự
thay đổi.
5. Thể hiện được sự nỗ lực hoàn thiện bản thân.
6. Thu hút được các bạn cùng phấn đấu hoàn
thiện bản thân.
7. Tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp,
trường và cộng đồng.
Duyệt của CM nhà trường Tổ trưởng CM GVBM

Lâm Thảo Quyên

You might also like