You are on page 1of 41

TẬP ĐỌC

Tiết 1: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin
tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước
Việt Nam mới.
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ ngơi đúng chỗ.
- Học thuộc đoạn: “Sau 80 năm giờ…công học tập của các em”(Trả lời được câu hỏi
1,2,3).
2. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.Phẩm chất: Thể hiện ý thức trách nhiệm của HS trước lời dạy của Bác, yêu quý Bác
Hồ
* HS khó khăn: Đọc được một đoạn của bài tập đọc, nhắc lại các câu trả lời và nội
dung bài đọc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- GV: Bài powerpoint,SGK
- HS: SGK
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí hứng khởi và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
Kiểm tra dụng cụ học tập của HS.
* Giới thiệu bài: Các em hãy quan sát lên bức tranh này và cho cô biết em thấy gì
trong bức tranh?
GV: Đây là hình ảnh Bác Hồ đang ngồi viết thư cho Thiêu nhi nhân ngày khai trường
đầu tiên của nước việt nam ta năm 1945 và nội dung của bức thư đó như thế nào chúng
ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay.
GV: Bác Hồ là người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp Cách mạng. Tuy vậy
Bác vẫn luôn giành thời gian quý báu của mình để quan tâm tới Thiếu nhi, đặc biệt là
trong công việc học tập của các em. Sự quan tâm của Bác không chỉ thể hiện bằng
hành động mà còn được thể hiện rõ qua bức thư mà Bác gửi cho các em nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam DCCH. Sự quan tâm đó như thế nào chúng ta
cùng tìm hiểu nhé.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: HS biết đọc đúng(tiếng, từ) ; ngắt, nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu được nội
dung bài.
Cách tiến hành:
Luyện đọc
- GV đọc toàn bài => HS đọc thầm
- Lớp chia đoạn: 2 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến vậy các em nghĩ sao?
Đoạn 2: Phần còn lại.

1
- GV nêu giọng đọc của toàn bài: giọng tình cảm, trìu mến, thiết tha để thể hiện sự
yêu mến và tin tưởng của Bác đối với các em Thiếu nhi VN nhé.
GV lưu ý HS những từ dễ sai như: Tựu trường, hết thảy, chuyển biến, ngoan ngoãn -
GV đọc bài yêu cầu học sinh lắng nghe và đọc nhẩm 1 lần.
.- HS đọc từ phần chú thích( Yêu cầu HS chú ý trong SGK). GV nhấn mạnh những từ
chú thích
- GV đọc bài
* HSKT đọc một đoạn, nhận xét, tuyên dương kịp thời.
 Tìm hiểu bài
Mục tiêu: Giúp HS nắm được nội dung bài.
Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS đọc nhẩm đoạn 1
+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai
trường khác?
+ Theo các con nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam trong câu nói của Bác Hồ có ý
nghĩa như thế nào?
GV: Trước ngày giành được độc lập nền giáo dục của nước ta bị chi phối bởi Thực
dân Pháp, Pháp đã mở ra rất nhiều trường hoc dạy tiếng pháp, truyền bá, giáo dục
Thanh thiếu niên Việt Nam theo lối riêng của chúng đễ dẽ bề cai trị dân ta. Nhưng sau
khi giành được độc lập, nước ta đã giành được quyền tự chủ ở mọi thứ , đặc biệt là
trong giáo dục có thể đào tạo, giáo dục thanh thiếu niên trong nền giáo dục hoàn toàn
Việt Nam. Đây là một điều vô cùng ý nghĩa phải không các con.
GV chuyển ý: Trong không khí vui mừng và phấn khởi của ngày khai trường
nhưng trong lòng Bác vẫn có những ưu tư thể hiện qua câu nói “ Các em được hưởng
sự may mắn đó là nhò sự hi sinh của biết bao đồng bào các em. Vậy các em nghĩ sao?”
- Tại sao Bác lại nói những lời này với các em học sinh, Bác muốn khơi gợi điều gì?(
Để khơi gợi lòng biết ơn như nhắc nhở các em học sinh phải biết ghi nhớ công lao của
cha ông chúng ta đã ngã xuống vì nền độc lập cho dân tộc này).
GV: Vì vậy các em dù đã được sống trong nền hòa bình, được khai giảng trong
không khí vui tươi , hạnh phúc nhưng cũng đừng quên sự hi sinh đó để từ đó hạy học
tập thật cố gắng và chăm chỉ
+ Ý đoạn 1 muốn nói gì?(Niềm vinh dự, phấn khởi của học sinh trong ngày khai
trường đầu tiên)
- HS đọc đoạn 2:
+ Sau Cách mạng tháng tám, nhiệm vụ của toàn dân ta là gì?
GV chốt: Bởi sau 80 năm giời nô lệ đã làm cho nước ta bị yếu hèn vì vậy chúng ta cần
phải xua đuổi giặc đói và giặc dốt ra khỏi bờ cõi để xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để
lại và giúp nước ta theo kịp các nước khác trên khắp năm châu. Và trách nhiệm kiến
thiết không chỉ là toàn dân mà học sinh cũng mang trong mình trách nhiệm vô cùng
lớn lao.
+ HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên
xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các
cường quốc năm châu)
GV: Qua phần tìm hiểu vừa rồi chúng ta nhận ra trách nhiệm của các em học sinh hết
sức nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang. Trách nhiệm đó là sự cố gắng chăm chỉ và thi đua
học tập để trở thành những công dân có ích cho Tổ quốc.
+ Ý đoạn 2 muốn nói gì?(Trách nhiệm của toàn dân và học sinh trong công cuộc
kiến thiết đất nước)
2
+ Nêu nội dung chính của bài(Bác hồ khuyên học sinh ngoan ngoãn nghe thầy, yêu
bạn, tin tưởng các em sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành
công nước Việt Nam mới)
* HSKT nhắc lại câu trả lời đúng.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm, học thuộc lòng.
Cách tiến hành:
- GV nêu giọng đọc ở đoạn 2: Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ; thể
hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu
nhi Việt Nam.
- Những từ cần nhấn giọng: Xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp hay
không, sánh vai, dược hay không, phần lớn
- GV đọc mẫu=> 2 HS đọc bài => GV nhận xét
- Yêu cầu HS học thuộc lòng đoạn 2 (từ sau 80 năm giời nô lệ … đến nhờ một
phần ở công học tập của các em).
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu : Biết vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết vấn đề
Cách tiến hành:
- HS nhắc lại ý nghĩa của bức thư.
- GV hệ thống nội dung bài.
Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
Mục tiêu : Liên hệ thực tế bản thân mình
Cách tiến hành:
- Lả HS em cần làm gì để xứng đáng với những mong muốn của Bác Hồ?
- Để xứng đáng danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ” em cần phải làm gì ?
=>GDĐĐBH cho HS
Bác Hồ là người là người đã hi sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân
tộc. Bác rất quan tâm và kì vọng đến thiếu nhi, là những mầm non tương lai của đất
nước. Chính vì vậy các em cần học tập tốt để đền đáp lại công lao của người.
- Hs về nhà tìm đọc các truyện về Bác
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc những câu đã chỉ định.
- Chuẩn bị bài: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:

-------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1.Kiến thức, kĩ năng
- Học sinh biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một
số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán
học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.

3
3. Thái độ: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác.

* HSKK: Hoàn thành bài tập 1,2

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


1. Đồ dùng
- GV: SGK,bảng nhóm.
- HS: SGK, vở viết, vở nháp.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Khởi động:(3phút)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước lúc vào tiết học, HS chuẩn bị đầy đủ
ĐDHT.
* Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi «Tôi cần»
- Luật chơi: Khi nào GV hô «Tôi cần, tôi cần» thì HS đáp «Cần gì, cần gì?». GV hô:
Tôi cần 1 quyển sách Toán. Thì HS mang 1 quyển sách Toán bỏ lên bàn. Cứ như vậy
GV hô – HS bỏ đồ mà GV cần lên bàn.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút)
*Mục tiêu:Giúp HS biết đọc và viết phân số, biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên
cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
*Cách tiến hành:
1) Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- Cô có 1 băng giấy, cô chia băng giấy làm 3 phần bằng nhau, cô tô màu 2 phần.

- Yêu cầu HS quan sát


- Yêu cầu HS viết phân số vào nháp và nêu cách đọc phân số chỉ số phần đã tô màu.
2
- GVKL: Ta có phân số 3 đọc là “hai phần ba”.
5 3 40
-GV làm tương tự với phân số 10 ; 4 ; 100
- GV gọi một số HS đọc.
2 5 3 40
- 3 ; 10 ; 4 ; 100 gọi là các phân số.
- Yêu cầu HS nêu cấu tạo của phân số: Phân số có cấu tạo gồm 2 phần: Tử số nằm
trên dấu gạch ngang, mẫu số nằm dưới dấu gạch ngang.
- HS viết thêm vài VD về phân số vào nháp rồi đọc trước lớp.
- GV nhận xét.
2) Chú ý:
- Yêu cầu HS viết thương của các phép chia sau dưới dạng phân số :
1:3 = ; 4:10 = ; 9:2 =
4
- GV rút ra chú ý 1: Có thể dùng phân số để ghi kết quả của phép chia một số tự nhiên
cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia.
- GV yêu cầu HS lấy thêm vài VD, nêu trước lớp
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS viết mỗi số tự nhiên sau dưới dạng phân số có mẫu số là 1:
5 = …..; 12 = ……; 2001 = …….
-GV rút ra chú ý 2: Mọi số tự nhiên đều có thể viết dưới dạng phân số có mẫu số là 1.
- Yêu cầu HS lấy 2 VD vào nháp rồi đọc.
- GV nhận xét.
- GV nêu chú ý 3: Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác
0.
9 18 100
- VD: 1 = 9 ; 1 = 18 ; 1 = 100
- Yêu cầu HS viết 2 ví dụ vào nháp, đọc trước lớp.
- Nhận xét.
- GV nêu chú ý 4: Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0 và mẫu số khác 0.
0 0 0
- VD : 0 = 7 ; 0 = 19 ; 0 = 125
- Yêu cầu HS viết 2 ví dụ vào nháp, đọc trước lớp.
- Nhận xét.
GV: Chúng ta vừa ôn lại khái niệm về phân số và các chú ý về phân số. Để ôn lại các
tính chất cơ bản của phân số, chúng ta qua hoạt động tiếp theo.
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS tự đọc và xác định tử số, mẫu số của các phân số.
- HS nối tiếp nêu và xác định tử số, mẫu số của phân số.
- GV nhận xét, cho HS nhắc lại cấu tạo của phân số.
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV cho HS đọc bài làm
3 75 9
3 : 5 = 5 ; 75 : 100 = 100 ; 9 : 17 = 17

- GV theo dõi nhận xét.


* HSKT: Làm bài 1,2
Hoạt động 4: Vận dụng:(2phút)
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
*Cách tiến hành:
Bài 3: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
5
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp
- Cho HS nêu bài làm
32 105 1000
32 = 1 ; 105 = 1 ; 1000 = 1
- GV nhận xét .
Bài 4: Trò chơi ”Ai nhanh nhất”
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Yêu cầu HS làm nháp rồi chơi trò chơi Ai nhanh nhất:
- Cho HS nêu và giải thích.
6 0
1 = . .6 . . ; 0 = 5
- GV nhận xét.
- GV cho HS nêu lại 4 chú ý về phân số.
* HSKT: Làm bài 3 với số nhỏ
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1phút)
*Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng kiến thức
*Cách tiến hành:
- HS vận dụng kiến thức để chia 1 hình chữ nhật thành 8 phần bằng nhau một cách
nhanh nhất.
- HS thực hiện.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
......................................................................................................................
------------------------
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình. Khi làm
việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm
mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Thái độ: Tán thành những hành vi đúng và không tán thành việc trốn tránh trách
nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
KNS:Học sinh có kĩ năng ra quyết định, kiên định với ý kiến của mình.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: bảng phụ
- HS: Bảng con, thẻ màu
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Hệ thống kiến thức bài cũ : Em là HS lớp Năm. Giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
- Để xứng đáng là HS lớp 5 em phải làm gì ?
- Em thấy mình đã có những điểm nào xứng đáng là HS lớp 5?
- Nhận xét đánh giá => GTB mới.

6
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Giúp hs nắm nội dung truyện kể, biết khi làm sai phải biết nhận lỗi và sửa
chữa.
* Cách tiến hành:
- GV kể chuyện
- HS theo dõi trả lời câu hỏi:
+ Đức đã gây ra chuyện gì?
+ Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
+ Theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt? Vì sao?
+ Vậy mỗi người cần phải có thái độ thế nào trước những vịêc làm của mình?
=> GDHS khi làm sai điều gì, biết nhận lỗi và sửa chữa
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS nắm được biểu hiện của người có trách nhiệm
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu bài 1
Trường hợp nào dưới đây là biểu hiện của người sống có trách nhiệm? (Nhóm đôi).
a) Trước khi làm gì cũng suy nghĩ cẩn thận.
b) Đã nhận làm việc gì thì làm việc đó đến nơi đến chốn.
c) Đã nhận việc rồi nhưng không thích nữa thì bỏ.
d) Khi làm điều sai, sẵn sàng nhận lỗi và sửa lỗi.
đ) Việc nào làm tốt thì nhận mình làm, việc nào làm hỏng thì đổ lỗi cho người khác.
e) Chỉ hứa nhưng không làm.
g) Không làm theo những việc xấu.
- HS suy nghĩ, thảo luận đôi bạn ghi kết quả chọn ra bảng con.
- Nhận xét - Đại diện vài nhóm trình bày.
=> a, b, d, g là biểu hiện của người sống có trách nhiệm
- Người sống có trách nhiệm là người như thế nào? GD học sinh sống có trách nhiệm.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Hs bày tỏ ý kiến của mình về người có trách nhiệm
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc yêu cầu:
Em tán thành hay không tán thành với mỗi ý kiến dưới đây?
a) Bạn gây ra lỗi, mình biết mà không nhắc nhở là sai.
b) Mình gây ra lỗi, nhưng không ai biết nên không phải chịu trách nhiệm.
c) Cả nhóm cùng làm sai nên mình không phải chịu trách nhiệm.
d) Chuyện không hay xảy ra đã lâu rồi thì không cần phải xin lỗi.
đ) Không giữ lời hứa với em nhỏ cũng là thiếutrách nhiệm và có lỗi.
- HS biết tán thành ý kiến đúng, ko tán thành ý kiến sai.
- GV yêu cầu HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu, giải thích vì sao?
(Xanh: đồng ý; Hồng : Không đồng ý.)
- GV nhận xét và nêu từng ý kiến
* Kết luận: Tán thành: a, đ. Không tán thành b, c, d. => GD HS
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
* Mục tiêu: Liên hệ vận dụng vào thực tế các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề mới qua bài học.

7
* Cách tiến hành:
+ Nêu những biểu hiện của người có trách nhiệm
+ Em cần làm gì để thể hiện là một người có trách nhiệm với việc làm của bản thân?
- GDTT: Cần có trách nhiệm về việc làm của mình, không trốn tránh hay đổ lỗi cho
người khác khi mình làm sai.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
+ Sự chuẩn bị bài.
+ Sự hợp tác trong nhóm.
+ Tiếp thu bài.
- Chuẩn bị bài sau.
* Điều chỉnh sau tiết dạy
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

------------------------
LỊCH SỬ
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI” TRƯƠNG ĐỊNH
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- HS biết Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu của phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Kì.
- Với lòng yêu nước, Trương Định đã không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng
nhân dân chống quân Pháp xâm lược.
- Biết được tên các đường phố, trường học, .. ở địa phương mang tên Trương Định.
2. Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sán g tạo. NL hiểu biết cơ bản về LSĐL, NL tìm tòi và khám phá.
3. Thái độ: GDHS lòng biết ơn, tự hào về ông Trương Định.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài powerpoint,SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Kiểm tra sách Lịch sử, giới thiệu bài.
* Cách tiến hành: - GV kiểm tra sách của HS.
- Giới thiệu bài mới: “Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS nắm tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp mở cuộc xâm lược.
Thái độ của Trương Định trước lệnh vua ban ra.
* Cách tiến hành:
- HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau
+ Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta ?
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ ntn trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp?
=> HS nhận xét, bổ sung – GV chốt.
- GV giới thiệu: Ngày 1/9/1958, thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng mở đầu cho cuộc
chiến tranh xâm lược nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân ta chống trả
quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân dưới
sự chỉ huy của Trương Định. Phong trào này đã thu được một số thắng lợi và làm thực
dân Pháp hoang mang lo sợ.
8
+ Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì ? Theo em lệnh của nhà vua đúng
hay sai ? Vì sao?
+ Nhận được lệnh vua Trương Định có thái độ và suy nghĩ như thế nào?
+ Nghĩa quân và nhân dân đã làm gì trước băn khoăn của trương Định? Việc làm đó
có tác dụng như thế nào?
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân?
=> HS chia sẻ ke kết quả - nhận xét bổ sung, chốt ý.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS biết ghi nhớ công ơn của Trương Định.
* Cách tiến hành:
- Theo em, Bình Tây đại nguyên soái Trương Định là người như thế nào ?
- Nhân dân ta làm gì để tỏ lòng biết ơn về ông ?
* Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam Kì.
=> Bài học – SGK/ 5 HS đọc
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức đã học.
* Cách tiến hành:
- Em hãy cho biết năm 1862, đất nước ta xảy ra sự kiện gì ?
- Trương Định đã làm gì để đáp lại tấm lòng của nhân dân ta ? => GD HS.
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
* Mục tiêu: Biết được tên các đường phố, trường học, .. ở địa phương mang tên
Trương Định.
* Cách tiến hành:
- Em có biết đường phố, trường học nào trong huyện ta mang tên Trương Định ?
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
------------------------
Thứ ba ngày 5 tháng 9 năm 2023
KỂ CHUYỆN
LÝ TỰ TRỌNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu
nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kể thù.
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện
và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
- Yêu thích môn học.
2. Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải
quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực ghi nhớ
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Phẩm chất: Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng
yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
* GD ANQP: Kể được những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
9
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: Tranh minh hoạ SGK
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Tranh minh hoạ truyện. Ảnh chân dung Lý Tự Trọng
- HS: SGK
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: - Giới thiệu bài
- HS QS tranh, nêu nội dung tranh GV chốt GTB bài mới: Lý Tự Trọng.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS chú ý nghe GV kể và ghi nhớ nội dung tranh – câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- GV kể lần 1- HS nghe.
- GV kể lần 2, vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ kể lại từng đoạn và toàn bộ
câu chuyện và nắm được ý nghĩa câu chuyện.
* Cách tiến hành:
- HS kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 - 1 HS kể toàn bộ câu chuyện.
* Đoạn 1 : Tranh 1 * Đọan 2 : Tranh 2, 3, 4 * Đoạn 3 : Tranh 5, 6
- Thi kể chuyện trước lớp
- Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nhất
- Vì sao những người coi ngục lại gọi anh Trọng là “ Ông nhỏ” ?
- Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì ?
- Hành động nào của anh Trọng khiến bạn khâm phục nhất ?
- GV chốt: Chiến công và sự hi sinh dũng cảm để bảo vệ đồng chí, để thực hiện lí
tưởng của anh Lý Tự Trọng mãi là tấm gương cho lớp lớp thanh niên VN noi theo.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
* Cách tiến hành:
- Qua câu chuyện vừa kể chúng ta nên học tập điều gì từ anh Lý Tự Trọng?
=> GDHS cảm phục, noi gương anh Lý Tự Trọng.
Hoạt động 5: Liên hệ, mở rộng
* Mục tiêu: Biết một số con đường, trường học mang tên Lý Tự Trọng.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận nhóm đôi, trình bày trước lớp theo gợi ý:
+ Em có biết con đường, trường học ở đâu mang tên anh Lý Tự Trọng không?
+ Nêu những tấm gương dũng cảm của tuổi trẻ Việt Nam trong xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
- Chuẩn bị bài sau.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
10
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
------------------------
TOÁN
ÔN TẬP: CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1.Kiến thức - Kĩ năng
- Nhớ lại tính chất cơ bản của phân số
- Biết vận dụng tính chất cơ bản của phân số để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số
các phân số ( Trường hợp đơn giản)
- HS làm bài 1, 2.
2. Năng lực
- NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn đề toán
học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3. Phẩm chất: Yêu thích môn học, cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác

* HSKT: Biết rút gọn, quy đồng phân số dạng đơn giản

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


1. Đồ dùng
- GV: bài giảng Powerpoint,SGK,bảng nhóm.
- HS: SGK, vở viết, vở nháp.
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, thực hành, thảo luận nhóm.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật trình bày một phút, động não.
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
Hoạt động 1: Khởi động:(3phút)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS trước lúc vào tiết học, HS chuẩn bị đầy đủ
ĐDHT.
* Cách tiến hành:
- Cho HS chơi trò chơi: Tổ chức HS thành 2 nhóm chơi, mỗi nhóm 6 HS
+ N1: Viết thương một phép chia hai số tự nhiên
+ N2: Viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Nhóm nào viết đúng và nhanh hơn thì giành chiến thắng.
- GV nhận xét.
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS nhớ lại tính chất cơ bản của phân số.
*Cách tiến hành:
1) Tính chất cơ bản của phân số
5
- Ví dụ 1: Yêu cầu HS nhân cả tử và mẫu của phân số 6 với 3 để được một phân số
5
bằng phân số 6 vào nháp.
-Tính chất 1: Nếu nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác
0 thì được một phân số bằng phân số đã cho.

11
15
- Ví dụ 2: Yêu cầu HS chia cả tử và mẫu của phân số 18 với 3 để được một phân số
15
bằng phân số 18 vào nháp.
- Tính chất 2: Nếu chia cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên khác
0 thì được một phân số bằng phân số đã cho
GV: Trên đây là 2 tính chất cơ bản của phân số, chúng ta có thể ứng dụng 2 tính chất
cửa phân số để rút gọn và quy đồng mẫu số 2 phân số.
2) Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
a) Rút gọn phân số:
90
Ví dụ: Rút gọn phân số 120
-GV cho HS nêu bài làm
- Yêu cầu HS rút ra cách rút gọn phân số.
b) Quy đồng mẫu số:
2 4
Ví dụ 1: Quy đồng mẫu số hai phân số 5 và 7
-HS làm nháp
35¿
2 2 x 7 14 4 4 x 5 20¿ ¿
5 = 5 x 7 = 35 ; 7 = 7 x 5 = ¿
-Từ VD 1 yêu cầu HS nêu cách quy đồng MS hai phân số.
- Nhận xét.
3 9
Ví dụ 2: Quy đồng mẫu số hai phân số 5 và 10
10 : 5 = 2 nên ta chọn10 làm MSC, ta có:
3 3x2 6 9
5 = 5 x 2 = 10 ; Giữ nguyên 10
-Từ VD2 yêu cầu HS nêu cách quy đồng MS hai phân số.
- Nhận xét.
* HSKT: Biết rút gọn, quy đồng 2 phân số dạng đơn giản
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành: (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết vận dụng khái niệm phân số, các tính chất cơ bản của phân
số để làm các bài tập.
Bài 1: Cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp
- Cho HS nêu lần lượt từng phân số.
15 15 : 5 3 18 18 : 9 2 36 36 : 4 9
25 = 25: 5 = 5 ; 27 = 27 : 9 = 3 ; 64 =64 : 4 = 16
- GV yêu cầu HS nêu lại cách rút gọn phân số, nhận xét
- KL: Rút gọn nhanh bằng cách tìm ra số lớn nhất chia hết cho cả tử số và mẫu số
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở Toán

12
2 2 x 8 16 5 5 x 3 15
a) 3 = 3 x 8 = 24 ; 8 = 8 x 3 = 24
1 1x3 3 7
b) 4 = 4x3 = 12 ; giữ nguyên 12
5 5 x 4 20 3 3 x 3 9
c) 6 = 6 x 4 = 24 ; 8 = 8 x 3 = 24
- Cho HS nêu bài làm
- GV yêu cầu HS nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số.
Lưu ý: HS nên chọn MSC nhỏ nhất khi quy đồng.
Bài 3: Cá nhân
-HS đọc đề
-Yêu cầu HS làm vào vở nháp
-Cho HS đọc bài làm, nêu cách thực hiện
2 12 40 4 12 20
- 5 = 30 = 100 ; 7 = 21 = 35
-GV nhận xét,
-Cho HS nêu lại cách tìm các phân số bằng nhau.
HSKT: làm bài 1, 2 a,c
Hoạt động 4: Vận dụng:(2phút)
*Mục tiêu: HS biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề
quen thuộc, tương tự trong học tập, cuộc sống.
*Cách tiến hành:
- Em hãy nêu vai trò của t/c cơ bản của phân số.
- HS nêu.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1phút)
*Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng kiến thức
*Cách tiến hành:
- Nêu cách tìm các PS bằng nhau từ một PS cho trước.
- HS thực hiện.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY:
...........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
______________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Tiết 1: TỪ ĐỒNG NGHĨA
I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau
hoặc gần giống nhau, hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không
hoàn toàn (nội dung ghi nhớ).
- Biết vận dụng những hiểu biết đã có, làm đúng các bài tập thực hành, đặt câu được
với 1 cặp từ đồng nghĩa theo mẫu (bài tập 3).
2. Phẩm chất: Thể hiện thái độ lễ phép khi lựa chọn và sử dụng từ đồng nghĩa để giao
tiếp với người lớn.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
* HSKT: Nhắc lại các từ đồng nghĩa
13
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài powerpoint,SGK.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: khởi động:(3 phút)
*Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học, tạo tâm lí thoải mái cho học sinh trước khi vào
học.
*Cách tiến hành:
Giới thiệu bài: Những tiết LTVC trong học kì I chương trình Tiếng Việt lớp 5 cung
cấp cho các em vốn từ, rèn luyện kĩ năng sử dụng từ ngữ trong khi nói, viết. Bài học
hôm nay giúp các em hiểu về Từ đồng nghĩa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: HS nắm được thế nào là từ đồng nghĩa
* Cách tiến hành:
Bài 1: So sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ sau:
- Nghĩa của các từ:
+ Xây dựng: Làm nên công trình kiến trúc theo một kế hoạch nhất định.
+ Kiến thiết: Làm nên công trình theo quy mô lớn
 Cả hai từ cùng chỉ một hoạt động là tạo ra một hay nhiều công trình.
 Ý của đoạn văn trên Bác Hồ muón nói với chúng ta Xây dựng đất nước VN
ngày càng giàu đẹp hơn.
+ Em hiểu gì về nghĩa của từ vàng xuộm, vàng hoe,vàng lịm
- Vàng xuộm: Chỉ màu vàng đậm của lúa chín.
- Vàng hoe: Chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên.
- Vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
 Các từ này cùng chỉ màu vàng nhưng sắc thái khác nhau
- Nghĩa của các từ này giống nhau (cùng chỉ một hoạt động, một màu).
- => Những từ có nghĩa giống nhau như vậy là các từ đồng nghĩa.
Bài 2: Thay những từ in đậm trong mỗi ví dụ trên cho nhau rồi rút ra nhận xét: Những
từ nào thay thế được cho nhau? Những từ nào không thay thế được cho nhau? Vì sao?
- Gv chiếu đoạn văn a đã được đổi từ, hs đọc
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng :
+ Xây dựng và kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ giống
nhau hoàn toàn (làm nên một công trình kiến trúc, hình thành một tổ chức hay một chế
độ chính trị, xã hội, kinh tế).
- Gv chiếu đoạn văn b đã được đổi từ, hs đọc
- Cả lớp và GV nhận xét. GV chốt lại lời giải đúng :
+ Vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của
chúng không giống nhau hoàn toàn. Vàng xuộm chỉ màu vàng đậm của lúa đã chín.
Vàng hoe chỉ màu vàng nhạt, tươi, ánh lên. Còn vàng lịm chỉ màu vàng của quả chín,
gợi cảm giác rất ngọt.
 GV chốt: Những từ có nghĩa giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa hoàn
toàn. Những từ có nghĩa không giống nhau hoàn toàn gọi là từ đồng nghĩa
không hoàn toàn.
+ Em hiểu thế nào là từ đồng nghĩa?
- HS nêu phần ghi nhớ Sgk.
Gv chiếu phần ghi nhớ - Hai đến ba HS đọc thành tiếng nội dung cần ghi nhớ
- GV yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ.

14
*HSKT: Nhắc lại các từ đồng nghĩa

Hoạt động 3: Luyện tập – Thực hành


* Mục tiêu: Tìm được các từ đồng nghĩa
* Cách tiến hành:
- Bài 1: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:
- GV chiếu bài tập 1. Hs đọc bài
- GV mời một HS đọc những từ in đậm có trong một đoạn văn: nước nhà- nước -
hoàn cầu - non sông - năm châu.
- Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
+ Nước nhà - nước - non sông.- là đất nước
+ Hoàn cầu - năm châu.- là cả trái đất là cả thế giới
Bài 2: Tìm những từ đồng nghĩa với những từ sau đây: đẹp, to lớn, học tập.
- Gv chiếu
- Một HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu).
- Hs tìm và nêu.
Bài 3: Đặt câu với một cặp từ đồng nghĩa em vừa tìm được ở bài tập số 2
- HS đọc yêu cầu của BT (đọc cả mẫu)
- GV nhắc HS chú ý: mỗi em phải đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ trong cặp từ
đồng nghĩa (như mẫu trong Sgk). Nếu em nào đặt 1 câu có chứa đồng thời cả 2 từ
đồng nghĩa thì càng đáng khen.
- HS làm bài cá nhân.
- HS tiếp nối nhau nói những câu văn các em đã đặt.
*HSKT: Nhắc lại các từ đồng nghĩa bài 1,2
Hoạt động 4:Vận dụng
* Mục tiêu: Biết vận dụng từ đồng nghĩa giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
* Cách tiến hành:
- Gv chiếu trò chơi.
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
*Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng kiến thức
*Cách tiến hành: Hs chơi trò chơi tìm từ đồng nghĩa theo chủ đề: trái cây,con vật....
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

------------------------

Thứ tư ngày 6 /9/2023


TẬP ĐỌC
QUANG CẢNH LÀNG MẠC NGÀY MÙA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức, kĩ năng
- Hiểu nội dung: Bức tranh làng quê vào ngày mùa rất đẹp, sinh động và trù phú. ( Trả
lời được các câu hỏi 1, 3, 4 trong sgk).
- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài, nhấn giọng ở những từ ngữ tả màu vàng của
cảnh vật.

15
- Riêng học sinh HTT đọc diễn cảm được toàn bài, nêu được tác dụng gợi tả của từ
ngữ chỉ màu vàng.
- Giáo dục lòng yêu quê hương đất nước.
2 Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3 Phẩm chất: Giáo dục Hs bảo vệ môi trường, yêu đất nước, yêu quê hương.
* Điều chỉnh: Không hỏi câu hỏi 2
* GD.BVMT: Khai thác ý “ thời tiết” ở CH3 giúp HS hiểu thêm về môi trường thiên
nhiên đẹp đẽ ở làng quê VN HĐ2
* HS khuyết tật: Đọc được một đoạn của bài tập đọc, nhắc lại các câu trả lời và nội
dung bài đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV:Bài powerpoint.SGK
- HS:SGK.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
* Cách tiến hành:
- HS đọc nối tiếp 2 đoạn bài Thư gửi các học sinh + TLCH liên quan đến nội dung bài.
- Nhận xét đánh giá.
- GV dẫn dắt kết hợp cho HS QS tranh để GTB.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS đọc đúng (tiếng, từ); ngắt nghỉ đúng câu văn dài. Hiểu được nội dung
của bài.
* Cách tiến hành:
1. Luyện đọc
-1 HS đọc toàn bài, lớp đọc thầm
- Chia đoạn (4 đoạn)
- Gv hướng dẫn giọng đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn nối tiếp
- 1 nhóm đọc trước lớp kết hợp sửa chữa về phát âm, ngắt nghỉ.
- Hướng dẫn đọc câu dài:
+ GV treo bảng phụ - Gọi 1 HS đọc – HS - GV nhận xét về cách ngắt nghỉ.
+ GV hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
- Gọi 1- 2 HS đọc => Nhận xét: HS – GV
- 1 HS đọc chú giải, thắc mắc giải nghĩa 1 số từ ngữ
- GV nhận xét chung
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
* HSKT đọc một đoạn , nhận xét, tuyên dương kịp thời.
2. Tìm hiểu bài
Đoạn 1, 2, 3 : 1HS đọc - trả lời các câu hỏi sau:
- Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó?
=> Ý 1: Tả những màu vàng khác nhau của cảnh vật.
Đoạn 4: HS đọc thầm
- Thời tiết ngày mùa được miêu tả như thế nào ?
* Thời tiết ngày mùa được miêu tả trong bài rất đẹp thuận lợi cho vụ gặt hái…làm
cho bức tranh làng quê thêm hoàn hảo => GD HS
16
- Hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh như thế nào ?
=>Ý 2: Thời tiết và con người trong ngày mùa.
- Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
- Cá nhân suy nghĩ, trao đổi với bạn nội dung bài. 2 - 3 HS đọc nội dung.
* HSKT nhắc lại câu trả lời đúng để ghi nhớ bài.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành.
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho HS.
* Cách tiến hành:
- 1 HS đọc đoạn “Màu lúa chín dưới đồng…….một màu rơm vàng mới” nêu giọng
đọc phù hợp.
- Hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ, từ ngữ cần nhấn giọng.
- Luyện đọc diễn cảm trong nhóm đôi
- Thi đọc diễn cảm, - GV nhận xét chung
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong
học tập, cuộc sống.
* Cách tiến hành:
+ Bài văn trên em thích nhất là cảnh nào? Hãy đọc đoạn tả cảnh vật đó.
+ Giải thích tại sao em yêu cảnh vật đó?
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng:
* Mục tiêu: Liên hệ vận dụng vào thực tế các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề mới qua bài học.
* Cách tiến hành:
+ Qua bài học này, em thấy tác giả có tình cảm như thế nào đối với quê hương của
mình?
+ Yêu đất nước, quê hương thì chúng ta nên làm gì để góp phần giữ gìn môi trường
làng quê, xóm làng luôn sạch, đẹp?
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
------------------------
TOÁN
ÔN TẬP : SO SÁNH HAI PHÂN SỐ
I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Nắm được cách so sánh hai phân số.
- Biết so sánh hai phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số. Biết sắp xếp ba phân số theo
thứ tự. Nắm được cách so sánh phân số với đơn vị; so sánh hai phân số cùng tử số.
2.Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp
toán học,
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
* HSKT: Biết so sánh 2 phân số cùng mẫu số, khác mẫu số dạng đơn giản
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Đồ dùng
- GV: SGK,bảng nhóm.
- HS: Vở, SGK, bút...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
17
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động 1: khởi động:(3 phút)
*Mục tiêu: Tạo tâm lí thoải mái cho học sinh trước khi vào học.
*Cách tiến hành:
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ai nhanh ai đúng.
- Luật chơi: GV lần lượt trình chiếu 2 bài tập, HS nào làm nhanh và đúng nhất sẽ được
cả lớp tuyên dương.
Bài 1: Rút gọn phân số sau:
35
28
2 4
Bài 2: Quy đồng mẫu số các phân số: 3 và 5
- GV nhận xét
- Giới thiệu bài - Ghi bảng
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức:(10 phút)
*Mục tiêu: HS nhớ lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh
phân số với 1, so sánh hai phân số cùng tử số.
*Cách tiến hành:
1) So sánh hai phân số cùng mẫu số:
- Yêu cầu HS nêu cách so sánh 2 phân số cùng mẫu số., mỗi cách cho HS lấy VD.
Trong hai phân số cùng mẫu số:
-Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
-Phân số nào có tử số bé hơn thì phân số đó bé hơn.
- Nếu tử số bằng nhau thì hai phân số bằng nhau.
- Giáo viên nhận xét.
2) So sánh hai phân số khác mẫu số:
3

5
Ví dụ: So sánh hai phân số: 4 7
- Muốn so sánh hai phân số này chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài và nháp.
- Cho HS nêu bài làm.
- Nhận xét.
-Yêu cầu HS nêu lại cách so sánh 2 phân số khác mẫu số.
* Kết luận: Phương pháp chung để so sánh hai phân số là làm cho chúng có cùng mẫu
rồi so sánh các tử số.
Chúng ta vừa ôn lại hai dạng so sánh phân số là so sánh hai phân số cùng mẫu số và
so sánh hai phân số khác mẫu số, còn dạng so sánh phân số với 1 và so sánh hai phân
số cùng tử số chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần luyện tập, thực hành các em nhé?
Hoạt động 3: Luyện tập, thực hành (22 phút)
*Mục tiêu: - Biết so sánh các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, so sánh phân số với
1, so sánh hai phân số cùng tử số.
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu

18
- Yêu cầu HS làm bài vào nháp rồi nêu và giải thích vì sao mình so sánh như vậy.
4 6
+ 11 < 11 (vì 4<6)
15 10
+ 17 > 17 (vì 15>10)
6 12
+ 7 và 14
12 12
Quy đồng mẫu số được: 14 và 14
12 12
So sánh: vì 12 = 12 nên 14 = 14
6 12
Vậy: 7 = 14
3 5
+ So sánh 2 phân số: 4 và 7
21 20
Quy đồng mẫu số được : 28 và 28
21 20
So sánh: vì 21 > 20 nên 28 > 28
3 >5
Vậy: 4 7
Bài 2: HĐ cá nhân
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Muốn sắp xếp được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn chúng ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Trình bày kết quả và giải thích cách làm.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét, đánh giá.
* Kết luận: Muốn so sánh nhiều phân số với nhau ta phải tìm MSC rồi quy đồng MS
các phân số đó.
* HSKT: Làm bài 1
Hoạt động 4: Vận dụng:(3 phút)
*Mục tiêu: Biết tổng hợp các dạng so sánh phân số và nêu cách so sánh các dạng so
sánh phân số đó.
*Cách tiến hành:
-Chúng ta đã học những dạng so sánh phân số nào?
- Nêu cách so sánh các dạng trên.
- HS nêu, GV nhận xét.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng (1 phút)
*Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng kiến thức
*Cách tiến hành:
- Về nhà tìm hiểu thêm cách khác để so sánh 2 phân số
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
19
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
------------------------
TẬP LÀM VĂN
Tiết 1: CẤU TẠO CỦA BÀI VĂN TẢ CẢNH

I/ YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức, kĩ năng: Nắm được cấu tạo 3 phần của 1 bài văn tả cảnh tả: mở bài,
thân bài, kết bài. Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn
Buổi sáng trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài
văn tả cảnh.
- Chỉ rõ cấu tạo ba phần của 1 bài Nắng trưa (mục III). Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi
trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
2. Phẩm chất: Giáo dục HS lòng say mê sáng tạo và yêu thích vẻ đẹp của đất nước.
3. Năng lực:
- Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
- Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ
 GDMT: Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường thiên nhiên.
*HSKT: Đọc lại đoạn văn tả cảnh
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: SGK
- HS : Vở, BC.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- HS nhắc lại cấu tạo của một bài văn tả.
GV nhận xét.
* Giới thiệu bài: Bài học hôm nay giúp các em nắm được cấu tạo của một bài văn tả
cảnh so với các dạng bài TLV tả những đối tượng cụ thể (như tả đồ vật, cây cối, con
vật), tả cảnh là một dạng bài khó hơn vì đối tượng tả cảnh là một quanh cảnh nằm
trong một không gian rộng. Trong quang cảnh đó, có thể thấy không chỉ thiên nhiên
mà cả con người, loài vật. Vì vậy, để viết được một bài văn tả cảnh, người viết phải
biết quan sát đối tượng một cách bao quát, toàn diện.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: Giúp HS nắm được cấu tạo ba phần của một bài văn tả cảnh. Biết lập dàn ý
tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát.
Cách tiến hành:
 Phần nhận xét
Bài 1:
- Một HS đọc yêu cầu của BT1 và đọc một lượt bài Hoàng hôn trên sông Hương,
đọc phần giải nghĩa từ ngữ khó trong bài: màu ngọc lam, nhạy cảm, ảo giác.
- Hoàng hôn là khoảng thời gian nào trong ngày? Sông hương chảy qua địa phận
nào của nước ta?(Hoàng hôn là khoảng thời gian kể từ ngay sau khi mặt trời lặn cho
tới khi trời tối hẳn. Sông Hương là con sông chảy qua thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa
Thiên Huế, miền Trung Việt Nam.)

20
- GV giải nghĩa thêm từ hoàng hôn (thời gian cuối buổi chiều, mặt trời mới lặn,
ánh sáng yếu ớt và tắt dần); nói với HS về sông Hương – một dòng sông rất nên thơ
của Huế mà các em đã biết khi đọc bài Sông Hương (sách Tiếng Việt 2, tập hai).
GV chiếu hình ảnh về sông Hương=> Chuyển ý
- HS đọc thầm lại bài văn, mỗi em tự phân đoạn bài văn, xác định nội dung từng
đoạn.
- HS phát biểu ý kiến.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài văn có 3 phần:
a) Mở bài (từ đầu đến trong thành phố hằng ngày Lúc hoàng hôn, Huế đặc biệt
đã rất yên tĩnh này) yên tĩnh.
b) Thân bài (Từ Mùa thu đến khoảnh khắc yên Sự thay đổi sắc màu của sông
tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt) Hương và hoạt động của con
Thân bài có 2 đoạn : người bên sông từ lúc hoàng
- Đoạn 1 (từ Mùa thu đến hai hàng cây): sự đổi sắc hôn đến lúc thành phố lên đèn.
của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc
tối hẳn.
- Đoạn 2 (còn lại): hoạt động của con người bên
bờ sông, trên mặt sông từ lúc hoàng hôn đến lúc
thành phố lên đèn. Sự thức dậy của Huế sau hoàng
c) Kết bài (câu cuối) hôn.
 GDHS bảo vệ môi trường nước
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu của BT; nhắc HS chú ý nhận xét sự khác biệt về thứ tự miêu tả
của hai bài văn.
- HS suy nghĩ và làm bài vào nháp.
- HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
Bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa tả từng bộ phận của cảnh theo thứ tự:
+ Giới thiệu màu sắc bao trùm làng quê ngày mùa là màu vàng.
+ Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh, của vật.
+ Tả thời tiết, con người.
Bài Hoàng hôn trên sông Hương tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian theo thứ tự:
+ Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
+ Tả sự thay đổi sắc màu của Sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn cho đến lúc
tối hẳn.
+ Tả hoạt động của con người bên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn
cho đến lúc thành phố lên đèn.
+ Tả sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
+ HS rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh từ hai bài văn đã phân tích.
GV rút ra ghi nhớ.
- Hai, ba HS đọc nội dung phần Ghi nhớ trong Sgk.
- Một, hai HS minh hoạ nội dung Ghi nhớ bằng việc nêu cấu tạo của bài văn tả
cảnh Hoàng hôn trên sông Hương hoặc Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
Mục tiêu: HS biết phân tích cấu tạo của một bài văn miêu tả cụ thể.
Cách tiến hành:
- Một HS đọc yêu cầu của BT và bài văn Nắng trưa.
- Cả lớp đọc thầm bài Nắng trưa, suy nghĩ, làm bài cá nhân hoặc trao đổi cùng
bạn ngồi bên cạnh.
21
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét, chốt lại lời giải đúng GV dán lên bảng tờ
giấy đã viết cấu tạo 3 phần của bài văn:
Mở bài (câu văn đầu): Nhận xét chung về nắng trưa.
Thân bài: cảnh vật trong nắng trưa.
Thân bài gồm 4 đoạn sau:
 Đoạn 1: từ buổi trưa từ trong nhà Hơi đất trong nắng trưa dữ dội.
đến bốc lên mãi.
 Đoạn 2: từ tiếng gì xa vắng đến hai Tiếng võng đưa và câu hát ru em trong
mí mắt khép lại. nắng trưa.
 Đọan 3: từ con gà nào đến bóng Cây cối và con vật trong nắng trưa.
duối cũng lặng im.
 Đoạn 4: từ ấy thế mà đến cấy nốt Hình ảnh người mẹ trong nắng trưa.
thửa ruộng chưa xong.
Kết bài (câu cuối – kết bài mở rộng): cảm nghĩ về mẹ (“Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ
ơi!”).
- Em thấy bài văn được miêu tả theo trình tự nào?( Miêu tả theo thứ tự từng cảnh vật)
*HSKT: Nghe và đọc lại đoạn văn
Hoạt động 4: Vận dụng
Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vào giải quyết vấn đề
Cách tiến hành:
Dựa vào dàn hãy viết một đoạn văn tả cảnh công viên vào buổi sáng.
HS trình bày. Nhận xét
Hoạt động 5: Tìm tòi – mở rộng
Mục tiêu : HS biết liên hệ thực tế
Cách tiến hành:
Qua bài “Hoàng hôn trên sông Hương” và “Nắng trưa” các em thấy được vạn vật
thiên nhiên xung quanh ta như thế nào?(thật đẹp )
Ta cần làm gì với thiên nhiên xung quanh mình?
GVGD: chúng ta cần phải biết yêu thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên xung quanh
chúng ta.
- Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong Sgk.
- Dặn HS ghi nhớ kiến thức về cấu tạo của bài văn tả cảnh; quan sát trước ở nhà,
ghi lại những điều em quan sát được về một buổi sáng (hoặc trưa, chiều) trong vườn
cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) để học tốt tiết
TLV cuối tuần (Luyện tập tả cảnh).
- Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
------------------------

KĨ THUẬT
TIẾT 1: ĐÍNH KHUY HAI LỖ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình , kĩ thuật và chắc chắn.

22
2. Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực thẩm
mĩ, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ và kiên trì cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Mẫu đính khuy hai lỗ .
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ .
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết .
III. CÁC HOẠT ĐÔNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:
1. Hoạt động mở đầu.
* Giới thiệu bài :
Nêu mục đích , yêu cầu cần đạt của tiết học .
* Bài mới :
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới.
Quan sát , nhận xét mẫu
* Mục tiêu : Giúp HS nắm đặc điểm của mẫu
* Phương pháp: trực quan, thuyết trình, kĩ thuật nêu ý kiến cá nhân
* Tiến hành:
- Giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ , hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình
1b ; đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy , khoảng cách giữa
các khuy đính trên sản phẩm .
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo , vỏ gối … đặt
câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy , so sánh vị trí của các khuy
và lỗ khuyết trên hai nẹp áo .
- Rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng , kích thước , màu sắc của khuy hai lỗ
- Chốt ý : Khuy được làm bằng nhiều vật liệu như nhựa , trai , gỗ … với nhiều màu sắc
, hình dạng , kích thước khác nhau . Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua
2 lỗ khuy để nối khuy với vải . Trên 2 nẹp áo , vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của
lỗ khuyết . Khuy được cài qua khuyết để gài 2 nẹp của sản phẩm vào nhau .
- Hs nhắc lại
3. Hoạt động Luyện tập, thực hành.
Hướng dẫn thao tác kĩ thuật .
* Mục tiêu : Giúp HS nắm cách đính khuy hai lỗ .
* Phương pháp: Làm việc với SGK, trực quan, thực hành
* Tiến hành:
- Đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy .
- Đọc lướt các nội dung mục II SGK .
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ .
- Đọc nội dung mục I và quan sát hình 2 .
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a và hình 3 .
- Vài em lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1 .
- Sử dụng khuy có kích thước lớn , hướng dẫn cách chuẩn bị đính khuy . Lưu ý HS xâu
chỉ đôi và không quá dài
- Dùng khuy to và kim khâu len để hướng dẫn cách đính khuy theo hình 4
- Đọc mục 2b và quan sát hình 4 để nêu cách đính khuy .
- Hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất ; các lần khâu đính còn lại , gọi HS lên thực hiện
thao tác .
- Quan sát hình 5 , 6 .
- Đặt câu hỏi để HS nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy .
- Trả lời câu hỏi SGK .
23
- Hướng dẫn nhanh lần thứ hai các bước đính khuy .
- Vài em nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ .
- Tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp , khâu lược nẹp , vạch dấu các điểm đính khuy .
4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm.
* Mục tiêu: nhằm củng cố lại kiến thức của học sinh
* Phương pháp, kĩ thuật: Giao nhiệm vụ.
- Nhận xét tiết học
- Nêu lại ghi nhớ SGK .
- Giáo dục HS tính cẩn thận
- Xem trước bài sau (tiết 2)
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY (nếu có)
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
------------------------

KHOA HỌC
SỰ SINH SẢN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT Sau bài học HS biết:
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ
của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
- HS có kĩ năng phân tích và đối chiếu các đặc điểm của bố, mẹ và con cái và có
những đặc điểm giống nhau.
2. Năng lực: Nhận thức thế giới tự nhiên, Tìm tòi, khám phá thế giới tự nhiên. Vận
dụng kiến thức vào thực tiễn và ứng xử phù hợp với tự nhiên, con người.
3. Thái độ: - Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn
nam, bạn nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bài powerpoint,SGK.
- HS: SGK
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS dẫn dắt vào bài mới.
* Cách tiến hành:
- HS hát
=> GTB: Sự sinh sản
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Hiểu ý nghĩa của sự sinh sản.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong
hình
-GV chiếu tranh minh hoạ (không có lời nói của nhân vật). Yêu cầu HS giới thiệu các
thành viên trong gia đình Liên - Nhận xét khen ngợi
+ Lúc đầu, gia đình bạn Liên có mấy người? Đó là những ai?
+ Hiện nay, gia đình Bạn Liên có mấy người? Đó là những ai?
+ Sắp tới gia đình bạn Liên sẽ có mấy người ? Tại sao em biết?
+ Vậy gia đình Liên gồm mấy thế hệ?
24
+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong mỗi gia đình?
=>Kết luận: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, đình họ được duy
trì kế tiếp nhau.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS biết tự giới thiệu các thành viên trong gia đình mình trước lớp.
* Cách tiến hành:
- HS giới thiệu cho các bạn biết về các thành viên trong gia đình mình trước lớp.
- GV hướng dẫn giúp đỡ những HS gặp khó khăn
- Nhận xét lời giới thiệu hay.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề trong
học tập, cuộc sống.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: Liên hệ vận dụng vào thực tế các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề mới qua bài học.
* Cách tiến hành:
+ Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
- Liên hệ GDHS.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
- Chuẩn bị bài sau.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
------------------------
Thứ năm ngày 7/9/2023
CHÍNH TẢ
VIỆT NAM THÂN YÊU
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi trong
bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của BT 2, thực hiện đúng
BT 3.
- Rèn kĩ năng nghe, viết cho các em. Bồi dưỡng ý thức giữ vở sạch, viết chữ
đẹp cho các em.
- Cẩn thận, tỉ mỉ, trình bày sạch sẽ,..
- Hướng dẫn học sinh viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn kính
2. Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3.. Phẩm chất: Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- Bảng phụ, bảng con HS.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- GV nêu một số điểm cần lưu ý về yêu cầu của giờ chính tả ở lớp 5.
25
- GTB: Việt Nam thân yêu.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Hiểu ND bài, luyện viết đúng những từ hay sai.
* Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu bài thơ
- 1 HS đọc bài thơ
+ Những hình ảnh nào cho thấy nước ta nhiều cảnh đẹp?
+ Qua bài thơ, em thấy con người Việt Nam như thế nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó:
- HS nêu những từ hay viết sai, luyện viết bảng con.
- HS đọc lại các từ khó vừa viết trên bảng.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV chú ý HS cách trình bày thơ lục bát và chú ý những
từ dễ viết sai như: mênh mông, biển lúa, dập dờn, vứt bỏ,…
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành (Viết chính tả)
* Mục tiêu: Nghe - viết đúng bài chính tả VN thân yêu, bài viết không mắc quá 5 lỗi
trong bài, trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
* Cách tiến hành:
- GV đọc chính tả cho HS viết. GV đọc lại toàn bài chính tả. HS soát lại bài
- Thu chấm 1 số vở. Nhận xét bài viết của học sinh.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết phân biệt ng/ngh, g/gh, c/k
* Cách tiến hành:
Bài 2: - HS nêu yêu cầu bài tập
- GV lưu ý HS : ô có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh, ô có số 2 là tiếng bắt
đầu bằng g hoặc gh và ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
- HS làm bài tập vào SGK, đôi bạn đổi chéo kiểm tra kết quả của nhau.
- Đại diện đôi bạn đọc bài đã điền hoàn chỉnh – nhận xét – GV chốt
Bài 3: - HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài ở bảng phụ.
- Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
- HS nhắc lại quy tắc viết c/k, g/ gh, ng/ ngh.
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng
* Mục tiêu: Liên hệ vận dụng vào thực tế các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề mới qua bài học.
* Cách tiến hành:
- HS điền ng hay ngh? Giải thích vì sao em điền như vậy.
…ỉ hè, chị Kha ra nhà bé …a.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
------------------------

ĐỊA LÍ
VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC CHÚNG TA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn của nước Việt Nam:
+ Trên bán đảo Đông dương, thuộc khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vừa có đất liền,
vừa có biển, đảo và quần đảo.
26
+ Những nước giáp phần đất liền nước ta: Trung Quốc, Lào, Cam- pu- chia.
- Ghi nhớ diện tích phần đất liền Việt Nam; Khoảng 330.000 km2.
- Chỉ phần đất liền Việt Nam trên bản đồ( lược đồ)
*HS HT: -Biết được một số thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí Việt Nam đem lại.
-Biết phần đất liền Việt Nam hẹp ngang, chạy dài theo chiều Bắc- Nam,với
đường bờ biển cong hình chữ S.
- Năng lực:
+ Năng lực tư chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sán g tạo.
+ Năng lực hiểu biết cơ bản về Địa lí, năng lực tìm tòi và khám phá Địa lí, năng lực
vận dụng kiến thức Địa lí vào thực tiễn
- Phẩm chất: Tự hào về Tổ quốc.
* GD ANQP: Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam
GD lòng yêu đất nước, ý thức về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam.

* GD địa phương:Giới thiệu tên huyện, xác định vị trí tiếp giáp và ý nghĩa vị trí địa lí
của huyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


-GV: Bản đồ địa lí tự nhiên - Quả địa cầu - Lựơc đồ câm hình 1 SGK.
-HS: SGK.
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- GV giới thiệu sơ lược về chương trình địa lí lớp 5
- Giới thiệu bài học
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: HS xác định đúng vị trí địa lí và giới hạn của nước ta.
* Cách tiến hành:
- HS quan sát hình 1 SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Đất nước Việt Nam gồm những bộ phận nào?
+ Chỉ vị trí phần đất liền của nước ta trên lược đồ.
+ Phần đất liền của nước ta giáp với những nước nào?
+ Biển bao bọc phía nào phần đất liền của nước ta?
+ Kể tên một số đảo và quần đảo của nước ta.
+ Vì sao nói Việt Nam có nhiều thuận lợi cho việc giao lưu với các nước trên thế giới
bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không?
* Kết luận: VN nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc khu vực Đông Nam. Đất nước
ta vừa có đất liền, vừa có biển, các đảo và các quần đảo.
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Hs nắm được Hình dạng và diện tích Việt Nam
* Cách tiến hành:
- Phần đất liền của nước ta có những đặc điểm gì?
- Từ Bắc vào Nam theo đường thẳng, phần đất liền nước ta dài bao nhiêu km?
- Nơi hẹp ngang nhất là bao nhiêu km?
- Diện tích lãnh thổ nước ta khoảng bao nhiêu km2 ?
- So sánh diện tích nước ta với một số nước có trong bảng số liệu.
=> Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận – lớp nhận xét bổ sung.
27
=> GV chốt : Phần đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy di theo chiều Bắc – Nam với
đường bờ biển cong hình chữ S. Chiều di từ Bắc vào Nam khoảng 1650km và nơi hẹp
nhất chưa đầy 50km.
=> Bài học SGK/ 68 – 3 HS đọc
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học, điền đúng tên đảo và các quần đảo vào lược đồ
câm.
* Cách tiến hành:
- HS điền tên các đảo và quần đảo vào lược đồ câm SGK theo nhóm 4.
- Nhận xét đánh giá bài làm của HS.
- Giới thiệu bản đồ Việt Nam và khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa
và Trường Sa là của Việt Nam
- GD lòng yêu đất nước, ý thức về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của Việt Nam.

* GD địa phương:Em ở huyện nào? Xác định vị trí tiếp giáp và ý nghĩa vị trí địa lí của
huyện trên bản đồ.

Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng


* Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học giải quyết được một số vấn đề liên quan trong
cuộc sống.
* Cách tiến hành:
- GV nêu một số câu hỏi, HS trả lời theo sự hiểu biết của mình.
+ Đảo Phú Quốc thuộc địa phận tỉnh thành nào của nước ta?
+ Bờ biển nước ta nằm ở phía nào của Biển Đông? ….
=>GDBĐVN: nước VN chúng ta có vùng biển rộng lớn thuộc Biển Đông với nhiều
đảo(Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc…) và quần đảo( Trường Sa,
Hoàng Sa). Chúng ta phải biết bảo vệ chúng vì đó là chủ quyền biển- đảo của đất
nước.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:

ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY


…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
------------------------

TOÁN
ÔN TẬP: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ (tt)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng:
- Nắm được cách so sánh phân số với đơn vị; so sánh hai phân số cùng tử số.
- Biết so sánh phân số với đơn vị; so sánh hai phân số cùng tử số.
- HS làm bài 1, 2, 3.
2. Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL mô hình hoá toán học, NL giải quyết vấn
đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
3, Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, có trách nhiệm với toán học và cẩn thận khi làm
bài, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

28
- GV: Bảng nhóm ; HS: bảng con
II.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức so sánh hai phân số. Giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
4 3 7 7
và và
- Lớp làm bảng con, 1 HS lên bảng 5 4 ; 12 15
- HS nêu các cách so sánh hai phân số đã học.
- Nhận xét. Giới thiệu bài mới.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh phân số với 1
* Cách tiến hành:
3 2 9
<1 =1 >1
Bài 1: HS làm bảng con, nhận xét . 5 ; 2 ;4
+ Nêu đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hớn 1, bằng 1 ?
+ Muốn so sánh phân số với 1 ta làm như thế nào ?
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng so sánh hai phân số cùng tử, khác mẫu số.
* Cách tiến hành:
Bài 2: HS nêu yêu cầu của bài tập
- HS làm bảng con , 1 HS làm bảng lớp, nhận xét .
2 2 2 2
a) 5 và 7 (vì tử số bằng nhau; mẫu số 5 > 7 nên 5 > 7 )
- Tương tự câu b,c
+ Nêu cách so sánh 2 phân số cùng tử số ?
Bài 3:
- HS nêu yêu cầu – làm vở - 1 HS làm bảng phụ
- Hướng dẫn HS làm bài – khuyến khích HS làm bằng nhiều cách.

VD: So sánh và
25 64
Cách 1: Ta có : = 40 ; = 40 Vì < Nên <

Cách 2: Vì < 1; >1 Nên < .


- HS trình bày bài, nhận xét
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải bài toán.
* Cách tiến hành:
- HS nêu bài toán, bài toán cho biết gì ?
- HD HS giải - HS giải vở - Chấm bài - Sửa bài - Nhận xét

Bài giải

Mẹ cho chị số quả quýt tức là chị được số quả quýt

Mẹ cho em số quả quýt tức là em được số quả quýt


29
Mà > nên > . Vậy em được nhiều quýt hơn chị.
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
* Mục tiêu: Liên hệ vận dụng vào thực tế các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề mới qua bài học.
* Cách tiến hành:
- HS làm BC, nêu cách thực hiện. Lớp nhận xét, bổ sung, GV chốt bài làm đúng.
11 11
So sánh phân số 2 và 5
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Tìm được nhiều từ đồng nghĩa với những từ đã cho.
- Rèn kĩ năng làm các bài tập tìm từ đồng nghĩa, đặt câu với từ đồng nghĩa .
2. Năng lực:
+ Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề
và sáng tạo.
+ Năng lực văn học, năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mĩ.
3. Thái độ: GD: Cảm nhận được sự phong phú và giàu đẹp của tiếng Việt.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng nhóm,SGK.
- HS : Vở, BC.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học bài Từ đồng nghĩa. Giới thiệu bài mới
* Cách tiến hành:
- Thế nào là từ đồng nghĩa ?
- Đặt câu có sử dụng từ cặp từ đồng nghĩa.
- 2 HS lên bảng làm – nhận xét
- Giới thiệu bài mới: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng tìm từ đồng nghĩa
* Cách tiến hành:
Bài 1:
- HS đọc yêu cầu của đề bài .
- HS đọc các nhóm từ đồng nghĩa – Giải nghĩa một số từ.
* HSKT: Nhắc lại các từ đồng nghĩa
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Rèn cho HS kĩ năng đặt câu với từ đồng nghĩa.
* Cách tiến hành:
- Bài 2:
- HS đọc yêu cầu bài – Tự đặt câu, trao đổi đôi bạn và làm bài vào vở.
- Học sinh đặt 1-2 câu vào vở.
- Chấm bài nhận xét. HS trình bày bài bảng – Nhận xét. GV kết luận.

30
* HSKT: Đọc lại câu của bạn mà em thích
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng sử dụng từ đồng nghĩa
* Cách tiến hành:
Bài 3:
- Một HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn “ Cá hồi vượt thác”
- Lớp làm việc cá nhân tìm các từ cần điền viết vào SGK.
- HS đọc đoạn văn đã điền - Lớp nhận xét sửa chữa. GV chốt
- Giáo dục: Phải biết lựa chọn từ ngữ thích hợp để làm văn hay hơn.
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
* Mục tiêu: Biết cách sử dụng từ đồng nghĩa
* Cách tiến hành:
- Thế nào là từ đồng nghĩa?
- Khi dùng từ đồng nghĩa ta cần lưu ý điều gì?
- Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….
------------------------
ÂM NHẠC
TIẾT 2: HỌC HÁT BÀI: REO VANG BÌNH MINH
( Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng
- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết tác giả là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
- Hs biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
2. Năng lực:
- Học sinh biết cảm thụ âm nhạc
- Rèn cho học sinh kĩ năng hát mạnh dạn, tự tin.
3. Thái độ:
- Góp phần giáo dục học sinh yêu thích, bảo vệ thiên nhiên, bình minh đất nước
tươi đẹp.
* HSKT: Biết hát và kết hợp vỗ tay, hòa nhập cùng các bạn trong giờ học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1 Giáo viên:
- bài powerpoint
2. Học sinh:
- Sgk,Thanh phách...
III: CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Hoạt động 1 : Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
- Gọi hs lên bảng biểu diễn 1 trong các bài hát đã học ở lớp 4

31
- Gv gọi hs nhận xét; giáo viên nx, đánh giá.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết hát bài hát Bài Reo vang bình minh theo giai điệu, đúng lời ca.
Biết tác giả bài hát là nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.
b. Cách tiến hành:
* Giới thiệu bài:
- Gv giới thiệu đôi nét về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) là một Nhạc
sỹ lớn, tác giả của những bản hùng ca, giải phóng; tác phẩm của ông luôn gắn
với những sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc. Ông là Giáo sư, Viện sỹ
Lưu Hữu Phước còn có những bút danh khác: Huỳnh Minh Siêng Long
Hưng, Anh Lưu, Hồng Chí. Ông sinh ngày 12 tháng 9 năm 1921 tại quận Ô
Môn, tỉnh Cần Thơ (nay thuộc thành phố Cần Thơ)
Lưu Hữu Phước còn sáng tác cho thiếu nhi rất nhiều bài hát có giá trị lớn, nổi
tiếng một thời, đến nay vẫn là chuẩn mực cho thể loại ca khúc thiếu nhi: Thiếu
nhi thế giới liên hoan,Reo vang bình minh...Lên Đàng. Ông mất ngày 8 tháng
6 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh
* Hát mẫu:
- Gv mở băng mẫu
- Hỏi cảm nhận của học sinh về bài hát sau khi nghe.
* Đọc lời ca theo tiết tấu:
- Gv phân câu và đọc mẫu ( 4 câu).
- Gv cho đọc lời ca theo tiết tấu.
- Thực hiện theo nối móc xích.
- Gv chỉ định.
- Gv sửa sai ( nếu có)
* Dạy hát từng câu theo lối móc xích
* Hát cả bài:
- Gv yêu cầu cả lớp, tổ, cá nhân hát toàn bài
* Kết luận:
- Học sinh biết hát theo giai điệu, đúng lời ca. Biết tác giả là nhạc sĩ Lưu Hữu
Phước.
3. Hoạt động 3: Thực hành
a. Mục tiêu:
- Học sinh biết hát kết hợp gõ đệm theo nhịp cho bài hát
- Biết vận động cơ thể với 3 động tác dậm chân, vỗ vai, vỗ tay
b. Cách tiến hành:
- Gv hát, gõ mẫu và hướng dẫn hs
Reo vang reo ca vang ca cất tiếng hát
x x x
- Gv cho hs hát kết hợp gõ đệm
- Gv chỉ định
32
- Gv hướng dẫn hs hát kết hợp vận động cơ thể ( với 3 động tác)
- Gv chỉ định
- Gv nhận xét sửa sai (nếu có)
* Kết luận: Học sinh chủ động, linh hoạt trong việc kết hợp gõ đệm và vận động
cơ thể tự nhiên
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a. Mục tiêu:
- Giúp học sinh nhớ lại nội dung bài học
b. Cách tiến hành.
- Gv cho hs hát lại bài hát
- Giáo viên giáo dục học sinh yêu thích, bảo vệ thiên nhiên, bình minh đất nước
tươi đẹp.
5. Hoạt động 5: Tìm tòi mở rộng
Cách tiến hành:
* Mục tiêu: Liên hệ thực tế hoặc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để
giải quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc
sống một cách linh hoạt.
- Nhắc học sinh về tập biểu diễn cho bố mẹ, anh chị xem
- Sáng tạo một số động tác phụ họa đơn giản phù hợp với bài hát
- Chuẩn bị cho giờ học sau
- Nhận xét tiết học.
* Kết luận học sinh lắm bắt được nội dung bài học
* Điều chỉnh sau tiết dạy:
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................

------------------------
Thứ sáu, ngày 8/9/2023
TẬP LÀM VĂN
Tiết 2: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Từ việc phân tích cách quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi
sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả
cảnh.
2. Kĩ năng: Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những
điều đã quan sát.
3. Thái độ: GDHS ý thức học tập.
* Tích hợp:GDMT. Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của môi trường, yêu thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
GV: - Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố...
HS: - Những ghi chép kết quả quan sát một buổi trong ngày.
- Bút dạ, giấy A3.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức đã học và dẫn dắt vào bài mới.
Cách tiến hành:
33
- Cho HS chơi trò chơi để dẫn dắt vào kiểm tra bài cũ.
- 2 HS nêu Ghi nhớ.
- 1 HS nhắc lại cấu tạo của bài văn Nắng trưa.
- Nhận xét. Giới thiệu tên bài và nội dung bài học: Các em đã nắm được cấu tạo của
một bài văn tả cảnh qua tiết học tập làm văn trước. Hôm nay, qua việc phân tích bài
Buổi sớm trên cánh đồng, các em sẽ hiểu thế nào là quan sát và chọn lọc chi tiết trong
một bài văn tả cảnh.
Hoạt động 2: Luyện tập, thực hành
* Mục tiêu: HS biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý
những điều đã quan sát.
Cách tiến hành:
* Bài tập 1:
- Gọi vài HS đọc yêu cầu.
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi cùng bạn để trả lời câu hỏi.
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
- Một số HS tiếp nối nhau trình bày ý kiến. Cả lớp và GV nhận xét.
- HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi 2,3.
+ Tác giả quan sát sự vật bằng các giác quan nào?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? Tại sao em cho rằng sự
quan sát đó rất tinh tế?
- GV nhấn mạnh nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả.
* GDBVMT: Cảnh Buổi sớm trên cánh đồng được tác giả miêu tả rất đẹp, phải quan
sát tinh tế lắm, phải yêu quê hương mình lắm tác giả mới thấy được những hình ảnh
như vậy. Để có được một bài văn tả cảnh hay giàu hình ảnh thì các em phải là người
yêu quê hương, yêu thiên nhiên và con người xung quanh em, yêu không cũng chưa đủ
mà chúng ta còn phải biết bảo vệ, giữ gìn cho môi trường thiên nhiên trong sạch.
* Bài tập 2:
- 1 HS đọc yêu cầu của bài tập. GV lưu ý HS chỉ nêu ý chính.
- GV giới thiệu một vài tranh ảnh minh hoạ cảnh vườn cây, công viên, đường phố,…
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà của HS.
- HS tự lập dàn ý vào vở.
- HS tiếp nối nhau trình bày.
- GV chốt lại.
- HS tự sửa lại dàn ý của mình.
Hoạt động 3: Vận dụng
* Mục tiêu: Biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề quen thuộc,
tương tự trong học tập, cuộc sống.
Cách tiến hành:
+ Nhắc lại dàn bài chung của bài văn tả cảnh.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: Liên hệ thực tế hoặc vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải
quyết vấn đề mới hoặc đưa ra những phản hồi hợp lí trong học tập, cuộc sống một
cách linh hoạt.
Cách tiến hành:
+ Để có được một bài văn tả cảnh hay giàu hình ảnh thì các em phải thể hiện tình cảm
của mình đối với quê hương như thế nào?
- GV nhận xét tiết học. Dăn HS về hoàn thành bài vào vở, chuẩn bị bài sau.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY

34
...........................................................................................................................................
.......................................................................................................................
--------------------------
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Nắm được kiến thức về số thập phân.
- Biết đọc, viết phân số thập phân.
- Nhận ra được: Có một số phân số có thể viết thành PSTP, biết cách chuyển các PS đó
thành PSTP.
2. Năng lực: NL tư chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và
sáng tạo, NL tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp
toán học, NL sử dụng công cụ và phương tiện toán học
3. Phẩm chất: Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
* HSKT: Nhận biết phân số thập phân, hoàn thành BT1, BT2.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:


1. Đồ dùng
- GV: Bảng phụ.
- HS: Vở, SGK,...
2. Phương pháp, kĩ thuật dạy học
- Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập.
- Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày một phút, tia chớp, động não
III. CÁC HỌAT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động 1: Khởi động:(5phút)
*Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái cho HS, giới thiệu bài
*Cách tiến hành:
7 3 2 3
- So sánh: 5 và 5 ; 3 và 4
9 9 9
10 và 1 ; 7 < 10
-HS làm lần lượt từng bài vào nháp sau đó đọc bài làm.
GV nhận xét
GV giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới:(15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS biết thế nào là phân số thập phân. Biết đọc, viết phân số thập
phân. Chuyển phân số thành số thập phân.
*Cách tiến hành:
1) Nhận biết số thập phân

- GV nêu ví dụ các phân số:


- Nêu nhận xét đặc điểm của MS các PS này.
* Giới thiệu: Các PS có mẫu số 10; 100; 1000;… gọi là các PSTP
- Cho HS lấy thêm VD về phân số thập phân.
2) Chuyển phân số thành phân số thập phân
4
- Đưa ra các phân số: ; 20
35
- Các PS này có phải là PSTP không?
- Hãy tìm 1PSTP bằng mỗi PS đã cho.
- HS làm vào vở nháp
- HD học sinh rút ra nhận xét
- Có một số PS đưa về được PSTP
- Có một số PS không đưa về được PSTP
* Chốt lại: Qua các ví dụ, muốn chuyển 1 PS thành PSTP ta làm thế nào?
-Tìm 1 số nào đó để khi nhân(hoặc chia cho) với MS cho ta kết quả là 10; 100; 1000;
…Rồi nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số với số đó để được PSTP
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành (15 phút)
*Mục tiêu: Giúp HS làm bài 1, 2, 3, 4(a,c)
*Cách tiến hành:
Bài 1: HĐ cá nhân
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc thầm phân số thập phân
- Gọi HS đọc trước lớp
- GV nhận xét chữa bài
Bài 2: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm vở
- HS chụp bài cho GV kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài
Bài 3: HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Cho HS chọn đáp án đúng nhất
4 100 17 4 100 3
a) 10 ; 34 ; 1000 b) 10 ; 34 ; 7
4 17 4 17 69
c) 10 ; 1000 d) 10 ; 1000 ; 2000
Đáp án đúng c vì hai phân số đó có mẫu số lần lượt là 10, 1000.
- GV nhận xét chữa bài
- Củng cố đặc điểm của PSTP
Bài 4 : HĐ cá nhân
- 1 học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm vào nháp
- Cho HS trình bày và nêu cách thực hiện.
- GV nhận xét chữa bài
- Có thể chuyển 1 PS thành PSTP bằng cách nào?
Nhân hoặc chia cả tử số và mẫu số của PS đó với cùng một số để có MS là 10; 100;
1000;…
*HSKT: Làm bài 1,2

Hoạt động 4: Vận dụng:(2phút)


*Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức để phân biệt PS với PSTP
*Cách tiến hành:
- Nêu đặc điểm của PSTP, cách phân biệt với PS thường.
- HS nêu
Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng(1phút)
36
*Mục tiêu: HS tìm tòi, mở rộng kiến thức.
*Cách tiến hành:
- HS chia sẻ với bạn mẹo xác định 1 phân số có thể chuyển thành phân số thập phân
được không.
- HS chia sẻ.
- Nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………….

--------------------------
KHOA HỌC
NAM HAY NỮ
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức, kĩ năng: Phân biệt được nam và nữ dựa vào đặc điểm sinh học và đặc
điểm XH.
- Hiểu được cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của XH về nam và nữ.
2. Năng lực:
+ Kĩ năng phân tích, đối chiếu các đặc điểm đặc trưng của nam và nữ.
+ Kĩ năng trình bày suy nghĩ của mình về các quan niệm nam, nữ trong xã hội.
+ Tự nhận thức và xác định giá trị của bản thân.

3.Thái độ:
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, nữ.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Hình trang 6,7 SGK. Các tấm phiếu có nội dung như SGK.
-HS: SGK.
III.Hoạt động dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
* Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức bài Sự sinh sản. Giới thiệu bài mới.
* Cách tiến hành:
- Em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
- Sự sinh sản ở người có ý nghĩa như thế nào?
- Điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản ?
- Nhận xét đánh giá.
- Giới thiệu bài mới
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
* Mục tiêu: Phân biệt được nam và nữ dựa vào đặc điểm sinh học và đặc điểm xã hội.
* Cách tiến hành:
+ Tìm một số điểm giống và khác nhau giữa bạn nam và bạn nữ.
+ Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là trai hay gái?
* Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có
sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bạn
trai và bạn gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình và cấu tạo cơ quan sinh dục.
Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nam và
nữ có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học như:
- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.
- Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.
37
Hoạt động 3: Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: HS biết dựa vào những điều đã học biết phân biệt các đặc điểm về mặt
sinh học và xã hội giữa nam và nữ.
* Cách tiến hành:
+ Nêu một số đặc điểm về mặt sinh học và xã hội của nam và nữ.
- HS trình bày. Lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 4: Vận dụng
* Mục tiêu: Dựa vào kiến thức đã học sắp xếp đúng các đặc điểm về mặt sinh học và
xã hội của nam và nữ vào bảng.
* Cách tiến hành:
- HS mở SGK trang 8, đọc và tìm hiểu nội dung “Ai nhanh, ai đúng”
+ Thi sắp xếp các từ SGK/ 8 cho phù hợp vào từng cột theo bảng dưới đây:

Nam Cả nam và nữ Nữ

+ Giải thích tại sao lại xếp như vậy?


- Đại diện các nhóm trìng bày kết quả thảo luận – nhóm khác chất vấn bổ sung.
Hoạt động 5: Liên hệ mở rộng
* Mục tiêu: Hiểu được sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về nam
và nữ. Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam,
nữ.
* Cách tiến hành:
- HS thảo luận, thống nhất ý kiến:
+ Những việc nam làm được nữ có làm được không?
+ Có nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ không? …
=> Liên hệ GDHS ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt
bạn nam, nữ.
- GV nhận xét đánh giá chung qua tiết học:
- Chuẩn bị bài sau.
ĐIẾU CHỈNH SAU TIẾT DẠY
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
_--------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ TUẦN 1

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Kiến thức
HS biết :
- Nhận xét, tổng kết đánh giá về tình hình học tập, nề nếp, tình hình hoạt động của lớp
trong tuần vừa qua và phổ biến kế hoạch tuần tới.
- Học sinh tự đánh giá bản thân và các thành viên khác trong tổ, lớp. Nghiêm túc phê
bình những sai phạm trong nội quy, quy chế nhà trường, lớp đề ra và quyết tâm khắc
phục khuyết điểm.
- Củng cố khắc sâu kiến thức đã học thuộc chủ điểm: “Hòa bình và hữu nghị”.

38
- Hiểu được giá trị của hòa bình, mọi người được sống trong hòa bình, hữu nghị và có
trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện khả năng giao tiếp, điều khiển tổ chức sinh hoạt tập thể.
- Tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình, hữu nghị.
- Hình thành cho các em một số kĩ năng cơ bản như: khéo léo, nhanh nhẹn, tinh thần
tập thể, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ý chí quyết tâm, hợp tác nhịp nhàng.
3. Thái độ
- Tinh thần tự giác, có ý thức kỉ luật cao trong học tập và rèn luyện.
- Thái độ: Vui tươi, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau.
- Qúy trọng và ủng hộ các hoạt động đấu tranh cho quyền bình đẳng nam và nữ
II. Chuẩn bị
1- Giáo viên chủ nhiệm:
- Xem bảng thông báo kế hoạch hoạt động của nhà trường và lớp chủ nhiệm tuần qua
và sắp tới.
- Tổng kết tình hình lớp thông qua việc theo dõi của giáo viên, sổ theo dõi cá nhân của
ban cán sự lớp, sổ ghi nhận của sao đỏ trên các mặt: chuyên cần, kỷ luật, học tập, vệ
sinh …
- Hỗ trợ Ban cán sự lớp soạn thảo kế hoạch cho tuần tới.
2- Đối với học sinh:
- Ban cán sự lớp tổng kết hoạt động trong tuần qua.
- Các thành viên trong lớp đưa ra ý kiến nhằm xây dựng tập thể lớp.
- Chuẩn bị những nội dung, dụng cụ cho sinh hoạt chủ điểm đã được phân công.
III. Nội dung sinh hoạt:
Hoạt động 1: Khởi động
Mục tiêu: Tạo không khí vui tươi và giới thiệu buổi sinh hoạt.
Cách tiến hành:
- Múa hát tập thể.
Lớp phó và lớp phó văn nghệ điều khiển.
- Giới thiệu buổi sinh hoạt.
Hoạt động 2: Tổng kết đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua
Mục tiêu: HS nhận thấy được những ưu, khuyết điểm trong tuần qua.
Cách tiến hành:
- Ban cán sự điều khiển sinh hoạt lớp:
- Lớp trưởng mời 4 tổ trưởng nhận xét ưu điểm, tồn tại của tổ trong tuần
- Tổ trưởng 4 tổ thực hiện nhiệm vụ
Nhận xét ưu điểm:...............................................................................................
…………………………………………………………………………………..
Nhận xét những mặt cần khắc phục: ..................................................................
……………………………………………………………………………………..
Đề xuất tuyên dương:..................................................
- Lớp phó học tập báo cáo, nhận xét chung về tình hình học tập.

39
- Ban cán sự lớp báo cáo hoạt động chung về các mặt: thi đua cá nhân, tuyên dương,
phê bình, chuyên cần, trật tự, kỉ luật, học tập, phong trào, vệ sinh, …
- GVCN nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá tình hình lớp trong tuần qua.
- Tuyên dương cá nhân và tổ đạt thành tích tốt.
+ Cá nhân xuất sắc: ............
(HS được đề cử: Mỗi tổ 1 cá nhân xuất sắc nhất)
+ Tổ xuất sắc: ...........
- Tuyên dương, khen ngợi những ưu điểm trong tuần qua của tập thể và cá nhân, đặc
biệt tuyên dương những HS có tiến bộ vượt bậc.
- Nhắc nhở những tồn tại của lớp trong tuần (nếu có).
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tuần 2.
Mục tiêu: Giúp HS khắc phục những hạn chế trong tuần và có biện pháp nâng cao
chất lượng học tập, nề nếp, lao động vệ sinh trong tuần tới.
Cách tiến hành:
GV đính bảng:
Cây phương hướng của lớp.
- Ban cán sự điều khiển các tổ xây dựng kế hoạch tuần 2. Theo các nội dung: Nề nếp,
học tập, lao động.
Các tổ thảo luận để đề ra biện pháp thực hiện. (3 phút).
- Các tổ trình bày biện pháp theo từng nội dung kế hoạch tuần tới. Chọn biện pháp
chung cho lớp.
- GV nhận xét, bổ sung vào biện pháp, kế hoạch tuần 2.
- GV chốt, nhấn mạnh kế hoạch trọng tâm.
* Nề nếp
- Tiếp tục duy trì thực hiện đúng nội quy lớp học.
* Học tập
- Lịch sử địa phương: Tìm hiểu, ghi chép vở tự học một số danh nhân tiêu biểu của đất
Đồng Nai.
- 15 phút đầu giờ lồng ghép trò chơi vào thực hiện phép tính với số thập phân vào bảng
con.
- Đôi bạn cùng tiến giúp đỡ nhau ôn lại giải toán chuyển động
- Thực hành luyện viết các đoạn văn tả cảnh vào vở luyện thêm và đọc cho nhau nghe.
Các tổ thi đua về giải toán liên quan về tính chu vi, diện tích một hình.
* Phong trào:
- Gom sách, truyện cũ xây dựng thư viện thân thiện vào giờ ra chơi.
- Tham gia trồng và chăm sóc vườn hoa, cây cảnh
- Thực hiện An toàn giao thông: Không đi hàng 2 hàng 3..., lôi kéo, xô đẩy nhau ngoài
đường.
- Thực hiện tốt thông điệp 5K để phòng chống dịch bệnh covid 19.
- Thống nhất phương hướng.
Hoạt động 4: Sinh hoạt chủ đề

40
Mục tiêu: Hiểu cần bình đẳng nam và nữ. Biết đoàn kết, thân ái với các bạn. Thể
hiện được sự đoàn kết, bình đẳng nam và nữ bằng việc làm phù hợp.
Cách tiến hành:
- HS hát: “Em sẽ là bông hồng nhỏ”.
- GV giới thiệu chủ đề tuần.
* Tổ chức cho học sinh trưng bày tranh ảnh, thơ ca về các hoạt động chủ đề nam và nữ
- Nhận xét, tuyên dương các tổ.
GDHS: Hãy là đội viên tốt, luôn đoàn kết với bạn bè, yêu thương các em nhỏ, tham
gia các phong trào tình nguyện của đội thiếu nhi Tiền phong HCM, chia sẻ với những
người gặp khó khăn để chung tay tạo nên thế giới hòa bình.
Nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 5: Tổng kết buổi sinh hoạt.
Mục tiêu: Nhắc nhở, dặn dò chuẩn bị cho tiết sau.
Nhận xét.
Dặn dò: Chuẩn bị cho tiết sinh hoạt tiếp theo: Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
Ban cán sự lớp chịu trách nhiệm thiết kế câu hỏi tổ chức trò chơi Rung chuông vàng
về Ngày giải phóng. Các tổ trưởng lên kế hoạch tham gia thăm hỏi các bác trong Hội
cựu chiến binh xã cùng với GVCN, Tổng phụ trách, BGH nhà trường.
- Kết thúc buổi sinh hoạt lớp.

41

You might also like