You are on page 1of 31

TUẦN 3

Thứ hai, ngày 18 tháng 9 năm 2023

TẬP ĐỌC
Tiết 5: LÒNG DÂN (Tiết 1)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT :
1. Kiến thức, kỹ năng: Hiểu nội dung ý nghĩa: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc cứu
cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giọng đọc phù hợp với tính cách của từng
nhân vật trong tình huống kịch.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Giáo dục HS hiểu tấm lòng của người dân Nam bộ đối với cách mạng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Tranh minh họa trong SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành:
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Sắc màu em yêu + trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV nhận xét.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian tình huống diễn ra vở kịch
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong màn kịch.
- GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch.
- Gv chia đoạn để luyện đọc.
+ Đoạn 1: Từ đầu…lời dì Năm (Chồng tui.Thằng này là con).
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Chồng chị ?)…lời lính (Ngồi xuống!...Rục rịch tao bắn).
+ Đoạn 3:Phần còn lại
- GV kết hợp uốn nắn HS cách đọc, cách phát âm. Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ được chú
giải sau bài.
- 3, 4 tốp HS ( 3 HS/ tốp) tiếp nối nhau đọc từng đoạn của màn kịch.
- HS luyện đọc theo cặp.
-1 HS đọc lại đoạn kịch.
b. Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Hiểu nội dung vở kịch
* Cách tiến hành:
- HS đọc thầm nội dung phần đầu màn kịch và thảo luận câu hỏi 1, 2, 3/SGK theo đôi bạn.
- Vài HS lần lượt trả lời từng câu hỏi.
+ Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm ?
+ Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất Vì sao?
+ Dì Năm là người như thế nào?
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- Nội dung , ý nghĩa đoạn kịch?
3. Hoạt đông Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: Giúp Hs đọc hay hơn tốt hơn thể hiện được tình cảm của nhân vât trong bài
* Cách tiến hành:
- GV hướng dẫn 1 tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- GV nhận xét + tuyên dương
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm..
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích? Vì sao?.
- Nêu nội dung của vở kịch ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuån bị bài: Lòng dân (tt).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TOÁN
Tiết 11: LUYỆN TẬP
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp HS củng cố về cách chuyển hỗn số thành phân số.
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với các hỗn số, so sánh các hỗn số .
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và
lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán
học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Học sinh yêu thích môn học và rèn tính cẩn thận
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bảng phụ , SGK, kế hoạch bài dạy, phiếu bài tập
- HS: Bảng con, SGK, vở nháp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: Giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành:
6 4
- Đọc rồi chuyển các hỗn số sau thành phân số: 5 7 ; 7 6
- Gọi 2 Hs thực hiện bảng lớp, yêu cầu Hs ở lớp làm vào vở rèn.
- Nhận xét.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
a. Chuyển hỗn số thành phân số:
* Mục tiêu : Giúp HS chuyển hỗn số thành phân số
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu của bài 1
- GV hướng dẫn HS tự làm bài vào vở
- GV gọi 1 HS lên bảng sửa bài, nhận xét
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
- GV nhận xét và tuyên dương học sinh.
b. So sánh các hỗn số:
* Mục tiêu : Giúp HS củng cố lại cách so sánh các hỗn số.
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài 2
- GV hỏi:
+ Muốn so sánh 2 hỗn số ta làm như thế nào?
- HS tự làm bài
- GV gọi 4 HS lên bảng sửa bài, nhận xét .
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Chuyển hỗn số thành phân số rồi tính.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa bài .
- HS cộng, trừ, nhân, chia phân số.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành:
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
4 5
- Chuyển hỗn số thành phân số: 7 9 ; 8 4
- Nêu cách so sánh các hỗn số?
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung (SGK/ 15).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

ĐẠO ĐỨC
Tiết 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết rằng trong cuộc sống, con người thường phải đối mặt với những khó khăn,
thử thách nhưng nếu có ý chí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những. Người tin cậy,
thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn để vươn lên trong cuộc sống.
- Giúp học sinh biết rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù: Năng lực điều chỉnh hành vi: Năng lực phát triển bản thân Năng lực tìm
hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội.
* KNS :
+ Kĩ năng tư duy phê phán ( biết phê phán, đánh giá những quan niệm, những hành vi thiếu ý
chí trong học tập và trong cuộc sống )
+ Kĩ năng đặt mục tiêu vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập.
3. Phẩm chất:
* KNS :
+Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm (biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì
sai, biết nhận và sửa chữa ).
+ Kĩ năng kiên định (bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân )
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Tranh phóng to hình/SGK. Mẩu chuyện về Nguyễn Ngọc Ký.
- HS: SGK, thông tin về Nguyễn Ngọc Ký.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: Có trách nhiệm về việc làm của mình
* Cách tiến hành:
- Người có trách nhiệm là những người như thế nào?
- 2,3 HS lên kể lại những việc mình đã làm chứng tỏ mình đã có trách nhiệm
- HS đọc ghi nhớ
- GV nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng. HS
chọn cách giải quyết tích cực nhất những biểu hiện của chí vượt khó và những ý kiến
* Cách tiến hành:
a. HS tìm hiểu về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng.
- HS đọc thông tin về Trần Bảo Đồng/SGK/ trang 9.
- HS trao đổi nhóm đôi và trả lời:
+ Trần Bảo Đồng gặp những khó khăn gì trong cuộc sống? … trong học tập ?
+ Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
+ Em học tập được điều gì từ tấm gương đó?
- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh rất
khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết cách sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể
vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
b. Xử lí tình huống.
- GV chia lớp thành 6 nhóm và thảo luận trong 5 phút.
+ Nhóm 1, 3, 5: xử lý tình huống 1:
- Đang học lớp 5, một tai nạn bất ngờ đã cướp đi của Khôi đôi chân khiến em không thể đi lại
được. Trong hoàn cảnh đó, Khôi có thể sẽ như thế nào?
+ Nhóm 2, 4, 6: xử lý tình huống 2:
- Nhà Thiên rất nghèo. Vừa qua lại bị lũ lụt cuốn trôi hết nhà của, đồ đạc. Theo em, trong hoàn
cảnh đó, Thiên có thể làm gì để có thể tiếp tục đi học?
- Đại diện 2 nhóm lên bảng trình bày
- Các nhóm khác cùng nhiệm vụ nhận xét, bổ sung.
GV kết luận: Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ
học.. Biết vượt qua mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có chí
Đó cũng là nội dung chính của bài học.
- HS đọc ghi nhớ/SGK/10.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu: HS phân biệt được đâu là biểu hiện của người có ý chí.
Bài tập 1: GV cho HS các nhóm sắm vai các trường hợp của bài tập
- Mỗi nhóm trình bày một ý
- HS trình bày.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS trình bày tốt và đánh giá đúng
- GV kết luận: Các em đã phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện
đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- Để vượt khó khăn vươn lên trong cuộc sống và trong học tập chúng ta cần nắm được kĩ năng
gì?
Bài tập 2: HS xử lí tình huống thảo luận nhóm đôi
- HS báo cáo
- Cả lớp nhận xét
- GV nhận xét
- Qua bài tập 2 em rút ra bài học gì về kĩ năng tư duy phê phán?
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: HS hiểu ý nghĩa, vai trò “ Có chí thì nên ”
* Cách tiến hành:
- Em giải thích câu “ Có chí thì nên”
- Chuẩn bị bài “Có chí thì nên” (tt)
- Qua bài học chúng ta cần nắm các kĩ năng gì cho bản thân?
- Sưu tầm những mẩu chuyện về gương HS (ở lớp, ở trường, sách báo “có chí thì nên”).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................

LỊCH SỬ
Tiết 3: CUỘC PHẢN CÔNG Ở KINH THÀNH HUẾ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh biết được cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan
lại yêu nước tổ chức, đã mở đầu cho phong trào Cần Vương (1885 – 1896).
- HS biết kể một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế.
2. Năng lực:
- Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sán g
tạo.
- Năng lực hiểu biết cơ bản về Lịch sử, năng lực tìm tòi và khám phá Lịch sử, năng lực vận
dụng kiến thức Lịch sử vào thực tiễn.
3. Phẩm chất:
- Tự hào về truyền thống đất nước, buất khuất của dân tộc..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bản đồ hành chính Việt Nam. Hình trong SGK. Phiếu học tập.
- HS: SGK, vở bt lịch sử.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu
* Mục tiêu: Giúp hs củng cố lại kiến thức cũ
* Cách tiến hành:
- 2 HS trả lời: Nêu những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ?
- Tại sao Nguyễn Trường Tộ lại được người đời sau kính trọng?
- Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: Giúp hs nắm được nội dung “Cuộc phản công ở kinh thành Huế”
* Cách tiến hành:
HT: Cá nhân, nhóm
- GV giới thiệu bài.
- Giới thiệu bản đồ Việt Nam
– HS quan sát, chỉ vị trí của Huế trên bản đồ (1-2 HS chỉ).
- GV trình bày một số nét chính về tình hình nước ta sau khi triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước
với Pháp (Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884), công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất
nước ta.
3. Hoạt động Luyện tập thực hành.
- HS thảo luận nhóm (4 nhóm):
+ Hãy phân biệt điểm khác nhau về chủ trương của phái chủ chiến và phái chủ hoà trong triều
đình nhà Nguyễn ?
+ Tôn thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?
+ Kể lại một số sự kiện về cuộc phản công ở kinh thành Huế?
+ Ý nghĩa của cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Đại diện các nhóm trình bày
- Nhận xét
– GV chốt ý, nhấn mạnh thêm:
+ Tôn Thất Thuyết quyết định đưa vua Hàm Nghi và đoàn tuỳ tùng lên vùng rừng núi Quảng
Trị ( trong xã hội phong kiến, việc đưa vua và đoàn tuỳ tùng ra khỏi kinh thành là một sự kiện
hết sức hệ trọng).
+ Tại căn cứ kháng chiến, Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi thảo chiếu “ Cần
Vương”, kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua đánh Pháp.
- GV giới thiệu hình ảnh một số nhân vật lịch sử tiêu biểu lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa của
phong trào Cần Vương.
- GV: Em biết gì thêm về phong trào Cần Vương? (Ở đâu có đường phố, trường học mang tên
các lãnh đạo trong phong trào Cần Vương?)
- GV giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước, buất khuất của dân tộc.
- HS đọc tóm tắt bài học/SGK.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp hs thuật được cuộc phản công ở kinh thành Huếvà một số địa danh có ý
nghĩa
* Cách tiến hành:
- Em hãy thuật lại cuộc phản công ở kinh thành Huế?
- Chiến Cần Vương có tác dụng gì?
- Em biết ở đâu có đường phố, trường học …mang tên lãnh tụ phong trào Cần Vương?
- GV nhận xét tiết học
- Tuyên dương
- Chuẩn bị: “Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...............................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Thứ ba, ngày 19 tháng 9 năm 2023


KỂ CHUYỆN
Tiết 3: KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOĂC THAM GIA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hs vận dụng kiến thức và những câu chuyện xung quanh vào kể chuyện
- Rèn kĩ năng nói: HS tìm được một câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng
quê hương, đất nước. Biết sắp xếp các sự việc có thực thành một câu chuyện. Biết trao đổi với
các bạn về ý nghĩa câu chuyện. Kể chuyện tự nhiên, chân thật.
- Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể,nhận xét đúng lời kể của bạn.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: HS yêu thích môn học
GDKNS:-Thể hiện sự cảm thông(cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát Mĩ Lai, đồng
cảm với những hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tri - Phản hồi/lắng nghe tích
cực)
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bảng phụ viết sẵn gợi ý: Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
- HS: SGK, các câu chuyện về anh hùng, danh nhân của nước ta
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- Gọi HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của nước
ta.
- Lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: Giúp Hs nắm được yêu cầu đề bài
* Cách tiến hành
- 1 HS đọc đề bài.
- HS phân tích đề.
- GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài:một việc làm tốt, xây dựng quê hương,
đất nước.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc 3 gợi ý trong SGK/ 28, 29.
- Câu chuyện em kể không phải là truyện em đã đọc trên sách, báo; mà phải là những chuyện
em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti-vi, phim ảnh; đó cũng có thể là câu chuyện của
chính em.
- 2,3 HS giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- HS viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình,nói suy nghĩ của mình
về nhân vật trong câu chuyện.
- GV lưu ý HS về 2 cách kể chuyện trong Gợi ý 3:
+ Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
+ Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp? Em
nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy?
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Hs dựa trên dàn ý đã lập thực hành kể chuyện
* Cách tiến hành:
a) Kể chuyện theo cặp:
- GV đến từng cặp để nghe HS kể, hướng dẫn, uốn nắn.
b) Thi KC trước lớp:
- GV cho cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay, phù hợp đề tài:bạn KC hay nhất.
5. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp củng cố kiến thức của Hs
* Cách tiến hành
- GV gọi hs kể lại câu chuyện và tự nói về nhân vật mà mình vừa kể xong.
- GV nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
..........................................................................................................................................................
......................................................................................................................................
TOÁN
Tiết 12: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố các kĩ năng chuyển một phân số thành phân số thập phân .
- Biết cách chuyển hỗn số thành phân số và chuyển số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2
tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo .
2. Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo,
NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL
giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Phiếu bài tập, bút dạ
- HS: Bảng con
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức của Hs
* Cách tiến hành
- Gọi Hs lên trả lời câu hỏi:
+ Thế nào là phân số thập phân
+ Cho ví dụ
- Nhận xét,
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào bài tập
* Cách tiến hành:
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu
- Thế nào là phân số thập phân ?
- Cả lớp giải vào vở, 1 HS giải ở bảng phụ
- Nêu cách chuyển phân số thành phân số thập phân ?
- GV chữa bài.
Bài tập 2:
- HS đọc yêu cầu
- 2 nhóm thi đua tiếp sức giải BT (4 HS /nhóm).
- Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào ?
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc yêu cầu bài
- HS làm bài vào bảng con
- Nhận xét, sửa bài
Bài tập 4:
- HS đọc yêu cầu
- GV viết bảng 5m 7dm.
- GV nêu vấn đề: Hãy suy nghĩ để tìm cách viết số đo 5m7dm thành số đo có một đơn vị đo là
mét.
- HS thảo luận đôi bạn.
- Vài HS trình bày cách làm của mình.
- GV nhận xét các cách làm của HS.
- GV nêu:Trong BT này, chúng ta sẽ chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo có một tên
đơn vị viết dưới dạng hỗn số.
Bài tập 5:
- HS đọc yêu cầu bài.
- Hs làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa bài.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
+ Nêu cách chuyển phân số thành phân số thập phân ?
2 50 8
- Chuyển phân số thành phân số thập phân ? 5 ; 500 ; 125
+ Muốn chuyển hỗn số thành phân số ta làm như thế nào ?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung/15,16.
IV. ĐIỀU CHÌNH SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 5: MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN DÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Nhân dân, biết một số thành ngữ ca ngợi phẩm chất
của nhân dân Việt Nam.
- Học sinh có thể sử dụng vốn từ một cách linh hoạt.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học. Tự hào về con người Việt
Nam
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: SGK, từ điển Tiếng Việt, bảng phụ
- HS: SGK, từ điển Tiếng Việt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- GV yêu cầu HS làm lại BT4, tiết LTVC trước.
- HS đọc lại đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho đã được viết lại hoàn chỉnh.
- Lớp nhận xét.
2. Hoạt động Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: giúp Hs Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ ngữ về Nhân dân
Bài tập 1:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- GV giải nghĩa từ : Tiểu thương.
- HS làm việc theo nhóm trên bảng phụ.
- Vài nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm còn lại nhận xét.
- GV nhận xét, chốt lời giải đúng.
Bài tập 3:
- HS đọc yêu cầu của bài tập
- Cả lớp đọc thầm lại truyện “Con Rồng cháu Tiên”,suy nghĩ, trả lời câu hỏi 3a.
- 3 dãy lớp thi đua làm câu 3b.
- Lớp nhận xét.
- Cả lớp đặt câu vào vở, sửa miệng.
- GV nhận xét.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- HS thi đua đọc thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ ca ngợi phẩm chất của nhân dân Việt
Nam.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Thứ tư, ngày 20 tháng 9 năm 2023

TẬP ĐỌC
Tiết 6: LÒNG DÂN ( tiếp theo)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Biết đọc đúng phần tiếp của vở kịch. Cụ thể:
+ Biết ngắt giọng để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật. Đọc đúng ngữ điệu các câu
kể, câu hỏi, câu khiến, câu cảm trong bài.
+ Giọng đọc thay đổi linh hoạt, phù hợp với tính cách từng nhân vật và tình huống căng thẳng,
đầy kịch tính của vở kịch.Biết đọc diễn cảm vở kịch theo cách phân vai.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của vở kịch: Ca ngợi mẹ con dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc,
cứu cán bộ cách mạng, tấm lòng son sắt của người dân đối với cách mạng.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn kịch cần hướng dẫn HS
luyện đọc diễn cảm.
- HS: SGK, nội dung bài tập đọc tiết 1
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- HS phân vai đọc diễn cảm phần đầu vở kịch Lòng dân.
- Lớp nhận xét. GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
a. Luyện đọc
* Mục tiêu: giúp Hs luyện đọc đúng
* Cách tiến hành
- 1 HS giỏi đọc phần tiếp của vở kịch.
- HS quan sát tranh minh hoạ những nhân vật trong phần tiếp của vở kịch.
- GV chia đoạn để luyện đọc
+ Đoạn 1: Từ đầu…lời chú bộ đội (để tôi đi lấy- chú toan đi,cai cản lại).
+ Đoạn 2: Từ lời cai (Để chị này đi lấy) đến lời dì Năm (chưa thấy).
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- 3 tốp HS (3 HS tốp) tiếp nối nhau đọc từng đoạn phần tiếp của vở kịch.
- HS luyện đọc theo cặp
- GV kết hợp uốn nắn HS cách đọc , cách phát âm. Giúp HS tìm hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải
sau bài
- GV đọc diễn cảm toàn bộ phần 2 của vở kịch.
b. Tìm hiểu bài
* Mục tiêu: Giúp Hs hiểu được nội dung của vở kịch
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu các nhóm thảo luận theo các nội dung sau:
+ An đã làm cho bọn giặc mừng hụt như thế nào?
+ Những chi tiết nào cho thấy dì Năm ứng xử rất thông minh ?
+ Vì sao vở kịch được đặt tên là “Lòng dân“ ?
- Vở kịch thể hiện được điều gì ?
- Các nhóm lần lượt trình bày
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- Nội dung , ý nghĩa của vở kịch?
4. Hoạt đông Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: giúp Hs đọc tốt hơn, hay hơn
* Cách tiến hành: đóng vai
- GV hướng dẫn 1 tốp HS đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai.
- GV nhận xét + tuyên dương
5. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- Nêu nội dung đoạn kịch?
- Em học được điều gì qua vở kịch “ Lòng dân”
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Những con sếu bằng giấy.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TOÁN
Tiết 13: LUYỆN TẬP CHUNG
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Cộng , trừ hai phân số.Tính giá trị của biểu thức với phân số .
- Chuyển các số đo có hai tên đơn vị thành số đo là hỗn số có một tên đơn vị đo. Giải bài toán
tìm một số biết giá trị một phần của số đó.
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và
lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán
học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Giúp Hs có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Phiếu bài tập, SGK, bảng phụ
- HS: Bảng con, SGK, kiến thức về cộng trừ hai phân số
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
3 9 8
2 7 14
- Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số? 4 ; 7 ; 9
- Nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân?
- GV nhận xét, cho điểm.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: giúp Hs nhớ kiến thức về cộng trừ phân số, Hs chuyển các số đo có 2 tên đơn
vị đo thành số đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo thành thạo hơn.
* Cách tiến hành
Bài 1: Hs đọc yêu cầu- Hs tự làm bài vào bảng con- Nêu cách cộng các phân số ?
Bài 2: HS đọc yêu cầu - HS tự làm bài vào vở- GV gọi 4 HS lên bảng sửa bài và trình bày cách
làm, nhận xét .
Bài 3: HS đọc yêu cầu bài - HS làm bài vào bảng con
- Nhận xét, sửa bài

- HS đọc yêu cầu của bài 4


- HS tự làm bài vào vở
- GV gọi 4 hs lên bảng sửa bài và trình bày cách làm , nhận xét.
Bài 5
* Mục tiêu: Giải bài toán tìm một số khi biết giá trị một phân số của số đó.
- HS đọc yêu cầu bài
+ Quãng đường AB gồm có bao nhiêu phần
+ Muốn tính 1 phần ta làm như thế nào?
- HS làm bài vào vở.
- Nhận xét, sửa bài .
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- Nêu cách thực hiện phép cộng hai phân số có cùng mẫu số, hai phân số khác mẫu số?
- Cộng, trừ phân số sau:
5 6 7 7 6 4
+ − 3 +5
6 7 ; 9 10 ; 4 3
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập chung.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
TẬP LÀM VĂN
Tiết 5: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Trên cơ sở phân tích nghệ thuật quan sát, chọn lọc chi tiết của nhà văn Tô Hoài qua bài văn
mẫu "Mưa rào", hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong bài văn tả cảnh mưa.
- Biết chuyển những điều mình quan sát được về một cơn mưa thành dàn ý chi tiết, với các phần cụ
thể. Biết trình bày dàn ý rõ ràng, tự nhiên.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- HS thấy được vẻ đẹp của cơn mau rào. Đồng thời giáo dục HS lòng yêu quý cảnh vật thiên
nhiên và say mê sáng tạo.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bài văn tả cảnh một buổi trong ngày. Quan sát một cơn mưa ở trên mạng hoặc ở ngoài
thực tế.
- HS: Những ghi chép và dàn ý hs đã lập sau khi quan sát một cơn mưa.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.


1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs và giúp Hs nắm sơ lược về bài mới
* Cách tiến hành
- Nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
- GV gọi một số học sinh đọc đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày đã viết lại hoàn chỉnh
- Kiểm tra vở của một số HS tiết trước thống kê chưa đúng (về làm lại)
- Nhận xét, đánh giá
* GV giới thiệu bài: Phân tích bài văn tả cơn Mưa rào của nhà văn Tô Hoài để học tập cách
quan sát, miêu tả của nhà văn , từ đó lập dàn ý cho bài văn tả con mưa của mình .
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: Biết phân tích bài văn, quan sát cơn mưa và chuyển thành dàn ý
* Cách tiến hành: HT: Nhóm, lớp
a) Hướng dẫn luyện tập:
Bài tập 1: 1 HS đọc toàn bộ nội dung BT1.
- Cả lớp theo dõi SGK.- HS cả lớp đọc thầm bài “Mưa rào”
– HS trao đổi đôi bạn + trả lời câu hỏi. - HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu a: Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến: ( Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra
... Gió thổi giật, đổi mát lạnh, nhuốm hơi nước; mưa xuống, gió càng mạnh, mặc sức điên
đảo ..).
Câu b: Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa
(Tiếng mưa:..lẹt đẹt . . . lẹt đẹt, lách tách ..mưa ù xuống, rào rào, sầm sập, đồm độp, đập bùng
bùng ... đổ ồ ồ... Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa tuôn rào rào; mưa xiên xuống, lao
xuống, lao vào bụi cây; giọt ngã, giọt bay… Lá đào, lá na, lá sói vẫy tay run rẩy ).
Câu c: Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn mưa: ( Con gà trống ướt
lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú …vòm trời tối thẳm vang lên một hồi ục ục ì ầm ... Sau trận
mưa, Trời rạng dần, chim chào mào hót râm ran..trời trong vắt..ló ra, chói lọi trên những vòm lá
bưởi lấp lánh ).
Câu d: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan:
- Bằng mắt nhìn (thị giác) - Bằng tai nghe (thính giác)
- Bằng cảm giác của làn da (xúc giác) - Bằng mũi ngửi (khứu giác).
GV: Tác giả đã quan sát cơn mưa rất tinh tế bằng tất cả các giác quan. Quan sát cơn mưa từ lúc
có dấu hiệu báo mưa đến khi mưa tạnh, tác giả đã nhìn thấy, nghe thấy, ngửi và cảm thấy sự
biến đổi của cảnh vật, âm thanh, không khí, tiếng mưa … Nhờ khả năng quan sát tinh tế, cách
dùng từ ngữ miêu tả chính xác và độc đáo, tác giả đã viết được một bài văn tả cơn mưa rào đầu
mùa rất chân thực, thú vị.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu: HS lập được dàn ý bài văn tả cơn mưa.
Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của BT2
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - HS tự lập dàn ý vào vở
- HS tiếp nối nhau trình bày - Cả lớp và GV nhận xét.
- HS có dàn ý tốt viết vào giấy khổ to, trình bày trước lớp
- Cả lớp nhận xét, bổ sung làm mẫu cho HS tham khảo – HS tự sửa lại dàn ý của mình.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: HS nắm được bài văn tả cảnh
* Cách tiến hành:
- GD bảo vệ môi trường: HS thấy được vẻ đẹp của mưa rào và có ý thức bảo vệ môi trường luôn
sạch sẽ.
- Nêu cấu tạo của một bài văn tả cảnh
- Về hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa, chọn một phần trong dàn ý để chuyển thành một
đoạn văn
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương một số nhóm, cá nhân hoạt động tích cực
- Chuẩn bị: “Luyện tập tả cảnh”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
KĨ THUẬT
Tiết 3: THÊU DẤU NHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Biết cách thêu dấu nhân .
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật , quy trình .
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng
lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Phẩm chất:
- Yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV:
+ Mẫu thêu dấu nhân.
+ Một số sản phẩm may mặc thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
+ Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
- HS: Bộ đồ dùng khâu thêu lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: Giúp HS nêu được những đặc điểm của mẫu.
* Cách tiến hành:
- Giới thiệu mẫu thêu dấu nhân , đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc
điểm đường thêu ở cả 2 mặt.
- Giới thiệu một số sản phẩm may mặc có thêu trang trí bằng mũi dấu nhân .
- Tóm tắt nội dung chính của hoạt động 1: Thêu dấu nhân là cách thêu tạo thành các mũi thêu
giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu.
Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như
váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn …
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
* Mục tiêu: Giúp HS nắm kĩ thuật thêu mũi dấu nhân.
* Cách tiến hành
- Đọc mục II SGK để nêu các bước thêu dấu nhân.
- Lên thực hiện vạch dấu đường thêu.
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS dựa vào nội dung mục I SGK kết hợp quan sát hình 2 để nêu cách
vạch dấu đường thêu.
- Cả lớp nhận xét.
- Hướng dẫn cách bắt đầu thêu theo hình 3.
- Đọc mục 2a, quan sát hình 3 để nêu cách bắt đầu thêu.
- Đọc mục 2b, 2c, quan sát hình 4 để nêu cách thêu mũi dấu nhân thứ nhất, thứ hai.
- Lên thực hiện các mũi thêu tiếp theo.
- Hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thứ 1 , 2.
- Quan sát hình 5 để nêu cách kết thúc đường thêu.
- Lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu.
- Nhắc lại cách thêu và nhận xét.
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các thao tác thêu dấu nhân.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của lớp và tổ chức cho HS tập thêu dấu nhân trên giấy.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại bài và dặn dò Hs
* Cách tiến hành
- Nêu lại ghi nhớ SGK.
- Giáo dục HS yêu thích , tự hào với sản phẩm làm được.
- Nhận xét tiết học.
- Xem trước bài sau ( tiết 2 ).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

KHOA HỌC
Tiết 5: CẦN LÀM GÌ ĐỂ CẢ MẸ VÀ BÉ ĐỀU KHỎE?
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Bài học giúp HS biết được những việc nên và không nên làm đối với phụ nữ có thai để đảm
bảo mẹ khoẻ và thai nhi khoẻ.
- Biết được trách nhiệm của người chồng và các thành viên khác trong gia đình đối với phụ nữ
có thai.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng
kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
KNS:
- Biết chăm sóc và giúp đỡ phụ nữ có thai
- HS biết thăm hỏi sức khỏe các thành viên trong gia đình
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ ứng xử đúng đắn với phụ nữ có thai.
* KNS :
+ Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.
+ Cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Hình 12, 13/SGK, phiếu BT – BT trắc nghiệm.
- HS: SGK, nội dung một số việc cần làm đối với phụ nữ có thai
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: HS hiểu cơ thể chúng ta hình thành như thế nào?
* Cách tiến hành:
HT: Cá nhân, lớp
GV gọi 2-3 HS trả lời:
Cơ thể của mỗi con người được hình thành như thế nào?
Hãy mô tả 1 vài giai đoạn phát triển của thai nhi?
Nhận xét, đánh giá.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS nêu những việc nên không nên làm đối với phụ nữ có thai, nhiệm vụ người
chồng và các thành viên khác, ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai
* Cách tiến hành:
HT: Nhóm, lớp
- HS thảo luận nhóm 4: Hãy quan sát các hình 1- 2- 3- 4 trang 12/SGK + hiểu biết của mình để
trả lời câu hỏi: + Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì? Tại sao?
- HS thảo luận và viết ý kiến vào phiếu – Nhóm nào xong trước lên trình bày
– Các nhóm khác bổ sung ý kiến, hoàn chỉnh phiếu
– 1 HS đọc lại phiếu đã sửa hoàn chỉnh – GV kết luận: Phụ nữ có thai cần:
+ Ăn uống đủ chất, đủ lượng.
+ Không dùng các chất kích thích như thuốc lá, thuốc lào, rượu, ma tuý, . . .
+ Nghỉ ngơi nhiều hơn, tinh thần thoải mái.
+ Tránh lao động nặng, tránh tiếp xúc với các chất độc hoá học như thuốc trừ sâu, thuốc diệt
cỏ,. . .
+ Đi khám thai định kì: 3 tháng/ 1 lần.
+ Tiêm vắc-xin phòng bệnh và uống thuốc khi cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* GV cho HS sắm vai về nội dung một gia đình có 3 người và một người mẹ mang thai.
 Đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé, cảm thông, chia sẻ và có ý thức
giúp đỡ phụ nữ có thai.
-Cả lớp nhận xét
– HS khác bổ sung. GV nhận xét, hỏi thêm: Hãy kể thêm những việc khác mà các thành viên
trong gia đình có thể làm để giúp đỡ người phụ nữ khi mang thai?
- GV kết luận: Trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Mục tiêu: HS biết đóng vai và xử lý tình huống đúng.
* Đóng vai dựng tiểu phẩm
- HS làm việc theo nhóm
– Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hành đóng vai theo chủ đề: “Có ý thức giúp đỡ những
người thân trong gia đình bị ốm”.
- Hãy cảm thông, chia sẻ và có ý thức giúp đỡ các thành viên trong gia đình em?
- 2 nhóm lên trình diễn trước lớp
– Các nhóm khác theo dõi và rút ra bài học về cách ứng xử đối với thân bị ốm.
Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm và cảm thông.
– GV nhận xét, đánh giá.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Thể hiện sự quan tâm của em đối với những người trong gia đình
* Cách tiến hành:
HT: Cá nhân, lớp
- Nếu trong gia đình em có người bị bệnh, em cần thể hiện qua lời nói, hành động như thế nào
để an ủi người bệnh?
- Mọi người trong gia đình cần gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai?
- Chuẩn bị: “Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

Thứ năm, ngày 21 tháng 9 năm 2023

CHÍNH TẢ ( Nhớ – viết)


Tiết 3: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài thư gửi các
học sinh .
- Luyện tập về cấu tạo của vần; bước đầu làm quen với vần có âm cuối u. Nắm được quy tắc
đánh dấu thanh trong tiếng .
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc và yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bảng phụ viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- 2 HS lên bảng điền vào mô hình cấu tạo vần của: Nguyễn, Bình.
+ Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào? (âm đệm, âm chính, âm cuối )
- Kiểm tra HS sửa từ viết sai trong vở . Nhận xét.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS viết đúng những câu trong bài thư gửi các học sinh.
* Cách tiến hành
- 2 HS đọc đoạn thư cần nhớ-viết trong bài Thư gửi các học sinh của Bác Hồ.
+ Câu nói đó của Bác thể hiện điều gì ?
- GV nhắc HS những chữ dễ viết sai (theo kịp, hoàn cầu, kiến thiết, trông mong, sánh vai),
những chữ cần viết hoa (Việt Nam), cách viết số (80).
- HS gấp sách, nhớ lại đoạn thư, tự viết bài.
- HS soát lại bài.
- Từng cặp HS soát lỗi lẫn nhau và sửa lỗi.
- GV chấm vài HS.
- GV nhận xét chung.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: giúp Hs dùng kiến thức đã học về cách đánh dấu thanh trong bài tập
* Cách tiến hành
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần vào mô hình.
- GV +cả lớp nhận xét kết quả bài làm của các HS trên bảng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
-HS dựa vào mô hình cấu tạo vần phát biểu ý kiến
- Dựa vào mô hình cấu tạo vần, em hãy cho biết khi viết một tiếng, dấu thanh cần được đặt ở vị
trí nào?
- Nhận xét, sửa bài
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- Tìm các tiếng có dấu thanh đánh đúng vị trí: khỏe, loá, điệu, địên, thoại
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh; xem trước bài “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ĐỊA LÍ
Tiết 3: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nắm được những đặc điểm chính của địa hình và khoáng sản nước ta.
- Kể tên và chỉ được vị trí những dãy núi, đồng bằng lớn của nước ta trên bản đồ (lược đồ). - Kể
tên một số loại khoáng sản ở nước ta và chỉ trên bản đồ vị trí các mỏ than, sắt, a-pa-tít, bô-xit,
dầu mỏ.
2. Năng lực:
Năng lực chung: - Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sán g tạo.
Năng lực đặc thù:- Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí,
năng lực vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước qua việc nắm rõ đặc điểm địa lý Việt Nam.
GD bảo vệ môi trường : HS nắm được đặc điểm về môi trường tài nguyên và khai thác tài
nguyên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bản đồ địa lí tự nhiên VN. Lược đồ một số khoáng sản VN. Các hình minh họa trong
SGK
- HS: SGK, Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: giúp kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành:
- GV gọi Hs lên bảng trả lời các nội dung sau:
+ Chỉ vị trí địa lí của nước ta trên lược đồ VN trong khu vực Động Nam Á .
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào? Diện tích lãnh thổ là bao nhiêu?
+ Chỉ và nêu tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
- GV nhận xét và liên hệ để giới thiệu bài.
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
a. Địa hình Việt Nam .
* Mục tiêu : HS biết chỉ địa hình Việt Nam trên lược đồ.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát lược đồ địa hình Việt Nam , thảo luận theo nhóm đôi các yêu cầu sau:
+ Chỉ vùng núi và vùng đồng bằng của nước ta.
+ So sánh diện tích của vùng đồi núi với diện tích vùng đồng bằng của nước ta.
+ Nêu tên và chỉ trên lược đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta.
- Nhận xét chốt câu trả lời đúng
b. Khoáng sản Việt Na .
* Mục tiêu: HS biết chỉ địa hình Việt Nam trên lược đồ.
* Cách tiến hành:
- HS dựa vào hình 2 SGK và vốn hiểu biết của mình để thảo luận nhóm các yêu cầu sau:
+ Kể tên một số loại khoáng sản của nước ta
Tên khoáng sản Than Bôxit
Kí hiệu
Nơi phân bố chính
Công dụng
3.Hoạt động luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu : giúp HS nắm được ích lợi của địa hình và khoáng san3mang lại cho đất nước
ta
* Cách tiến hành:
- Hs thảo luận nhóm đôi hoàn thành phiếu bài tập sau:
PHIẾU BÀI TẬP
Bài: Địa hình và khoáng sản
Nhóm…………………………….
Hãy trao đổi nhóm đôi hoàn thành bài tập sau.
* Hoàn thành sơ đồ sau theo các bước
Bứơc 1: Điền thông tin thích hợp vào chỗ ………….
Bước 2: Vẽ mũi tên để hoàn thành sơ đồ.

a/ Thuận lợi cho phát triển ngành


Các đồng bằng châu
…………………………………
thổ
b/
Phát triển ngành
……………………….…………
Nhiều loại khoáng sản Cung cấp nguyên liệu cho ngành
……………………………………

4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: giúp Hs củng cố lại bài.
* Cách tiến hành:
- Theo em chúng ta phải sử dụng đất, khai thác khoáng sản như thế nào cho hợp lí? Tại sao phải
làm như vậy?
- Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như thế nào để không ảnh hưởng đên môi trường tự
nhiên của nước ta?
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài : Khí hậu
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................

TOÁN
Tiết 14: LUYỆN TẬP CHUNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Củng cố nhân, chia 2 phân số.
- Tìm thành phần chưa biết của phép nhân, chia
- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị thành số đo dạng hỗn số và một tên đơn vị đo.
- Tính diện tích của mảnh đất .
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và
lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán
học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực trong các hoạt động và yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: 3 hình tròn bằng nhau. Phiếu bài tập
- HS: Bảng con, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
- Muốn cộng hoặc trừ hai phân số ta làm sao?
9 3 2
+
10 - 2 ; 5 5
- Nhận xét, .
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: rèn cách nhân chia 2 phân số, rèn chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số
đo là hỗn số với 1 tên đơn vị đo.
Bài 1 :
- Hs đọc yêu cầu của bài tập 1 .
- Hs tự làm bài vào bảng con .
- Nêu cách nhân, chia 2 phân số ? .
- Nhận xét,
Bài 2 :
- Hs đọc yêu cầu
- Hs tự làm bài vào vở.
- Gv gọi 4 hs lên bảng sửa bài và trình bày cách làm , nhận xét .
+ Nêu cách tìm số hạng chưa biết, số bị trừ, thừa số chưa biết và số bị chia
Bài 4 : HS đọc yêu cầu bài
+ Mảnh đất chia mấy phần bằng nhau ?
+ Xây nhà và đào ao hết bao nhiêu phần ? Còn lại bao nhiêu ?
+ Mỗi phần có diện tích là bao nhiêu mét vuông ?
+ Diện tích còn lại là bao nhiêu mét vuông ?
- Hs làm bài vào vở
- Nhận xét, sửa bài .
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành
- Nêu cách nhân, chia hai phân số ?
6 5 4 7
5 7 3 6
9 : 9 ; 6 x 8
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài:Ôn tập về giải toán.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 6: LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Nắm được ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ đã cho, và hoàn cảnh sử dụng các thành
ngữ, tục ngữ đó.
- Học sinh biết sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu, đoạn văn và giao
tiếp.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- Giáo dục học sinh ý thức lựa chọn cẩn thận từ đồng nghĩa để sử dụng cho phù hợp hoàn cảnh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: Bảng phụ ghi bài tập 1. Các thẻ chữ ghi: xác, đeo, khiêng, kẹp, vác.
- HS: SGK, từ điển từ đồng nghĩa
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: Ôn kiến thức tiết trước
* Cách tiến hành
- Tìm một số thành ngữ ca gợi phẩm chất của nhân dân Việt Nam?
- Hs trả lời
- Nhận xét.
2. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
* Cách tiến hành
Bài tập 1: HS đọc nội dung.
- HS quan sát tranh trong SGK.
- HS gắn thẻ ghi các từ: xách, đeo, khiêng, kẹp, vác vào bảng phụ và nhận xét
- GV chốt kết quả đúng.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
- Gv giải nghĩa từ “cội” (gốc).
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày kết quả thảo luận,lớp nhận xét.
- Hs đọc thuộc lòng 3 câu tục ngữ.
- GV chốt lời giải đúng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu
- HS đọc lại bài Sắc màu em yêu.
- HS làm vào vở.
-Vài HS đọc bài làm của mình, lớp nhận xét.
- GV hướng dẫn, gợi mở HS cách đặt đoạn văn.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
* Cách tiến hành:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Tìm các từ đồng nghĩa với: Đỏ, xanh, cần cù
- GV nhận xét tiết học. Dặn HS chuẩn bị bài:Từ trái nghĩa.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
ÂM NHẠC
Tiết 3: Tập đọc nhạc số 1 – Lý thuyết âm nhạc

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức:
- Thuộc lời ca, biểu diễn theo đúng giai điệu bài TĐN.
- HS tập hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
2. Năng lực: năng lực thẩm mỹ, năng lực giải quyết vấn đề.
3. Phẩm chất: GD HS lòng yêu thiên nhiên.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: nhạc cụ, SGK.
- HS: SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
1. Hoạt động Hình thành kiến thức mới:
Mục tiêu: HS thuộc lời ca, giai điệu bài TĐN kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
? Bài TĐN được viết ở nhịp gì? Có mấy nhịp?
- HS trả lời, gv nhận xét.
- GV hướng dẫn: Bài TĐN chia làm 2 câu, mỗi câu có 4 nhịp.
*Tập nói tên nốt nhạc:
- HS nói tên nốt ở khuông nhạc thứ nhất.
- GV chỉ từng nốt ở khuông nhạc thứ 2, hs nói tên nốt nhạc.
*Luyện tập cao độ:
- GV yêu cầu hs nói tên nốt trong bài từ thấp lên cao.
- GV viết lên bảng khuông nhạc có 4 nốt: Đồ-rê-mi-sol.
- GV hướng dẫn hs hát đúng cao độ.
*Luyện tập tiết tấu:
- GV làm mẫu, hướng dẫn hs gõ tiết tấu.
- GV làm mẫu cách đọc tiết tấu kết hợp gõ phách.
- HS luyện tập, gv nhận xét.
*Tập đọc từng câu:
- GV đàn giai điệu cả bài.
- GV dạy từng câu. HS thực hiện.
*Ghép lời ca:
- GV đàn giai điệu, nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả kết hợp gõ phách.
- GV nhận xét.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có):
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Thứ sáu, ngày 22 tháng 9 năm 2023
TẬP LÀM VĂN
Tiết 6: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- HS biết hoàn chỉnh các đoạn văn dựa theo theo nội dung chính của mỗi đoạn.
- HS biết chuyển một phần trong dàn bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn miêu tả chân
thành, tự nhiên.
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng
tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực và yêu thích môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- Bảng phụ viết sẵn nội dung chính của 4 đoạn văn tả cảnh cơn mưa.
- Dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa, SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- Gv gọi 2-3 Hs đứng lên trình bày dàn ý bài văn tả một cơn mưa.
- Nhận xét, chỉnh sửa nếu có
2. Hoạt động Luyện tập thực hành.
* Mục tiêu: HS biết chuyển một phần trong dàn bài văn tả cơn mưa thành một đoạn văn
miêu tả
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu
- 1 HS đọc nội dung .Cả lớp theo dõi trong SGK.
- GV nhắc HS chú ý YC của đề bài:Tả quang cảnh sau cơn mưa.
- Cả lớp đọc thầm lại 4 đoạn văn để xác định nội dung chính của mỗi đoạn ;phát biểu ý kiến.
- GV yêu cầu mỗi HS chọn hoàn chỉnh 1 hoặc 2 đoạn văn(trong số 4 đoạn đã cho) bằng cách
viết thêm vào những chỗ chấm (…).
- GV nhắc các em chú ý viết dựa vào nội dung chính của từng đoạn.
Bài tập 2: HS đọc yêu cầu
- GV :Dựa trên hiểu biết về đoạn văn trong bài văn tả cảnh cơn mưa của bạn HS, các em sẽ tập
chuyển một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa (đã lập trong tiết TLV trước) thành một đoạn
văn miêu tả chân thật,tự nhiên. HS làm bài vào vở.
- Vài HS tiếp nối nhau đọc bài làm của mình. Lớp nhận xét.
- GV nhận xét; khen ngợi những HS biết hoàn chỉnh rất hợp lí, tự nhiên các đoạn văn.
- GV nhận xét; chấm điểm một số đoạn viết hay, thể hiện sự quan sát riêng, lời văn chân thực,
sinh động.
3. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm giúp Hs củng cố lại bài
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn miêu tả cơn mưa. Đọc trước YC và những điều
cần lưu ý trong tiết TLV Luyện tập tả cảnh trường học (quan sát,lập dàn ý chi tiết).
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

TOÁN
Tiết 15: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Giúp Hs ôn tập, củng cố cách giải bài toán liên quan đến tỉ số của lớp bốn.
- Rèn Hs cách nhận dạng toán và giải nhanh, chính xác, khoa học.
2. Năng lực:
NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy và
lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán
học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất:
- GDHS say mê học toán, tìm tòi học hỏi cách giải toán có lời văn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC.
- GV: 3 tấm bìa hình chữ nhật bằng nhau .
- HS: SGK, vở bài tập toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: nhằm kiểm tra kiến thức cũ của Hs
* Cách tiến hành
- Gọi Hs trả lời
+ Nêu cách nhân, chia hai phân số ?
+ Nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
- Lớp nhận xét, bổ sung nếu có
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
a. Toán Tổng – Hiệu
* Mục tiêu: giúp Hs nắm rõ về bài toán về “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”
* Cách tiến hành
- Bài toán cho gì? Bài toán hỏi gì? Bài toán thuộc dạng gì?
- HS vẽ sơ đồ và trình bày bảng con:2 HS lên bảng làm bảng phụ trình bày cách giải.
- HS áp dụng làm BT1a vào vở.
- GV sửa bài, chốt lại cách giải bài toán dạng Tổng – Tỉ.
- GV chấm, sửa bài.
b. Toán Hiệu – Tỉ
* Mục tiêu: giúp Hs nắm rõ về Bài toán về “Tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
* Cách tiến hành:
- HS áp dụng làm BT1b vào vở.
- HS đọc đề toán, giải vào nháp.
- HS chọn kết quả đúng.
- GV chốt lại các bước giải bài toán dạng Hiệu-Tỉ.
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
* Mục tiêu: Hs vận dụng kiến thức đã học vào bải tập
* Cách tiến hành
Bài tập 2: HS đọc đề bài, phân tích đề, tóm tắt, nêu cách giải.
- Cả lớp làm vào vở,1 HS giải ở bảng phụ.
a) Loại 1: 6 lít ; Loại 2 : 18 lít
b) Loại 1: 18 lít ; Loại 2 : 6 lít
c) Loại 1: 3 lít ; Loại 2 : 9 lít
d) Loại 1: 9 lít ; Loại 2 : 3 lít
- GV chốt đáp án đúng: b) Loại 1: 18 lít ; Loại 2 : 6 lít
Bài tập 3:
- GV gọi 1 HS đọc đề bài
- GV hỏi:
+ Bài toán cho em biết những gì?
+ Bài toán yêu cầu chúng ta tính những gì?
+ Ta đã biết gì liên quan đến chiều rộng và chiều dài?
- HS thảo luận và trả lời các câu hỏi, sau đó tóm tắt và giải bài toán dưới sự hướng dẫn của giáo
viên.
-Cả lớp làm vào vở, 1 HS giải ở bảng phụ
-Lớp nhận xét, bổ sung nếu có.
- GV nhận xét và két luận.
4. Hoạt đông Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố lại bài và chuẩn bị cho tiết sau
* Cách tiến hành
- Nêu các bước giải bài toán “ Tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó”?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

KHOA HỌC
Tiết 6: TỪ LÚC MỚI SINH ĐẾN TUỔI DẬY THÌ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- HS nêu được một số đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn: dưới 3 tuổi, từ 3 đến 6 tuổi,
từ 6 tuổi đến 10 tuổi.
- Nêu đặc điểm của tuổi dậy thì.
- Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của tuổi dậy thì đối với cuộc đời của mỗi con người.
2. Năng lực:
Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm mĩ,
năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
Năng lực đặc thù: Nhận thức thế giới tự nhiên, tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên,vận dụng
kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Phẩm chất:
- HS có thái độ học tập nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thông tin và hình trng 14, 15/SGk, thẻ từ, giấy khổ to, bút dạ
- HS: sưu tầm ảnh chụp bản thân (hoặc trẻ em ở các lứa tuổi khác nhau).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
1. Hoạt động Mở đầu.
* Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố lại kiến thức cũ
* Cách tiến hành:
HT: Cá nhân, lớp
- Phụ nữ có thai cần làm gì để mình và thai nhi khỏe mạnh ?
- Tại sao nói: Chăm sóc sức khỏe của người mẹ và thai nhi là trách nhiệm của mọi người?
GV nhận xét
2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới.
* Mục tiêu: HS nêu được tuổi và đặc điểm của bé trong ảnh, đặc điểm chung của từng giai
đoạn dưới 3 tuổi, từ 3 – 6 tuổi, từ 6 – 10 tuổi
* Cách tiến hành:
1: Giới thiệu ảnh.
- HS giới thiệu ảnh mà các em đã sưu tầm. Đây là ai ?Ảnh chụp lúc mấy tuổi ? Khi đó đã biết
làm gì ?
( Gợi ý: Đây là ảnh của em bé của tôi, em mới 2 tuổi, em đã biết nói và nhận ra những người
thân, đã biết hát, múa. . .; Đây là ảnh của em bé của tôi, em đã 4 tuổi. Nếu chúng mình không
cất bút và vở cẩn thận là em bé lấy ra và vẽ lung tung vào đấy…)
- GV tuyên dương HS sưu tầm và giới thiệu hay, rõ ràng.
2: HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” để tìm hiểu các giai đoạn phát triển từ lúc mới sinh đến
tuổi dậy thì.
- GV chia nhóm, phổ biến cách chơi và luật chơi.
- GV phát hình vẽ 1, 2, 3/SGK/14 cho các nhóm – 3 tấm bìa ghi các lứa tuổi.
- HS đọc thông tin/SGK, quan sát hình ứng với các lứa tuổi
- Nhóm nào làm nhanh nhất thì dán lên bảng và trình bày kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
- GV chốt lại đáp án đúng: 1b, 2a, 3c
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.Vài HS nêu các đặc điểm nổi bật của từng lứa tuổi.
- GV kết luận
- HS đọc các thông tin SGK/ trang 15 và trả lời câu hỏi: Tại sao nói tuổi dậy thì có tầm quan
trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người?
- HS phát biểu ý kiến
- GV kết luận: Tuổi dậy thì có tầm quan trọng đặc biệt đối với cuộc đời của mỗi con người, vì
đây là thời kì cơ thể có nhiều thay đổi nhất.
- Cụ thể là:
+ Cơ thể phát triển nhanh cả về chiều cao và cân nặng.
+ Cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, con gái xuất hiện kinh nguyệt, con trai có hiện tượng
xuất tinh.
+ Biến đổi về tình cảm, suy ngĩ và mối quan hệ xã hội.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 3


I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: HS biết :
- Nhận xét, tổng kết đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp trong
tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê bình
những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc phục khuyết
điểm.
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học thuộc chủ điểm Việt Nam – Tổ quốc em
- Biết, thực hiện được một số hoạt động bảo vệ môi trường quanh ta.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng giao tiếp, điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể.
- Hình thành cho các em một số kĩ năng cơ bản như: khéo léo, nhanh nhẹn, tinh thần tập
thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ý chí quyết tâm, hợp tác nhịp nhàng.
3. Thái độ
- Tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao trong học tập và rèn luyện.
- Thái độ: Vui tươi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1- Giáo viên chủ nhiệm:
- Xem bảng thông báo kế hoạch hoạt động của nhà trường và lớp chủ nhiệm tuần qua và sắp tới.
- Tổng kết tình hình lớp thông qua việc theo dõi của giáo viên, sổ theo dõi cá nhân của ban cán
sự lớp, sổ ghi nhận của sao đỏ trên các mặt: chuyên cần, kỷ luật, học tập, vệ sinh …
- Hỗ trợ lớp trưởng soạn thảo kế hoạch cho tuần tới.
2- Đối với học sinh:
- Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần qua.
- Các thành viên trong lớp đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp.
- Chuẩn bị những nội dung, dụng cụ cho sinh hoạt chủ điểm đã được phân công.
III. Nội dung sinh hoạt
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi và giới thiệu buổi sinh hoạt.
Cách tiến hành:
- Múa hát tập thể.
Lớp phó và lớp phó văn nghệ điều khiển.
- Giới thiệu buổi sinh hoạt.
Hoạt động 2: Tổng kết đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua
Mục tiêu: HS nhận thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
Cách tiến hành:
- Ban cán sự điều khiển sinh hoạt lớp:
- Lớp trưởng mời 4 tổ trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại của tổ trong tuần 3
- Tổ trưởng 4 tổ thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét ưu điểm:................
Nhận xét những mặt cần khắc phục: ...
Đề xuất tuyên dương:.....
- Lớp phó học tập báo cáo, nhận xét chung về tình hình học tập.
- Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động chung về các mặt: thi đua cá nhân, tuyên dương, phê bình,
chuyên cần, trật tự, kỉ luật, học tập, phong trào, vệ sinh, …
- GVCN nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá tình hình lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương cá nhân và tổ đạt thành tích tốt.
+ Cá nhân xuất sắc: ............
(HS được đề cử: Mỗi tổ 1 cá nhân xuất sắc nhất)
+ Tổ xuất sắc: ...........
- Tuyên dương, khen ngợi những ưu điểm trong tuần qua của tập thể và cá nhân, đặc biệt tuyên
dương những HS có tiến bộ vượt bậc.
- Nhắc nhở những tồn tại của lớp trong tuần (nếu có).
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần 4
Mục tiêu: Giúp HS khắc phục những hạn chế trong tuần và có biện pháp nâng cao chất lượng
học tập, nề nếp trong tuần tới.
Cách tiến hành:
Giáo viên đưa phương hướng và HS tìm giải pháp => GV và HS nhận xét góp ý và lựa
chọn các giải pháp phù hợp với thực tế của lớp.
- Các tổ thảo luận để đề ra biện pháp thực hiện.
- GV nhận xét, bổ sung vào biện pháp, kế hoạch tuần 4.
- GV chốt, nhấn mạnh kế hoạch trọng tâm.
* Nề nếp
Tiếp tục duy trì nề nếp, tác phong của lớp phấn đấu không còn bạn nào vi phạm nội quy.
- Thực hiện dọn vệ sinh lớp học, bỏ rác đúng qui định
- Học sinh không đùa giỡn các trò chơi nguy hiểm trong giờ ra chơi (ném bút vào người bạn,
chạy nhảy, đu bám cầu thang,…)
* Học tập
- Tiếp tục cố gắng thi đua học tập tốt, phấn đấu 100% các môn đều học tốt.
- Làm bài tập, học bài, chép bài đầy đủ.
-Tích cực phát biểu xây dựng trong giờ học, cố gắng dành nhiều điểm tốt.
* Phong trào:
- Thực hiện tốt trang trí lớp và chăm sóc cây xanh
- Thực hiện tốt 5k, bài tập nâng cao sức khỏe phòng chống dịch covid 19.
- Thống nhất phương hướng.
Hoạt động 4: Sinh hoạt chủ đề “Trái đất này là của chúng mình”
Mục tiêu: Hs hiểu được một số nét đẹp văn hóa vùng miền ở Việt Nam
Cách tiến hành:
- 1 HS nhắc lại chủ điểm của tháng.
- GV giới thiệu chủ đề tuần: Trái đất này là của chúng mình
- Tập thể lớp hát múa bài: Trái đất này là của chúng mình.
- Tổ chức cho học sinh tham gia sưu tầm tranh đã được phân công từ tuần trước.
- Nhận xét, tuyên dương các tổ.
- Giáo dục HS về bảo vệ môi trường.
- Đưa ra hình ảnh về các hoạt động bảo vệ môi trường của học sinh trên thế giới. (Có thể cho
HS bày tỏ cảm nghĩ)
→ Giáo dục HS cùng thế giới chung tay bảo vệ Trái đất - ngôi nhà chung của loài người.
Hoạt động 5: Tổng kết buổi sinh hoạt.
Mục tiêu: Nhắc nhở, dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tiếp theo: Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
Các tổ trưởng chịu trách nhiệm phân công, theo dõi các bạn thực hiện:
HS tìm hiểu 1 số dân tộc sống trên đất nước ta.

You might also like