You are on page 1of 19

B×a

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO SÁNG KIẾN


Đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Uông Bí
xét, công nhận năm học 2019-2020
Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ tập đọc - Lớp 4

Họ và tên: Đặng Thị Khuyên


Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phương Đông B

Uông Bí, tháng 02 năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Uông Bí, ngày 26 tháng 02 năm 2020


BÁO CÁO SÁNG KIẾN
Đề nghị Hội đồng sáng kiến thành phố Uông Bí xét, công nhận
Năm học 2019 - 2020

I. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH
- Họ và tên: ĐẶNG THỊ KHUYÊN
- Ngày tháng năm sinh: 10/07/1984
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Tiểu học
- Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên, trường Tiểu học Phương Đông B
- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4A1
II. NỘI DUNG
1. Tên sáng kiến: Biện pháp nâng cao hiệu quả giờ tập đọc - Lớp 4
2. Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến:
2.1 Thực trạng nhiệm vụ, công tác trước khi áp dụng sáng kiến:
Qua quá trình giảng dạy của bản thân, qua dự giờ của bạn bè đồng nghiệp,
qua nghiên cứu tìm hiểu, tôi thấy được những hạn chế, những tồn tại trong quá
trình giảng dạy như việc học sinh chưa mấy thích thú môn học, chất lượng đại
trà còn thấp, ít học sinh đọc hay, đọc diễn cảm. Đa số các em chưa hiểu sâu nội
dung bài học, chưa cảm nhận hết được cái hay cái đẹp trong mỗi văn bản, mỗi
tác phẩm văn học, kết quả học đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của
việc hình thành kĩ năng đọc. Các em chưa nắm chắc được công cụ hữu hiệu để
lĩnh hội tri thức, tư tưởng tình cảm của người khác chứa đựng trong mỗi văn bản
được đọc. Hơn nữa, nhiều GV Tiểu học còn lúng túng khi dạy tập đọc: Cần đọc
bài tập đọc với giọng như thế nào, làm thế nào để chữa lỗi phát âm cho HS, làm
thế nào để các em đọc nhanh hơn, hay hơn, diễn cảm hơn; làm thế nào để các
em hiểu văn bản được đọc, nhất là làm thế nào để hiểu được “văn”, làm thế nào

2
để phối hợp đọc thành tiếng và đọc hiểu; làm thế nào để cho những gì được đọc
tác động vào chính cuộc sống của các em.... Vì vậy muốn có nhiều học sinh đọc
tốt, đọc hay, hiểu được nội dung văn bản trong SGK đề cập, và điều quan trọng
là các em thấy yêu thích giờ Tập đọc thì giáo viên phải biết tổ chức các giờ dạy
học và sử dụng đồ dùng dạy học cho hợp lí giúp cho giờ học thêm phong phú và
hấp dẫn hơn.
2.2 Khách quan, chủ quan
a Khách quan:
Trong thực tế dạy học nhiều năm nay, GV lên lớp giờ Tập đọc chủ yếu
bằng phương pháp giảng bình như giảng văn ở các lớp phổ thông trung học.
Hoạt động chủ yếu của HS lúc này là nghe và trả lời câu hỏi của GV.
Trong giờ Tập đọc các kết luận của giờ dạy đã có sẵn và được GV áp đặt cho
HS: GV nêu ra các từ khó hiểu rồi tự giải thích, ý của đoạn cũng được GV nêu
lên trước và ghi lên bảng. Khi luyện đọc diễn cảm, GV cũng áp đặt nó thay cho
HS: Cần đọc bài với giọng như thế nào, cần nhấn giọng ngắt giọng ra sao. GV
nêu cách hiểu của mình về bài giảng, cảm thụ của mình cho HS nghe, ghi nhớ và
nhắc lại. Như vậy, mục tiêu giờ dạy Tập đọc từ đầu giờ đã có ở GV thì cuối giờ
vẫn nằm ở phía GV. HS chỉ là người minh hoạ, làm rõ bằng một số chi tiết hoặc
nhắc lại một số kết luận đã có sẵn mà không biết bằng con đường nào để có kết
luận đó.
b. Chủ quan:
Nhìn chung các em học sinh lớp 4 đã đọc đúng, đọc lưu loát trôi trảy. Các
em hiểu và nắm được nội dung các bài Tập đọc. Từ việc đọc đúng và hiểu đúng
nội dung văn bản đã giúp các em học tốt các môn học khác, nói năng, trình bày
một vấn đề mạch lạc, rõ ràng và giao tiếp được tốt hơn. Nhưng các em chưa đọc
được hay, chưa bộc lộ được cảm xúc của nội dung bài Tập đọc. Chính vì một
phần do các em chưa hiểu sâu nội dung bài, chưa cảm nhận hết được cái hay, cái
đẹp trong mỗi văn bản.

3
3. Lý do chọn sáng kiến, giải pháp:
Trong môn Tiếng Việt thì phân môn Tập đọc là phân môn mang tính chất
công cụ, là chìa khoá, là phương tiện để học sinh tiếp nhận tri thức của loài
người. Nó góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu chung của bậc học.
Chính vì vậy, để phù hợp với sự phát triển tâm lí của học sinh trong thời hiện
đại, đáp ứng mục tiêu giáo dục thì cần có các phương pháp dạy học ở Tiểu học
nói chung dạy phân môn Tập đọc nói riêng phải luôn tạo sự hấp dẫn, tạo ra
những tình huống có vấn đề để khêu gợi, kích thích, đòi hỏi học sinh suy nghĩ
tìm tòi giải quyết vấn đề. Vì những lí do nêu trên đã thôi thúc tôi chọn, tìm hiểu
và thực nghiệm một số biện pháp “Nâng cao hiệu quả giờ Tập đọc - lớp 4”

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:

- Phạm vi nghiên cứu: Môn Tập đọc lớp 4.


- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao hiệu quả
giờ Tập đọc cho học sinh lớp 4.

5. Mục đích nghiên cứu:

Dạy Tiếng Việt nói chung và dạy Tập đọc nói riêng là vấn đề được nhiều
giáo viên quan tâm từ trước đến nay trong quá trình dạy học của mình. Tuy
nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của lớp, việc học Tập đọc của các em còn
nhiều hạn chế. Vì vậy, tôi mạnh dạn tiếp tục nghiên cứu đề tài này để đưa ra một
vài biện pháp giúp học sinh học Tập đọc được tốt hơn với mục đích là đổi mới
hình thức và sử dụng đồ dùng dạy học góp phần nâng cao hiệu quả giờ tập đọc
lớp 4 theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh, góp phần nâng cao
hiệu quả của việc dạy và học tập đọc.
6. Nội dung chi tiết của sáng kiến:
6.1 Nội dung sáng kiến:
Việc tổ chức các hình thức hoạt động trong tiết dạy đặc biệt quan trọng.
Qua việc xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hình thức dạy học.
Tôi đã lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học đối với mỗi bài cho phù hợp, phát

4
huy tính tích cực sáng tạo của học sinh. Sự đổi mới đó được thể hiện trong từng
phần cụ thể như sau:
a. Đổi mới hình thức kiểm tra bài cũ:
Nếu phần kiểm tra bài cũ chỉ tiến hành dưới hình thức:
+ GV nêu câu hỏi ở bài trước
+ Học sinh trả lời
+ Lớp nhận xét
+ GV nhận xét.
thì sẽ dẫn đến việc học sinh không chịu học để nhớ kiến thức và nắm rõ bản chất
vấn đề và chỉ học theo kiểu chống đối: Bao giờ cô giáo kiểm tra thì lôi sách ra
đọc và dựa vào SGK để trả lời các câu hỏi về nội dung. Chính điều đó đã làm
cho không khí lớp học trở nên buồn tẻ. Theo phương pháp đổi mới tôi đã thực
hiện như sau:
Đối với mỗi bài tôi đã áp dụng nhiều hình thức kiểm tra khác nhau như:
- Đọc một đoạn văn tự chọn hoặc theo chủ định của GV và liên hệ bản thân.
- Quan sát tranh trình bày và nêu ý nghĩa.
- Đọc phân vai : Em chọn bạn để đọc cùng, để hỏi và để trả lời câu hỏi.
- Trả lời một số câu hỏi ghi trong phiếu bài tập GV treo trên bảng lớp.
- Kiểm tra bài cũ dưới hình thức trò chơi (hộp thư chạy; hái hoa dân chủ.....).
* Ví dụ 1: Khi dạy bài "Đôi giày ba ta màu xanh"tôi đã tiến hành kiểm tra bài
cũ là bài "Nếu chúng mình có phép lạ" như sau :
GV yêu cầu 3 HS lên bảng nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ Nếu chúng
mình có phép lạ và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nêu ý chính của bài thơ.
+ Nếu có phép lạ em sẽ ước điều gì ? Vì sao ?
GV gọi 1 HS lên bảng làm bài tập trong phiếu bài tập :
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng cho câu hỏi sau :
Câu thơ "Nếu chúng mình có phép lạ" được lặp lại trong bài để nói lên điều gì ?
a. Các bạn nhỏ mơ ước nhiều điều.
b. Nhấn mạnh những mơ ước của các bạn nhỏ được nói đến trong bài.
c. Mơ ước bạn nhỏ là những mơ ước thiết tha; cháy bỏng, chứa đựng niềm
tin của các bạn, là những mơ ước sẽ thành sự thực.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài: "Trống đồng Đông Sơn" tôi cho kiểm tra bài cũ là bài
“Bốn anh tài" như sau :

5
GV gọi 5 học sinh lên bảng đọc bài theo cách phân vai kể lại toàn bộ nội
dung câu chuyện:
+ HS 1: đọc lời người dẫn chuyện.
+ HS 2: đọc lời của Cẩu Khây.
+ HS 3: đọc lời của Nắm Tay Đóng Cọc.
+ HS 4: đọc lời của Lấy Tai Tát Nước.
+ HS 5: đọc lời của Móng Tay Đục Máng.
Trả lời một số câu hỏi về nội dung:
+ Vì sao anh em Cẩu Khây chiến thắng được yêu tinh?
+ Câu truyện ca ngợi điều gì?
Tôi cho HS dưới lớp làm ban giám khảo chấm điểm cho các bạn theo từng vai
diễn.

b. Đổi mới hình thức giới thiệu bài:


Mục đích của phần giới thiệu bài là kích thích HS thích đọc bài tập đọc,
gây được hứng thú, tạo nhu cầu đọc bài cho HS, kích thích tính tò mò của các
em tìm hiểu về một vấn đề mới. Nếu phần giới thiệu bài hay, hấp dẫn sẽ tạo cho
các em sự chú ý lắng nghe giảng và hăng hái tìm hiểu ở những phần sau của bài
đem lại hiệu quả rất lớn. Có nhiều cách giới thiệu bài hay, hấp dẫn như:
- Kể chuyện có liên quan đến nội dung bài để giới thiệu.
- Dùng động tác, cử chỉ, điệu bộ, thao tác, tiếng kêu....(Vẽ, hát)
- Thông qua một sự việc thực tế của học sinh trong lớp, trong trường ....
- HS thực hiện trò chơi học tập thông qua đó để giới thiệu vào bài mới.
- Nêu tóm tắt nội dung chính bài đọc để giới thiệu bài.
- Đặt một số câu hỏi nêu vấn đề gợi mở nhằm kích thích học sinh tiến hành
đọc để tìm lời giải đáp.
- Sử dụng đồ dùng dạy học như: tranh ảnh, vật thật, sơ đồ bảng biểu, băng
nhạc, băng hình giới thiệu gây hứng thú v.v... và còn rất nhiều các hình thức giới
thiệu bài khác mà trong phạm vi của đề tài này tôi không thể đưa ra hết được
mong các đồng chí GV trong quá trình giảng dạy nghiên cứu và bổ sung thêm.
6
* Ví dụ1: Khi dạy bài: "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" tôi đã
giới thiệu bài như sau:
Trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ có rất nhiều nhà thơ nhà
văn đã viết nên những bài thơ rất hay và đã được phổ nhạc thành bài hát. Một
trong những bài hát được rất nhiều người yêu thích đó là bài:"Lời ru trên
nương" được phổ nhạc từ bài thơ: “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Bây giờ các em cùng lắng nghe giai điệu của
bài hát để thấy được vẻ đẹp tâm hồn của người mẹ yêu con, yêu cách mạng, lòng
thương yêu sâu sắc của bà mẹ miền núi đối với con và đối với cách mạng. (Giáo
viên hát cho học sinh nghe). Cô và các em cùng đi tìm hiểu nội dung bài để thấy
được cái hay cái đẹp của bài và tìm hiểu về cách đọc sao cho hay nhất nhé.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài "Con chuồn chuồn nước"tôi đã giới thiệu bài như sau:
Sau khi kiểm tra bài cũ tôi tóm nội dung bài cũ và kết hợp giới thiệu bài mới:
Các em hãy quan sát bức tranh sau: (Giáo viên treo tranh) và hỏi học sinh:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì ?
+ Nhìn bức tranh em thấy cảnh quê hương như thế nào ?
Đúng đó các em ạ! Đất nước chúng ta có rất nhiều cảnh đẹp nên thơ và đáng
yêu gắn liền với cuộc sống thường ngày của người dân như hình ảnh của cây đa,
bến nước, mái đình, luỹ tre xanh rì rào trong gió đến những đàn cò trắng bay
lượn giữa không trung. Và còn nhiêù, rất nhiều những cảnh đẹp khác nếu các em
biết quan sát và ngắm nhìn. Nhà văn Nguyễn Thế Hội đã vẽ lên trước mắt chúng
ta cảnh làng xóm sông nước, thiên nhiên đất nước ta đẹp và lung linh qua cánh
bay của chú chuồn chuồn nước nhỏ bé quen thuộc và sinh động qua bài: "Con
chuồn chuồn nước".
c. Đổi mới phần bài mới:
* Luyện đọc và tìm hiểu bài :
Mục đích: Luyện tập để học sịnh đọc như mẫu và hiểu được nội dung bài đọc.
Khi dạy phần luyện đọc cho học sinh, tôi đã chọn một số hình thức thực hiện
như sau:
- Chọn từ luyện đọc theo khả năng phát âm của học sinh trong lớp.
- Chọn từ học sinh phát âm chưa chuẩn để luyện. (Tuỳ sự lựa chọn của học
sinh).
- Chọn câu, đoạn khó hoặc là “chốt” để luyện kỹ, lưu ý cho học sinh cách ngắt
nghỉ khi không có dấu câu (ngắt nghỉ tâm lý, ngắt theo sự biểu hiện ý nghĩa).
- Thi giữa các cá nhân đọc câu, đoạn hay nhất.
7
- Phân công nhóm đôi, các nhóm đọc theo phân vai hợp lý (luân phiên học sinh
làm nhóm trưởng và điều khiển).
Lựa chọn các bài tập dạng trắc nghiệm về cách đọc cho HS làm.
* Ví dụ 1: Khi dạy bài : "Tre Việt Nam" tôi đã đưa ra một bài tập luyện đọc
như sau:
Ghi dấu x vào ô trống trước cụm từ chỉ dẫn đúng cách đọc 3 dòng thơ
cuối bài "Tre Việt Nam".
Đọc nhanh và cao giọng.

Đọc chậm vừa phải và hạ thấp giọng.

Đọc đều đều vừa phải không ngắt nghỉ hơi.


Đồng thời với luyện đọc thành tiếng, GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu
bài, phát hiện các từ quan trọng, những từ mới cần giải nghĩa, phát hịên các hình
ảnh, chi tiết có giá trị tiêu biểu, làm các bài tập để xác định cách đọc và thông
hiểu nội dung, nắm nội dung chính của từng đoạn, của cả bài sao cho việc đọc
đúng sẽ giúp học sinh hiểu đúng và sự thông hiểu nội dung sẽ chi phối trở lại tạo
ra một cách đọc có chất lượng cao hơn. Hơn nữa trong quá trình giảng dạy tôi
quan tâm tới tất cả các đối tượng HS trong lớp và sử dụng các câu hỏi ở các mức
độ khác nhau sao cho trong giờ Tập đọc tất cả các em đều được tham gia học
tập, khiến các em cảm thấy tự tin và vui khi mình trả lời được các câu hỏi.
* Ví dụ 2: Khi dạy bài : "Trung thu độc lập" từ câu hỏi trong SGK “Anh
chiến sỹ tưởng tượng đất nước trong những đêm trăng tương lai ra sao ?” Tôi đã
chuyển thành câu hỏi ở dạng điền khuyết dành cho đối tượng là các em HS đại
trà như sau:
Thảo luận nhóm 4 và làm bài tập sau trong phiếu bài tập : Điền các từ ngữ
chỉ những cảnh vật tạo nên vẻ đẹp của đất nước trong tương lai :
- Ở vùng rừng núi:.........................................................................................
- Ở trên biển:.................................................................................................
- Ở vùng nông thôn: .....................................................................................
- Ở các thành phố và khu công nghiệp:.........................................................
Và từ câu hỏi số 4 trong bài tôi phát triển thêm thành các câu hỏi đòi hỏi
sự suy nghĩ, óc tưởng tượng phong phú và khả năng diễn đạt tốt dành cho đối
tượng là HS năng khiếu như sau:

8
- Cho HS quan sát tranh ảnh về các thành tựu kinh tế xã hội (HS làm việc cá
nhân).
- So sánh những điều quan sát được với những điều anh bộ đội mơ ước ở đoạn
2, và nói lên những hiểu biết của em về những thành quả mà nhân dân ta sẽ đạt
được trong khoảng 10 năm tới theo gợi ý sau :
a. Kể ra những công trình, những thành quả to lớn của đất nước ta hiện
nay vượt xa những điều anh bộ đội trong bài mơ tưởng?
b. Kể ra những điều em tưởng tượng trong 10 năm nữa đất nước ta sẽ đạt
được?
Tôi cho các em tự do phát biểu những hiểu biết của mình về những thành
tựu của đất nước, các em rất thích thú và lớp học rất sôi nổi.

* Ví dụ 3: Khi dạy bài: Điều ước của vua Mi-đát tôi cũng chuyển một số câu
hỏi trong SGK thành những câu hỏi dạng trắc nghiệm dành cho đối tượng HS
đại trà nhằm giúp học sinh hiểu bài tốt hơn: Từ câu hỏi “ Tại sao vua Mi-đát
phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước? Thành câu hỏi:
+ Món quà tặng nào khiến vua Mi-đát nhận ra sai lầm của mình?
a. Cành sồi bằng vàng.
b. Những bông lúa bằng vàng.
c. Quả táo bằng vàng.
d. Các thức ăn, thức uống bằng vàng.
Và chuyển câu hỏi “Vua Mi-đát đã hiểu ra điều gì?” thành câu:
+ Dòng nào dưới đây giải thích đầy đủ ý nghĩa của từ ngữ rửa sạch lòng tham
trong bài.
a. Lòng tham là một thứ nhơ bẩn.
b. Khi con người có lòng tham thì cần rửa sạch.
c. Từ bỏ thói tham lam.

9
- Ngoài những câu hỏi để tìm hiểu bài trong SGK, khi dạy tôi đã bổ sung thêm
một số câu hỏi để HS trả lời theo lôgic trình tự, diễn biến nội dung truyện, bài
đọc, giúp các em dễ dàng tiếp nhận bài học.
- Bổ sung câu hỏi về liên hệ, vận dụng thực tế để giáo dục ý thức hành động
thực tế cho HS.
- Tìm từ chốt để giải nghĩa theo văn cảnh nhằm khái quát ý nghĩa, tư tưởng bài
đọc.
- Quan sát tranh, phân tích để khái quát ý nghĩa, nội dung bài đọc.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để trả lời câu hỏi có nhận xét đánh giá và
biểu dương.

* Ví dụ 4: Khi dạy bài "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" ngoài
những câu hỏi có trong SGK tôi còn bổ sung thêm một số câu hỏi giúp các em
tìm hiểu nội dung bài như sau :
1. Theo em, em bé được mẹ hát ru vào lúc nào? (HS trả lời cá nhân).
2. Hãy tìm những dòng thơ vừa nói lên tình yêu con, vừa nói lên tình yêu
bộ đội của người mẹ?
3. Dòng thơ nào dưới đây nêu đúng nhất ý nghĩa của hình ảnh Nhịp chày
nghiêng, giấc ngủ em nghiêng ? (Thảo luận cặp đôi và trả lời )
a. Nỗi vất vả của người mẹ trong việc giã gạo.
b. Nỗi vất vả của em bé khi ngủ trên lưng mẹ trong lúc mẹ giã gạo.
c. Nét đẹp của người mẹ khi vừa ru con vừa giã gạo nuôi quân.

* Luyện đọc lại và đọc thuộc lòng (nếu có)


10
Mục đích: Tiếp tục luyện đọc với yêu cầu cao hơn, chủ yếu là luyện đoạn,
bài và hướng đến mục đích đọc đúng, đọc hay, đọc diễn cảm. Đây chính là bước
luyện đọc củng cố hay cách đọc nâng cao.
Ở bước này, tuỳ từng bài, từng lớp cụ thể mà GV chọn cách đọc củng cố
hay đọc nâng cao và ở bước này, hình thức đọc chủ yếu là đọc cá nhân. Tôi đã
lựa chọn một số hình thức tổ chức như sau :
- Chọn HS có giọng đọc phù hợp để đọc trình bày cho cả lớp nghe.
- Yêu cầu đọc diễn cảm ở mức độ phù hợp.
- Kiểm tra và rèn luyện đọc nhiều cho đối tượng HS đại trà, Hs chưa hoàn thành
môn học (Đánh giá nhìn vào sự tiến bộ của cá nhân).
- Quan tâm đầu tư hướng dẫn nâng cao cho HS năng khiếu có khả năng phát
triển.
- Luyện đọc thuộc lòng trong đoạn rồi ghép lại cho thuộc cả bài.
- Thi đọc trong đoạn rồi cả bài (Theo nhóm lớn, nhỏ).
- Tổ chức các trò chơi hoạt động.

* Ví dụ 5: Thi đọc thuộc lòng tiếp sức bài "Đoàn thuyền đánh cá".
1. Chuẩn bị: 1 đồng hồ, 6 HS làm ban giám khảo, GV dự kiến số nhóm
tham gia chơi.
Mỗi nhóm có 5 HS.
Hai nhóm lên bảng đứng thành hàng ngang, mỗi học sinh chuẩn bị đọc
thuộc 1 khổ thơ do các em tự chọn sao cho hợp cả nhóm lại thành bài thơ hoàn
chỉnh để thi đọc, các em đứng theo vị trí từng khổ thơ từ 1 đến 5.
2. GV hô lệnh: "Bắt đầu”, em số một đầu hàng bên trái (hoặc bên phải)
đọc khổ thơ thứ nhất của bài, dứt tiếng cuối cùng của khổ thứ nhất, em thứ hai
sẽ đọc tiếp khổ 2...cứ như vậy cho đến hết bài thì dừng lại. Sau đó nhóm thứ hai
lại bắt đầu và cũng đọc như nhóm một. GV tính và tặng mỗi nhóm một bông
hoa. HS sẽ bị mất hoa nếu đọc sai hoặc thừa, thiếu tiếng trong mỗi khổ (Mỗi khổ

11
đọc đúng được 2 bông hoa, sai một lỗi bớt 1 bông hoa, đọc diễn cảm toàn bài
được 4 bông hoa, đọc với tốc độ nhanh đúng quy định được 1 bông hoa nữa).
3. GV cùng cả lớp nhận xét tuyên dương nhóm thắng cuộc.
d. Đổi mới phần củng cố bài :
Khi dạy phần củng cố bài chủ yếu là GV nhận xét chung về giờ học, lưu ý
HS chỗ cần luyện tập thêm và dặn dò chuẩn bị cho tiết học sau. Nhưng trong
quá trình giảng dạy tôi đã vận dụng linh hoạt phần củng cố như sau :
- Nội dung phần này chủ yếu tôi cho HS thực hiện.
- Nêu khái quát nội dung ý nghĩa của bài học.
- Nói một câu về chủ đề, nội dung bài học theo suy nghĩ của em.
- Nêu điều em học tập được sau bài học.
- Nhận xét đánh giá về nhân vật trong bài.
- Làm một hành động, một việc tốt theo nội dung giáo dục của bài học.
- Liên hệ bản thân, vận dụng thực tế.
- Làm bài tập trắc nghiệm.
- Dự đoán tình huống của câu chuyện, diễn biến tình cảm nhân vật sẽ phát triển.
* Ví dụ 6: Củng cố bài: "Con chuồn chuồn nước" tôi đã làm như sau: Tôi nêu
một số câu hỏi củng cố liên hệ cho HS trả lời.
Cô và các em vừa tìm hiểu nội dung và cách đọc bài "Con chuồn chuồn
nước" Hãy cho biết :
- Bài văn thuộc thể loại văn gì?
- Qua bài em học tập được gì ở tác giả?
- Tại sao tác giả lại chọn con chuồn chuồn để tả?
- Chuồn chuồn là con vật có ích hay có hại ? Nêu ví dụ?
GV tóm nội dung bài liên hệ đến sự gần gũi thân quen của con chuồn
chuồn đối với trẻ em, liên hệ đến tình yêu quê hương đất nước của tác giả từ đó
giáo dục các em lòng yêu quê hương đất nước. Hát cho các em nghe bài hát
"Quê hương" của tác giả Đỗ Trung Quân, nhạc Giáp Văn Thạch.
Nhận xét giờ học.
Dặn HS chuẩn bị bài sau "Vương quốc vắng nụ cười".
* Ví dụ 7: Khi dạy củng cố bài Điều ước của vua Mi-đát tôi cho học sinh thi
giữa hai đội làm bài tập sau: Hãy tóm tắt câu chuyện này bằng cách điền tiếp ý
phù hợp vào các chỗ trống sau:

12
- Vua Mi-đát vốn tham lam nên đã xin thần Đi-o-ni- dôt quà
tặng .........................................................................................................................
........
- Mi-đát rất say sưa với những quà tặng bằng vàng, rồi ông nhận
ra .............................................................................................................................
....
Và ông đã xin ..........................................................................................................
- Cuối cùng Mi-đát đã hiểu .....................................................................................
e. Đổi mới việc sử dụng thiết bị :
Trong quá trình dạy học một tiết học được đánh giá là thành công nếu tiết
học đó có sử dụng các đồ dùng dạy học phù hợp, sáng tạo gây được hứng thú
học tập cho học sinh giúp các em hiểu bài một cách tự nhiên. Có rất nhiều đồ
dùng trực quan cần chuẩn bị, các phương tiện dạy học cần có, ví dụ: bảng phụ,
phấn mầu, phiếu bài tập, đồ chơi phục vụ cho học đọc, tranh minh hoạ, băng
hình, băng tiếng... Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng một số đồ dùng
phục vụ cho công tác giảng dạy như sau :
* Sử dụng tranh minh hoạ, vật thật :
Để sử dụng tranh một cách triệt để và có hiệu quả, tôi cần phải đọc kĩ nội
dung bài, xác định rõ mục tiêu của bài học, quan sát nghiên cứu lựa chọn tranh
cho từng phần cụ thể sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao. Có những bài tôi cho
học sinh quan sát tranh phóng to trên bảng hoặc tranh có trong sách giáo khoa để
giới thiệu bài sẽ gây được hứng thú, khơi gợi trí tò mò cho học sinh.
*Ví dụ 1: Khi dạy bài: "Con chuồn chuồn nước" tôi đã sử dụng tranh trong
khi giới thiệu bài và tranh để minh hoạ cho phần mở rộng. Cụ thể :
+ Phần mở bài: GV treo tranh đã phóng to hỏi:
+ Bức tranh vẽ cảnh gì?
+ Nhìn bức tranh em thấy cảnh quê hương như thế nào?
Từ đó kết hợp giới thiệu bài nhằm gây sự hứng thú cho HS. Trong phần
tìm hiểu bài tôi kết hợp cho HS quan sát tranh vẽ một số con chuồn chuồn, một
số con chuồn chuồn thật để mở rộng thêm về một số loại chuồn chuồn khác
ngoài con chuồn chuồn nước.
Sử dụng trong quá trình giải nghĩa từ: cho HS quan sát cành lộc vừng để
giải nghĩa từ Lộc vừng ...
Ngoài ra tranh còn được sử dụng trong quá trình củng cố bài.

13
*Ví dụ 2: Khi dạy bài:"Truyện cổ nước mình" sau khi học sinh tìm hiểu bài
xong tôi cho HS treo các bức tranh truyện đã sưu tầm về các truyện cổ tích được
nhắc đến trong bài thơ góp phần đưa các em vào một không khí cổ tích nhằm
gây ấn tượng và tạo hứng thú cho các em.

* Sử dụng bảng phụ :


Trong quá trình giảng dạy thì bảng phụ cũng là một đồ dùng dạy học rất
cần thiết. Bảng phụ được dùng để ghi sẵn các câu cần luyện đọc thành tiếng,
chép sẵn các bài tập ... Bất cứ một giờ học Tập đọc nào cũng cần phải sử dụng
bảng phụ vì giờ học nào cũng phải dạy cho HS luyện đọc đúng các câu văn dài,
đọc đúng các câu thơ cần ngắt nhịp chính xác. Vì vậy bảng phụ được coi là đồ
dùng dạy học không thể thiếu được trong quá trình dạy học phân môn Tập đọc.
* Sử dụng SGK :
SGK Tiếng Việt lớp 4 được đổi mới hình thức trình bày với rất nhiều các
hình ảnh sinh động hấp dẫn, chữ viết to rõ ràng, màu sắc tươi tắn, phù hợp với
nội dung bài, phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học. Do đó tôi đã sử dụng và
khai thác triệt để kênh hình và kênh chữ trong SGK để cung cấp cho học sinh.
* Các loại đồ dùng khác:
Ngoài ra trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã có sự sáng tạo hơn
bằng cách dùng băng ghi âm một số giọng đọc, giọng hát hay giọng ngâm thơ
của các nghệ sĩ các bài thơ được dạy. Một giọng đọc hay của nghệ sĩ sẽ tạo ra
cảm xúc mạnh mẽ trong lòng học sinh, tạo điều kiện rất thuận lợi để các em có
tâm thế đi vào luyện đọc và tìm hiểu bài Tập đọc.
6.2 Tính mới của sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng tại trường Tiểu học Phương Đông B mà cụ thể là
tại lớp 4A1 do tôi giảng dạy và chủ nhiệm. Theo tôi, sáng kiến này có thể đưa
vào áp dụng tại các trường Tiểu học khác trong Thành phố.
Với áng kiến của mình, tôi nhận thấy lớp học sinh sôi nổi hơn, hoạt động
của thầy và trò đồng bộ, nhẹ nhàng; Các em thực hiện tốt 4 kĩ năng : Đọc đúng,
đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Các em mạnh dạn hơn, khả năng diễn đạt
có nhiều tiến bộ. Biết nhận xét, đánh giá giọng đọc của các bạn tương đối chính
xác.

14
Nắm chắc các kĩ năng khi đọc văn và đọc thơ, một số em đã thể hiện được
giọng đọc hay giàu cảm xúc.
Học sinh đã thêm yêu thích môn Tập đọc thì phụ huynh lớp tôi rất đồng
tình ủng hộ và vui mừng khi thấy kết quả học tập của con em mình ngày càng
tiến bộ. Đây là kết quả mà thực sự tôi cảm thấy rất hài lòng và càng tin tưởng
hơn vào cách mà mình đã hướng dẫn để học sinh các em hiểu sâu nội dung bài,
và cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp trong mỗi văn bản.
Một trong những điểm mới cơ bản của sáng kiến nữa là giáo viên biết
phối hợp nhiều phương pháp, hình thức dạy học để học sinh nắm được bài, khả
năng diễn đạt tốt, làm cho giờ học trở lên nhẹ nhàng, hấp dẫn hơn, góp phần tạo
sự hứng thú cho học sinh.
7. Hiệu quả:
Vận dụng việc đổi mới các hình thức dạy học và việc sử dụng các đồ
dùng dạy học hợp lí, sáng tạo vào thực tế giảng dạy môn Tập đọc, tôi đã nhận
thấy kết quả nổi bật như sau:
Không khí học tập trở lên sôi nổi nhưng nghiêm túc, học sinh tiếp thu bài
một cách chủ động, tự tin, thực hành đọc một cách tự giác, đặc biệt có hứng thú
khi học tiết Tập đọc. Về cơ bản đã rèn được cho các em thực hiện tốt 4 kĩ năng :
Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Các em mạnh dạn hơn, khả
năng diễn đạt có nhiều tiến bộ. Biết nhận xét, đánh giá giọng đọc của các bạn
tương đối chính xác .
Nắm chắc các kĩ năng khi đọc văn và đọc thơ, một số em đã thể hiện được
giọng đọc hay giàu cảm xúc.
Có được những thành công như vậy là nhờ sự đổi mới phương pháp, hình
thức tổ chức và sử dụng đồ dùng dạy học mang lại.
Kết quả đọc của các em cũng khiến cho chất lượng thi cuối học kì I của
môn Tiếng Việt nâng cao một cách rõ rệt.
Kết quả đọc của lớp tôi cuối học kì I như sau:
Tổng số HS Trước khi áp dụng sáng kiến Sau khi áp dụng sáng kiến
Đọc hay Đọc đúng, Đọc Đọc hay Đọc đúng, Đọc
15
31 nhanh bình nhanh bình
đúng quy thường đúng quy thường
định định
5 HS 12 HS 14 HS 12 HS 16 HS 3 HS
(16,1%) (38,7%) (45,2%) (38,7%) (51,6%) (9,7%)
8. Khả năng áp dụng, phạm vi, lĩnh vực áp dụng sáng kiến :
- Khả năng áp dụng: Đề tài được áp dụng tại trường Tiểu học Phương
Đông B - Uông Bí - Quảng Ninh, cụ thể lớp 4A1 do tôi là giáo viên giảng dạy
và chủ nhiệm.
- Phạm vi áp dụng: Nội dung sáng kiến có thể áp dụng phổ biến, rộng rãi
và phù hợp với các trường Tiểu học trong toàn ngành giáo dục.
9. Thời điểm áp dụng: Từ ngày 9 tháng 9 năm 2019 đến ngày 31 tháng 4
năm 2020
III. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền.
Đề nghị Hội đồng Sáng kiến thành phố Uông Bí xét, công nhận./.

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ


HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Phạm Thị Thu Hà Đặng Thị Khuyên

16
17
Lưu ý:
- (1) chức vụ: Ghi chức vụ chính đảm nhận, VD: Hiệu trưởng; Phó hiệu trưởng;
Chuyên viên …
- (2) chức vụ Đảng, chính quyền, đoàn thể, VD: Hiệu trưởng - Bí thư Chi bộ;
Phó Hiệu trưởng - Chủ tịch Công đoàn; Bí thư Chi đoàn, Tổ trưởng chuyên môn …
- Trình bày trang bìa bỏ ô Mẫu số 2 đi. Trong báo cáo sáng kiến của cá nhân
các đề mục cần in đậm, tuỳ kết cấu báo cáo trình bày các mục nhỏ trong các mục lớn
cho phù hợp (1, 1.1, a …, đặc biệt trong mục II Nội dung sáng kiến). Báo cáo phải
được đánh số trang, in 1 mặt giấy.
- Báo cáo sáng kiến cấp Thành phố trình bày tối thiểu 5 trang giấy. Trình bày
dãn dòng phù hợp, không để phần ký riêng 1 trang mà phải có nội dung báo cáo.

+ Ưu điểm : Việc đổi mới hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích
cực tự giác học tập của HS là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó biện pháp sử dụng
đồ dùng dạy học trong mỗi giờ học Tập đọc cũng đem lại sự hứng thú say mê
sôi nổi, giúp các em nhìn thấy trực tiếp những vấn đề mà mình muốn tìm hiểu,
muốn biết. Từ đó khiến các em yêu mến và ham thích học Tập đọc hơn.
+ Nhược điểm : Chưa thấy nhược điểm khi sử dụng đề tài này.

18
19

You might also like